Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 84 đến 90 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Giúp HS

- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.

- Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt, nhân vật trung tâm, nhân

vật chính, thấy được bố cục của tác phẩm, những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn

học Trung quốc và văn học nhân loại.

- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của

cuộc sống mới, con người mới.

- Bước đầu nhận biết, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác

phẩm Cố hương.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong

tác phẩm tự sự để nhận biết cảm nhận qua phân tích một văn bản truyện hiện đại.

- Kể tóm tắt truyện.

3. Thái độ: Biết yêu quí, trân trọng tình cảm quê hương.

- Bồi dưỡng tình yêu làng, yêu quê hương, đất nước.

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sáng

tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp.

- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Anh chân dung nhà văn Lỗ Tấn.

a. Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân

và nhóm.

c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu nhân vật Nhuận Thổ trong hiện tại; Nhân

vật tôi (Trên đường về quê; Trong những ngày ở nhà; Trên đường rời xa quê hương)

pdf22 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 84 đến 90 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: Tiết: 84,85 KIỂM TRA HỌC KÌ I (Theo lịch của Phòng giáo dục) Ngày giảng: 22/ 11/ 2019 – 9A1 23/ 11/ 2019 – 9A3 Tiết 86 – Bài 16 Văn bản: CỐ HƯƠNG Lỗ Tấn A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Giúp HS - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông. - Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt, nhân vật trung tâm, nhân vật chính, thấy được bố cục của tác phẩm, những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung quốc và văn học nhân loại. - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới. - Bước đầu nhận biết, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để nhận biết cảm nhận qua phân tích một văn bản truyện hiện đại. - Kể tóm tắt truyện. 3. Thái độ: Biết yêu quí, trân trọng tình cảm quê hương. - Bồi dưỡng tình yêu làng, yêu quê hương, đất nước. 4. Định hướng năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp. - Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Anh chân dung nhà văn Lỗ Tấn. a. Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu nhân vật Nhuận Thổ trong hiện tại; Nhân vật tôi (Trên đường về quê; Trong những ngày ở nhà; Trên đường rời xa quê hương). III. PHƯƠNG PHÁP, Kỹ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động ? Em đã học những tác giả, tác phẩm nào của Trung Quốc trong chương trình Ngữ văn lớp 6, 7, 8? - Truyện cổ tích: Cây bút thần; Thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Xa ngắm thác núi Lư - Lý Bạch, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ; Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Tri Chương,... "Cố hương" của Lỗ Tấn là một tác phẩm văn học nước ngoài đầu tiên của chương trình lớp 9. Tác phẩm đã thể hiện rõ thái độ của Lỗ Tấn: phê phán xã hội phong kiến Trung Quốc với những con người bạc nhược, cảnh vật sơ xác, tiêu điều; từ đó đặt ra con đường giải thoát nông dân, giải phóng xã hội để mọi người cùng suy ngẫm. Vậy Lỗ Tấn là ai và câu chuyện “Cố hương” diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong ba tiết? * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung (Gợi ý) - Gv giới thiệu ảnh chân dung Lỗ Tấn. - Hs đọc chú thích sao trong sgk - HĐ cá nhân ? Nêu hiểu biết của em về nhà văn Lỗ Tấn? ? Em hãy kể tên các tác phẩm nổi tiếng của ông? - Gv giới + Sự nghiệp sáng tác của ông phong phú, tác phẩm giàu giá trị hiện thực và tính chiến đấu. Giọng văn của ông bề ngoài lạnh lùng, điềm tĩnh nhưng bên trong sôi sục nhiệt huyết yêu nước và tinh thần đấu tranh. ? Cho biết xuất xứ truyện Cố hương? - Gv khái quát: Cố hương nói về sự an phận thủ thường của nhân dân Trung Quốc đồng thời lên án tội ác của xã hội phong kiến. Từ đó dặt ra vấn đề con đường đi của nông dân trong toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm. - Gv hướng dẫn HS đọc theo diễn biến truyện, chú ý bộc lộ tâm trạng nhân vật Tôi trước cảnh cũ người xưa, với những suy nghĩ về cuộc sống. I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản: 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Lỗ Tấn (1881- 1936) quê Thiệu Hưng- Chiết Giang -Trung Quốc. - Là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. - Sớm có quan điểm văn học tiến bộ. - Có nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm văn chương đồ sộ và đa dạng, trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là: Gào thét (1923) và Bàng hoàng ( 1926). b. Văn bản: - Cố hương là một truyện ngắn tiêu biểu được in trong tập Gào thét. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích: a. Đọc - kể tóm tắt: - Gv đọc mẫu - 3HS đọc nối tiếp đến hết. ? Tóm tắt cốt truyện từ 8 đến 10 câu? - 2 Hs tóm tắt, nhận xét - Gv tóm tắt lại. Nhân vật tôi trở về quê cũ sau hơn hai mươi năm xa quê. Ngậm ngùi, xót xa trước cảnh làng quê tiêu điều hoang vắng, lại thêm sự chứng kiến của người dân quê, nhất là sự gặp lại người bạn cũ thủa nhỏ nay đã trở thành người nông dân nghèo đói, lam lũ. Nhuận Thổ xưng hô với tôi như người xa lạ. Tôi nhớ lại hồi nhỏ chơi với nhau rất thân. Phải dời bỏ làng quê, đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác, tôi chỉ còn biết gửi gắm ước mơ, khát vọng vào thế hệ mai sau của làng: họ sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. ? Thế nào là cố hương, kí ức? ? Tây thi là người như thế nào? ? Văn bản được viết theo thể loại, phương thức biểu đạt nào? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này? - Làm tăng tính chất trữ tình của câu chuyện ? Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? ? Truyện có mấy nhân vật đó là những nhân vật nào? Xác định nhân vật trung tâm? Nhân vật chính? - Nhân vật chính: Nhuận Thổ - Nhân vật trung tâm: “Tôi” (Vì mọi sự việc đều được tái hiện theo cách nhìn và b. Chú thích (sgk) 3. Thể loại, PTBĐ: - Thể loại:Truyện ngắn (có yếu tố hồi kí) - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận. 4. Ngôi kể: Thứ nhất (xưng tôi) 5. Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến đang làm ăn sinh sống -> Nhân vật tôi trên đường về quê. - Phần 2: Tiếp đến sạch trơn như quét -> Những ngày nhân vật tôi ở quê. - Phần 3: còn lại -> Nhân vật tôi trên đường xa quê. -> Trình bày sự việc theo trình tự thời gian: về quê-ở quê-xa quê -> kết cấu đầu cuối tương ứng. cảm nhận) - Gv: Vậy nhân vật trung tâm và nhân vật chính được hiện lên như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu. - Đọc phần đầu văn bản. - HĐ cặp đôi (3p) ? Nhân vật “tôi” trở về quê trong thời gian, không gian nào? ? Hình ảnh làng quê được hiện lên qua chi tiết nào sau 20 năm xa cách? ? Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào đang diễn ra nơi cố hương? - HĐ cá nhân ? Trước cảnh ấy, tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về? ? Nhận xét gì về tiếng nói này của nhân vật “tôi”? ? Em đọc được cảm giác nào của nhân vật từ tiếng nói nội tâm này? ? Vì sao nhân vật tôi lại có cảm giác như vậy? ? Từ đó, tình cảm nào của người trở về đối với cố hương được bộc lộ? ? Chuyến về quê lần này của nhân vật “tôi” có gì đặc biệt? - Hiện thực: Cuộc sống nơi quê hương ngày một nghèo khó khiến nhiều gia đình buộc phải rời làng đi nơi khác để tìm cách sinh sống. ? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn truyện này? ? Từ đó, hình ảnh cố hương đã hiện lên như thế nào trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê? II. Đọc - hiểu văn bản: 1. “Tôi” trên đường trở về thăm quê cũ. - Thời gian: đang độ giữa đông - Không gian: trời u ám, gió lạnh. - Hình ảnh làng quê: xa gần, thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. -> Cuộc sống tàn tạ, nghèo khổ tiêu điều. + A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không? - Độc thoại nội tâm -> Cảm giác ngạc nhiên, chua xót , hụt hững. - Hình ảnh làng quê trong kí ức: đẹp hơn nhiều. -> Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình. -> Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu giữa cảnh vật hiện tại và cảnh trong kí ức. => Cố hương tiêu điều, xơ xác và đáng thương, đáng thất vọng. Nhưng đành chấp nhận hoàn cảnh. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Hãy cho biết ai là nhân vật chính của truyện? Tai sao em khẳng định như vậy? - 2 nhân vật chính, Nhuận Thổ và "Tôi", trong đó nhân vật tôi là trung tâm vì có mặt xuyên xuốt câu chuyện, - Nhuận Thổ là chính vì mọi sự thay đổi ở làng quê đều tập trung ở nhân vật này. * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ở nhà Viết 1 đoạn văn về Nhuận Thổ * HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Tìm đọc những tác phẩm của Lỗ Tấn. * V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học nội dung bài theo vở ghi. Đọc các đoạn văn còn loại - Chuẩn bị bài mới "Cố hương". Tiếp theo. + Nhân vật tôi Những ngày “tôi” ở quê. + Gặp lại Nhuận Thổ và chị Hai Dương. + Nhân vật tôi trên đường rời quê. Ngày giảng: 25/ 11/ 2019 – 9A1,3 Tiết 87 – Bài 16 Văn bản: CỐ HƯƠNG (tiếp) Lỗ Tấn I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tiếp tục thấy được những đóng góp của Lỗ Tấn vào nên văn học Trung Quốc và văn học nhân loại. - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới. - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm. - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được truyện. 3. Thái độ: HS có thêm tình yêu quê hương, đất nước mình. 4. Định hướng năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp. - Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGV. 2. Học sinh : a. Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu một số tác phẩm của Lỗ Tấn. III. PHƯƠNG PHÁP, Kỹ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Tóm tắt văn bản cố hương? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu tiết 1 của văn bản cố hương. Vậy, nhân vật Nhuận Thổ hiện tại là một nhân vật như thế nào, tiết học hôm nay... * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung (Gợi ý) I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản: - Hs theo dõi phần 2 văn bản. ? Những ngày ở quê, nhân vật “tôi” đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó cuộc gặp với nhân vật nào được kể nhiều nhất? - HĐ cá nhân ? Mối quan hệ của nhân vật tôi với Nhuận Thổ được kể trong những thời điểm nào? - HĐN 4(4p) – HS hoàn thiện phiếu ? Hình ảnh của Nhuận Thổ thời quá khứ và hiện tại được miêu tả như thế nào? ? Em có nhận xét gì về hình ảnh của Nhuận Thổ thời quá khứ và hiện tại? - Hs chỉ ra chi tiết, nhận xét - Gv dùng bảng phụ kết luận ?Nét nổi bật trong cách xây dựng nhân vật Nhuận Thổ ở đây là gì? ? Nhận xét về sự thay đổi của Nhuận Thổ? - HĐ cá nhân ? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì? - Gv liên hệ thực tế. - Gv: Tuy nhiên ở Nhuận Thổ vẫn giữ được bản chất tốt đẹp: quý bạn, biết tin bạn về là đến thăm ngay, mang chút quà quê tặng bạn. ? Nêu cảm nhận của em về nhân vật II. Đọc - hiểu văn bản: 1. “Tôi” trên đường trở về thăm quê cũ. 2. Những ngày “tôi” ở quê: - Gặp lại Nhuận Thổ và chị Hai Dương. * Nhuận Thổ: + Nhuận Thổ thời quá khứ + Nhuận Thổ thời hiện tại Biểu hiện Khi còn nhỏ Sau 20 năm Hình dáng Khuôn mặt tròn trĩnh, da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng Khuôn mặt vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, mũ rách tươm, người co ro cúm rúm, bàn tay thô kệch nặng nề, nứt nẻ . - Động tác - Giọng nói - Thái độ - Tính cách - mạnh mẽ, dứt khoát. - thân mật, hồn nhiên. - tự tin. - tình cảm, chân thành. lóng ngóng. - xa lạ, ngượng ngùng - thiếu tự tin. - nhút nhát, khách sáo. -> Sử dụng so sánh tương phản, hồi tưởng. -> Thay đổi toàn diện ở một con người theo chiều hướng xấu. - Nguyên nhân: do cách sống lạc hậu của người nông dân, từ hiện thực đen tối của xã hội áp bức. => Nhuận Thổ là nhân vật điển hình của Nhuận Thổ? - Nhân vật đáng buồn hơn là chị Hai Dương. ? Trong kí ức của nhân vật “tôi”, chị Hai Dương là người như thế nào? Cách gọi ngày trước có ý nghĩa gì? - HĐN đôi – HS ghi giấy nháp ? Hai mươi năm sau người phụ nữ ấy xuất hiện trước nhân vật “tôi” với bộ dạng, lời nói, hành động như thế nào? - Gv dùng bảng phụ: ? Em có nhận xét gì về sự thay đổi đó? Sự thay đổi nào là lớn nhất? ? Những thay đổi ấy đó tạo ra một con người như thế nào? ? Tóm lại: Khi kể về hai con người tiêu biểu ở quê, người kể chuyện muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương? - Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém và bất lương. ? Từ đó nhân vật “tôi” có tâm trạng như thế nào? - Hs đọc đoạn cuối. ? Đoạn này kể về sự việc gì? - HĐ cá nhân ? Nhân vật “tôi” rời quê vào thời gian nào? Cảnh vật ra sao? ? Khi rời quê hương nhân vật tôi cảm thấy như thế nào? - Ngôi nhà cũ xa dần, làng cũ mờ dần nhưng lòng tôi không chút lưu luyến, chung quanh là 4 bức tường vô hình, nhưng rất cao làm cho tôi vô cùng lẻ loi, ngột ngạt. người nông dân Trung Quốc với cuộc sống nghèo khổ, an phận, đau thương cùng tình trạng tinh thần ngu muội của dân chúng trong XHPK đầu TK XX. b. Nhân vật chị Hai Dương: - Trước đây gọi là nàng Tây Thi đậu phụ: Cách gọi bộc lộ tình cảm thân thiện với người phụ nữ láng giềng từng là một người đẹp người, đẹp nết. - Hai mươi năm sau: + Hình hài xấu xí. + Tính nết: đanh đá, ngoa ngoắt, tham lam. -> Thay đổi toàn diện cả hình dáng lẫn tính tình. Đặc biệt suy thoái của lối sống và đạo đức. => Hai Dương một con người xấu xí tham lam, trơ trẽn đến độ lưu manh, mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê. => “Tôi” xót thương, bất lực và căm ghét xã hội lúc bấy giờ 3. Nhân vật “tôi” trên đường rời quê. - Trên con thuyền, trong hoàng hôn, những dãy núi hai bên bờ sông đen sẫm. - Lòng tôi không chút lưu luyến, lẻ loi, ngột ngạt. ? Vì sao khi rời cố hương tôi lại có tâm trạng và cảm xúc như vậy? - Gv: Vì cố hương của tôi không còn trong lành, đẹp đẽ, ấm áp như xưa với những đứa bạn như Nhuận Thổ, những người hàng xóm như “ nàng Tây Thi đậu phụ” và ngôi nhà thân thuộc, yêu dấu. Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác, nghèo hèn và xa lạ từ cảnh vật đến con người. ? Khi rời cố hương tôi đã mong ước điều gì? ? Em nhận xét gì về những từ ngữ mà tác giả sử dụng ở trên? ? Đó là mong ước như thế nào? ? Một cuộc đời mới như mong ước của tôi sẽ là cuộc đời như thế nào trong tưởng tượng của “Cố hương”? - Làng quê tươi đẹp. - Con người tử tế, thân thiện. ?Trong niềm hi vọng của tôi, xuất hiện một cảnh tượng như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ qua những hình ảnh này? ? Qua đó, ước mong nào của tôi được bộc lộ? - Hs đọc câu văn nói về con đường ở cuối tác phẩm: kì thực trên mặt đất làm gì có đường,,. ? Tôi đã bộ lộ những suy nghĩ của mình như thế nào? ? Em hiểu như thế nào về ý nghĩ đó của nhân vật tôi? - Con đường thủy, đường sông đưa nhân vật tôi trở về quê và đưa gia đình rời quê. ? Vì sao, khi mong mỏi và hi vọng cuộc đời mới cho cố hương tôi lại nghĩ đến -> Hình ảnh quê hương tốt đẹp trong kí ức giờ đây hoàn toàn sụp đổ. - Mong ước: Thế hệ con cháu không bao giờ phải “cách bức nhau” không phải “ vất vả chạy vạy như tôi” không phải “khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ” không phải “khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác”.... -> Điệp từ, so sánh, lặp câu, từ ngữ phủ định. => Ước mong một cuộc đời mới. - Cảnh tượng: một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm. -> Hình ảnh cụ thể, tính từ gợi tả. => Yên bình, ấm no cho làng quê. * Hình ảnh con đường. - Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư cũng giống như con đ- ường... mà thôi. -> Hình ảnh con đường mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng, ý nghĩa triết lí. => Con đường mang đến tự do hạnh phúc. con đường “ đi mãi thì thành”? ? Những phương thức biểu đạt nổi bật nào đã được sử dụng trong phần cuối văn bản này ? ? Từ đó nhân vật tôi đã tự bộc lộ tư tưởng, tình cảm nào với cố hương? - HĐN đôi (2p) ? Hình ảnh Cố hương trong tác phẩm có ý nghĩa gì? ? Điều mà tác giả mong ước đã thành hiện thực chưa? - Gv liên hệ ngày nay. - HS chú đoạn đầu và cuối hình ảnh con thuyền về quê và rời quê lúc hoàng hôn. ? Nghệ thuật đặc sắc của truyện? ? Trình bày nội dung của truyện? - Gv khái quát học sinh đọc ghi nhớ. ? Ý nghĩa của văn bản? * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Phát biểu cảm nghĩ về Nhuận Thổ? - Hs nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, chốt -> Phương thức: Biểu cảm, nghị luận. ->Khơi dậy tinh thần không cam chịu áp bức, nghèo hèn cho dân làng, tin vào cuộc đổi đời của quê hương. Đó là biểu hiện của tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt. => Cố hương là hình ảnh thu nhỏ của xã hội đất nước. Sự thay đổi của cố hương phản ánh một cách điển hình sự biến đổi của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX. Cần phải tìm ra những con đ- ường mới trong tương lai. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật. - Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu xúc cảm và sâu sắc. - Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng 2. Nội dung. - Truyện phê phán xã hội lễ giáo phong kiến và đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân của xã hội Trung Quốc qua những rung động và suy ngẫm trong một chuyến về quê trước sự thay đổi của cố hương. 3. Ý nghĩa: Là nhận thứcvà lòng mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai. IV. Luyện tập. - Nhuận Thổ là một con người thuần phác, tốt bụng nhưng đã thay đổi theo chiều hướng xấu đi vì cuộc sống, vì xã hội -> Cảm thương cho số phận nhân vật. * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ở nhà ? Nêu ý nghĩa hình ảnh con đường ở cuối truyện * HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Nhuận Thổ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học nội dung bài. Chuẩn bị: Hướng dẫn ĐT: Những đứa trẻ Tác giả, văn bản, phương thức biểu đạt, tóm tắt văn bản. + Tình bạn tuổi ấu thơ. + Tình bạn bị cấm đoán. + Tình bạn vẫn tiếp tục. Ngày giảng: 26/11/ 2019 – 9A1 27/ 11/ 2019 – 9A3 Tiết 88 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm vững đặc điểm của thể thơ tám chữ. - Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ. Biết sáng tác thơ tám chữ bước đầu có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thơ tám chữ. - Tạo đối vần nhịp trong khi làm thơ tám chữ. - Sáng tạo khi sáng tác. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. - Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình qua một số bài thơ tự sáng tác. 4. Định hướng năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp. - Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGV, Bảng phụ. 2. Học sinh : a. Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu một số tác phẩm viết theo thể thơ tám chữ. Làm được một số câu thơ 8 chữ III. PHƯƠNG PHÁP, Kỹ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, gợi mở. 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hiểu thế nào là thể thơ tám chữ? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Để giúp các em có thể hiểu hơn về thể thơ 8 chữ, và tự mình có thể sáng tác một bài thơ 8 chữ. Cô và các em sẽ học bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung (Gợi ý) - HĐ cá nhân – KT động não ? Em hãy nêu đặc điểm của thể thơ 8 chữ? - Đọc một vài bài, đoạn thơ tám I. Ôn lại kiến thức lý thuyết: - Có mỗi dòng 8 chữ, số câu không hạn định, có thể chia làm các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng) chữ mà em biết. - HĐ cặp đôi (2p) ? Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống? - 2 Hs lên điền từ khuyết. - Hs nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, đánh giá. - HĐN 4(4p) – KT công đoạn ? Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ: trời tròn, biển lớn, qua non, thoáng rợn, làm rèm, lòng em, dệt võng sao cho phù hợp. - HĐ cá nhân - Gv: Dựa vào khổ thơ cho trước hãy hoàn thiện khổ thơ bằng một câu thơ. - Hs lần lượt trình bày. - Gs nhận xét, bình chọn. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Gv: Chọn chủ đề tự chọn để sáng tác một bài thơ 8 chữ. - Hs: nhận xét, số chữ, số câu, vần, nhịp, nội dung, nghệ thuật bài thơ. - Gv: nhận xét, chỉnh sửa. - Gv khuyến khích HS làm thơ theo cảm nhận của mình về cuộc sống, về hiện thực khách quan, về tâm tư tình cảm con người. - Lưu ý: Bài thơ phải có nội dung, tình cảm phải chân thành, vần nhịp - Có cách ngắt nhịp đa dạng - Có nhiều cách gieo vần, phổ biến nhất là vần chân ( liền - cách). II. Luyện tập nhận diện thơ 8 chữ: 1. Bài tập 1 (151). Trời trong biếc không qua mây gợn trắng, Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa. Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng, Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua. 2. Bài tập. Đã khoan thai trên đỉnh ngư trời tròn, Gió theo trăng cùng biển thổi qua non. Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn, Lòng kĩ nữ cũng sâu như biển lớn. Chớ để riêng em phải gặp lòng em. Tay ân ái du khách hãy làm rèm. Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng... ( Lời kĩ nữ - Xuân Diệu ) * Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ. 1. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc, Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông. Tôi cũng khác xa so lần gặp trước, Gợi ý: Bởi đời tôi cũng đang chảy như sông. Mà sông bình yên nước chảy theo dòng? 2. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ, Như người yêu khác hẳn với tình nhân. Biển dù nhỏ không phải là ao rộng, Một cành hoa đâu đã gọi mùa xuân! III. Tập làm thơ: * Đề bài: Tự chọn chủ đề về tình bạn, về mái trường, về gia đình... - Yêu cầu: + Bài thơ viết đúng với thể thơ 8 chữ. + Chú ý cách gieo vần ngắt nhịp. + Kết cấu bài thơ hợp lí. + Nội dung, cảm xúc chân thành. + Chủ đề bài thơ có ý nghĩa. * Tình bạn: ( Nhớ bạn ) Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời, Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui. Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời, phải phù hợp,diễn đạt mạch lạc. Quây quần bên nhau lóng lánh lệ rơi. * Con sông quê hương. Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ, Giữa hoàng hôn ngời lên ánh mắt. Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật, Để ngày mai thao thức viết thành thơ.. * Bâng khuâng Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc quá, Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông. Khăn quàng tung bay, rực rỡ sắc hồng, Xa bạn bè sao bỗng thấy bâng khuâng. * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ở lớp - Đọc thuộc lòng một vài bài thơ tám chữ mà em biết? * HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tiếp tục tập làm thơ tám chữ, sưu tầm những bài thơ 8 chữ hay. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học nội dung bài. - Ôn đặc điểm của thể thơ tám chữ. - Chuẩn bị: Ôn lại toàn bộ kiến thức phần tập làm văn đã học để chuẩn bị kiểm tra học kì I. + Văn tự sự có sử sụng yếu tố tự sư, miêu tả nội tâm, Ngày giảng: 26/11/2019 - 9A1; 27/11/2019 – 9A3 Tiết 89 HDĐT: NHỮNG ĐỨA TRẺ (Trích Thời thơ ấu - Gorơki) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Những đóng góp của M.go-rơ-ki với văn học Nga và văn học nhân loại. - Nét chính về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. - Kể tóm tắt được đoạn truyện. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia với những số phận éo le, bất hạnh trong cuộc sống. 4. Định hướng năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp. - Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGV. 2. Học sinh : a. Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu một số tác phẩm M. Gorki. III. PHƯƠNG PHÁP

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_84_den_90_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan