A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Tiếp tục hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I.
- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9,
thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung. Thấy được tính kế thừa
phát triển của các nội dung đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu
văn bản đã học ở lớp dưới.
2. Kĩ năng
- HS vận dụng được phương pháp làm văn tự sự kết hợp các yếu tố nghị luận,
miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ
- HS có ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt vào trong bài văn tự sự.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng
lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm
đôi, lược đồ tư duy.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 81+82 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /11/2019
TIẾT 81:
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (CÂU 7, 8, 9)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Tiếp tục hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I.
- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9,
thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung. Thấy được tính kế thừa
phát triển của các nội dung đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu
văn bản đã học ở lớp dưới.
2. Kĩ năng
- HS vận dụng được phương pháp làm văn tự sự kết hợp các yếu tố nghị luận,
miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ
- HS có ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt vào trong bài văn tự sự.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng
lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm
đôi, lược đồ tư duy...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Vai trò của những yếu
tố này trong văn bản tự sự?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Để giúp các em có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về văn bản tự sự cô cùng các em hệ
thống nội dung kiến thức còn lại.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
KT đọc tích cực, chia sẻ nhóm đôi,
trình bày 1 phút
? Các nội dung văn bản tự sự đã học ở
lớp 9 có gì khác so với các nội dung về
kiểu văn bản này đã học ở những lớp
7. So sánh sự giống và khác nhau.
- Nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9
với văn bản tự sự ở các lớp dưới.
* Giống nhau:
- Văn bản tự sự phải có:
+ Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
+ Cốt truyện: Sự việc chính và một số sự
dưới? Chia sẻ nhóm đôi (3’)
? Giải thích tại sao trong một văn bản có
đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị
luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự?
? Theo em liệu có một văn bản nào chỉ
vận dụng một phương thức biểu đạt
duy nhất hay không?
việc phụ.
* Khác nhau: ở lớp 9 có thêm:
- Sự kết hợp tự sự với biểu cảm và miêu
tả nội tâm.
- Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố
nghị luận.
- Đối thoại và độc thoại nội tâm trong
văn bản tự sự.
- Người kể chuyện và vai trò của người
kể chuyện trong văn bản tự sự.
8. Giải thích tại sao trong văn bản có
đủ các yếu tố đó mà vẫn coi là văn bản
tự sự?
- Trong một văn bản có đủ các yếu tố
miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi
đó là văn bản tự sự.
Vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu
cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm
nổi bật phương thức chính là phương
thức tự sự.
- Khi gọi tên một văn bản, người ta căn
cứ vào phương thức biểu đạt chính của
văn bản đó. Trong thực tế khó có một
văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương
thức biểu đạt duy nhất.
HOẠT ĐỘNG 3
GV kẻ bảng hệ thống ra bảng phụ.
Yêu cầu học sinh lên làm bài tập.
GV yêu cầu HS lấy ví dụ.
Luyện tập.
Đánh dấu X vào ô trống.
- Tự sự: miêu tả, nghị luận, biểu cảm,
thuyết minh
- Miêu tả: tự sự, biểu cảm, TM
- Nghị luận: miêu tả, biểu cảm, TM
- Biểu cảm: tự sự, miêu tả, nghị luận.
- Thuyết minh: miêu tả, nghị luận.
- Điều hành: không kết hợp với các yếu
tố trên.
HOẠT ĐỘNG 4
- GV cho một tình huống cụ thể:
- HD học sinh viết (5’)
- HS trình bày bài viết - NX chữa lỗi.
Hoạt động vận dụng
HOẠT ĐỘNG 5 (làm ở nhà)
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đáng
nhớ của bản thân trong đó có sử dụng
các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
Mở rộng, bổ sung, phát triển sáng tạo
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn lí thuyết văn tự sự.
- Soạn tiếp bài câu 10, 11, 12 (trang 220) giờ sau học tiếp.
Ngày giảng: /11/2019
TIẾT 82:
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (CÂU 10, 11, 12)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Tiếp tục hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I, thấy được tính chất
tích hợp của chúng với văn bản chung - tính kế thừa phát triển của các nội dung đã học ở
lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
2. Kĩ năng
- HS vận dụng được phương pháp làm văn tự sự kết hợp các yếu tố nghị luận,
miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ
- HS có ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt vào trong bài văn tự sự.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng
lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm
đôi, lược đồ tư duy...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Đọc bài văn kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng
các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm
đôi, trình bày 1 phút
HĐN 4 (8’)
D1: Câu 10
D2: Câu 11
D3: Câu 12
10. Một số tác phẩm tự sự...
? Vì sao trong bài làm văn cần có đủ
ba phần?
? Trình bày những kĩ năng kiến thức
về kiểu văn bản tự sự của Tập làm văn
đó giúp em gì trong việc Đọc - hiểu
văn bản? Phân tích vài ví dụ?
- HS trả lời, bổ sung, nhận xét.
- GV kết luận.
- VD: Khi học về đối thoại, độc thoại
và độc thoại nội tâm trong VB tự sự,
các kiến thức về TLV đã giúp cho
người đọc hiểu sâu sắc hơn về nhân vật
trong truyện Kiều.
- Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích
với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần
đạo hiếu và đức hi sinh.
“Xót người ghế ngồi”
- Trong truyện Làng của Kim Lân có 2
đoạn đối thoại giữa bà chủ nhà với vợ
chồng ông Hai. Qua 2 cuộc đối thoại ấy
ta thấy mụ chủ nhà có 2 cách ứng xử rất
khác nhau nhưng lại thống nhất về thái
độ chính trị, tính cách nhân vật được
khắc hoạ sâu sắc và sinh động.
? Những kiến thức và kĩ năng về các
tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn
bản và phần TV tương ứng đã giúp em
những gì trong việc viết bài văn tự sự?
Phân tích vài VD để làm sáng tỏ?
- HS trả lời, bổ sung, nhận xét.
- GV kết luận.
- GV: Chẳng hạn các văn bản tự sự
trong sgk đã cung cấp cho HS đề tài,
- Vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường học
sinh đang giai đoạn luyện tập phải rèn
luyện theo những yêu cầu ''chuẩn mực''
của nhà trường. Sau khi đó trưởng thành
học sinh có thể viết tự do “phá cách như
các nhà văn”.
11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu
văn bản tự sự của phần tập làm văn.
- Khi học các yếu tố đối thoại, độc thoại và
độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các
kiến thức về tập làm văn đó giúp cho người
đọc hiểu sâu hơn các văn bản văn học.
12. Những kiến thức và kĩ năng về các
tác phẩm tự sự.
- Văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã
cung cấp các đề tài, nội dung, cách kể
chuyện, cách dùng các ngôi kể, cách dẫn
dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc.
- VD: Các bài Bức tranh của em gái tôi,
Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc,
Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa học tập
cách kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “Tôi”
nội dung, cách kể chuyện, cách dùng
các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn
dắt, xây dựng và miêu tả.
Ví dụ: Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa –
Nguyễn Thành Long được kể lại dưới
điểm nhìn của ông họa sĩ già cũng đồng
thời là nhân vật trong truyện.
về cách kết hợp tự sự, biểu cảm và nghị
luận với miêu tả
HOẠT ĐỘNG 3
- HS làm quen với đề thi học kì.
- GV cho HS thực hành đề kiểm tra học
kì I của SGD&ĐT Lai Châu năm học
2018 – 2019
GV hướng dẫn HS cách làm bài vận
dụng Đọc – Hiểu.
Luyện tập.
* Thực hành đề kiểm tra học kì I của
SGD&ĐT Lai Châu.
HOẠT ĐỘNG 4
? Tìm một số câu đối thoại, độc thoại,
độc thoại nội tâm trong văn bản “Bếp
lửa” của Bằng Việt.
Hoạt động vận dụng
HOẠT ĐỘNG 5 (làm ở nhà)
? Hãy kể lại một lần trót xem nhật kí
của bạn.
(Sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, yếu
tố nghị luận)
Mở rộng, bổ sung, phát triển sáng tạo
E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn lại những kiến thức phần Tập làm văn.
- Chuẩn bị: Trả bài tập làm văn số 3
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_8182_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf