Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 75: Luyện nói - Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu được tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội

tâm trong kể chuyện.

- Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản.

- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

3. Thái độ

- Có ý thức rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể về văn bản tự sự có kết hợp các

phương thức khác.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: Phân công các tổ làm dàn ý.

2. Học sinh: Chuẩn bị đề cương nói.

III. Phương pháp và kĩ thuật

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 75: Luyện nói - Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 22/11/2019 Tiết 75: Tập làm văn LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Hiểu được tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện. - Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện. 2. Kĩ năng - Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản. - Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện. 3. Thái độ - Có ý thức rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể về văn bản tự sự có kết hợp các phương thức khác. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Phân công các tổ làm dàn ý. 2. Học sinh: Chuẩn bị đề cương nói. III. Phương pháp và kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra đầu giờ. a. KT bài cũ: ? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Tác dụng của các hình thức ngôn ngữ trên? b. KT bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của việc rốn luyện kĩ năng nói trước tập thể... * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung HS đọc đề bài sgk. GV chép đề lên bảng. I. ĐỀ BÀI 1. Đề 1 Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một Gv cùng học sinh lập dàn ý. Hs lập dàn ý theo nhóm Hs trình bày, nhận xét, bổ sung Gv chốt Hs: Viết đoạn văn. GV: Tổ chức cho học sinh chuẩn bị nội dung nói. chuyện có lỗi đối với bạn. II. CHUẨN BỊ NỘI DUNG NÓI. 1. Đề 1: MB: Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề bài) TB: Đơn giản là kể chuyện: + Lỗi như thế nào? (có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn) ko phải trong lúc làm bài kiểm tra nhé), cãi nhau và gây tổn thương cho bạn, + Tâm trạng khi phạm lỗi: nêu chuyển biến tâm trạng VD ở lỗi cãi nhau và gây tổn thương : tức giận -> khó chịu -> muốn phá vỡ tình bạn vĩnh viễn, + Tác nhân khiến bạn suy nghĩ: những yếu tố bất chợt đến khiến cho mình cảm thấy hối hận. + Tâm trạng hối hận như thế nào (miêu tả): ray rứt, + Quyết định của bạn -> thành công, thất bại,(kết quả)? + Kết chuyện KB: Bài học rút ra cho chính bản thân. III. LUYỆN NÓI TRÊN LỚP * Yêu cầu luyện nói: rõ ràng, mạch lạc, có giọng điệu. - Tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe. - Nói đúng yêu cầu về nội dung của đề bài. - Kể kết hợp miêu tả nội tâm, kết hợp với nghị luận. - Có sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Hoạt động 3: Luyện tập. Hs luyện nói Lần lượt gọi học sinh trình bày. Học sinh nhận xét ưu nhược điểm trong việc trình bày miệng (Nội dung-hình thức, tác phong). Gv nói cho học sinh tham khảo. Trời đầu đông, không khí se se lạnh, đủ làm cho tôi vừa học vừa học vừa chùm trong cái áo rét. Những cơn gió luồn qua khe cửa sổ rồi luồn vào cổ, làm tui ho sù sụ. Tui đã học xong rồi nhưng vẫn cứ ngồi ở bàn, không làm gì cả. Tôi đang nghe đài, hôm nay có bài hát mà tôi thích. Nhưng kì lạ chưa, tôi chẳng còn chút tâm trí nào để ý tới những nốt nhạc ấy nữa. Có lẽ cái cảm giác tội lỗi từ sáng nay vẫn đang gặm nhấm tim gan tôi. Sáng nay, tôi vừa làm một điều có lỗi với người bạn thân nhất của tôi. Tôi đăm đăm nhìn ra cửa sổ, cái khung cảnh lúc sáng như hiện ra trước mắt : – Ê! Bài này làm thế nào đấy? Khó quá trời! Cho tớ chép đi ! – Dễ thôi mà ! Tự động não chút đi ! – Không cho chép thì thôi kiêu thế ! Nghỉ chơi với nhau luôn đi đồ kiêu ngạo ! Tôi tuôn liền một tràng dài những từ khó nghe về phía bạn ấy mà chẳng mảy may nghĩ ngợi gì. Len lén nhìn sang, tôi thấy một cảm giác buồn vô tận hiện lên trên nét mặt cậu ấy. Trời ơi ! Chính tôi là người gây ra việc ấy ư? Không, chắc không phải đâu. Thế nhưng, càng ngĩ, tôi càng cảm thấy mình tội lỗi. Cái cảm giác ấy cứ lẽo đẽo theo tôi từ trường cho đến khi về đến nhà. Đi ngủ thôi..Tôi nghĩ thế có thể quên đi cái cảm giác kia. Nhưng không, càng cố ngủ thì tôi càng thấy xấu hổ hơn. Tôi suy nghĩ, suy nghĩÀ ! cuối cùng thì tôi cũng nghĩ ra việc mình phải làm rồi. Đó chính là xin lỗi. Nhưng xin lỗi thế nào nhỉ? Làm thế nào để cậu ấy chấp nhận nhỉ? Làm thế nào đây ? .Thật nhiều, thật nhiều những câu hỏi hiện lên trong đầu tôi làm tôi thiếp đi lúc nào không hay. Hoạt động 4: Vận dụng - Về nhà tự luyện nói với hai đề còn lại trước bạn bè hoặc người thân Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Tìm hiểu những bài thuyết trình của những người nổi tiếng: Nghe và ghi lại những điều học được. V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học sau - Ôn kĩ phần văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận. - Luyện các đề tham khảo SGK 191 - Chuẩn bị viết bài TLV số 3.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_75_luyen_noi_tu_su_ket_hop_voi_ng.pdf
Giáo án liên quan