Bài giảng Tiết 67- 68: Lặng lẽ Sa Pa

* Là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. * Truyện của ông hấp dẫn, trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng, ý nghĩa sâu sắc.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 67- 68: Lặng lẽ Sa Pa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS TAM HƯNG GIÁO ÁN MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Giáo viên: NGUYỄN THỊ VÂN ANH Năm học: 2012 - 2013 Tiết 67 - 68 I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991) * Là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. * Truyện của ông hấp dẫn, trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng, ý nghĩa sâu sắc. 2. Tác phẩm: - Viết tháng 7-1970, sau chuyến đi Lào Cai của tác giả. - Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tỉnh Lào Cai. 3. Bố cục: Đoạn 1: Đoạn 2: Đoạn 3: Giới thiệu về anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe. Cuộc chia tay của anh thanh niên với những người trong chuyến đi. Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên và những người trong chuyến đi . II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhận xét về cốt truyện và hệ thống nhân vật: - Cốt truyện đơn giản. - Có nhiều nhân vật: + Anh thanh niên: Nhân vật chính + Bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. - Nhân vật chính được thể hiện qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhân vật khác. - Một kí họa chân dung anh thanh niên. 2. Nhân vật anh thanh niên: - 27 tuổi, công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. - Sống một mình trên núi cao mây mù bao phủ. Máy đo mưa của Trạm Khí tượng * Những nét đẹp của nhân vật: - Hoàn cảnh sống và làm việc: + Một mình trên đỉnh Yên Sơn, sống giữa cây cỏ, mây mù. + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. + Sự cô đơn vắng vẻ. - Anh đã vượt qua được hoàn cảnh: * Những nét đẹp của nhân vật: + Ý thức về công việc của mình. + Có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người. + Niềm vui đọc sách, sách là bạn. + Tổ chức sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm ngăn nắp chủ động. * Những nét đẹp của nhân vật: - Tính cách - phẩm chất đáng mến: + Sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện. + Khiêm tốn, thành thực.  Phác họa chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Đường núi dốc đứng hiểm trở Nhà trên núi cao Các cô gái vùng cao Lào Cai Vui chơi trên núi 3. Nhân vật ông họa sĩ và các nhân vật khác: a. Nhân vật ông họa sĩ: - Người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả - Ông đi tìm đối tượng của nghệ thuật. - Muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên: chân dung sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng. 3. Nhân vật ông họa sĩ và các nhân vật khác: a. Nhân vật ông họa sĩ: b. Các nhân vật khác: * Cô kỹ sư: - Cuộc gặp gỡ tình cờ làm cô xúc động đến bàng hoàng. - Hiểu thêm về cuộc sống tinh thần và quyết định con đường cô sẽ đi tới. - Sự đồng cảm của thế hệ trẻ, lí tưởng thanh niên Việt Nam thời chống Mỹ. * Bác lái xe: Nhân vật làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò khi nghe bác giới thiệu về anh thanh niên. * Những nhân vật phụ khác: Không xuất hiện, những con người sống và làm việc lặng lẽ, cô độc mà say mê quên mình vì công việc, vì mọi người dưới bầu trời Sa Pa lặng lẽ. Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Xây dựng được những tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. III. TỔNG KẾT: IV. LUYỆN TẬP: Ai là nhân vật trung tâm của truyện? A. Ông họa sĩ B. Cô kĩ sư C. Anh thanh niên D. Bác lái xe C. IV. LUYỆN TẬP: 2. Trong tác phẩm, câu chuyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật nào? A. Ông họa sĩ B. Cô kĩ sư C. Anh thanh niên D. Bác lái xe A. IV. LUYỆN TẬP: 3. Các nhân vật phụ đã góp phần: A. Tô đậm thêm chân dung nhân vật chính B. Tô đậm thêm chân dung nhân vật chính và thể hiện chủ đề tác phẩm. C. Đẩy các tình huống truyện trở nên gay cấn, hấp dẫn hơn. D. Chỉ B,C đúng. B. IV. LUYỆN TẬP: 4. Chất trữ tình trong truyện toát lên chủ yếu từ: A. Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng. B. Nội dung của truyện. C. Vẻ đẹp của những con người trong truyện. D. Cả A,B,C đều đúng. D. IV. LUYỆN TẬP: 5. Vì sao các nhân vật đều không có tên? Tác giả muốn nói về những người vô danh lặng lẽ, say mê cống hiến. Họ gồm đủ mọi lứa tuổi, làm mọi ngành nghề, ở Sa Pa, khách của Sa Pa ... Trường THCS TAM HƯNG GIÁO ÁN MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Giáo viên: NGUYỄN THỊ VÂN ANH Năm học: 2012 - 2013

File đính kèm:

  • pptngu van 9.ppt