Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 69+70: Ôn tập phần văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống lại và nắm được những kiến thức về các văn bản thơ và truyện hiện

đại đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 tập 1.

- Nắm chắc kiến thức cơ bản về tác giả - văn bản thơ truyện hiện đại.

- HS nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các thơ truyện hiện đại.

- Đặc điểm thơ hiện đại từ sau năm 1945.

- Những nét phẩm chất chung và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật trong các

tác phẩm truyện hiện đại.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, hiểu, tóm tắt VB truyện.

- Kĩ năng phân tích bút pháp nghệ thuật tiêu biểu trong thơ, cảm nhận được

tính cách nhân vật.

- Rèn HS khả năng cảm thụ thơ văn.

3. Thái độ:

- Tự giác, tích cực học tập.

- Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước. Niềm tự hào về truyền thống

cách mạng của nhân dân ta.

- Phẩm chất: Nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.,

năng lực sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói,

đọc, viết, tạo lập văn bản.

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 69+70: Ôn tập phần văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 06/11/2019 – 9A3 TIẾT 69, 70 ÔN TẬP PHẦN VĂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống lại và nắm được những kiến thức về các văn bản thơ và truyện hiện đại đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 tập 1. - Nắm chắc kiến thức cơ bản về tác giả - văn bản thơ truyện hiện đại. - HS nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các thơ truyện hiện đại. - Đặc điểm thơ hiện đại từ sau năm 1945. - Những nét phẩm chất chung và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật trong các tác phẩm truyện hiện đại. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, hiểu, tóm tắt VB truyện. - Kĩ năng phân tích bút pháp nghệ thuật tiêu biểu trong thơ, cảm nhận được tính cách nhân vật. - Rèn HS khả năng cảm thụ thơ văn. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực học tập. - Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước. Niềm tự hào về truyền thống cách mạng của nhân dân ta. - Phẩm chất: Nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác., năng lực sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phiếu học tập, hệ thống hoá kiến thức, bảng phụ. 2. Học sinh: a) Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. + Nhớ những nét cơ bản về tác giả - văn bản thơ, truyện hiện đại. + Lập bảng hệ thống giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các thơ truyện hiện đại. + Nhớ những nét phẩm chất chung và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật trong các tác phẩm truyện hiện đại. b) Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c) Sau giờ lên lớp: HS nắm được nội dung ôn tập Viết được đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thơ, nhân vật trong các văn bản III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học theo nhóm, hoạt động cá nhân. 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, "Chia sẻ nhóm đôi", Công đoạn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ Ánh trăng. Nêu nội dung, ý nghĩa cảu bài thơ. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: ? Kể tên những tác phẩm thơ, truyện hiện đại mà em đã học trong chương trình học kì I ? Đọc thuộc lòng một vài đoạn thơ trong các văn bản thơ đã học. GV: Dẫn dắt vào bài mới * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV & HS Nội dung gợi ý - Kể tên các truyện thơ hiện đại đã học? - Gv phát phiếu học tập 1 - HĐN 6 (10p) thực hiện các văn bản thơ theo yêu cầu - HS thực hiện, đổi chéo phiếu, bổ sung - 1 nhóm trình bày - GV chốt lại nội dung từng bài học. Phân tích nét đặc sắc của từng bài I. HỆ THỐNG CÁC TRUYỆN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM. 1. Thơ hện đại: T T Tên VB Tác giả Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa 1 Đồng chí Chính Hữu - Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. - Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. - Ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật - Lựa chọn chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhip điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. - Khắc hoạ hình ảnh những chiếc xe không kính, làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn thời chống Mĩ và tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng - Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược. cảm 3 Đoàn thuyề n đánh cá Huy Cận - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp NT đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng - Bài thơ ca ngợi tinh thần lao động phấn khởi và hăng say của những người dân chài trên biển quê hương Nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. 4 Bếp lửa Bằng Việt - Xây dựng hình ảnh thơ cụ thể, gần gũi, gợi nhiều biểu tưởng, liên tưởng - Thế thơ 8 chữ, giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Kết hợp MT, TS, BC. - Tình bà cháu ấm áp bền bỉ. Từ đó là lòng yêu quê, gia đình, đất nước thường trực trong mỗ người VN Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ đã giúp ta hiểu về những người bà, người mẹ về nhân dân nghĩa tình. 5 Ánh trăng Nguyễn Duy - Sáng tạo hình ảnh thơ nhiều tầng ý nghĩa - Kết hợp TS+ trữ tình. Bài thơ là cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình. Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung trước sau. - HĐN 6 (3p) – KT khăn trải bàn ? Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người? - HĐN 6 (3p) HS làm ra Phiếu học tập số 2 ? So sánh hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng ? - HS: Các nhóm trình bày, nhận xét, chia sẻ Gv: nhận xét, chốt kiến thức 2. Phản ánh tư tưởng, tình cảm của con người về: + Tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí gắn bó với cánh mạng . + Tình cảm gắn bó bền chặt như: tình bà cháu trong những tình cảm chung, rộng lớn. 3. Hình ảnh người lính: - Giống nhau: đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn của họ. - Khác nhau: Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Tình đồng chí, đồng đội dựa trên cơ sở cùng - Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên - Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến trên bảng phụ. ? Trong các tác phẩm thơ em yêu thích tác phẩm nào? Vì sao? Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân? - Hs tự bộc lộ, liên hệ bản thân. chung cảnh ngộ chia sẻ gian lao, thiếu thốn và lý tưởng chiến đấu. tuyến đường Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. đường Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Tiết 2: 06/11/2019 - 9A3 Hoạt động của GV & HS Nội dung gợi ý - Gv phát phiếu học tập 3 - HĐN 6 (5p) – KT công đoạn yêu cầu - HS thực hiện, đổi chéo phiếu, bổ sung - 1 nhóm trình bày - GV chốt lại nội dung từng bài học. Phân tích nét đặc sắc của từng bài I. HỆ THỐNG CÁC TRUYỆN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM. 1. Truyện hiện đại: TT Tên VB Tác giả Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa 1 Làng Kim Lân - Kể chuyện: Tạo tình huống truyện gay cấn - Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại mang tính quần chúng. - Kết hợp miêu tả ngoại hình với nội tâm nhất là dùng độc thoại để tả diễn biến tâm lí nhân vật. - Tình yêu làng, yêu nước tha thiết của người dân Việt Nam Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống TDP. 2 Chiêc lược ngà Nguyễn Quang Sáng - Xây dựng tình huống truyện éo le. - Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật. - Lựa chọn ngôi kể hợp lí. - Cảm động về tình cha con thắm thiết sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến - Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến tranh chống Mĩ. 3 Lặng lẽ Sa pa Nguyễn Thành Long - Tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn -Xây dựng đối thoại, đọc thoại Truyện ca ngợi những con người lao động trẻ tuổi, bình thường, lặng lẽ làm việc cống hiến cho đất nước. Niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. - HĐ cá nhân - KT đặt câu hỏi ? Tóm tắt nội dung chính của các văn bản? Nhân vật chính? HS: trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ HS: HĐN dãy bàn 4’ GV Giao nhiệm vụ cho mỗi dãy một nội dung HS: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ N1: nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai (truyện ngắn Làng của Kim Lân)? N2: Vẻ đẹp trong cánh sống của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. N3: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu, ông Sáu và tình cha con trong chiến tranh ở đoạn trích truyện Chiếc lược ngà? HĐ cá nhân – KT trình bày ? Trong các nhân vật trên em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? - Hs tự bộc lộ, liên hệ bản thân. 2. Tóm tắt truyện - Làng (Kim Lân) – NV Ông Hai - Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)- Anh thanh niên - Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)- Bé thu, Anh Sáu 3. Những nét phẩm chất và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật. * Ông Hai (Làng): tình yêu làng thể hiện qua hai tình huống: khi nghe tin làng mình theo giặc và khi nghe tin này đã được cải chính. * Anh thanh niên: Một con người yêu nghề, có ý thức trách nhiệm với công việc. - Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách hợp lí. - Biết quan tâm đến người khác, cởi mở, chân thành, khiêm tốn. -> Khẳng định: Anh thanh niên là đại diện cho thế hệ trẻ cống hiến, hi sinh thầm lặng cho công cuộc xây dựng đất nước. * Bé Thu (Chiếc lược ngà): Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với cha. * Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Đọc thuộc lòng một số đoanh thơ em yêu thích thơ trong các văn bản thơ trên - Tóm tắt VB truyện, cảm nhận về các nhân vật trong tác phẩm truyện. * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? So sánh hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong “ Đồng chí“ - Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật? ? Chọn một nhân vật hay một đoạn thơ em thích trong những VB trên để nêu cảm xúc, suy nghĩ? ? Nói về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có người cho rằng "Hình ảnh người lao động được tác giả Huy Cận miêu tả trong một không gian nghệ thuật." Em có nhất trí với ý kiến trên không? giải thích tại sao? ? Câu "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù." là câu nói của ai? trong truyện ngắn nào? Từ câu nói đó giúp em hiểu biết thêm gì về nhân vật trong truyện? * HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Tìm đọc, sưu tầm những VB viết về con người VN trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những con người cống hiến thầm lặng cho tố quốc... V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài, ôn toàn bộ các văn bản thơ truyện trung đại đã học. - Chuẩn bị: Kiểm tra truyện, thơ hiện đại + Đọc thuộc lòng các đoạn trích trong SGK + Nắm được tên văn bản, tác giả, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. + Vẻ đẹp của cá nhân vật chính trong các văn bản + Viết các đoạn văn cảm nhận về các nhân vật trong các tác phẩm - Soạn bài cố hương + Đọc tóm tắt văn bản, tác giả, hoàn cảnh sáng tác.. + Nhân vật tôi trên đường trở về thăm quê cũ, Những ngày “tôi” ở quê. + Nhân vật tôi trên đường rời quê, hình ảnh con đường.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_6970_on_tap_phan_van_nam_hoc_2019.pdf