A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
HS: thấy được những kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa
tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện
đại Việt Nam.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng
- Đọc, hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu
đạt trong tác phẩm thơ để nhận biết được một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ
- Giáo dục tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống
“uống nước nhớ nguồn”.
* Tích hợp giáo dục môi trường: Phân tích mục 1, sự gắn bó giữa thiên
nhiên, môi trường và con người. Liên hệ: môi trường và tình cảm.
4. Đinh hướng năng lực
a. Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học
và sáng tạo, năng lực hợp tác.
b. Năng l ự c đặc t hù : thẩm mĩ, ngôn ngữ, cảm thụ.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68: Ánh trăng - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 68. Văn bản:
ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
HS: thấy được những kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa
tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện
đại Việt Nam.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng
- Đọc, hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu
đạt trong tác phẩm thơ để nhận biết được một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ
- Giáo dục tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống
“uống nước nhớ nguồn”.
* Tích hợp giáo dục môi trường: Phân tích mục 1, sự gắn bó giữa thiên
nhiên, môi trường và con người. Liên hệ: môi trường và tình cảm.
4. Đinh hướng năng lực
a. Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học
và sáng tạo, năng lực hợp tác.
b . Năng l ự c đặc t hù : thẩm mĩ, ngôn ngữ, cảm thụ..
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dựng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.
2. Học sinh: - Soạn bài.
- Tìm đọc những Thông tin về tác giả, văn bản.
- Sưu tầm Thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.hình
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV yêu cầu các HS đọc một bài thơ, một đoạn thơ hoặc hát một
bài hát về chủ đề người lính. Hoặc bài thơ viết về trăng.
- Học sinh đọc những câu thơ trong bài thơ “Đồng chí” của Chính
Hữu. hoặc những câu thơ trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
* Mở bài: Cũng như bao nhà thơ trẻ thuộc lớp những nhà thơ trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Duy đã từng trải qua nhiều thử
thách gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh mất mát lớn lao của dân tộc, cùng
gắn bó với thiên nhiên núi rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom
ác liệt, được sống trong hòa bình với nhiều tiện nghi sinh hoạt hiện đại, không
phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua.
Bài thơ ánh trăng đã ghi lại một thoáng, một lần giật mình trước cái điều vô
tình dễ gặp ấy.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
? Giới thiệu những nét chính về tác giả.
GV: cho HS: xem ảnh chân dung nhà
thơ “Nguyễn Duy”
? Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
(3 năm sau ngày thống nhất đất nước)
GV: nêu cách đọc bài thơ.
+ Ba khổ đầu: giọng kể.
+ Khổ 4: giọng thơ đột ngột cất cao,
ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của
vầng trăng.
+ Khổ 5, 6: giọng tha thiết, trầm lắng.
- 2 HS: đọc - NX cách đọc.
? Em hiểu thế nào là người dưng,
Buyn-đinh nghĩa là gì?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? PTBĐ của bài thơ là gì?
? Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội
dung chính của từng phần.
+ 3 khổ thơ đầu: Quan hệ giữa tác giả
với trăng trong kí ức và hiện tại.
+ Khổ thơ 4: Tình huống tình cờ gặp
lại vầng trăng.
+ 2 khổ cuối: Cảm xúc, suy nghĩ của
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả
- Nguyễn Duy (sinh năm 1948)
- Tên Khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ.
- Quê: thành phố Thanh Hoá.
- Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
b. Văn bản
- Bài thơ sáng tác năm 1978 tại thành
phố HCM.
- Rút ra từ tập thơ “Ánh trăng” được tặng
giải A của hội Nhà văn Việt Nam năm
1984.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích
3. Thể thơ, PTBĐ
- Thể thơ: năm chữ (ngũ ngôn)
- PTBĐ: Biểu cảm, tự sự.
4. Bố cục: 3 đoạn
tác giả.
-> Bài thơ mang dáng dấp một câu
chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời
gian.
* Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp,
Hoạt động nhóm, PP phân tích,
dùng lời có nghệ thuật
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một
phút, Động não.
* HS có năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực tự học, năng lực hợp tác,
giao tiếp, cảm thụ, phân tích,
HS: đọc 3 khổ đầu.
? Tìm lời thơ gợi tả hình ảnh
vầng trăng trong quá khứ?
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi
? Biện pháp NT được sử dụng
trong đoạn thơ?
? Qua đó em hình dung ntn về
hình ảnh vầng trăng trong quá khứ ?
- HS thảo luận -> trình bày -> bổ sung
? Cuộc sống của người lính trong quá
khứ được gợi lên qua câu thơ nào?
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
? Nghệ thuật trong khổ thơ?
? Với những năm tháng ấy, trăng
biểu tượng cho điều gì ?
? Cụm từ “tình nghĩa” thể hiện tình
cảm như thế nào giữa người và trăng?
? Người lính đã tự nhủ với mình
điều gì?
- HS thảo luận, trình bày, NX
- Gv giảng: Không quên những năm
tháng gian lao trong cuộc đời
người lính, không quên quê hương
xứ sở, không quên quá khứ nghĩa tình
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Vầng trăng trong quá khứ
“Hồi nhỏ tri kỉ ”
NT :+Giọng thơ tâm tình
+ Điệp từ “ với”,’ hồi”, liệt kê
-> Trăng là hình ảnh đẹp của thiên
nhiên gắn bó với tuổi thơ tươi mát.
- Trăng trở thành đồng chí, đồng
đội cùng người lính chia ngọt sẻ bùi.
- Trăng gắn liến với những năm tháng
gian lao trong cuộc đời người lính.
- Trần trụi, hồn nhiên, ngỡ không bao
giờ, quyên, tình nghĩa
NT: So sánh + tính từ “ trần trụi”, “
hồn nhiên”, ẩn dụ
=> Vầng trăng biểu tượng cho vẻ
đẹp hiền hậu của thiên nhiên, cốt
cách người lính, cho ân nghĩa thủy
chung giữa con người và thiên nhiên .
- Tình nghĩa: sự gắn bó sâu nặng
giữa người và trăng
-> Tự nhủ lòng mình không quên
vầng trăng.
HS hoạt động nhóm 2
? Cảm nhận chung về hình ảnh
vầng trăng? Và ý nghĩa biểu tượng
của vầng trăng?
GV giảng – bình, tích hợp bảo vệ
môi trường.
? Lời thơ nào diễn tả cuộc sống
trong hiện tại của nhân vật trữ tình?
Từ hồi ...cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2
? Biện pháp NT nào được sử dụng?
? Em hiểu gì về cuộc sống của
nhân vật trữ tình qua lời thơ trên?
? Thái độ của người lính với vầng
trăng.
- HS thảo luận -> trình bày, bổ sung.
- HS hoạt động cả lớp
? Tình huống mà tg gặp lại vầng
trăng được thể hiện qua lời thơ nào ?
? Nhận xét cách dùng từ ngữ,
giọng thơ?
? Tình huống ấy đẩy người lính rơi
vào một trạng thái ntn ?
? Hành động ntn của nhân vật trữ
tình ?
? Trăng xuất hiện như thế nào?
? Em có cảm nhận gì về hình
ảnh vầng trăng?Việc xuất hiện hình
ảnh vằng trăng có ý nghĩa gì?
? Trong hoàn cảnh trên nhân vật
trữ tình có cử chỉ gì?
? Em hiểu như thế nào về câu thơ
này?
? Cảm xúc của tg khi gặp lại vằng
=> Vầng trăng hiền hoà, biểu trưng cho
quá khứ nghĩa tình, biểu tượng cho vẻ
đẹp bình dị vĩnh hằng của cuộc sống.
2. Vầng trăng trong hiện tại
+ NT: Nhân hoá, so sánh, liệt kê.
- Cuộc sống hoà bình, đầy đủ tiện nghi
-> Người lính đã lãng quên vầng trăng
Quên quá khứ nghĩa tình, quên
những năm tháng gian lao của đất nước.
Thình lình đèn điện tắt
... vầng trăng tròn
- NT:
+ Từ láy, tính từ , ĐT mạnh
+ Giọng thơ mạnh mẽ
- Mất điện đột ngột, phòng cao ốc tối
om -> người lính thấy ngột ngạt, bức bối
-> Khẩn trương, vội vàng tìm nguồn
sáng. Người lính bất ngờ khi gặp lại
vầng trăng.
-> Vầng trăng xuất hiện trong tình
huống đặc biệt mà cũng thật tình cờ,
tự nhiên.
=> Vầng trăng tròn, vẹn nguyên,
không thay đổi gợi suy nghĩ cho nhà
thơ,là bước ngoặt để từ đó tg bộc lộ
cảm xúc.
3. Suy ngẫm của nhà thơ
Ngửa mặt lên nhìn mặt
-> Sự đối diện giữa người và trăng có
cái gì rưng rưng
như là đồng là bể như là sông là rừng
trăng được thể hiện qua lời thơ nào?
? Xác định biện pháp NT?
? Qua đó em hiểu gì về cảm xúc
của nhân vật trữ tình?
GV giảng – bình
? Vầng trăng và tâm trạng của
nhân vật trữ tình được gợi tả qua
những lời thơ nào?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
? Khổ thơ có gì độc đáo về nghệ thuật?
? Tác giả muốn nói lên điều gì
qua những lời thơ trên ?
- HS thảo luận và trình bày, nx
? Em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ?
GV: liên hệ thực tế.
- Minh hoạ bài hát Bài ca không quên.
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ
thuật của bài thơ?
? Khái quát nội dung của bài thơ?
? Khái quát ý nghĩa của bài thơ?
? Từ đó nhắc nhở em bài học gì về
cách sống? (HS: K, G)
- Uống nước nhớ nguồn.
- Ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.
- NT:
+ Từ láy, so sánh, lặp cấu trúc
+ Giọng thơ trầm lặng
-> Xúc động, nhớ kỉ niệm xưa
Trăng cứ tròn vành vạnh
... ánh trăng im phăng phắc... mình
+ NT: Nhân hoá, từ láy
-> Khẳng định: Trăng vẫn ân tình,
thuỷ chung. Trăng nhẹ nhàng mà
nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ ...
-> Người lính nhận ra sự vô tình, bạc
bẽo, nông nổi trong cuộc sống.
=> Tự trách mình khi lãng quên
quá khứ nghĩa tình -> thức tỉnh
=> Bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía
về thái độ, tình cảm đối với những
năm tháng gian lao, nghĩa tình, đối với
thiên nhiên và đất nước. Bài thơ nằm
trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ
nguồn”
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
+ Giọng điệu tâm tình tự nhiên.
+ Hình ảnh giàu tính biểu cảm, có
nhiều tầng ý nghĩa.
2. Nội dung.
+ Ánh trăng như một lời tự nhắc nhở về
những năm tháng gian lao đã qua của
cuộc đời người lính gắn bó với thiên
nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
+ Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng
cố ở người đọc thái độ sống “uống
nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy
chung cùng quá khứ .
3. Ý nghĩa: Văn bản khắc họa một khía
cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu
nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước.
3. Ghi nhớ (sgk)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Qua bài thơ tác giả muốn nhắc nhở, gửi gắm đến người đọc bài học gì
về thái độ sống ?
HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng (làm ở nhà)
- Tìm gặp một số cựu chiến binh và viết về những suy nghĩ của họ đối với
đất nước, con người ngày nay
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
- Tìm đọc những tác phẩm viết về đề tài người lính sau chiến tranh.
- Hình ảnh trăng trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, và trăng
trong bài thơ này có gì giống và khác nhau ?
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau:
- Học thuộc bài thơ, nắm chắc nội dung chính của văn bản.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập phần văn (Yêu cầu HS về nhà hệ thống lại các
tác phẩm thơ hiện đại việt Nam đã học ở chương trình Ngữ Văn 9 tập 1, những
nét chính về tác giả, tác phẩm, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật).
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_68_anh_trang_truong_thcs_pha_mu.pdf