A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
* Bài 1:
HS: có hiểu biết thêm hiểu biết về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam
hiện đại viết về những con người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống
Mĩ cứu nước.
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp
dẫn trong truyện.
* Bài 2:
HS: nắm được vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng
* Bài 1:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện ngay tại lớp và tóm
tắt được truyện sau khi học song bài.
* Bài 2:
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc - hiểu văn bản tự sự
hiệu quả.
3. Thái độ
- Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho
Tổ quốc.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học
và sáng tạo, năng lực hợp tác.
b. Năng l ự c đặc t hù : thẩm mĩ, ngôn ngữ, cảm thụ.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67: Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /11/2019
Tiết 67. Văn bản:
LẶNG LẼ SA PA
(Trích) - Nguyễn Thành Long -
THCHD: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
* Bài 1:
HS: có hiểu biết thêm hiểu biết về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam
hiện đại viết về những con người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống
Mĩ cứu nước.
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp
dẫn trong truyện.
* Bài 2:
HS: nắm được vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự..
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng
* Bài 1:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện ngay tại lớp và tóm
tắt được truyện sau khi học song bài.
* Bài 2:
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc - hiểu văn bản tự sự
hiệu quả.
3. Thái độ
- Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho
Tổ quốc.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học
và sáng tạo, năng lực hợp tác.
b . Năng l ự c đặc t hù : thẩm mĩ, ngôn ngữ, cảm thụ..
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn bài, tham khảo tài liệu
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo yêu cầu
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, dạy học nhóm, PP phân tích, PP
thuyết trình, giải quyết vấn đề, dùng lời có nghệ thuật.
2. Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Cảm nhận của em về nhân vạt anh thanh niên?
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
HS: HĐ cá nhân: Kể tên những tấm gương về người lao động trong
thời đại ngài nay mà em biết
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: khái quát tiết 1:
Anh thanh niên là hình ảnh đẹp tiêu
biểu cho thể hệ trẻ Việt Nam những
năm thập kỉ 70 những con người lao
động trẻ tuổi, làm công việc bình
thường, lặng lẽ mà vô cùng cần thiết.
GV: Liên hệ về cách sống của TN
hiện nay qua bài GDCD lớp 9: Lí
tưởng sống của thanh niên.
GV: yêu cầu HS: kể tóm tắt các nhân
vật phụ: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái
xe.
HS: HĐ nhóm 2 (5p) (Phiếu học tập
số 1)
? Nhân vật ông Hoạ sĩ đóng vai trò
gì trong truyện?
? Tình cảm và thái độ của ông khi
tiếp xúc với anh TN?
? Ông đã làm được điều gì?
? Tóm lại qua cách kể chuyện, em có
nhận xét gì về nhân vật ông Hoạ sĩ?
? Cuộc gặp gỡ tình cờ với anh TN, để lại
cho cô những ấn tượng và tình cảm gì?
? Việc đưa nhân vật cô kĩ sư vào
truyện có tác dụng gì? (HS: KG)
? Vai trò của bác lái xe?
- Nếu thiếu nhân vật Bác lái xe thì câu
chuyện sẽ ra sao?
(Nhân vật làm cho câu chuyện sinh
II. Đọc – Hiểu văn bản
2. Những nhân vật khác
a. Nhân vật hoạ sĩ
- Là điểm nhìn trần thuật của tác giả
vừa là người thể hiện những suy nghĩ,
tình cảm của tác giả.
- Yêu nghệ thuật, ham tìm hiểu.
- Gặp anh TN: xúc động, bối rối (vì đã
gặp được điều ông đang tìm kiếm)
- Vẽ chân dung anh TN - hình ảnh tiêu
biểu của người chiến sĩ trên mặt trận
lao động sản xuất.
=> Yêu đời, say mê sáng tạo, trăn trở
với nghệ thuật
b. Cô kĩ sư trẻ mới ra trường
- Cô bàng hoàng:
+ Hiểu thêm vẻ đẹp tinh thần của anh
Thanh niên.
+ Quyết định lên công tác ở miền núi
xa xôi là đúng.
c. Bác lái xe
- Giới thiệu anh TN: “người cô độc
nhất thế gian” -> gây sự tò mò...
- Có quan hệ thân tình với anh TN.
- Là người cởi mở, hay giúp đỡ người
động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò,
tìm hiểu của người đọc)
HS: HĐ nhóm 2(3p)
? Các nhân vật phụ có vai trò gì
trong truyện?
(Thủ pháp NT thành công khi xây
dựng nhân vật chính thông qua nhân
vật phụ)
- GV: Trong truyện còn có những
nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà
chỉ được giới thiệu gián tiếp (ông kĩ
sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên
cứu lập bản đồ Sét) góp phần thể hiện
chủ đề tác phẩm)
Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của văn
bản?
? Nội dung chính của văn bản?
? Nêu ý nghĩa văn bản?
- Học sinh đọc bài tập 1 T 192.
? Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
HS: HĐ nhóm 2 (3p)
? Ai là người kể câu chuyện trên?
? Vì sao em xác định như vậy?
- Cuộc chia tay giữa ba người: Hoạ sĩ
già, cô gái và anh thanh niên.
khác.
* Thông qua những cảm xúc, suy
nghĩ, thái độ cảm mến của các nhân
vật phụ, nhân vật anh TN được hiện ra
rõ nét và đẹp hơn; chủ đề tác phẩm
được mở rộng thêm.
- Sa Pa lặng lẽ mảnh đất những con
người lặng lẽ cống hiến cho Tổ Quốc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
+ Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình
cờ, hấp dẫn
+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc;
miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
+ Kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình
luận.
2. Nội dung
+ Khắc họa thành công hình ảnh
những người lao động bình thường,
mà tiêu biểu là anh thanh niên làm
công tác khí tượng ở một mình trên
đỉnh núi cao.
+ Khẳng định vẻ đẹp của con người
lao động và ý nghĩa của những công
việc thầm lặng.
3. Ý nghĩa
Truyện thể hiện niềm yêu mến đối với
những con người có lẽ sống cao đẹp
đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho
Tổ quốc.
B. Tự học có HD: Người kể chuyện
trong văn bản tự sự
* Vai trò của người kể chuyện trong
văn bản tự sự
- Người kể không xuất hiện.
* Người kể giấu mình-> Ngôi kể thứ 3.
- Ba nhân vật trong đoạn văn đều trở
thành đối tượng miêu tả một cách
khách quan:
+ Anh thanh niên vừa vào, kêu lên.
+ Cô kĩ sư mặt đỏ ửng.
+ Bỗng người hoạ sĩ già quay lại.
- Nếu người kể là một trong ba nhân
vật trên thì ngôi kể và lời văn phải
thay đổi ( hoặc xưng tên 1 trong 3
nhân vật hoặc xưng tôi).
? Những câu ''Giọng cười như đầy
tiếc rẻ ''; ''Những người con gái sắp
xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa,
hãy nhìn ta như vậy'' là lời nhận xét
của người nào? Về ai? (HS: K-G)
-> Nhận xét của người kể chuyện về
anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
người kể chuyện hoá thân vào nhân
vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ
và tình cảm của anh ta.
-> Câu trần thuật của người kể chuyện.
? Em có nhận xét gì về 2 câu đó?
(Câu nói đó có tính khái quát cao,
không chỉ nói hộ cho anh thanh niên
mà là tâm sự của rất nhiều người
trong tình huống đó. Nếu là câu nói
trực tiếp của anh thanh niên thì tính
khái quát giảm đi nhiều hơn.)
? Hãy nêu những căn cứ để có thể
nhận xét: '' Người kể chuyện ở đây
dường như thấy hết và biết tất mọi
việc, mội hành động, tâm tư, tình
cảm của các nhân vật?
- Căn cứ vào:
+ Chủ thể đứng ra kể câu chuyện.
+ Đối tượng được miêu tả, ngôi kể.
+ Điểm nhìn và lời văn.
* Người kể chuyện am hiểu tất cả mọi
việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm
của các nhân vật.
? Thế nào là người kể chuyện trong
văn bản tự sự?
? Vai trò của người kể chuyện trong
văn bản tự sự?
GV: Khái quát.
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
? Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh TN?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
? Lý giải tại sao lại đặt tên truyện là Lặng lẽ Sa Pa ?
- Nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, kì ảo của
thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn
lao, cao đẹp của những con người nơi đây.
? Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có không ít những tấm gương có
lí tưởng sống đẹp giống như anh thanh niên, giống như cô kĩ sưEm có biết
họ là những ai không?
- Chị lao công
- Những chiến sĩ nơi biên giới hải đảo xa xôi
- Những thanh niên tình nguyện
? Thế còn em, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân?
Câu 2: Cho HS nghe bài hát nhẳn nhủ tới thế hệ trẻ hôm nay: đừng hỏi tổ
quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đó làm gì cho tổ quốc hôm nay.
? Cảm nghĩ cảu em khi nghe giai điệu này?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm các tác phẩm khác viết về người lao động?
- Chuẩn bị bài: Ánh trăng (Yêu cầu tìm hiểu trước các hình ảnh chi tiết miêu tả
về trăng trong quá khứ và hiện tại, tìm hiểu nội chính và ý nghĩa của bài thơ)
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_67_van_ban_lang_le_sa_pa_nam_hoc.pdf