I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS có hiểu biết về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những
con người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thấy được hiểu, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong
truyện.
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc
trong tác phẩm.
- HS nắm được vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục phân tích nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác trong tác
phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ:
- Lòng yêu mến, trân trọng, cảm phục với những người đang cống hiến quên
mình cho Tổ quốc.
- Giáo dục ý thức sử dụng và nhận diện đúng vai trò của người kể chuyện trong văn
tự sự.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng
lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập ghi câu hỏi phần II.1b.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm
đôi, lược đồ tư duy.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67: Lặng lẽ Sa Pa (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9A2: 12/11/2019
TIẾT 67
Văn bản: LẶNG LẼ SA PA (Tiết 2)
(Trích) - Nguyễn Thành Long
Hướng dẫn tự học: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS có hiểu biết về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những
con người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thấy được hiểu, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong
truyện.
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc
trong tác phẩm.
- HS nắm được vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục phân tích nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác trong tác
phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ:
- Lòng yêu mến, trân trọng, cảm phục với những người đang cống hiến quên
mình cho Tổ quốc.
- Giáo dục ý thức sử dụng và nhận diện đúng vai trò của người kể chuyện trong văn
tự sự.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng
lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập ghi câu hỏi phần II.1b.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, đọc tích cực, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm
đôi, lược đồ tư duy...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Lặng lẽ Sa Pa của tác giả nào? Nhân vật chính là ai? Tóm tắt văn bản?
H: Hoàn cảnh sống của nhân vật chính?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
H: Ngoài hoàn cảnh sống, anh thanh niên được nói đến qua những khía cạnh
nào? Nếu như anh thanh niên trong truyện là tiêu biểu cho người lao động nước ta
trong thời kì đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc thì các nhân vật còn lại trong truyện
thể hiện điều gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HĐ nhóm bàn (3’)/phiếu học tập –
trình bày 1 phút
N1: Trong công việc
N2: Trong cuộc sống
N3: Mối quan hệ với mọi người
- HS đọc: Hồi cháu chưa vào nghề...
thèm người là gì?...
H: Vậy điều gì đã giúp anh vượt qua
được hoàn cảnh ấy? Tìm chi tiết?
H: Anh đã có những suy nghĩ như thế
nào về công việc đối với cuộc sống con
người?
H: Anh TN có phẩm chất tốt đẹp nào
trong công việc?
H: Ngoài niềm vui trong công việc, anh
TN còn tạo ra được niềm vui nào nữa?
H: Tìm và phân tích các chi tiết trong
truyện? Nhận xét?
H: Em có nhận xét gì về mối quan hệ
của anh TN với mọi người:
+ Bác lái xe: nhớ cả chuyện vợ bác lái
xe vừa ốm dậy nên đào củ tam thất làm
quà cho bác.
+ Khách ở xa đến thăm: Vui mừng đến
luống cuống, hấp tấp, cùng thái độ ân
cần chu đáo tiếp đãi những người khách
II. Đọc - hiểu văn bản.
2. Nhân vật anh thanh niên.
a. Hoàn cảnh sống và làm việc:
b. Phẩm chất:
* Trong công việc:
- Khi làm việc, ta với công việc là đôi,
sao gọi là một mình được, cất nó đi,
cháu buồn đến chết mất”
- Anh thấy mình thật hạnh phúc khi góp
phần vào chiến thắng của không quân
ta...
=> Lòng yêu nghề, tận tâm với công
việc.
* Trong cuộc sống:
- Tổ chức cuộc sống ngăn nắp khoa học.
- Nuôi gà, trồng hoa.
- Viết đơn xin ra mặt trận, hạnh phúc khi
được cống hiến;
- Tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
=> Yêu đời, yêu cuộc sống, sống có lý
tưởng.
* Mối quan hệ với mọi người:
+ Chu đáo, quan tâm tới người khác,
thực sự cảm động, vui mừng khi có
khách đến thăm.
xa đến thăm bất ngờ.
+ Chia tay mọi người anh xúc động đến
nỗi phải quay mặt đi mà ấn vào tay ông
họa sĩ già cái làn trứng gà làm quà,
không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến
giờ “ốp”.
H: Qua việc từ chối vẽ chân dung của
mình và giới thiệu với ông hoạ sĩ những
người khác, đã thể hiện vẻ đẹp nào của
anh TN?
KT chia sẻ nhóm đôi (2’):
H: Em có nhận xét gì về NT miêu tả
nhân vật trong đoạn truyện trên?
H: Qua đó, em thấy anh TN hiện lên là
một người ntn?
(Hình ảnh đẹp tiêu biểu cho thể hệ trẻ
Việt Nam những năm thập kỉ 70 những
con người lao động trẻ tuổi, làm công
việc bình thường, lặng lẽ mà vô cùng
cần thiết)
- GV liên hệ về cách sống của TN hiện
nay qua bài GDCD lớp 9: Lí tưởng sống
của thanh niên.
GV yêu cầu HS kể tóm tắt các nhân vật
phụ: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe.
Kĩ thuật trình bày 1 phút
D1: Ông họa sĩ
D2: Cô kĩ sư
D3: Bác lái xe
H: Nhân vật ông Hoạ sĩ đóng vai trò gì
trong truyện?
- Là điểm nhìn trần thuật của tác giả vừa
là người thể hiện những suy nghĩ, tình
cảm của tác giả.
- Đặc biệt quan trọng sau nhân vật chủ
chốt.
H: Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp
xúc với anh TN?
H: Ông họa sĩ suy nghĩ gì về nghề
nghiệp, về nghệ thuật, về cuộc sống của
con người?
- Suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, cuộc
-> Giàu tình cảm, cởi mở, chu đáo, chân
thành.
-> Phẩm chất khiêm tốn, giản dị.
-> NT miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ
đối thoại và độc thoại.
* Một người có lý tưởng, biết làm chủ
bản thân, làm chủ hoàn cảnh, hy sinh
tuổi trẻ, cống hiến hết mình cho đất
nước.
3. Những nhân vật khác:
a. Nhân vật hoạ sĩ.
- Gặp anh TN: xúc động, bối rối (vì đã
gặp được điều ông đang tìm kiếm)
sống, về sức mạnh và sự bất lực của
nghệ thuật.
-> Cùng với nhân vật chính đã góp phần
thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
H: Ông đã làm được điều gì?
H: Em hiểu gì về quan điểm NT của hoạ
sĩ?
- Đi vào thực tế cuộc sống với tấm lòng
tin yêu con người sẽ giúp nghệ sĩ có cảm
hứng sáng tạo NT
H: Tóm lại qua cách kể chuyện, em có
nhận xét gì về nhân vật ông Hoạ sĩ?
Hs: Theo dõi đoạn: "Những băn khoăn..
như thế".
H: Tình cờ gặp gỡ, trò chuyện với anh
thanh niên, cô có cảm xúc gì?
H: Tại sao cô lại có cảm giác đó?
H: Từ đó trong lòng cô xuất hiện ấn
tượng nào?
H: Để cảm ơn anh cô đã nảy sinh ý định
gì?
H: Qua những chi tiết trên, em thấy cô
là người thế nào?
H: Việc đưa nhân vật cô kĩ sư vào truyện
có tác dụng gì?
(Câu chuyện về người TN mềm đi, thoát
khỏi cái dáng của một bút kí đi đường..)
H: Vai trò của bác lái xe?
- Nếu thiếu nhân vật Bác lái xe thì câu
chuyện sẽ ra sao?
(Nhân vật làm cho câu chuyện sinh
động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm
hiểu của người đọc)
H: Nhận xét gì về nhân vật này ?
H: Các nhân vật phụ có vai trò gì trong
truyện?
* Thông qua những cảm xúc, suy nghĩ,
thái độ cảm mến của các nhân vật phụ,
nhân vật anh TN được hiện ra rõ nét và
đẹp hơn; chủ đề tác phẩm được mở rộng
thêm.
- Vẽ chân dung anh TN - hình ảnh tiêu
biểu của người chiến sĩ trên mặt trận lao
động sản xuất.
=> Yêu đời, say mê sáng tạo trăn trở với
nghệ thuật.
b. Cô kĩ sư trẻ mới ra trường:
- Bàng hoàng, khâm phục, ngạc nhiên
- Vững tin vào mình hơn.
- Hàm ơn khó tả.
=> Trẻ trung, kín đáo, giàu khao khát.
c. Bác lái xe:
- Giới thiệu anh TN: “người cô độc nhất
thế gian” -> gây sự tò mò...
- Có quan hệ thân tình với anh TN.
- Là người cởi mở, hay giúp đỡ người
khác.
=> Thân mật, vui tính, chu đáo
- Sa Pa lặng lẽ, mảnh đất những con
người lặng lẽ cống hiến cho Tổ Quốc.
(Thủ pháp NT thành công khi xây dựng
nhân vật chính thông qua nhân vật phụ)
- GVMR: Trong truyện còn có những
nhân vật... mà chỉ được giới thiệu gián
tiếp (ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán
bộ nghiên cứu lập bản đồ sét) góp phần
thể hiện chủ đề tác phẩm)
KT lược đồ tư duy, trình bày 1 phút
H: Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
- Phân tích đoạn mở đầu và đoạn kết:
“Rời cây cầu... ba góc đó và... lúc bấy
giờ... lúc mạ bạc”.
H: Phát biểu chủ đề của Truyện?
- HS đọc ghi nhớ (T 189)
H: Qua phân tích văn bản hãy cho biết ý
nghĩa của truyện?
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình
cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc
thoại nội tâm.
- NT tả cảnh thiên nhiên đặc sắc: miêu
tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm
truyện.
2. Nội dung:
Truyện ca ngợi những con người lao
động trẻ tuổi, bình thường, lặng lẽ làm
việc cống hiến cho đất nước.
3. Ý nghĩa:
Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc
gặp gỡ với những con người trong một
chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa
sĩ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu
mến đối với những con người có lẽ sống
cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến
cho Tổ quốc.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
H: H: Nhận xét tên các nhân vật trong truyện? Vì sao tác giả lại gọi họ như vậy?
(Các NV không được đặt tên: tác giả muốn vô danh họ, bình thường hoá họ. ->
Đó là những con người lao động bình thường, phổ biến thường gặp...)
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng:
Bài tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nêu cảm nghĩ về phẩm chất
của anh thanh niên được thể hiện trong văn bản.
Bài tập 2: Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân?
GV: Cho HS nghe bài hát nhẳn nhủ tới thế hệ trẻ hôm nay: đừng hỏi tổ quốc đã
làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển sáng tạo:
- Về nhà sưu tầm thêm các tác phẩm khác viết về người lao động, tấm gương trẻ
cống hiến cho Tổ quốc.
V. HD TỰ HỌC: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
* Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
H: Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
- Cuộc chia tay giữa ba người: Hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
H: Ai là người kể câu chuyện trên?
- Người kể không xuất hiện. Người kể giấu mình ->Ngôi kể thứ 3.
H: Vì sao em xác định như vậy?
- Ba nhân vật trong đoạn văn đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách
quan:
+ Anh thanh niên vừa vào, kêu lên.
+ Cô kĩ sư mặt đỏ ửng.
+ Bỗng người hoạ sĩ già quay lại.
- Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi
(hoặc xưng tên 1 trong 3 nhân vật hoặc xưng tôi).
-> Nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
Người kể chuyện hoá thân vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình
cảm của anh ta.
-> Người kể chuyện am hiểu tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình
cảm của các nhân vật.
VI. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Soạn bài: Ánh trăng
- Tìm hiểu tác giả Nguyễn Duy, Hoàn cảnh sáng tác VB, thể loại, PTBĐ
- Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ và hiện tại được gợi tả qua những từ ngữ
hình ảnh thơ nào?
- Con người bắt gặp ánh trăng trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng của con người
được bộc lộ ra sao?
- Cảm xúc suy nghĩ của tác giả trước sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_67_lang_le_sa_pa_tiet_2_nam_hoc_2.pdf