Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

- HS có hiểu biết về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về

những con người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc

trong tác phẩm.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện

- Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ

- Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho

Tổ quốc.

- GD học sinh phẩm chất yêu nước

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Tự học tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp

hợp tác; hoạt động nhóm.

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ, tư duy, tạo lập văn bản .

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Ảnh chân dung tác giả, Hình ảnh thiên nhiên Sa Pa

2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.

pdf9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 01/11/2019 - 9A3; 04/11/2019 - 9A1 TIẾT 66 - VĂN BẢN LẶNG LẼ SA PA (Trích) Nguyễn Thành Long I. MỤC TIÊU - HS có hiểu biết về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những con người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm. 2. Kĩ năng - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện - Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ - Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho Tổ quốc. - GD học sinh phẩm chất yêu nước 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự học tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp hợp tác; hoạt động nhóm. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, tư duy, tạo lập văn bản . B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Ảnh chân dung tác giả, Hình ảnh thiên nhiên Sa Pa 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - SGK, SGV, phiếu học tập, Chân dung tác giả, bài hát về vùng đất Sa Pa 2. Học sinh: a) Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. + Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, nhân vật chính + Hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên b) Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c) Sau giờ lên lớp: HS tóm tắt được văn bản. Cảm nhận được vẻ đẹp của anh thanh niên qua hoàn cảnh sông svà công việc III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: - Đặt câu hỏi, động não, trình bày, công đoạn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc khổ thơ cuối của bài thơ Bếp lửa và chỉ ra nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ đó? ? Nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa? 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Gv: Cho hs nghe bài hát SaPa nơi gặp gỡ đất trời. ? Nêu cảm nhận của em khi nghe bài hát ? Em hãy nêu những hiểu biết của em về vùng đất Sa Pa * Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có những công việc tưởng như nhàm chán ít được quan tâm đến nhưng mang lại lợi ích cho đất nước có những con người sống hi sinh hầm lặng vậy họ là ai cô trò ta sẽ cùng nhau đi těm hiểu tiết học hôm nay. * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Gv: Treo tranh chân dung tác giả - HĐ cá nhân –KT động não ? Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả? - HS quan sát ảnh chân dung nhà văn. - GT bút danh: Phan Minh Thảo, Lưu Quỳnh. - Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm giàu chất thơ, ánh lên vẻ đẹp con người và mang ý nghĩa sấu sắc. ? Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện? - TN miền Bắc đang tích cực tham gia PT “Thanh niên ba sẵn sàng” GV: giới thiệu một số tác phẩm chính: - Bát cơm Cụ Hồ (Bút kí năm 1952). - Chuyện nhà, chuyện xưởng (1962 - Những tiếng vỗ cánh (1967). - Giữa trong xanh(Truyện ngắn 1972). - GVHD đọc: giọng chậm, cảm xúc, lắng sâu... (dùng phương pháp đọc kể cuốn truyện) - GV đọc mẫu -> gọi HS đọc. - Nhận xét. - Gọi HS tóm tắt cốt truyện Lặng lẽ Sapa có cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sapa. Đây là lần đầu tiên họ gặp nhau nhưng trong một khoảng thời gian ngắn ngủi giữa họ đã có sự cảm I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả - Nguyễn Thành Long (1925- 1991) - Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. b. Văn bản - Truyện sáng tác năm 1970 nhân một chuyến đi thực tế Lào Cai của tác giả. - In trong tập: “Giữa trong xanh” (1972) 2. Đọc và tìm hiểu chú thích: a. Đọc - tóm tắt: thông, quý mến, chân tình. Cuộc gặp gỡ bất ngờ nơi heo hút ấy đã để lại trong tâm tưởng mỗi người những tình cảm, ấn tượng tốt đẹp. - GV: nhận xét - tóm tắt lại đoạn trích. ? Em hiểu ntn về: “Vật lý địa cầu”, “máy nhật quang ký”. - HĐN 2 (2p) – Thực hiện các câu hỏi ? Văn bản thuộc thể loại nào? ? So với truyện ngắn “Làng”, “Lặng lẽ Sa Pa” có cốt truyện như thế nào? - Cốt truyện đơn giản hơn chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kỹ sư và anh thanh niên. ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? ngôi kể ấy có tác dụng gì? ? Truyện được kể với sự đan xen của những phương thức biểu đạt nào? - HĐ cặp đôi (2p) ? Dựa vào nội dung, chia văn bản thành mấy phần? Giới hạn và nội dung chính từng phần? - HĐ cá nhân –KT động não ? Truyện có những nhân vật nào? ai là nhân vật chính? - Nhân vật chính: anh Thanh niên - GV nêu mục tiêu: Phân tích theo tuyến nhân vật GV: Anh thanh niên không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát với các nhân vật kia, khi xe của họ dừng lại, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí hoạ chân dung về anh. - HS đọc từ: “Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ... như khi đến”. ? Nhân vật anh thanh niên xuất hiện qua lời kể của ai? Bác lái xe. b. Chú thích: (sgk) 3. Thể loại, ngôi kể và PTBĐ: - Thể loại: Truyện ngắn hiện đại. - Ngôi kể: ngôi thứ 3 làm cho việc kể chuyện thêm khách quan, sinh động. - Phương thức: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, lập luận. 4. Bố cục văn bản: 3 phần: - P1: Từ đầu -> anh ta kia: Giới thiệu Nhân vật anh thanh niên - P2: Tiếp đến -> như thế: Diễn biến cuộc gặp gỡ. - P3: còn lại: Cảnh chia tay. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Nhân vật anh thanh niên a. Hoàn cảnh sống và công việc * Hoàn cảnh sống - GV dùng phiếu - HĐN 4 –(4p) ? Anh thanh niên được giới thiệu qua những chi tiết nào? - Hoàn cảnh sống của anh thanh niên có gì đặc biệt? - Anh thanh niên làm nghề gì? Công việc cụ thể của anh? ? Những chi tiết trên cho ta hiểu gì về hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên? - HS báo cáo , bổ sung, nhận xét. - GV liên hệ thanh niên ngày nay. ? Em có cảm nhận gì về công việc cũng như cuộc sống của anh? + 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m, bốn bề chỉ cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. + “Cô độc nhất thế gian”; + “Thèm người”, lăn cây chắn đường ngăn xe để gặp người. => Cô đơn, buồn tẻ, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. * Công việc + Làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu. + Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất... phục vụ sản xuất, chiến đấu. + Một ngày 4 lần ghi số liệu báo cáo về trung tâm. + Cả ngày quanh quẩn với mấy chiếc máy. => Đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao. * Tiểu kết - Cuộc sống cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng nhưng anh vui vẻ chấp nhận với công việc khó khăn, vất vả với một tinh thần trách nhiệm cao, ý chí nghị lực ai cũng thán phục. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Em có cảm nhận gì về hoàn cảnh sống của anh thanh niên qua tìm hiểu đoạn văn đầu. * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? Nêu hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác văn bản. ? Tóm tắt nội dung chính của văn bản. * HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm thêm các thông tin về vùng đất Sa Pa, sưu tầm tranh ảnh. - Tìm hiểu thêm các tác phẩm của Nguyễn Thành Long. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: “ Lặng lẽ Sa Pa tiết 2”. Yêu cầu: ? Đọc lại văn bản và trả lời các câu hỏi SGK. ? Tìm hiểu công việc của anh thanh niên, vẻ đẹp trong tính cách của nhân vật anh thanh niên. ? Tìm hiểu nhân vật Ông họa sĩ, cô kĩ sư ? Nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của văn bản Ngày giảng: 04/11/2019 – 9A3 05/11/2019 – 9A1 Tiết 67 - văn bản LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long) Hướng dẫn tự học ở nhà: Người kể chuyện trong văn bản tự sự I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Thấy được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm. - Những hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự (HDĐT) 2. Kĩ năng - Tiếp tục phân tích nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác trong tác phẩm tự sự. - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ - Lòng yêu mến, cảm phục với những người Lao động đang cống hiến quên mình cho Tổ quốc. Giáo dục hs phẩm chất yêu nước 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự học tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp hợp tác; hoạt động nhóm. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, tư duy, tạo lập văn bản . II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - SGK, SGV, phiếu học tập, Ảnh mây núi Sa Pa 2. Học sinh: a) Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. + Phẩm chất của anh thanh niên + Đặc điểm của các nhân vật khác: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe. + Nôi dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. b) Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c) Sau giờ lên lớp: Cảm nhận được vẻ đẹp của những con người cống hiến thầm lặng. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về những nhân vật đó. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: - Đặt câu hỏi, động não, trình bày, công đoạn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt văn bản Lặng lẽ Sa Pa. ? Nhận xét về cuộc sống và công việc của anh thanh niên? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Khi Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh thanh niên. Anh từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Điều đó cho thấy phẩm chất đáng quý nào của anh được bộc lộ tiết hôm nay... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức , kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức - GV khái quát tiết 1 - HS đọc: Hồi cháu chưa vào nghề... thèm người là gì?... - HĐ cá nhân - KT động não ? Anh đã có những suy nghĩ như thế nào về công việc mình đang làm?(T185) ? Phẩm chất tốt đẹp nào của anh được hiện lên trong công việc?(không cô đơn) - HĐ cặp đôi 2p thực hiện các câu hỏi sau ghi nhanh ra giấy nháp ? Ngoài công việc ra, anh Thanh niên còn tạo ra được niềm vui nào nữa? ? Tìm các chi tiết? Nhận xét ? Người TN ấy còn có nét tính cách và phẩm chất đáng mến nào nữa? Tìm chi tiết? Nhận xét + Bác lái xe: Anh đào củ tam thất làm quà . + Khách ở xa đến thăm: Vui mừng luống cuống ân cần chu đáo tiếp đãi khách xa đến thăm bất ngờ. + Tăng cô kĩ sư bó hoa + Chia tay mọi người anh xúc động phải quay mặt đi ấn vào tay ông họa sĩ làn trứng gà làm quà, không dám tiễn II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật anh thanh niên a. Hoàn cảnh sống và làm việc b. Phẩm chất * Trong công việc + Khi làm việc, ta với công việc là đôi, cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” + Anh thấy hạnh phúc khi góp phần vào chiến thắng của không quân ta... -> Lòng yêu nghề, tận tâm với công việc. * Trong cuộc sống + Cuộc sống ngăn nắp khoa học. + Nuôi gà, trồng hoa. + Viết đơn xin ra mặt trận, hạnh phúc khi được cống hiến; + Tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. => Yêu đời, yêu cuộc sống, sống có lý tưởng. * Mối quan hệ với mọi người - Chu đáo, quan tâm tới người khác, thực sự cảm động, vui mừng khi có khách đến thăm. -> Giàu tình cảm, hiếu khách cởi mở, chu đáo, chân thành, giản dị khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”. ? Qua việc từ chối vẽ chân dung của mình và giới thiệu với ông hoạ sĩ những người khác, đã thể hiện vẻ đẹp nào của anh TN? - HĐ cá nhân – KT trình bày 1p ? Qua tìm hiểu tác phẩm, em hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên? GVLH: Hình ảnh đẹp tiêu biểu cho thể hệ trẻ Việt Nam những năm thập kỉ 70 những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc bình thường, lặng lẽ mà vô cùng cần thiết. - GV liên hệ về cách sống của TN hiện nay qua bài GDCD lớp 9: Lí tưởng sống của thanh niên. GV yêu cầu HS kể tóm tắt các nhân vật phụ: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe. - HĐN 4 theo dãy bàn – 3p (mỗi dãy tìm hiểu đặc điểm 1 nhân vật) - Dãy 1 ? Nhân vật ông Hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện? ? Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc với anh TN? ? Ông đã làm được điều gì? ? Tóm lại qua cách kể chuyện, em có nhận xét gì về nhân vật ông Hoạ sĩ? - Dãy 2 ? Cuộc gặp gỡ tình cờ với anh Thanh niên, để lại cho cô những ấn tượng và tình cảm gì? - Khiêm tốn. => Một người có lý tưởng, biết làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, hy sinh tuổi trẻ, cống hiến hết mình cho đất nước. anh luôn vui vẻ chấp nhận công việc khó khăn, vất vả với một tinh thần trách nhiệm cao, lòng yêu nghề, yêu cuộc sống, người giàu tình cảm, cởi mở, chu đáo, chân thành nhưng hết sức khiêm tốn và giản dị. 2. Những nhân vật khác: a. Nhân vật hoạ sĩ. - Là điểm nhìn trần thuật của tác giả vừa là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả. - Gặp anh Thanh niên: xúc động, bối rối (vì đã gặp được điều ông đang tìm kiếm) - Vẽ chân dung anh Thanh niên - hình ảnh tiêu biểu của người chiến sĩ trên mặt trận lao động sản xuất. => Yêu đời, say mê sáng tạo trăn trở với nghệ thuật. b. Cô kĩ sư trẻ mới ra trường - Cô bàng hoàng + Hiểu thêm vẻ đẹp tinh thần của anh Thanh niên. + Quyết định lên công tác ở miền núi xa xôi là đúng. - Dãy 3 ? Vai trò của bác lái xe trong truyện? Nếu thiếu nhân vật Bác lái xe thì câu chuyện sẽ ra sao? (Nhân vật làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc) - HĐ cá nhân – KT trình bày 1p (Hs ghi nhanh ra giấy nháp trả lời câu hỏi) ? Các nhân vật phụ có vai trò gì trong truyện? (Thủ pháp NT thành công khi xây dựng nhân vật chính thông qua nhân vật phụ) - GV: Trong truyện còn có những nhân vật... mà chỉ được giới thiệu gián tiếp (ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét) góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm) - HĐN6 (5p) - KT công đoạn (Hs trả lời câu hỏi sau) - GV phát phiếu học tập ? Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện. ? Nêu giá trị nội dung? ? Qua phân tích văn bản hãy cho biết ý nghĩa của truyện? c. Bác lái xe - Giới thiệu anh thanh niên: “người cô độc nhất thế gian” -> gây sự tò mò... - Có quan hệ thân tình với anh Thanh niên. - Là người cởi mở, hay giúp đỡ người khác. * Thông qua những cảm xúc, suy nghĩ, thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, nhân vật anh Thanh niên được hiện ra rõ nét và đẹp hơn; chủ đề tác phẩm được mở rộng thêm. - Sa Pa mảnh đất những con người đang âm thầm lặng lẽ cống hiến cho Tổ Quốc. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật + Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn + Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. + Kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. 2. Nội dung + Khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên dỉnh núi cao. + Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. 3. Ý nghĩa Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ. thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh Thanh niên? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? Lý giải tại sao tác giả lại đặt tên truyện là Lặng lẽ Sa Pa ? - Nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, kì ảo của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây. ? Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có không ít những tấm gương có lí tưởng sống đẹp giống như anh thanh niên, giống như cô kĩ sưEm có biết họ là những ai không? - chị lao công - những chiến sĩ nơi biên giới hải đảo xa xôi - những thanh niên tình nguyện ? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới HDTH: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ - Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự -> Nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Người kể chuyện hoá thân vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta. -> Người kể chuyện am hiểu tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. - Sưu tầm các tác phẩm khác viết về người lao động V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà xem lại nội dung của bài. - Học bài theo vở nghi, kết hợp tóm tắt văn bản theoSGK. - Chuẩn bị bài: Ánh trăng + Đọc thuộc lòng văn bản, Tác giả, văn bản, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, thể loại + Hình ảnh ánh trăng của hiện tại và quá khứ. + Sự sáng tạo hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa, kết hợp tự sự, trữ tình + Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_6667_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf