I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- HS có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về
những con người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hiểu được hiểu, cảm nhận được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp
dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện ngay tại lớp và tóm tắt được
truyện sau khi học song bài.
- Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm
3. Thái độ:
- Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho Tổ quốc.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học và sáng tạo,
năng lực hợp tác, thẩm mĩ,
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ, cảm thụ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài, sgk, sgv.
- Chân dung tác giả, tranh ảnh và bài hát về Sa Pa.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp :
Gợi mở, vấn đáp, PP phân tích, PP thuyết trình, giải quyết vấn đề, dùng lời có nghệ
thuật.
2. Kĩ thuật :
- Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời
56 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 65 đến 83 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày dạy: 1/11/2019
TIẾT 65 - VĂN BẢN: BẾP LỬA (Tiếp theo)
( Bằng Việt)
HDĐT: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
(Nguyễn khoa Điềm)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
* Bài 1:
- Tiếp tục cho HS hiểu những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người
bà giàu yêu thương, giàu đức hy sinh
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp các yếu tố tự
sự, miêu tả và bình luận trong tác phẩm trữ tình
* Bài 2:
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của
khúc hát ru thiết tha trìu mến.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm thơ, cảm nhận hình tượng văn học.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa tổ quốc có
mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thương biết ơn người thân , giữ gìn kí ức thời thơ ấu.
4. Định hướng năng lực
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp,
thẩm mĩ, cảm thụ.
- HS có phẩm chất : Tự tin , tự chủ, yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với
cộng đồng và đất nước.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
- Giáo án, phiếu học tập
2. Học sinh
- Soạn bài theo hướng dẫn của GV
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp :
- Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm, PP luyện tập thực hành, PP phân tích, Dùng
lời có nghệ thuật, PP thuyết trình
2. Kĩ thuật :
- Đặt câu hỏi, trình bày một phút, Hỏi và trả lời, Động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
H:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Bếp lửa”
H:Hình ảnh bếp lửa gắn với ai? Qua đo cho thấy điều gì từ hình ảnh đó?
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Khởi động
GV cung cấp video bài hát về tình bà cháu
2
? Cảm nhận của em khi nghe bài hát trên.
Hoạt động2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 2: Phân tích
- HS làm việc cá nhân
- HS đọc khổ thơ 6
H. Hình ảnh người bà hiện lên qua
những câu thơ nào?
H. BPNT nào được sử dụng trong
câu thơ này?
H. Nỗi nhớ về bà được thể hiện ntn
qua lời thơ trên?
- GV:giảng-bình
và liên hệ bài thơ “Tiếng gà trưa”
- HS thảo luận cặp đôi
H. Hình ảnh bà nhóm lửa được gợi
tả qua lời thơ nào?
H.Tác giả sử dụng BPNT gì?
H. Tác dụng của điệp từ “ nhóm”
trong lời thơ trên ?
- GV:giảng-bình
H. Từ đó tác giả đã khẳng định điều
gì về bếp lửa. Câu thơ nào thể hiện
điều đó?
- GV sử dụng kĩ thuật động não
H. Em hiểu như thế nào về sự kì lạ
và thiêng liêng của bếp lửa ?
- Hs trình bày
H. Kiểu câu được tác giả sử dụng?
H. Em hiểu gì về cảm xúc của cháu
qua các lời thơ trên?
- HS hoạt động cả lớp
H. Hoàn cảnh của cháu trong thời
điểm hiện tại được khắc họa qua
câu thơ nào?
H. Biện pháp nghệ thuật được sử
dụng? Tác dụng?
H. Trong hoàn cảnh đó, hình ảnh
nào luôn in đậm trong tâm hồn
A. Bếp lửa ( tiếp)
3. Suy ngẫm về bà và bếp lửa
Lận đận...nồng đượm
+ NT : Đảo ngữ, ẩn dụ, từ láy, giọng thơ
trầm lắng
-> Nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân trong
cuộc đời bà
->Nhớ về sự tần tảo, đức hi sinh của bà.
Nhóm...tuổi nhỏ
+ Điệp từ ''nhóm''
-> Bà nhóm lên ngọn lửa ấm để sưởi ấm ,
nhóm lên tình yêu thương vô bờ dành cho
cháu, nhóm dậy trong cháu tình làng nghĩa
xóm, nhóm dậy những ước mơ - khát
vọng.
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
- Kì lạ : không mưa nắng, không bom đạn
nào của kẻ thù có thể dập tắt được.
- Thiêng liêng : Vì đó chính là tình bà. Nơi
ấp ủ và sáng lên mãi tình cảm bà cháu
+ NT: Thán từ ôi, câu cảm thán
-> Ca ngợi cuộc đời bà, tôn kính và biết ơn
bà vô hạn
4. Nỗi nhớ bà khi cháu đã trưởng thành
* Khổ 7 :
Giờ cháu...trăm ngả
+ NT : Điệp từ ''có''
-> Hoàn cảnh thay đổi, cháu được đi xa,
được tiếp nhận những điều tốt đẹp .
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa
3
cháu?
H. Xác định BPNT. Nhận xét giọng
thơ?
H. Người cháu đã tự nhắc nhở mình
điều gì?
GV: ...Ngọn lửa trong lòng bà trở
thành niềm tin thiêng liêng trong
lòng cháu.
H. Hình ảnh bếp lửa xuất hiện bao
nhiêu lần trong bài thơ, tác dụng?
H. Em hiểu được điều gì trong tình
cảm của người cháu?
- GV bình và liên hệ
- GV sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời
H: Nêu đặc sắc về nghệ thuật của
bài thơ ?
H: Nêu nội dung chính của bài
thơ
H: Ý nghĩa văn bản ?
- Gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK
HS đọc chú thích/ SGK
GV khái quát nét chính về tác giả,
văn bản
+ Câu hỏi tu từ
+ Giọng thơ khẳng định
-> Không quên những lận đận trong cuộc
đời bà, tấm lòng, tình cảm của bà
- Bếp lửa xuất hiện 10 lần cùng với hình
ảnh của bà
=> Nỗi nhớ thương bà khôn nguôi
( nhớ về bếp lửa)
- Kính yêu, trân trọng, biết ơn bà....Đây là
khởi đầu cho tình yêu quê hương đất nước
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần
gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý
nghĩa biểu tượng.
- Viết theo thể thơ tám chữ.
- Kết hợp giữa miêu tả, tự sự, nghị luận
và biểu cảm.
2. Nội dung
- Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc
động về bà và tình bà cháu, đồng thời thể
hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn
của cháu đối với bà và cũng là đối với gia
đình, quê hương, đất nước.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình
bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về
những người bà, những người mẹ, về
nhân dân nghĩa tình
* Ghi nhớ: SGK
B. Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru
những em bé lớn trên lưng mẹ
I. Đọc- tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả- văn bản
a. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm (1943).
- Quê: Thừa Thiên Huế.
- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ.
b. Văn bản:
- Bài thơ sáng tác năm 1971, khi tác giả
đang công tác ở chiến khu Miền tây Thừa
4
GV hướng dẫn cách đọc
- Giọng đọc tha thiết, lưu ý các
đoạn điệp khúc.
GV đọc mẫu
2HS đọc, HS nhận xét cách đọc
GV nhận xét cách đọc
H: Hình ảnh người mẹ qua 3 lời ru
thể hiện như thế nào?
H: Qua 3 lời ru em cảm nhận đó là
người mẹ như thế nào?
Gv cung cấp nét chính về nội dung,
nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
Thiên.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
3. Thể loại, PTBĐ:
- Thể thơ: Trữ tình, 8 tiếng.
- PTBĐ: Tự sự + biểu cảm.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh người mẹ qua 3 lời ru.
* Lời ru 1 :
-> giàu tính tạo hình, từ láy, hoán dụ
=> Cuộc sống đói khổ, tình thương yêu của
mẹ vẫn luôn dành cho con.
* Lời 2.
-> Nghệ thuật ẩn dụ .
=> Con là niềm tự hào, niềm vui, nguồn
hạnh phúc của mẹ.
* Lời 3.
- Mẹ địu con chuyển lán, đạp rừng, giành
trận cuối.
-> Động từ, điệp từ
=> Từ công việc của người hậu phương
trở thành người mẹ chiến sĩ trên trận tuyến
đánh Mĩ ngay trên quê hương buôn làng.
=> Người mẹ Việt Nam đói khổ nhưng anh
hùng, một lòng một dạ với cách mạng,
giàu tình yêu thương con, gắn với tình yêu
buôn làng, bộ đội và sự nghiệp chung của
đất nước.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- Sử dụng thành công giọng điệu hát ru,
hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá.
- Cách kết cấu hợp lí , lô- gíc
2. Nội dung.
- Người mẹ Tà ôi anh hùng, đảm đang, gắn
liền tình yêu con với lòng yêu nước
3. Ý nghĩa
Bài thơ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao
đẹp của người bà mẹ Tà-Ôi dành cho con,
cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước
5
Hoạt động 3: Luyện tập
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn cảm nhận về bà của em
Hoạt động 5: tìm tòi và mở rộng
- Tìm đọc những bài thơ viết về tình bà cháu
- Học thuộc bài thơ, nắm chắc nội dung và nghệ thuật
V HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Chuẩn bị văn bản : Lặng lẽ Sa Pa:
+ Tác giả, tác phẩm
+ Ngôi kể
+ Các nhân vật phụ
+ Nhân vật anh thanh niên
6
Ngày dạy: 5/11/2019
TIẾT 66 - VĂN BẢN : LẶNG LẼ SA PA
(Trích) ( Nguyễn Thành Long )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- HS có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về
những con người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hiểu được hiểu, cảm nhận được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp
dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện ngay tại lớp và tóm tắt được
truyện sau khi học song bài.
- Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm
3. Thái độ:
- Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho Tổ quốc.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học và sáng tạo,
năng lực hợp tác, thẩm mĩ,
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ, cảm thụ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài, sgk, sgv.
- Chân dung tác giả, tranh ảnh và bài hát về Sa Pa.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp :
Gợi mở, vấn đáp, PP phân tích, PP thuyết trình, giải quyết vấn đề, dùng lời có nghệ
thuật.
2. Kĩ thuật :
- Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày những nét chính về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản “ Bếp lửa”
của Bằng Việt?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
GV cung cấp một số hình ảnh về thiên nhiên và con người sa pa
- Cảm nhận về Sa Pa qua các bức ảnh trên?
- GV giới thiệu vào bài.
Từ cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ bình thường đang làm việc
miệt mài cho mảnh đất Sa Pa, nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi làm việc của
những con người thầm lặng với những phẩm chất trong sáng cao đẹp, qua một
chuyến đi nghỉ tại Sa Pa Nguyễn Thành Long đã viết lên truyện ngắn đặc sắc dạt
7
dào chất thơ. Để hiểu được nét đặc sắc đó chúng ta cùng tìm hiểu văn bản.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS Kiến thức trọng tâm cần nắm
- GV gọi HS thuyết trình tích cực về tác
giả
H:Văn bản ra đời trong thời gian nào?
H. VB cần được đọc với giọng điệu ntn?
- GV hướng dẫn đọc và đoc mẫu
- GV gọi HS đọc -> NX
- Yêu cầu một HS tóm tắt lại văn bản.
- GV yêu cầu HS chú ý một số chú thích
SGK
- GV sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời
H. Văn bản thuộc thể loại gì?
H. Phương thức biểu đạt ?
H. Nhận xét gì về cốt truyện và tình
huống cơ bản của truyện ?
Cốt truyện đơn giản kể lại cuộc gặp gỡ
tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác
lái xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên
Sơn (Sa Pa)
H. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Tác dụng của ngôi kể này ?
Ngôi thứ ba (qua điểm nhìn của ông họa
sĩ già, có những đoạn nhỏ qua điểm nhìn
của cô kĩ sư) -> Câu chuyện chân thực,
khách quan đồng thời làm nổi bật chất
trữ tình.
GV : Đây là sáng tạo của tác giả...
H.Tác phẩm là ''một bức chân dung''.
Theo em đó là chân dung ai? Chân dung
đó được hiện ra trong cái nhìn, suy nghĩ
của nhân vật nào?
- GV sử dụng kĩ thuật động não
H. Em có nhận xét gì về tên của các
nhân vật trong truyện ngắn?
I. Đọc- tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả
- Nguyễn Thành Long (1925-
1991), Quê : Quảng Nam
- Ông là nhà văn chuyên viết
truyện ngắn, kí, hướng vào cuộc
sống đời thường và trưởng thành
trong kháng chiến chống Pháp
2. Tác phẩm :
* Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ
:Viết 1970 Sau chuyến đi thực tế ở
Lào Cai.
* Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích
- Đọc và tóm tắt
- Chú thích
* Thể loại : Truyện ngắn
* PTBĐ : Tự sự kết hợp miêu tả,
biểu cảm, lập luận
* Cốt truyện: đơn giản
* Ngôi kể : Ngôi thứ ba
* Nhân vật chính của truyện là anh
thanh niên qua cái nhìn, suy nghĩ
của nhân vật khác (ông họa sĩ, cô kĩ
sư...)
* Nhân vật (chính, phụ) đều không
có tên cụ thể, nó có thể là bất kì một
8
- HS đọc từ: “Trong lúc mọi người xôn
xao vui vẻ... anh ta kia”/181
H: HĐN bàn - 2p : Anh thanh niên
được giới thiệu qua những chi tiết nào?
Hoàn cảnh sống của anh thanh niên có gì
đặc biệt?
H: Những chi tiết trên cho ta hiểu gì về
hoàn cảnh sống của anh thanh niên?
- HS đọc từ: “Công việc của cháu... ngủ
được”/183
H: Anh thanh niên làm nghề gì? Công
việc cụ thể của anh?
H: Thời gian làm việc của anh như thế
nào?
H: Không gian ở đây diễn ra như thế
nào?
H: Em có nhận xét gì về công việc ấy?
Công việc đòi hỏi ở anh điều gì?
HS đọc đoạn văn / máy chiếu
H. Thái độ của anh với công việc?
- Yêu nghề tha thiết
- Thấy công việc thầm lặng có ích cho
cuộc sống, cho mọi người.
GV: Một hoàn cảnh sống đặc biệt như
thế tại sao anh vượt qua và say mê với
công việc
H: Từ các chi tiết trên em có nhận xét gì
về hoàn cảnh sống và làm việc của anh
thanh niên?
GV: Vậy ngoài ra còn điều gì đã giúp
anh vượt qua được hoàn cảnh ấy các em
học ở tiết 2
cái tên nào đó của một con người
nào đó đang lặng lẽ hiến dâng cho
đời, cho tổ quốc (cái tôi, cái riêng
đặt trong cái chung, cái cộng đồng)
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Nhân vật anh thanh niên
* Hoàn cảnh sống, công việc:
* Hoàn cảnh sống
- 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh
núi Yên Sơn cao 2600 m, bốn bề chỉ
cỏ cây và mây mù lạnh lẽo.
- “Cô độc nhất thế gian”;
- “Thèm người”, lăn cây chắn
đường ngăn xe để gặp người.
-> Cô đơn, buồn tẻ, thiếu thốn cả về
vật chất lẫn tinh thần.
* Công việc:
- Làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính
mây, đo chấn động mặt đất... phục
vụ sản xuất, chiến đấu.
- Một ngày 4 lần ghi số liệu báo cáo
về trung tâm. (Làm việc vào lúc 4
giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, 1 giờ sáng. )
- Cả ngày quanh quẩn với mấy chiếc
máy.
- Mưa tuyết, gió bão, bóng tối, im
lặng như chực vồ lấy anh.
-> Khó khăn, gian khổ, đòi hỏi tỉ
mỉ, chính xác, có tinh thần trách
nhiệm cao,
-> Anh ý thức được công việc và
trách nhiệm của minh.
=> Sống cô đơn, gian khổ, vất vả,
khó khăn, khắc nghiệt; là người
9
Hoạt động 3: Luyện tập
- Tóm tắt truyện
- Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
Hoạt động 4: Vận dụng
Tìm hiểu tấm gương về con người lao động ở thộn bản hoặc quê hương em
Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm đọc các tác phẩm viết về hình ảnh người lao động.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Chuẩn bị tiết (tiếp). ? Tinh thần thái độ làm việc, tính cách của anh thanh niên.
Phân tích một số nhân vật khác.
- Tóm tắt truyên ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
Trên chuyến xe khách đi Lào Cai, bác lái xe trò chuyện với ông hoạ sĩ và cô
kĩ sư mới ra trường. Chiếc xe dừng lại lấy nước và nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu
với cô kĩ sư và ông hoạ sĩ về một người “Cô độc nhất thế gian”, đó là anh thanh
niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.
Xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của anh, ông hoạ sĩ đã phác hoạ bức chân dung
anh thanh niên. Sau cuộc trò chuyện âý, cô kĩ sư càng thấy vững tin hơn vào quyết
định lên nhận công tác ở miền núi của mình. Họ chia tay trong niềm xao xuyến,
bâng khuâng với lời hẹn của ông hoạ sĩ nhất định sẽ trở lại Sa Pa .
10
Ngày dạy:5 /11/2019
TIẾT 67 - VĂN BẢN: LẶNG LẼ SA PA
( Nguyễn Thành Long)
Hướng dẫn tự học ở nhà: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ
SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm được vẻ đẹp của con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ
quốc.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn của truyện.
- Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên.
- Nét chính về nội dung, ý nghĩa văn bản.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt diễn biến truyện và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Giáo dục thái độ tích cực tự giác trong học tập.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học và sáng tạo,
năng lực hợp tác, thẩm mĩ,
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ, cảm thụ, thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài, sgk, sgv.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp :
Gợi mở, vấn đáp, PP phân tích, PP thuyết trình, giải quyết vấn đề, dùng lời có nghệ
thuật.
2. Kĩ thuật :
- Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
H: Nêu hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên? Qua đó em cảm nhận
gì về công việc của anh thanh niên?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động: Các nhân vật phụ trong văn bản: Lặng lẽ Sa Pa có đặc
điểm gì nổi bật?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS Kiến thức trọng tâm cần nắm
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nhân vật anh thanh niên
11
H:Trong cuộc trò chuyện với mọi
người, anh còn toát lên những vẻ đẹp
nào ? Tìm dẫn chứng.
H: Qua cái nhìn của ông họa sĩ, em còn
cảm nhận được điều gì ở anh thanh
niên ?
H:Anh phản ứng như thế nào khi ông
họa sĩ định vẽ anh ?
- Từ chối và giới thiệu người xứng đáng
hơn.
H: Qua đây em có nhận xét gì về chân
dung của anh thanh niên ?
GV sử dụng kĩ thuật động não:
H: Anh TN đại diện cho những ai ?
GV : Anh đại diện cho những người lao
động trẻ, làm công việc bình thường,
lặng lẽ nhưng cần thiết. Anh sống có lí
tưởng, hạnh phúc khi được cống hiến
sức lực của mình cho cuộc đời .
H: Nhân vật ông hoạ sĩ già đóng vai trò
gì trong truyện ?
H: Khi gặp anh thanh niên, tâm trạng
của ông như thế nào ?
- Hs : Bối rối , xúc động , muốn vẽ về
anh
H:Ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật
này ?
Hs : Làm nổi bật nhân vật chính
H: Qua cuộc gặp gỡ với anh thanh niên,
cô kĩ sư trẻ đã hiểu thêm điều gì ? Tác
giả đưa cô vào truyện có tác dụng gì ?
* Phẩm chất của anh:
- Yêu đời, yêu nghề, say mê với
nghề, ý thức được công việc mình
làm.
- Anh có những suy nghĩ rất đúng và
sâu sắc về công việc đối với đời sống
con người.
- Anh tìm thấy niềm vui trong công
việc, rất yêu công việc của mình (
Khi ta làm việc ...chết mất)
- Ham đọc sách
- Biết tổ chức sắp xếp cuộc sống
ngăn nắp , chủ động : Trồng hoa ,
nuôi gà , đọc sách.
=> Tính cách : Một con người khiêm
tốn, cởi mở, chân thành, quý trọng
tình cảm , ân cần , chu đáo , quan
tâm đến mọi người xung quanh.
2. Các nhân vật khác
a. Ông hoạ sĩ :
- Là điểm nhìn cho người đọc quan
sát , hiểu về anh thanh niên.
- Khi gặp anh thanh niên : Bắt gặp vẻ
đẹp tâm hồn đáng quý, cơ hội hãn
hữu cho sáng tác nghệ thuật.
- Ông suy nghĩ về anh, về nghề
nghiệp, cuộc sống, về sức mạnh của
nghệ thuật.
b. Cô kĩ sư trẻ :
- Cô bàng hoàng, hiểu thêm về cuộc
sống một mình , dũng cảm tuyệt đẹp
của anh thanh niên.
12
H: Bác lái xe có vai trò gì trong truyện?
- GV sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời
yêu cầu HS khái quát về nội dung và
nghệ thuật.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể
chuyện ?
H:Truyện kể về điều gì ? Qua đó tác giả
muốn thể hiện điều gì ?
H:Văn bản có ý nghĩa như thế nào?
- Biết tự làm cho cuộc sống của mình
thêm thi vị , ý nghĩa : Đánh giá đúng
con đường mà cô đã lựa chọn.
c. Bác lái xe
- Là cầu nối giữa anh thanh niên và
mọi người xung quanh
- Kích thích sự chú ý tò mò của mọi
người về anh thanh niên
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật :
- Tạo tình huống truyện tự nhiên,
tình cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và
độc thoại nội tâm.
-Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc
sắc.
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị
luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác
phẩm truyện.
2. Nội dung
- Truyện khắc họa thành công hình
ảnh những người lao động bình
thường, tiêu biểu là anh thanh niên
làm công tác khí tượng một mình
trên đỉnh núi cao.Qua đó khẳng định
vẻ đẹp của con người lao động và ý
nghĩa của những công việc thầm
lặng.
3.Ý nghĩa văn bản:
- Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về
cuộc gặp gỡ với những con người
trong một chuyến đi thực tế của nhân
vật ông họa sĩ, qua đó tác giả thể
hiện niềm yêu mến đối với những
con người có lẽ sống cao đẹp đang
lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ
quốc.
* Ghi nhớ: SGK
* Hướng dẫn tự học ở nhà: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Vai trò của người kể chuyện:
H: Em thấy thông thường có những ngôi kể nào?
H:: Trong đoạn trích, người kể có xuất hiện không?
- Người kể không xuất hiện.
H: Khi người kể giấu mình đi sẽ đem lại hiệu quả gì cho câu chuyện?
13
- Có mặt khắp nơi, kể mọi hành động, tâm tư...
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK
+ Xác định ngôi kể, người kể, hạn chế và ưu điểm của ngôi kể này.
+ Lựa chọn một trong ba ngôi kể để chuyển đoạn văn theo cách kể đó.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Chủ đề của truyện là gì?
- Anh thanh niên có những phẩm chất, tính cách gì ?
- Qua đây em có suy nghĩ gì về những con người lao động ở Sa Pa nói riêng và
phục vụ tổ quốc nói chung ?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn cảm nhận về những con người lao động ở địa phương em ?
Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm đọc các tác phẩm viết về hình ảnh người lao động.
- Học bài, thuộc ghi nhớ
- Hoàn thành các bài tập phần luyện tập
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Chuẩn bị: Soạn bài : ’Ánh trăng’’Đọc bài thơ, tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh
sáng tác, tìm hiểu ánh trăng trong quá khứ, trong hiện tại, suy tư của tác giả? Nội
dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản?
14
Ngày dạy: 6 /11/2019
TIẾT 68 - VĂN BẢN : ÁNH TRĂNG
( Nguyễn Duy)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng
của Nguyễn Duy.
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân
tộc
- Cảm nhận đựoc sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và tự sự trong bố cục,
giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa văn bản, hình ảnh ánh trăng của hiện tại và quá
khứ.
- Sự sáng tạo hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa, kết hợp tự sự, trữ tình.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ.
3. Thái độ
- Giáo dục hs ý thức trân trọng những giá trị gần gũi trong cuộc sống .Từ đó biết
sống nghĩa tình thuỷ chung với quá khứ , hợp với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học năng lực hợp
tác, giao tiếp, phân tích.
- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ, cảm thụ, thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài, sgk, sgv.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, PP luyện tập thực hành, PP
phân tích.
2. Kĩ thuật : Thuyết trình tích cực, trình bày một phút, hỏi và trả lời, Động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
H: Đọc thuộc lòng “Bếp lửa”. Ý nghĩa bài thơ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động: : GV yêu cầu HS đọc những câu thơ viết về chủ đề
trăng.
? Cảm nhận về hình ảnh ánh trăng trong những câu thơ trên.
?Bài thơ ‘ Ánh trăng do ai sáng tác? Sáng tác trong thời kì nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung kiến thức trọng tâm
I. Đọc- tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả- văn bản :
15
H: Dựa vào chú thích ở SGK. Nêu
vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn
Duy ?
H:Bài thơ ra đời vào năm nào ?
- Gv hướng dẫn cách đọc :
Khổ 1,2,3 giọng tự sự
Khổ 4 đột ngột cất cao , ngỡ ngàng
Khổ 5,6 : tha thiết trầm lắng
- Gọi 2 em học sinh đọc , Gv nhận
xét .
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú
thích
H: Xác định thể thơ và phương
thức biểu đạt ?
H: Dựa vào mạch cảm xúc bài thơ
, hãy chia bố cục ?
* Bố cục: 3 phần
+ P1: 2 khổ đầu : Vầng trăng trong
quá khứ
+ P2: 2 khổ tiếp : Vầng trăng hiện
tại
+ P3: 2 khổ cuối: Cảm xúc, suy nghĩ
của tác giả về ánh trăng, vầng trăng
-> Sắp xếp theo trình tự thời gian
H. Tìm lời thơ gợi tả hình ảnh vầng
trăng trong quá khứ.?
HS thảo luận cặp đôi- 3P
H. Biện pháp NT được sử dụng
trong đoạn thơ? Qua đó em hình
dung như thế nào về hình ảnh vầng
trăng trong quá khứ ?
- HS thảo luận -> trình bày -> bổ
sung
H. Cuộc sống của người lính trong
a.Tác giả
- Nguyễn Duy Nhuệ sinh 1948, Quê ở
Thanh Hoá
- Ông là nhà thơ quân đội, trưởng thành
trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
b. Văn bản
- Ra đời 1978 rút trong tập “Ánh trăng”
2. Đọc – chú thích
a. Đọc
b. Chú thích
3. Thể loại – phương thức biểu đạt
* Thể loại : thơ năm chữ
* Phương thức biểu đạt: Tự sự , biểu
cảm.
4. Bố cục : 3 phần
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Vầng trăng trong quá khứ
“Hồi nhỏ tri kỉ ”
NT :+Giọng thơ tâm tình
+ Điệp từ “ với”,’ hồi”, liệt kê
->Trăng là hình ảnh đẹp của thiên nhiên
gắn bó với tuổi thơ tươi mát.
- Trăng trở thành đồng chí, đồng đội cùng
người lính chia ngọt sẻ bùi.
- Trăng gắn liến với những năm tháng
gian lao trong cuộc đời người lính.
Trần trụi...
16
quá khứ được gợi lên qua câu thơ
nào?
HS làm việc cá nhân
H.N
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_65_den_83_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf