Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 82: Ôn tập phần tập làm văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I.

- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.

- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

2. Kĩ năng

- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

3. Thái độ

- Tự hệ thống kiến thức trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu nội dung.

2. Học sinh: chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ:

a. Kiểm tra bài cũ: Tại sao trong một văn bản có đủ cả các yếu tố miêu tả, biểu cảm

nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự?

b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra vở soạn của HS

pdf2 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 82: Ôn tập phần tập làm văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 29/11/2019 Tiết 82 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (Câu 10,11,12) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở học kì I. - Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự. - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học. 2. Kĩ năng - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. 3. Thái độ - Tự hệ thống kiến thức trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu nội dung. 2. Học sinh: chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: Tại sao trong một văn bản có đủ cả các yếu tố miêu tả, biểu cảm nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự? b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra vở soạn của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Để củng cố những kiến thức, kĩ năng về kiểu bài tự sự và bố cục của một bài văn như thế nào -> vào bài. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới HĐ của Gv & HS Nội dung ? Tại sao bài TLV tự sự của HS phải có đủ ba phần MB, TB, KB? Câu 10 -> Bài TLV của HS phải viết đủ ba phần vì HS đang ở giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo yêu cầu chuẩn mực của nhà trường. Sau này các em có thẻ viết tự do (phá cách) như các nhà văn. ? Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV có giúp được gì trong việc đọc hiểu các văn bản văn học tương ứng trong SGK ngữ văn không? Phân tích VD? ? Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc – hiểu văn bản và tiếng việt tương ứng giúp em những gì trong viết bài văn tự sự? - GV khái quát toàn bộ kiến thức TLV đã học, đã ôn tập Câu 11 - Những kiến thức, kĩ năng về kiểu văn bản tự sự được học trong giờ TLV soi sáng thêm nhiều cho việc đọc – hiểu các văn bản văn học trong SGK - VD: Khi học các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự của TLV -> giúp em hiểu sâu sắc hơn các đoạn trích trong “Truyện Kiều”, “Chiếc lược ngà”, “Lặng lẽ Sa Pa”, “Làng” Câu 12 - Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự và phần tiếng việt tương ứng giúp học tốt hơn khi làm văn kể chuyện - VD: Các văn bản tự sự đã cung cấp cho các em các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả các nhân vật, sự việc... Hoạt động 3: Luyện tập. Hs viết đoạn văn mở bài: kể về một việc tốt em đã làm khiến bố mẹ em vui lòng. Hs trình bày, nhận xét Gv nhận xét chốt Hoạt động 4: Vận dụng - Học sinh viết đoạn văn phần thân bài, kết bài cho đề bài kể về một việc tốt em đã làm khiến bố mẹ vui lòng. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Tìm ghi lại các đoạn văn tự sự có sự kết hợp các yếu tố miêu tả biểu cảm và nghị luận V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học ôn toàn bộ kiến thức tiếng việt, TLV, văn học -> thi học kì - Lập dàn ý cho những đề sau. + Một việc làm tốt của người bạn thân. + Kể về một người thân gặp lại sau lâu ngày xa cách.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_82_on_tap_phan_tap_lam_van_nam_ho.pdf