Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 64+65 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của

bài thơ.

- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của các nhân vật trữ tình

(người cháu) và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ.

- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu

tả, tự sự, bình luận của tác giả.

2. Kĩ năng

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu

cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở

xa Tổ quốc có mói liên hệ chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.

3. Giáo dục

- Lòng yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê hương, đất nước

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Soạn bài, phiếu hoạt động

2. Học sinh:

+ Đọc thuộc thơ, đọc các bài phân tích và bình giảng về bài thơ.

+ Tìm những hình ảnh thơ nói về Đoàn thuyền ở từng thời điểm (ra khơi, trên

biển, trở về)

+ Xác định biện pháp nghệ thuật trong các hình ảnh thơ đó và tác dụng.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 64+65 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /11/2019 Tiết 64 + 65. Văn bản: BẾP LỬA - Bằng Việt - A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của các nhân vật trữ tình (người cháu) và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ. - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả. 2. Kĩ năng - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mói liên hệ chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. 3. Giáo dục - Lòng yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê hương, đất nước 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Soạn bài, phiếu hoạt động 2. Học sinh: + Đọc thuộc thơ, đọc các bài phân tích và bình giảng về bài thơ. + Tìm những hình ảnh thơ nói về Đoàn thuyền ở từng thời điểm (ra khơi, trên biển, trở về) + Xác định biện pháp nghệ thuật trong các hình ảnh thơ đó và tác dụng. C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, bình giảng, 2. Kĩ thuật - Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn), trình bày 1 phút. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Thi theo dãy 2’: Kể tên bài thơ gắn với tên tác giả (Mỗi bạn chỉ ghi 1 nội dung: tên tác giả hoặc tên văn bản) - Giáo viên đưa tên tác giả Bằng Việt - HS tìm tên văn bản Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của gv - hs Nội dung cần đạt Học sinh tự đọc chú thích và viết: Những nét tiêu biểu về tác giả ? (Tên, năm sinh, năm mất, quê, đặc điểm thơ) Học sinh tự đọc chú thích và viết: năm sáng tác bài thơ - GVHD: giọng tình cảm, chậm rãi và lắng đọng, xúc động bồi hồi... - GV đọc 1 đoạn -> hs đọc ? Em hiểu thế nào là đinh ninh? Nghĩa trong bài thơ này và nghĩa trong bài thơ đêm nay Bác không ngủ có khác nhau không? HĐ nhóm bàn 2’ + Đinh ninh: nhắc lại cho người khác nắm chắc, nhớ chắc. + Chiến khu: vùng căn cứ của lực lượng cách mạng hay lực lượng kháng chiến. + Ấp iu: là sự kết hợp của 2 từ ấp ủ và nâng niu. - Đinh ninh: trước sau vẫn thế, không thay đổi (Đêm nay bác không ngủ) ? Cho biết thể thơ? (GV cho hs tìm hiểu đặc điểm) ? Bài thơ là lời của nhân vật nào? Nói về ai? Về điều gì? - Nhân vât người cháu (tác giả) nói về những kỉ niệm với bà... GV: bài thơ “Bếp lửa” là 1 tác phẩm trữ tình. Trong 1 bài thơ trữ tình thường tồn tại 2 loại hình tượng: + Nhân vật trữ tình trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ (nhân vật trung tâm) I. Đọc - hiểu văn bản 1. Tác giả - văn bản * Tác giả - Tên thật: Nguyễn Bằng Việt (1941) - Sinh ở Huế, quê gốc ở Thạch Thất - Hà Tây (nay là Hà Nội) - Làm thơ từ năm 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. - Nay là chủ tịch hội liên hiệp VHNT - Hà Nội * Văn bản: sáng tác 1963 khi tác giả đang là sv khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép (Liên Xô cũ). 2. Đọc, tìm hiểu chú thích 3. Thể thơ: tự do (8,9,10 tiếng) + Đối tượng trữ tình là con người, sự vật được nv trữ tình hướng tới. ? Dựa vào đó em hãy xác định 2 loại hình tượng này? - Nhân vật trữ tình: người cháu - Đối tượng trữ tình: bếp lửa và người bà HĐ nhóm 4HS trong 3’: Chia bố cục bài thơ? +Khổ 1. Bếp lửa khơi nguồn kỉ niệm. + Năm khổ tiếp: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. + Khổ 6. Suy nghĩ về bà và cuộc đời bà. + Khổ cuối: Nỗi niềm của người cháu xa quê. ? Phương thức biểu đạt của bài thơ ? - 1 HS đọc khổ đầu HS còn theo dõi và trả lời: Trong ký ức đầu tiên của người cháu có h/ả nào? Những h/ả ấy thể hiện qua câu thơ nào? ? Cho biết cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật trong câu thơ? Qua đó thể hiện điều gì? (H/đ nhóm bàn 3’) - Ấp iu là sự rút gọn kết nối của từ ấp lửa, chắt chiu, nâng niu kết hợp nồng đượm => Bếp lửa có linh hồn ủ chứa tình thương của cháu đối với c/đ lam lũ của bà. ? Bếp lửa đã khơi nguồn nhớ thương bà được thể hiện qua câu thơ nào ? Kĩ thuật trình bày 1 phút ? Vì sao nỗi nhớ bà lại gợi lên từ bếp lửa? (vì lo toan của bà ở vùng quê nghèo gắn bó với bếp lửa) ? Cảm nhận câu thơ trên? (HS tự cảm nhận) 4. Nhân vật trữ tình: người cháu (tác giả), (đối tượng của nhân vật trữ tình là bếp lửa và người bà). 5. Bố cục: 4 phần + 3 dòng đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc về bà. + “ Lên bốn tuổi...”.-> “ chứa niềm tin dai dẳng” => hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa. + “Lận đận đời bà” “thiêng liêng bếp lửa” => suy ngẫm về bà và cuộc đời bà + Khổ cuối: lại nhớ bà nhóm bếp lửa không nguôi. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm + miêu tả + tự sự + bình luận II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình ảnh bếp lửa - Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm => Điệp từ một bếp lửa, từ tượng hình chờn vờn, ấp iu tăng giá trị gợi hình gợi cảm => Gợi lên hình ảnh bếp lửa hồng sớm mai trong gia đình ở một miền quê yên tĩnh, gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc. - Cháu thương bà biết mấy nắng mưa => Nỗi lòng thương bà luôn thường trực trong tâm hồn cháu -> Tình bà cháu gắn - HS tự đọc từ khổ 2-> khổ 4 ? Ấn tượng sâu đậm về bếp lửa gắn với tuổi thơ cháu là gì? Thể hiện qua câu thơ nào? - GV cung cấp tư liệu về nạn đói năm 1945 cho HS ? Nhận xét về giọng thơ, âm hưởng thơ, các hình ảnh ở đây ? ? Những kỉ niệm này gợi h/ả 1 c/s như thế nào? Thể hiện tình cảm gì của người cháu? ? Sau h/ả chi tiết mùi khói-ngọn khói, còn h/ả, chi tiết nào gợi liên tưởng cho người cháu? ? Tiếng chim tu hú vang vọng trong trí nhớ của tác giả giúp tác giả nhớ lại những gì về bà? + Nhớ về câu chuyện bà kể cho cháu + Nhớ về cử chỉ, việc làm tận tụy của bà đầy thương yêu, đùm bọc, che chở thay cha mẹ ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây ? ? Qua đó ta thấy h/ả người bà hiện lên ntn? ? Nhớ lời bà dặn dò điều gì ? ? Qua lời dặn đó nói lên điều gì ? - HS tự đọc khổ 5, 6 và Tìm những câu thơ nói về cuộc đời của người bà ? ? Thế nào là lận đận ? Lận đận: vất vả cực nhọc vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở ? Em hiểu rồi sớm rồi chiều, lại ý muốn nói đến điều gì ? TL: Thời gian lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác hết sáng rồi chiều ? Biết mấy nắng mưa là muốn chỉ liền với bếp lửa bền bỉ, sâu nặng. 2. Kỉ niệm tuổi thơ - Kỉ niệm: mùi khói (bốn tuổi quen mùi khó, khói hoen nhèm mắt, đến giờ sống mũi còn cay) - Kỉ niệm: năm đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, xóm làng cháy tàn cháy rụi - Giọng thơ trĩu xuống, âm hưởng thơ da diết, hình ảnh gợi tả gợi cảm => Cuộc sống nghèo khó vất vả trước CM và trong k/c in đậm trong kí ức của người cháu. - Tiếng chim tu hú Tu hú kêu trên những cánh đồng xa khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà => Tiếng chim tu hú khắc khoải kêu mãi, kêu hoài trong hiện thực thiết tha làm cho nỗi nhớ càng da diết - Nhớ việc bà làm cho mình: ở cùng bà, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học - Sử dụng phép liệt kê => Bà là h/ả đẹp về tình yêu thương, sự hy sinh cho con cháu => người bà, người mẹ VN yêu nước, yêu CM - Nhớ lời bà dặn: Bố ở chiến khu. - Lời dẫn trực tiếp => Hình ảnh người bà kháng chiến, giàu đức hi sinh, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu. - Cuộc đời bà Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm điều gì ? TL: Tượng trưng cho sự khó khăn, vất vả, gập ghềnh ? Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ htuật gì ? Tác dụng ? HĐ nhóm 4HS ? Những câu thơ nói về hình ảnh bếp lửa trong 2 khổ thơ 5, 6 ? ? Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? HĐ nhóm bàn 2’ ? Ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, chứa niềm tin ở đây là ngọn lửa gì? TL: Ngọn lửa ủ sẵn tình yêu thương, chứa niềm tin vào tương lai của cháu sẽ thành tài, góp phần XD đất nước, tương lai đất nước thống nhất ấm no. ? Đó là biện pháp nghệ thuật gì? ? Tại sao ở đây tác giả không dùng bếp lửa mà dùng ngọn lửa ? TL: Bếp lửa chỉ có thể đun nấu mà không thể tượng trưng cho tình yêu, niềm tin. ? Hình ảnh ngọn lửa lại hiện lên có ý nghĩa gì ? (Ngọn lửa được thắp bằng tình yêu thương con cháu, ngọn lửa ấy được thắp = niềm tin vào k/c thắng lợi) ? Còn những câu thơ nào nói về bếp lửa ở khổ 6 ? NT sử dụng ? HS chia sẻ theo vở soạn trong nhóm 4HS ? Bếp lửa của bà nhóm lên những gì? TL: Nhóm tình yêu thương, niềm niềm vui sống, nhóm lên niềm tin cho các thế hệ ? Em hiểu gì về câu thơ “ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa” HS đọc khổ cuối ? Trở về thời hiện tại, tác giả muốn nói gì với bà? NT sử dụng trong các câu thơ đó ? Chia sẻ nhóm bàn 2’ - Sử dụng ẩn dụ, từ ngữ giầu tính biểu cảm => Khẳng định cuộc sống khổ cực mà bà trải qua, đó là lòng biết ơn, sự kính trọng bà của người cháu Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng - Điệp ngữ - Ẩn dụ - Ngọn lửa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: là sức sống, tình thương - đời sống - niềm tin bất diệt vào tương lai tốt đẹp Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn Nhóm nồi xôi gạo. Nhóm dậy cả tâm tình . - Điệp từ nhóm => Bếp lửa thật cao quý, kì diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắn liền với bà- người giữ lửa-người nhóm lửa, truyền lửa, nối kết quá khứ - hiện tại - tương lai. 3. Niềm thương nhớ của cháu giờ cháu đi xa có ngọn khói trăm tàu có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa? Câu hỏi tu từ cuối bài: là 1 h/a đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên con đường đời - HS khái quát lại những nét NT tiêu biểu và giá trị nội dung của bài thơ theo lược đồ tư duy (HĐ nhóm 4HS trong 5’) - Liệt kê => cuộc sống tốt đẹp hơn - Câu hỏi tu từ => Đứa cháu nhỏ xưa đã trưởng thành nhưng vẫn không quên quá khứ, không thể quên được h/a bếp lửa, vẫn không nguôi nỗi nhớ bà. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: + Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. + Thành công ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu. 2. Giá trị nội dung + Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. + Thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. 3. Ý nghĩa: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình Hoạt động 3. Luyện tập - HS đọc 1 lượt cả bài thơ ? Hình ảnh bếp lửa được nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần trong bài thơ? Tại sao nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến người bà và ngược lại? GV: Ngọn lửa trở thành kn, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu suốt chặng đường dài, hình ảnh bếp lửa nâng cảm xúc và suy tư của nhà thơ bay bổng dạt dào, hướng về gia đình, về cội nguồn, về quê hương đất nước... (H/đ nhóm 4HS - 3’) Trả lời: - Được tới 12 lần => Bếp lửa và người bà là hai hình ảnh đã gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau và cùng nuôi lớn tâm hồn cháu. Ngọn lửa là sức sống, là lòng yêu thương, là lòng tin mãnh liệt => bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa cho những thế hệ sau. Hoạt động 4. Vận dụng (trên lớp/ở nhà) HD học sinh về nhà làm: Viết đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) phân tích giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạp mới xẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình cuổi nhỏ”. Gợi ý trả lời Đoạn văn làm rõ được các nội dung sau: - Điệp từ "nhóm" được nhắc lại bốn lần làm toả sáng hơn nét “kỳ lạ” và thiêng liêng bếp lửa. Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kỳ lạ. Từ: "nhóm" đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa: + Khơi dậy tình cảm nồng ấm. + Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương. + Khơi dậy những kỷ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ. => Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo HD học sinh về nhà làm: - Thuộc lòng bài thơ, học thuộc phần đã phân tích - GVHD đọc thêm: Khúc hát du những em bé lớn trên lưng mẹ E. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Chuẩn bị: Lặng lẽ Sa Pa + Đọc, tóm tắt văn bản + Tìm câu văn giới thiệu về anh thanh niên (h/c sống, tinh thần làm việc, giao tiếp, cư xử với mọi người)

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_6465_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf