Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 63 đến 67 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức.

- Thấy được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong

tác phẩm.

- Những hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự (HDĐT).

2. Phẩm chất.

- Yêu nước:

+ Giáo dục cho học sinh sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu phát triển làng bản, quê

hương, đất nước

+ Có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người

- Trách nhiệm

+ Có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng hoàn thành công việc được giao

- Nhân ái:

+ Quan tâm chia sẻ với mọi người, những người gặp khó khăn.

3. Năng lực.

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học :

+ Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv. Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học tập

1 cách tích cực

+ Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến

+ Trình bày 1 cách tự tin ý kiến của mình

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Tạo lập đoạn văn nói, viết.

+ Đặt bản thân vào tình huống và giải quyết được tình huống 1 cách thấu đáo

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp.

- Năng lực văn học:

+ Phát hiện và phân tích được các chi tiết, hình ảnh có giá trị nghệ thuật cao

+ Cảm nhận vẻ đẹp con người trong truyện (tinh thần trách nhiệm, tình yêu với công

việc, cuộc sống).

pdf16 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 63 đến 67 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 30/11/202 (9A3); 01/12/2020 (9A2) TIẾT 63 VĂN BẢN: LẶNG LẼ SA PA (Tiếp) (Nguyễn Thành Long) HD tự học ở nhà: Người kể chuyện trong văn bản tự sự I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức. - Thấy được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm. - Những hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự (HDĐT). 2. Phẩm chất. - Yêu nước: + Giáo dục cho học sinh sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu phát triển làng bản, quê hương, đất nước + Có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người - Trách nhiệm + Có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng hoàn thành công việc được giao - Nhân ái: + Quan tâm chia sẻ với mọi người, những người gặp khó khăn. 3. Năng lực. a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học : + Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv. Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học tập 1 cách tích cực + Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc - Năng lực giao tiếp và hợp tác + Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến + Trình bày 1 cách tự tin ý kiến của mình - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Tạo lập đoạn văn nói, viết. + Đặt bản thân vào tình huống và giải quyết được tình huống 1 cách thấu đáo b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp. - Năng lực văn học: + Phát hiện và phân tích được các chi tiết, hình ảnh có giá trị nghệ thuật cao + Cảm nhận vẻ đẹp con người trong truyện (tinh thần trách nhiệm, tình yêu với công việc, cuộc sống). II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, phiếu học tập, Ảnh mây núi Sa Pa 2. Học sinh: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. + Phẩm chất của anh thanh niên + Đặc điểm của các nhân vật khác: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe. + Nôi dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. - Cảm nhận được vẻ đẹp của những con người cống hiến thầm lặng. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về những nhân vật đó. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; Gợi mở - vấn đáp 2. Kĩ thuật: Động não; KT đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt văn bản Lặng lẽ Sa Pa. ? Nhận xét về cuộc sống và công việc của anh thanh niên? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Khi Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh thanh niên. Anh từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Điều đó cho thấy phẩm chất đáng quý nào của anh được bộc lộ tiết hôm nay... HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI. Hoạt động của GV - HS Nội dung gợi ý - GV khái quát tiết 1 - HS đọc: Hồi cháu chưa vào nghề... thèm người là gì?... - HĐ cá nhân - KT động não ? Anh đã có những suy nghĩ như thế nào về công việc mình đang làm?(T185) ? Phẩm chất tốt đẹp nào của anh được hiện lên trong công việc?(không cô đơn) - HĐ cặp đôi 2p thực hiện các câu hỏi sau ghi nhanh ra giấy nháp ? Ngoài công việc ra, anh Thanh niên còn tạo ra được niềm vui nào nữa? ? Tìm các chi tiết? Nhận xét ? Người TN ấy còn có nét tính cách và phẩm chất đáng mến nào nữa? Tìm chi tiết? Nhận xét + Bác lái xe: Anh đào củ tam thất làm quà . + Khách ở xa đến thăm: Vui mừng II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật anh thanh niên a. Hoàn cảnh sống và làm việc b. Phẩm chất * Trong công việc + Khi làm việc, ta với công việc là đôi, cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” + Anh thấy hạnh phúc khi góp phần vào chiến thắng của không quân ta... -> Lòng yêu nghề, tận tâm với công việc. * Trong cuộc sống + Cuộc sống ngăn nắp khoa học. + Nuôi gà, trồng hoa. + Viết đơn xin ra mặt trận, hạnh phúc khi được cống hiến; + Tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. => Yêu đời, yêu cuộc sống, sống có lý tưởng. * Mối quan hệ với mọi người - Chu đáo, quan tâm tới người khác, thực sự cảm động, vui mừng khi có khách đến thăm. -> Giàu tình cảm, hiếu khách cởi mở, chu đáo, chân thành, giản dị luống cuống ân cần chu đáo tiếp đãi khách xa đến thăm bất ngờ. + Tăng cô kĩ sư bó hoa + Chia tay mọi người anh xúc động phải quay mặt đi ấn vào tay ông họa sĩ làn trứng gà làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”. ? Qua việc từ chối vẽ chân dung của mình và giới thiệu với ông hoạ sĩ những người khác, đã thể hiện vẻ đẹp nào của anh TN? - HĐ cá nhân – KT trình bày 1p ? Qua tìm hiểu tác phẩm, em hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên? GVLH: Hình ảnh đẹp tiêu biểu cho thể hệ trẻ Việt Nam những năm thập kỉ 70 những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc bình thường, lặng lẽ mà vô cùng cần thiết. - GV liên hệ về cách sống của TN hiện nay qua bài GDCD lớp 9: Lí tưởng sống của thanh niên. GV yêu cầu HS kể tóm tắt các nhân vật phụ: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe. - HĐN 4 theo dãy bàn – 3p (mỗi dãy tìm hiểu đặc điểm 1 nhân vật) - Dãy 1 ? Nhân vật ông Hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện? ? Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc với anh TN? ? Ông đã làm được điều gì? ? Tóm lại qua cách kể chuyện, em có nhận xét gì về nhân vật ông Hoạ sĩ? - Dãy 2 ? Cuộc gặp gỡ tình cờ với anh Thanh niên, để lại cho cô những ấn tượng và tình cảm gì? - Khiêm tốn. => Một người có lý tưởng, biết làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, hy sinh tuổi trẻ, cống hiến hết mình cho đất nước. anh luôn vui vẻ chấp nhận công việc khó khăn, vất vả với một tinh thần trách nhiệm cao, lòng yêu nghề, yêu cuộc sống, người giàu tình cảm, cởi mở, chu đáo, chân thành nhưng hết sức khiêm tốn và giản dị. 2. Những nhân vật khác: a. Nhân vật hoạ sĩ. - Là điểm nhìn trần thuật của tác giả vừa là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả. - Gặp anh Thanh niên: xúc động, bối rối (vì đã gặp được điều ông đang tìm kiếm) - Vẽ chân dung anh Thanh niên - hình ảnh tiêu biểu của người chiến sĩ trên mặt trận lao động sản xuất. => Yêu đời, say mê sáng tạo trăn trở với nghệ thuật. b. Cô kĩ sư trẻ mới ra trường - Cô bàng hoàng + Hiểu thêm vẻ đẹp tinh thần của anh Thanh niên. - Dãy 3 ? Vai trò của bác lái xe trong truyện? Nếu thiếu nhân vật Bác lái xe thì câu chuyện sẽ ra sao? (Nhân vật làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc) - HĐ cá nhân – KT trình bày 1p (Hs ghi nhanh ra giấy nháp trả lời câu hỏi) ? Các nhân vật phụ có vai trò gì trong truyện? (Thủ pháp NT thành công khi xây dựng nhân vật chính thông qua nhân vật phụ) - GV: Trong truyện còn có những nhân vật... mà chỉ được giới thiệu gián tiếp (ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét) góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm - HĐN6 (5p) - KT công đoạn (Hs trả lời câu hỏi sau) - GV phát phiếu học tập ? Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện. ? Nêu giá trị nội dung? ? Qua phân tích văn bản hãy cho biết ý nghĩa của truyện? + Quyết định lên công tác ở miền núi xa xôi là đúng. c. Bác lái xe - Giới thiệu anh thanh niên: “người cô độc nhất thế gian” -> gây sự tò mò... - Có quan hệ thân tình với anh Thanh niên. - Là người cởi mở, hay giúp đỡ người khác. * Thông qua những cảm xúc, suy nghĩ, thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, nhân vật anh Thanh niên được hiện ra rõ nét và đẹp hơn; chủ đề tác phẩm được mở rộng thêm. - Sa Pa mảnh đất những con người đang âm thầm lặng lẽ cống hiến cho Tổ Quốc. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật + Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn + Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. + Kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. 2. Nội dung + Khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên dỉnh núi cao. + Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. 3. Ý nghĩa Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ. thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh Thanh niên? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? Lý giải tại sao tác giả lại đặt tên truyện là Lặng lẽ Sa Pa ? - Nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, kì ảo của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây. ? Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có không ít những tấm gương có lí tưởng sống đẹp giống như anh thanh niên, giống như cô kĩ sưEm có biết họ là những ai không? - Chị lao công - Những chiến sĩ nơi biên giới hải đảo xa xôi - Những thanh niên tình nguyện ? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới HDTH: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ - Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự -> Nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Người kể chuyện hoá thân vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta. -> Người kể chuyện am hiểu tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. - Sưu tầm các tác phẩm khác viết về người lao động V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà xem lại nội dung của bài. - Học bài theo vở nghi, kết hợp tóm tắt văn bản theoSGK. - Chuẩn bị bài: Ánh trăng + Đọc thuộc lòng văn bản, Tác giả, văn bản, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, thể loại + Hình ảnh ánh trăng của hiện tại và quá khứ. + Sự sáng tạo hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa, kết hợp tự sự, trữ tình + Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng. Ngày dạy: 02/12/2020 (9A2,3) TIẾT 64 VĂN BẢN: ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức - HS thấy được và cảm nhận rõ những kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ HĐVN. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: + Giáo dục cho học sinh sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu phát triển làng bản, quê hương, đất nước + Có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người. - Trách nhiệm: + Có trách nhiệm trong công việc và với những việc mà mình đã làm ; không được đỗ lỗi do hoàn cảnh. - Nhân ái: + Giáo dục tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”. 3. Năng lực. a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. - Đọc, hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để nhận biết, cảm nhận được một văn bản trữ tình hiện đại. - Rèn KN tích hợp giáo dục môi trường: Phân tích mục 1, sự gắn bó giữa thiên nhiên, môi trường và con người. Liên hệ: môi trường và tình cảm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phiếu học tập, tài liệu tham khảo, chân dung tác giả, bảng phụ. 2. Học sinh: Học bài cũ + Đọc và chuẩn bị bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, HĐN đôi, hoạt động cá nhân. 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kỹ thuật Đọc tích cực, Kĩ thuật "Chia sẻ nhóm đôi", KT khăn trải bàn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu cảm nghĩ của em về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Em hãy đọc một vài câu thơ đã được học hoặc có hình ảnh trăng. Đề tài về trăng được đi vào thơ ca không mới rất gần gũi, thân thuộc nhưng trong thơ Nguyễn Duy lại rất mới lạ bởi vì nó thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Bài thơ Ánh trăng đã ghi lại một thoáng, một lần giật mình trước cái điều vô tình dễ gặp ấy. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kỹ thuật đọc tích cực, hoạt động chung, hoạt động nhóm ? Giới thiệu những nét chính về tác giả? HS: HĐN bàn 2’ ? Trình bày những nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản? ? Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? GV: HD cách đọc bài thơ. + Ba khổ thơ đầu: giọng kể, nhịp thơ chảy trôi bình thường. + Khổ 4: giọng thơ đột ngột cất cao. + Khổ 5: giọng tha thiết, trầm lắng. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại. - 2 HS đọc - NX cách đọc. ? Em hiểu thế nào là người dưng, Buyn - đinh nghĩa là gì? ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? PTBĐ của bài thơ là gì? ? Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội dung chính của từng phần? + 2 khổ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ. + 2 khổ tiếp: Vầng trăng trong hiện tại. + 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ. I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ (sinh năm 1948), quê Thanh Hóa. - Ông thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội, trưởng thành trong k/chiến chống Mĩ. - Phong cách sáng tác: Thơ ông mộc mạc, đậm đà mà tinh tế,saau sắc, thiết tha sâu lắng, mượt mà. b. Văn bản: - Bài thơ sáng tác năm 1978, tại TPHCM. - In trong tập Ánh trăng đạt giải A của Hội nhà văn VN 1984. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Chú thích 3. Thể thơ, PTBĐ - Thể thơ: năm chữ (ngũ ngôn) - PTBĐ: biểu cảm, tự sự. 4. Bố cục: 3 đoạn II. Đọc – hiểu văn bản Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kỹ thuật đọc tích cực, Kĩ thuật "Chia sẻ nhóm đôi", KT khăn trải bàn. HS: đọc 2 khổ đầu. HS: HĐN bàn 5’/ bằng kĩ thuật khăn trải bàn 1. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ được miêu tả như thế nào. 2. Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc của tác giả. 3. Qua đó, em có em nhận xét gì về mối quan hệ giữa người và trăng? GV: - Thời thơ ấu: trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên vĩnh hằng, là bầu bạn của tuổi thơ, trăng ngập tràn trên cánh đông, dòng sông, bãi bể - Khi trưởng thành: Người lính chiến đấu ở rừng sâu vầng trăng thành tri kỉ. Tình cảm giữa trăng và người vốn đẹp đẽ lại càng đẹp hơn. => Trăng và người đến với nhau chân thành, tình nghĩa... Trăng trong hoài niệm của nhân vật trữ tình là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống. Vậy vầng trăng trong hiện tại như thế nào cô cùng với các em chuyển sang tìm hiểu phần tiếp theo. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi. HS: Đọc lại 2 khổ thơ 3,4 và trả lời câu hỏi HS: HĐN đôi /5’ 1. Cuộc sống hiện tại của nhân vật trữ tình như thế nào? 1. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ. - Hồi nhỏ sống: + đồng + sông + bể => Cuộc sống hòa hợp, thân thiết với thiên nhiên. - Hồi chiến tranh: + ở rừng + vầng trăng -> tri kỉ + trần trụi -> vô tư + hồn nhiên -> NT: Điệp ngữ, nhân hó, so sánh => Trăng với người là những người bạn thắm thiết, tri âm, tri kỉ, là đồng chí chia sẻ những vui buồn trong chiến tranh. => Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, là người bạn tri kỉ. 2. Vầng trăng hiện tại * Cuộc sống hiện đại; - Đất nước hòa bình: Con người trở về với cuộc sống hiện đại đầy đủ. - Hoàn cảnh sống thay đổi: GV: nhấn mạnh: Trăng vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa. - Con người đã quên trăng, hờ hững lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. 2. Nhân vật trữ tình gặp lại trăng trong tình huống nào? 3. Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ. 4. Qua đó, em có cảm nhận gì về thái độ của người với trăng? GV: nhận xét, đánh giá GV: chốt kiến thức và ghi bảng GV: Nhấn mạnh: Chiến tranh qua đi cuộc sống bình yên trở lại, người lính trở về nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, con người thay đổiPhải đến khi đèn tắt, con người mới nhìn thấy và nhận ra trăng vẫn thủy chung, tình nghĩa, vẫn là thứ ánh sáng trong ngần như xưa. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, HĐ chung, thảo luận nhóm. HS: Đọc lại 2 khổ thơ 5,6 và trả lời câu hỏi: HS: HĐN bàn 4’/ phiếu học tập 1. Nhận xét tư thế, tâm trạng của nhân vật trữ tình khi bất ngờ gặp lại trăng. 2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào. Tác dụng? => Nhấn mạnh, khắc sâu những hình ảnh của quá khứ, đánh thức quá khứ tươi đẹp - Nhân hóa, ẩn dụ, đối lập-> tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên không phai mờ nhưng cũng rất khoan dung, vị tha và nghiêm khắc. 3. Hình ảnh trăng tròn và trăng im + Xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ. + Con người được sống sung túc trong “ánh điện, đèn gương” - Trăng bây giờ với người lính năm xưa chỉ là dĩ vãng: trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường * Tình huống gặp trăng: - Con người gặp trăng trong tình huống bất ngờ: Mất điện, phòng tối om - Vội bật tung cửa sổ -> bắt gặp vầng trăng => Đột ngột gặp lại cố nhân. Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng gợi bao kỉ niệm tình nghĩa. -> NT: Nhân hóa, so sánh, hoán dụ, đối lập. => Hoàn cảnh sống thay đổi con người với trăng lạnh nhạt coi trăng như một người xa lạ, lãng quên quá khứ nhọc nhằn gian khổ, đến với vinh hoa. 3. Cảm xúc suy nghĩ của tác giả * Tư thế, tâm trạng: - Tư thế: ngửa mặt lên nhìn mặt -> sự lặng im, thành kính - Tâm trạng: có cái gì dưng dưng -> cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng -> NT: So sánh, điệp ngữ, từ láy => Vầng trăng đột ngột xuất hiện làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh phăng phắc có ý nghĩa gì? -> Nghiêm khắc, nhắc nhở, trách móc trong im lặng, đánh thức con người làm xao động tâm hồn người lính năm xưa. 4. Tại sao “ta” phải giật mình? - Giật mình là phản xạ của người biết suy nghĩ, tự nhận ra sự vô tình bạc bẽo của mình. Đó là sự ăn năn, tự nhắc nhở bản thân. GV: Nhà thơ thấy giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo, sự vội vàng trong cách sống, cái giật mình của sự ăn năn tự trách mình, tự thấy mình phải thay đổi. ? Thông qua bài thơ nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? GV: Ánh trăng không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ, chuyện của nhiều người mà là chuyện của cả một thế hệ. Hơn thế bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả đối với chính mình. GV liên hệ thực tế. - Minh hoạ bài hát Bài ca không quên. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, HĐ chung, thảo luận nhóm. HS: HĐN bàn/3’/ phiếu học tập ? Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản bằng bài tập điền khuyết? * Nghệ thuật: - Thể thơ.... - Ngôn ngữ - Giọng điệu.... * Nội dung: - Bài thơ là lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng... - Thái độ sống... ? VB có ý nghĩa như thế nào? của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu với cảm xúc rưng rưng thành kính. - Hình ảnh : “Trăng cứ tròn vành vạnh” -> Tượng trưng cho quá khứ tình nghĩa, thủy chung, đầy dặn, bao dung nhân hậu. - Hình ảnh trăng im phăng phắc -> Nhân hoá. => Nhắc nhở nhà thơ, mọi người không được vô tình, lãng quên quá khứ. - Con người giật mình trước ánh trăng - Là sự trở về với lương tâm trong sạch tốt đẹp - Là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. => Con người không được quên quá khứ, phản bội lại quá khứ. Hãy trân trọng quá khứ tốt đẹp. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật + Giọng điệu tâm tình tự nhiên. + Hình ảnh giàu tính biểu cảm, có nhiều tầng ý nghĩa. 2. Nội dung + Ánh trăng như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. + Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ ? Từ đó nhắc nhở em bài học gì về cách sống? - Uống nước nhớ nguồn. - Ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ. 3. Ý nghĩa: - Văn bản khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ( Kĩ thuật: đặt câu hỏi, HĐ cá nhân) 1. Bài 1: HS đọc diến cảm bài thơ - Hs hoạt động cá nhân -> nhận xét. 2. Bài 2: Tại sao trong cả bài thơ “ Ánh trăng” tác giả đều dùng từ “vầng trăng” nhưng đến cuối bài thơ lại viết “ ánh trăng”. Gợi ý: + Vầng trăng là hình ảnh của tự nhiên vĩnh hằng, tượng trưng cho sự viên mãn trọn vẹn, không bao giờ thay đổi. Vầng trăng được nhân hóa trở thành người bạn thân của nhân vật trữ tình, thủy chung trong mọi hoàn cảnh. + Ánh trăng: là ánh sáng của vầng trăng chiếu tỏa xuống trần gian. Ánh sáng ấy không chỉ soi tỏ không gian nơi thành phố, soi vào phòng buyn- đinh mà còn soi tỏ cả góc khuất trong lòng người, cảm hóa và thức tỉnh con người, giúp con người giật mình nhận ra lỗi lầm trong cánh cư xử. Đó là ánh sáng của lương tri, của đạo làm người nên nhà thơ đặt nhan đề là ánh trăng. => Cả bài thơ dùng từ “ vầng trăng” để chỉ đối tượng khách quan và biểu tượng ẩn dụ. Khổ cuối dùng “ ánh trăng” với ý nghĩa chỉ sự cảm hóa, thức tỉnh con người như một điểm nhấn của toàn bài. HĐ 4: VẬN DỤNG: Trong cuộc đời của mỗi con người khi nào cần có cái giật mình như vậy? HS: Liên hệ bản thân: Đã mắc lỗi gì, đã biết giật mình và sửa chữa ntn? HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO ? Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ. Em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài: Ôn tập phần văn: yêu cầu ôn tập những kiến thức trọng tâm về truyện hiện đại. + Lập bảng hệ thống các VB truyện hiện đại đã học: tên tác giả, tên văn bản, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các VB. + Ghi lại các tác phẩm theo giai đoạn lịch sử? + Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người? Ngày giảng: 03/12/2020 (9A2,3); 04/12 & 05/12(9A2,3) TIẾT 65+ 66+ 67 ÔN TẬP PHẦN VĂN (TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm truyện đã học. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Giúp học sinh có ý thức tích cực, tự giác trong việc học tập; chịu khó tìm tòi theo yêu cầu bài học. 4. Năng lực. a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có tạo lập được văn bản cảm nhận về những hình ảnh, tình huống truyện hay và đặc sắc. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng nhận biết và vận dụng thành thạo kĩ năng tìm hiểu kiến thức về phần truyện hiện đại Việt Nam. + Trình bày (viết và nói) ngắn gọn những ý kiến cá nhân trước lớp, trong nhóm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phiếu học tập, hệ thống hoá kiến thức, bảng phụ. 2. Học sinh: Học bài cũ + Đọc và chuẩn bị bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm, KT viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ? Qua bài thơ, em rút ra bài học gì cho bản thân ? 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - GV đưa một số hình ảnh - HS xác định tên tác phẩm, nhân vật tương ứng với nội dung từng bức tranh. - GV dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung gợi ý Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, I. Lí thuyết. hoạt động hợp tác. HS: HĐN lớn 5’/ tìm và dán các thông tin tương ứng: tên tác giả, tác phẩm, năm sáng tác, nội dung tác phẩm. HS: Các nhóm lên bảng dán KQ. GV nhận xét chốt KT/bảng phụ. 1. Hệ thống các tác phẩm truyện hiện đại đã học. Số TT Tên tác phẩm Tác giả Năm st Tóm tắt nội dung 1 Làng Kim Lân 1948 Tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long 1970 Cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ, cô kỹ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn, qua đó ca ngợi những người lao động thầm lặng, có lối sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. 3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966 Câu chuyện cảm động về hai cha con ông Sáu trong lần ông về thăm nhà. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_63_den_67_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf