I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của
ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
3. Thái độ: Yêu mến tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tự học, phân tích cắt nghĩa, giải quyết vấn đề đặt ra trong văn bản,
năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản.
- Năng lực tổng hợp kiến thức.
- Năng lực thực hành ứng dụng
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn giảng, đọc tư liệu, tranh chân dung Huy Cận.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo phiếu học tập GV yêu cầu.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Dạy học theo nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 62+63: Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2019
Ngày giảng: 04 – 05/11/2019
Tiết 62,63
Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
- Huy Cận -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của
ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
3. Thái độ: Yêu mến tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tự học, phân tích cắt nghĩa, giải quyết vấn đề đặt ra trong văn bản,
năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản.
- Năng lực tổng hợp kiến thức.
- Năng lực thực hành ứng dụng
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn giảng, đọc tư liệu, tranh chân dung Huy Cận.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo phiếu học tập GV yêu cầu.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Dạy học theo nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản : Chiếc lược ngà?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
? Hãy nêu tên tác giả của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"; hiểu biết của em về
văn bản?
Hs: Tác giả Huy Cận và nêu hiểu biết qua sự chuẩn bị bài.
Gv vào bài: Sau khi hoà bình được lập lại trên miền Bắc, nhân dân ta bắt tay
vào xây dựng CNXH, bắt nguồn từ cảm hứng đó mà nhà thơ Huy Cận đã viết bài thơ
Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ đó mang nội dung gì tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn
các em tìm hiểu.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức - kĩ năng mới
Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung
Tiết 62
Hs: Trình bày cá nhân:
H:Hãy tóm tắt vài nét về tác giả?
Hs :Trình bày, bổ sung, nhận xét.
Gv : Treo chân dung Huy Cận.
Mở rộng kiến thức về Huy Cận:
- Trước 1945, với Lửa thiêng (1940), ông đã nổi
tiếng trong phong trào thơ mới với những dòng
thơ giầu chất triết lí và thấm thía nỗi buồn.
- Sau cách mạng, thơ ông dạt dào niềm vui, nhất
là khi ông nói về cuộc sống mới, con người mới.
Tập thơ nổi tiếng: Trời mỗi ngày lại sáng
(1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời
(1963)...
H: Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ?
Gv: Bài thơ được sáng tác khi tác giả có một
chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh Từ
chuyến đi này hồn thơ Huy Cận đã nảy nở dồi
dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về
lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
- Đến năm 1958, nét riêng ấy trở lại thật rõ
nét trong bài thơ "Đoàn thuyền .. cá".
Gv: Nêu yêu cầu đọc: giọng vui phấn chấn, nhịp
vừa phải. Khổ 2-3-7 đọc cao và nhanh hơn.
Gv: Đọc mẫu.
Hs: Đọc (2-3 hs). Nhận xét.
Gv: Lưu ý hs tìm hiểu chú thích trong khi tìm
hiểu bài.
H:Em hiểu thế nào là "kéo xoăn tay"?
Hs: Kéo mạnh, kéo nhanh.
Hs: Hoạt động nhóm đôi bàn ngang - 3 phút
điền phiếu học tập
Gv: phát phiếu học tập:
- Xác định
Thể thơ?
- Bố cục của
bài thơ?
- Nhận xét
I. ĐỌC - HIỂU CHUNG VĂN BẢN
1. Tác giả - văn bản
a. Tác giả:
Huy Cận(1919-2005) nổi tiếng trong
phong trào Thơ mới, là nhà thơ tiêu
biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.
b. Văn bản:
- Bài thơ được sáng tác vào giữa năm
1958, sau chuyến đi thực tế về vùng
mỏ Quảng Ninh của tác giả.
- In trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại
sáng” ( 1958)
2. Đọc – hiểu chú thích
a. Đọc
b.Tìm hiểu chú thích
3. Thể thơ : 7 chữ
4. Bố cục: 3 phần
+ Hai khổ đầu: Hoàng hôn trên biển và
cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
+ Khổ 3- khổ 6: Cảnh đoàn thuyền
đánh cá trên biển trong đêm trăng.
+ Khổ cuối: Bình minh trên biển và
cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
về trình tự
cảm xúc của
bài thơ?
- Hs báo cáo, nhóm bổ sung, nhận xét.
- Gv: kết luận.
Hs: Đọc 2 khổ thơ đầu.
- Hai khổ thơ trên tái hiện cảnh gì?
Hs: Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra
khơi.
Gv: giải thích thời điểm hoàng hôn.
Hs: cá nhân làm vào vở và trình bày 1 phút
trước lớp 2 câu hỏi:
1. Cảnh hoàng hôn trên biển được hiện lên
qua những từ ngữ, hình ảnh thơ nào?
2. Cảm nhận về cảnh thiên nhiên vào thời
điểm hoàng hôn?
Gv: Biển hoàng hôn, mặt trời lặn như hòn lửa
bị nhúng nước. Sóng cồn lên cài chặt then,
nhốt ánh sáng bằng một động tác sập cửa
mau lẹ. Đêm bao trùm.
- Dựa vào chú thích 1, em giải thích như thế
nào về câu thơ “Mặt trời xuống .. lửa”, trong
khi biển của nước ta là biển Đông?
Hs: Tác giả đang đứng trên con thuyền ra
khơi.
- Để làm nổi bật cảnh biển vào đêm tác giả
đã sử dụng những biện pháp NT gì?
- Em có nhận xét gì về bức tranh TN này?
Gv: Cảnh mặt trời lặn và đêm xuống trên biển
không nặng nề, tăm tối mà gợi cảm giác gần gũi
ấm cúng bởi liên tưởng do hình ảnh thơ tạo ra.
Ngôi nhà vũ trụ đang vào đêm cũng tựa như mỗi
ngôi nhà thân thuộc của con người lúc đêm
xuống có bếp lửa hồng, có sập cửa cài then.
Những h/ả trên đã đưa thiên nhiên vũ trụ lại gần
với con người, đó là ngôi nhà lớn của con người.
Hs: cá nhân trả lời
H: Trong khi vũ trụ đã dần chìm trong trạng
thái nghỉ ngơi thì đoàn thuyền lại làm gì?
H: Hình ảnh của đoàn thuyền được hiện lên
qua những từ ngữ, những h/ả thơ nào?
- Lại ra khơi, hát căng buồm cùng gió khơi.
=> Mạch cảm xúc: Theo trình tự thời
gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi
đánh cá và trở về.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Hoàng hôn trên biển và đoàn
thuyền ra khơi
* Hoàn hôn trên biển:
- Mặt trời: như hòn lửa.
- Sóng: cài then
- Đêm: sập cửa
-> NT: so sánh, ẩn dụ, phép liên
tưởng độc đáo, bất ngờ
=> Cảnh hoàng hôn trên biển đẹp rực
rỡ, tráng lệ, kì vĩ, huy hoàng, ấm áp,
gần gũi với con người.
* Cảnh đoàn thuyền ra khơi
- Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
-> Nghệ thuật: nhịp thơ nhanh, liên
tưởng sáng tạo.
H: Chữ “lại” trong câu thơ: “Đoàn thuyền
khơi” cho em hiểu gì về công việc của
những người ngư dân này ?
Hs: Thảo luận cặp đôi: 2 phút - nêu ý kiến
+ Ra khơi là công việc thường xuyên, hằng
đêm của đoàn thuyền.
+ Gợi lên sự đối lập khi đêm xuống là lúc
mọi người nghỉ ngơi, vào giấc ngủ thì những
người đánh cá lại bắt đầu hành trình ra khơi.
H: Câu thơ "Câu hát căng buồm cùng gió
khơi” khiến em tưởng tượng ra điều gì?
H: Nhận xét về nhịp thơ và tinh thần, khí thế
của đoàn thuyền qua câu thơ?
Gv: Cách nói độc đáo, khiến ta tưởng như
tiếng hát hòa cùng gió mạnh thổi căng cánh
buồm, đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng.
Hs: Chú ý khổ thơ thứ 2
H: Câu hát của những người lao động như thế
nào?
H: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở khổ
thơ thứ 2 này?
H: Lời hát này thể hiện điều gì?
Gv tiểu kết: Sự say mê vẻ đẹp của biển đã
làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn vất vả trong
công việc đánh cá, đem lại niềm vui, sức
mạnh cho con người đang chinh phục thiên
nhiên, làm chủ cuộc đời.
=> Công việc đó được lặp đi lặp lại
một cách đều đặn, thường xuyên, nền
nếp.
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi
-> Nhịp thơ nhanh, khẩn trương...
=> Tinh thần phấn khởi, hăng say,
khí thế hào hứng, nô nức của người
dân khi ra khơi.
- Hát rằng: Cá bạc...
.... đàn cá ơi!
-> Phép so sánh, nhân hóa
=>Lời hát ngợi ca sự giầu có và hào
phóng của biển cả cùng vẻ đẹp diệu
kì của nó trong đêm.
Tiết 63
- HS đọc những khổ tiếp.
Gv: phát phiếu học tập:
* HĐ nhóm 4:
Chú ý 8 câu thơ :Thuyền ta... vây giăng"
H: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển được
thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
H: Trong đoạn thơ tác giả sử dụng từ loại
nào? Tác giả đã sử dụng bút pháp và thủ
pháp gì?
H: Nhận xét về hình ảnh con thuyền?
- ĐT-> nhịp nhàng khẩn trương...
* HĐ nhóm 4:
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
* Đoàn thuyền
Thuyền ta lái gió ......
...............lưới vây giăng
- Sử sụng một loạt động từ, bút pháp
lãng mạn, thủ pháp phóng đại.
- Hình ảnh con thuyền trở nên kì vĩ,
khổng lồ, hoà nhập với thiên nhiên vũ trụ.
* Các loài cá:
Cá thunhư đoàn thoi
Chú ý đoạn thơ: "Ta hát...nắng hồng"
- H/a các loài cá trên biển được thể hiện bằng
những câu thơ nào?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
- Nhận xét hình ảnh các loài cá và biển đêm
qua các chi tiết?
* HĐ nhóm đôi
Chú ý đoạn thơ: "Ta hát...nắng hồng"
- Tìm câu thơ nói đến hình ảnh người đánh
cá? Họ đánh cá bằng cách nào?
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác
giả?
- Nhận xét về công việc đánh cá, tâm trạng
của người dân đánh cá trên biển như thế
nào?
Hs: báo cáo từng nhóm và bổ sng
Gv: kết luận.
Gv: Cùng với Tế Hanh: Dân chài lưới làn da
ngăm dám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm,
dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá...
H: Hình ảnh người LĐ luôn được gắn liền với
những hình ảnh nào? Tác dụng
H:Tình cảm của người dân chài lưới với biển
quê hương được nhà thơ diễn tả ntn?
NT ?Tác dụng ?
H: Để con người mãi tự hào về sự giàu có và
lung linh huyền ảo của biển cả thì mỗi chúng
ta cần phải là gì ?
Gv: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững MT biển.
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Cá song lấp lánh
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
-> So sánh, hình ảnh đẹp lãng mạn, trí
tưởng tượng bay bổng.
=> Hình ảnh đẹp lộng lẫy, rực rỡ của các
loài cá và sự giàu có của biển cả. Biển
đẹp lung linh, huyền ảo như bức tranh
sơn mài.
* Người đánh cá
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền ...
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
-> Bút pháp tả thực kết hợp bút pháp
lãng mạn, liên tưởng.
=> Công việc nặng nhọc trở thành bài
ca lao động nhịp nhàng cùng TN.Tâm
trạng rạo rực phơi phới niềm vui, niềm
lạc quan yêu đời của những con người
làm chủ.
=> Hình ảnh người lao động luôn gắn
liền với thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp
và sức mạnh của con người trong sự
hài hoà với vũ trụ và thiên nhiên: Con
người lớn lao ngang tầm vũ trụ với tư
thế làm chủ
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thủa nào
- So sánh
-> Niềm tự hào về biển quê hương
giàu đẹp. Sự gắn bó và tình yêu quê
hương tha thiết.
3. Cảnh bình minh trên biển và
- HS đọc khổ cuối
HĐ cá nhân.
H. Cảnh đoàn thuyền trở về được mtả ntn?
H: Hình ảnh “Đoàn thuyền chạy đua cùng
mặt trời” sử dụng nghệ thuật gì? Hình ảnh đó
gợi cho em ấn tượng gì?
H: Đoàn thuyền đầy ắp cá, căng buồm lướt
nhanh trên biển một cách hối hả, khẩn trương,
mang thành quả LĐ cập bến....
H:Đoàn thuyền trở về trong khung cảnh thiên
nhiên ntn?
H: Tác giả sử dụng NT gì ? Tác dụng?
H: Cuộc sống mới ở đây như thế nào?
Gv: Cuộc sống XHCN, sự nghiệp cách mạng
tương lai tươi sáng đầy hứa hẹn...
- Liên hệ với bài Cô Tô (Nguyễn Tuân) tả
cảnh bình minh trên biển: Mặt trời như lòng
đỏ trứng khổng lồ...
HĐ cá nhân
H: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì?
H: Bài thơ đã thể hiện nội dung gì?
H. Nhận xét về cảm xúc của tác giả thể hiệnh
trong bài thơ?
đoàn thuyền đánh cá trở về
* Đoàn thuyền:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
- Nhân hoá
-> Niềm hăng say, miệt mài lao động
chạy đua cùng thiên nhiên hùng vĩ.
* Cảnh bình minh trên biển:
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
- Nhân hoá, liên tưởng.
-> Khung cảnh rực rỡ, mở ra một
ngày mới ấm no hạnh phúc. Niềm tin
yêu cuộc sống mới XHCN.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với biện
pháp nghệ thuật đối lập, so sánh,
nhân hóa, phóng đại.
+ Khắc họa những hình ảnh đẹp về
mặt trời, biển cả, bầu trời đêm, ngư
dân, đoàn thuyền đánh cá.
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên
và con người.
- Ngôn ngữ thơ giầu hình ảnh, nhạc
điệu, gợi liên tưởng.
2. Nội dung:
Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con
người LĐ, bộc lộ niềm vui, tự hào
của nhà thơ trước cuộc sống mới.
3. Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng
mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp,
ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu
đẹp của đất nước của những người lao
động mới.
HS đọc ; Gv: khái quát.
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3. Luyện tập
H: Cả bài thơ có bao nhiêu từ hát ? Tác dụng
của các từ hát đó là gì ?
- Hs tìm – trao đổi cặp đôi – báo cáo.
Gv: chốt Nhận xét.
IV. LUYỆN TẬP
- Bốn từ hát làm cho bài thơ như một
khúc ca, ca ngợi LĐ, ca ngợi tinh
thần là chủ thiên nhiên của người LĐ
với niềm vui phơi phới say mê...
Hoạt động 4. Vận dụng
- Gv: giao nhiệm vụ:
+ Dãy 1,3: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ?
+ Dãy 2: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ cuối của bài thơ?
- HS: làm việc cá nhân ở nhà.
- Gv đánh giá vào tiết học sau.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm thêm mội số bài văn, thơ của các tác giả cùng thời kì đầu xây dựng
CNXH: kể tên tác phẩm; nét đẹp của người lao động qua từng tác phẩm.
- Gv: gợi ý như văn bản "Lặng lẽ Sa pa; Tiếng hát con tàu...)
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Về nhà học thuộc bài thơ
- Đọc diễn cảm đoạn thơ em yêu thích? cho biết cảm nhận của em về đoạn thơ đó?
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa gì?
- Học bài nắm được nội dung nghệ thuật của bài thơ. àm bài tập phần luyện tập.
- Soạn bài: Bếp lửa
+ Đọc bài thơ
+ Trả Lời câu hỏi phiếu học tập Gv hướng dẫn.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_6263_van_ban_doan_thuyen_danh_ca.pdf