I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ
vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục cho HS ý thức tự học.
3. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu, ôn tập kiến thức theo định
hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống
và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung ôn tập.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt
động: đọc, viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
- Nhận diện các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói giảm nói
tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Phân tích các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
- Năng lực thẩm mĩ:
+ Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của nghệ thuật sử dụng
ngôn từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản nghệ thuật.
+ Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Sử dụng các phép tu
từ hợp lí trong tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 8.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Kĩ thuật thực hành, động não, khăn trải bàn, trình bày một
phút.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, trình bày một phút
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56+57 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 23/11/2020
Tiết 56
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ
vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục cho HS ý thức tự học.
3. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu, ôn tập kiến thức theo định
hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống
và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung ôn tập.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt
động: đọc, viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
- Nhận diện các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói giảm nói
tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Phân tích các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
- Năng lực thẩm mĩ:
+ Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của nghệ thuật sử dụng
ngôn từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản nghệ thuật.
+ Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Sử dụng các phép tu
từ hợp lí trong tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 8.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Kĩ thuật thực hành, động não, khăn trải bàn, trình bày một
phút...
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại nội dung kiến thức TV lớp 9 đã học từ đầu năm?
- Các PCHT
- Thuật ngữ
- Cách PT từ vựng TV
- Tổng kết từ vựng TV từ lớp 6 đến lớp 9.
3. Bài mới.
* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
H': Kể tên các phép tu từ đã học.
* HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung
* Giáo viên chiếu bài tập số 1,2,3,4,5,6 cho học
sinh đọc và nêu yêu cấu của các bài tập
Làm nhóm(5 phút)
Nhóm 1: bài 1,2
Nhóm 2: bài 3,4
Nhóm 3: 5,6
+ Đáp án( bên) và các phương án gợi ý kèm
các bài tập
Bài 1:
+ Gật đầu: Cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay,
thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý
+ Gật gù: Gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ
đồng tình, tán thưởng
? Như vậy, trong 2 từ gật gù và gật đầu thì từ nào
thích hợp hơn với ý nghĩa của bài ca dao?
Bài tập số 1 ( SGK- 158)
- Dùng từ "gật đầu" thích hợp
hơn
* Ý nghĩa biểu đạt: Tuy món ăn
đơn sơ, đạm bạc nhưng đôi vợ
chồng nghèo vẫn ăn rất ngon
miệng vì họ biết chia sẻ niềm vui
đơn sơ trong cuộc sống.
Bài 2:
? Hãy nhận xét cách hiểu từ ngữ của người vợ
trong câu chuyện trên?
? Câu chuyện gây cười từ yếu tố từ ngữ nào?
Bài tập số 2 (SGK- 158)
+ Người vợ không hiểu cách nói
chuyển nghĩa (bằng phương thức
hoán dụ).
" chỉ có 1 chân sút": Cách nói này
có nghĩa là cả đội bóng chỉ có 1
người giỏi ghi bàn thôi.
Bài 3:
? Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ trong
văn bản và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa của
từ?
? Trong các từ " vai, miệng, chân, tay" từ nào
được dùng theo nghĩa gốc ? Từ nào được dùng
theo nghĩa chuyển?
? Nghĩa của các từ ngữ đó đã được chuyển bằng
phương thức nào?
+ ? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo
phương thức ẩn dụ? Nghĩa chuyển nào được hình
thành theo phương thức hoán dụ?
Bài tập số 3 ( SGK- 158)
+ Những từ được dùng theo nghĩa
gốc: miệng, chân, tay
- Những từ được dùng theo nghĩa
chuyển:
+ Vai: phương thức hoán dụ (lấy
bộ phận chỉ toàn thể)
+ Đầu: phương thức ẩn dụ (dùng
trong từ đầu súng) so sánh ngầm
với tinh thần chiến đấu trong sự
lãng mạn.
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập? Bài tập số 4 (SGK-159 )
? Tìm các từ cùng trường từ vựng?
? Cho biết những từ cùng nhóm trường từ vựng
nào?
+ Nhóm 1: Đỏ, xanh, hồng
-> Trường từ vựng chỉ màu sắc
+ Nhóm 2: Lửa, cháy, tro
-> Trường từ vựng liên quan đến
lửa
Cái hay trong cách dùng từ trên
là: 2 trường từ vựng cộng hưởng
với nhau về ý nghĩa để tạo nên 1
hiện tượng về chiếc áo đỏ bao
trùm cả không gian.
? Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân
tích cái hay trong cách dùng từ ở đoạn thơ ?
* Giáo viên: Các từ thuộc 2 trường từ vựng có
liên quan chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái
thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác)
ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa ra con người làm
anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy
thành tro) và lan ra cả không gian, làm không
gian cũng biến sắc (cây xanh... theo hồng)-> Bài
thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn
tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc
đáo 1 tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.
? Vận dụng kiến thức về từ mới để giải thích cách
đặt tên sự vật, hiện tượng ?
? Tìm 5 ví dụ về sự vật, hiện tượng được gọi tên
dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng?
* Giáo viên: Với cách đặt tên mới-> Làm tăng số
lượng vốn từ.
Bài tập số 5 ( SGK-159)
+ Cách đặt tên: Dùng từ ngữ có
sẵn để đặt tên với nội dung mới
dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện
tượng được gọi tên.
Ví dụ: Rạch -> Rạch mái ngầm
Ví dụ: Kênh -> Kênh 3 khía,...
* 5 ví dụ:
+ Cà tím (Quả cà tím, màu tím
hoặc nửa tím nửa trắng)
+ Cá kìm (cá biển có hàm dưới
nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm)
+ Chè móc câu (chè búp nhọn,
cánh săn, nhỏ và cong như hình
cái móc câu)
+ Chim lợn (cú có tiếng kêu eng
éc như lợn)
+ Ớt chỉ thiên (ớt quả nhỏ, quả chỉ
thẳng lên trời)
+ Ong ruồi (ong mật, nhỏ như
ruồi)
? Hãy phát hiện ra sự vô lí của thói sánh dùng
chữ?
Bài tập số 6 ( SGK- )
+ Ông sánh chữ đang trong tình
+ Thay vì dùng từ "bác sĩ", kẻ sắp chết cứ đòi
dùng từ "đốc tờ"
? Qua đó, câu chuyện muốn phê phán điều gì?
thế nguy cấp vẫn bày trò phân biệt
tiếng tây, tiếng ta -> Phê phán
thói sánh dùng chữ không đúng
lúc đúng chỗ.
? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân khi sử
dụng từ mượn ?
=> Cần hiểu rõ nghĩa của từ để sử
dụng đúng. Khi đã có từ Thuần
Việt biểu đạt đúng sắc thái, tình
cảm, ý nghĩa thì không cần dùng
từ mượn.
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Xem lại toàn bộ các bài tổng kết từ vựng đã học
+ Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ,
nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, núi tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
+ Đọc & chuẩn bị bài: " Ôn tập TV các phương châm hội thoại".
- Thự học ở nhà Chương trình địa phương phần tiếng Việt
Ngày giảng : 24/11/2020
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
( Các phương châm hội thoại)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nhận biết, hiểu các phương châm hội thoại
2. Phẩm chất:
- Giáo dục cho HS ý thức tự học.
3. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu, ôn tập kiến thức theo định
hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống
và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung ôn tập.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt
động: đọc, viết, nói, nghe.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Kĩ thuật thực hành, động não, khăn trải bàn, trình bày một
phút...
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong giờ
3. Bài mới.
* HĐ 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm)
khởi động - Đóng tiểu phẩm cho phần khởi động " Người ăn xin" & " Lợn cưới
áo mới"-> vào bài: chúng ta vừa theo dõi hai tiểu phẩm thuộc hai phương châm
hội thoại khác nhau. Hôm nay cô trò ta sẽ ôn lại...
Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung
A Lí thuyết:
? Nêu các phương châm hội thoại đã học và khái
niệm của chúng?
Phương
châm về
lượng
+ Khi giao tiếp cần có nội dung
Nội dung lời nói phải đúng với yêu
cầu giao tiếp (không thừa, không
thiếu)
Phương
châm về
chất
Khi giao tiếp không nói những
điều mà mình tin là không đúng
hay không có bằng chứng xác thực
Phương
châm quan
hệ
Nói đúng vào đề tài giao tiếp,
tránh nói lạc đề
Phương
châm cách
thức
Cần nói ngắn gọn, rành mạch
Phương
châm lịch
sự
Cần chú ý đến sự lịch sự, khiêm
tốn, tôn trọng người đàm thoại.
I. Các phươngchâm hội thoại:
- Phương châm về lượng;
- Phương châm về chất;
- Phương châm quan hệ;
- Phương châm cách thức;
- Phương châm lịch sự.
? PCHT nào được tuân thủ và phương châm HT nào
không được tuân thủ trong hai tiểu phẩm trên? Vì
sao?
+ Tiểu phẩm: - Người ăn xin tuân thủ PCHT lịch sự
vì tuy không có gì cho người ăn xin nhưng cậu bé đã
thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng ông lão( cầm tay,
xin ông lão tha lỗi)
- Lợn cưới áo mới: vi phạm PCHT về
lượng vì cả hai anh chàng nói thừa điều cần nói.(
chiếc áo mới này & con lợn cưới)
? Hãy lấy VD về các phương châm hội thoại khác bị
vi phạm?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
B Luyện tập:
Chiếu 3 câu chuyện trong SGV/206: phiếu HT số
2: ba câu chuyện trên màn hình.
1 Bài tập về PCHT:
Chỉ rõ phương châm HT
không được tuân thủ và giải
thích lí do?
* Phiếu học tấp 2
Nhóm ND tình huống PC vi phạm Lí do vi phạm
1 Câu chuyện 1: Sóng
2 Câu chuyện 2: Nói có
đầu có đuôi
3 Câu chuyện 3: Con rắn
vuông
* Phân tích:
? Trong các câu chuyện PCHT nào được và PC nào không được tuân thủ? Vì sao?
(Câu chuyện 1: Sóng theo KN vật lí là gì?Điện từ trường lan truyền trong không gian
" Sóng" - Xuân Quỳnh? tên bài thơ viết về những con sóng từ ngoài biển khơi được
tạo ra do gió tác động vào nước.
? Như vậy câu trả lời của học sinh có liên quan đến nhau? Không-> Vi phạm PC
nào?)
Câu chuyện 2: ? Nhận xét về cách thức nói của tên đầy tớ? Nói ngắn gọn hay dài
dòng? Vì nói dài dòng nên xảy ra hậu quả gì? áo của ông chủ cháy một miếng to.PC
nào không được tuân thủ?
Câu chuyện 3: Người chồng nói về con rắn vuống dài và rộng bằng nhau( 40 thước).
Trên thực tế có con rắn nào như vậy? Người nói đã vi phạm PCHT nào?
nhóm bàn- 5 phút
* Đáp án:
Nhóm ND tình huống PC vi phạm Lí do vi phạm
1 Câu chuyện 1: Sóng PC quan hệ Nói lạc đề
2 Câu chuyện 2:
Nói có đầu có đuôi
PC cách thức Nói dài dòng
3 Câu chuyện 3: Con
rắn vuông
PC về chất Nói không đúng sự thật
GV thu phiếu chấm điểm 2 Bài tập về xưng hô trong
hội thoại:
? Nêu yêu cầu bài tập?
(? Trong Tiếng Việt, xưng hô thường theo phương
châm “ xưng khiêm, hô tốn”. Em hiểu phương châm
đó như thế nào ?Cho VD minh họa?)
( Trước kia ngoài cách gọi là vua ra ta còn có cách
gọi nào khác thể hiện sự tôn kính?
? kẻ sĩ nghèo và)
Bài tập 2 phần II/190: Nhận
xét về cách xưng hô trong
tiếng Việt:
“xưng khiêm, hô tôn”:
Người nói xưng mình 1 cách
khiêm nhường, gọi người đối
thoại 1 cách tôn kính.
VD:
- Gọi vua: Bệ hạ(xưa),
- Bần sĩ ( kẻ sĩ nghèo)
- Bần tăng (nhà sư nghèo)
? Phương châm này còn sử dụng cho các ngôn ngữ
nào khác?
( Đây không chỉ là phương châm riêng cho Tiếng Việt
mà còn là phương châm chung cho ngôn ngữ phương
Đông- nhất là tiếng Hàn- Nhật- Triều Tiên, nhìn cung
cách giao tiếp của những người dân nước đó ta phần
nào cũng hiểu được cách xưng hô của họ- về nhà HS
tìm hiểu cách xưng hô của họ qua phim ảnh)
Kĩ năng sống
? Nêu yêu cầu bài tập?
3 Bài tập về lời dẫn trực
tiếp- lời dẫn gián tiếp
Bài 2 phần III/190:
* Chuyển lời dẫn TT sang lời
dẫn GT, phân tích sự thay đổi
về từ ngữ:
? Tìm lời dẫn trực tiêp trong đoạn văn?
- Quân Thanh...
- Bây giờ..
Căn cứ vào đâu em xác định đó là lời dẫn TT?
- Đặt trong dấu ngoặc kép
- Dẫn nguyên vẹn lời của nhân vật
? Khi cùng nhắc về QT người viết đã sử dụng ngôi
nào?
- Ngôi 1: xưng tôi
- Ngôi 2: chúa công (Ngôi 2: mày, mi, ngươi- trong
trường hợp này là chúa công)
? Vậy chuyển lời dẫn TT sang gián tiếp sẽ dùng thống
nhất ở ngôi ba ta sẽ chuyển ntn?
+ Thay ngôi kể: (ngôi 3)
- tôi-> nhà vua
- chúa công-> vua QT
? Ngoài việc chuyển ngôi kể ta cần thay từ ngữ để
đoạn văn lô gic về thời gian. Vậy ta cần thay ntn?
( Gợi: Lời dẫn TT được đặt trong hiện tại( bây giờ).
Muốn chuyển sang quá khứ ta phải thay từ nào?)
+ Thay từ:
bây giờ-> bấy giờ
? Từ đây trong lời dẫn TT thứ 2 có cần thiết xuất hiện
nữa không?
Cho HS chuyển- nhóm bàn(3 phút) GV nhận xét
+ Bỏ từ đây
Chiếu đoạn văn sử dụng lời dẫn gián tiếp:
Vua QT hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang
đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng
thắng hay thua thế nào.
Nguyễn thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước
trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới,
không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không
hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Qt ra Bắc
không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian:
Đọc văn bản sau:
?Lập sơ đồ về hệ thống từ xưng hô trong hội thoại
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu
cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Phiếu học tập
- Thời gian:
LÝ SỰ SINH VIÊN NGHÈO
Một chàng sinh viên nghèo đói bụng quá không biết làm thế nào, túng làm liều
chui vào một quán nước:
- Cho tôi một cái bánh giò.
- Có ngay! Chủ quán bê ra 1 cái bánh giò.
- Bánh bao thì giá cả thế nào?
- Như bánh giò.
- Thế thì đổi cho 1 cái bánh bao.
Chàng ăn xong cái bánh bao đứng dậy đi về.
- Ơ kìa! không trả tiền à?
- Tiền nào????
- Tiền bánh bao.
- Nhưng tôi đổi bằng bánh giò rồi cơ mà.
- Nhưng đã trả tiền bánh giò đâu
- Ơ hay! nhà chị buồn cười thật, Bánh giò nhà chị vẫn ở nguyên kia, tôi có ăn
đâu mà bảo trả tiền.
1. Tác giả cố tình vi phạm phương châm hội thoại nào?
2. Mụ đích của việc phi phạm pcht đó là gì/
miêu tả nội tâm )
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_5657_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.pdf