1.3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và lòng kính yêu Hồ Chủ tịch.
* Liên môn, tích hợp:
- Giáo dục tư tưởng HCM.
Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ chí Minh
- GD đạo đức: Giáo dục đạo đức: gắn bó với thiên nhiên; yêu thương, trân trọng con người, gia đình; bồi đắp tình cảm và lối sống yêu thương tình nghĩa.
8 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47: Cảnh khuya, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 47
Văn bản
CẢNH KHUYA
1. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Nắm sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Hiểu tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm C/M của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Cảm nhận tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa, tinh tế, vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan
- Hiểu nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
1.2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ C/M và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trình bày 1 vấn đề trước đám đông.
- Ra quyết định: nhận ra và lựa chọn những đáp án đúng.
1.3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và lòng kính yêu Hồ Chủ tịch.
* Liên môn, tích hợp:
- Giáo dục tư tưởng HCM.
Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ chí Minh
- GD đạo đức: Giáo dục đạo đức: gắn bó với thiên nhiên; yêu thương, trân trọng con người, gia đình; bồi đắp tình cảm và lối sống yêu thương tình nghĩa.
=> GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH
1.4 Phát triển năng lực:
* Các phẩm chất:
+ Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó
+ Yêu gia đình, quê hương, đất nước
+ Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên
* Các năng lực:
- Năng lực chung: tự học. Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp.
2. CHUẨN BỊ:
+ Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, KH dạy học, chuẩn KTKN
+ Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.
3. PHƯƠNG PHÁP: Bình giảng, phát vấn, thuyết trình, trả lời 1 phút, giới thiệu, đọc sáng tạo
4.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1. Ổn định và tổ chức lớp: ( 1 phút)
7B:
4.2 .Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
? Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” (Đỗ Phủ)?
? Nêu cảm nghĩ của em khi học xong bài thơ này?
* Gợi ý: Cảm nghĩ về cuộc sống nghèo khổ của Đỗ Phủ
Tuy cuộc sống nhiều khó khăn nhưng ông có một tấm lòng vị tha, cao cả: mong ước của ông.
4.3. Bài mới:
ò HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gv trình chiếu cho hs xem hình ảnh
?Những hình ảnh này ở đâu, và gợi cho em nhớ đến ai?
Hs: Đây là nhà sàn của Bác Hồ ở Hà Nội và ở chiến khu Việt Bắc
Gv: Qua haI nhà Bác ở, không gian xung quanh, em nhận thấy Bác là người như thế nào?
Hs: Là người có tình yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên
Gv: Bác Hồ không chỉ là người có tình yêu nhân dân , đất nước tha thiết mà còn là người luôn sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, cũng bởi ở bác có tình yêu thiên nhiên sâu sắc cho dù ở đâu, hoàn cảnh thế nào. Điều này, được thể hiện trong rất nhiều bài thơ, trong đó có bài Cảnh khuya
* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
DẪN VÀI BÀI MỚI
Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người với tâm hồn nghệ sĩ. Mặc dù hồi đầu kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, bận trăm công nghìn việc, nhưng thi thoảng có đôi phút nghỉ ngơi trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu, núi thẳm, tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát, dõi theo một mảnh trăng xa, Người lại làm thơ. Bài thơ Cảnh khuya, cô trò ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này chính là trường hợp hiếm hoi như thế.
* Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Mục đích: Hs nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trình bày một phút...
- Thời gian: 4 phút
- Cách thức tiến hành:
? Trình bày sự hiểu biết của em về tác giả HCM?
- GV chiếu ảnh
- Là lãnh tụ vĩ đại của Dt VN.
- Là danh nhân văn hóa thế giới.
- Là nhà thơ lớn.
A. Giới thiệu chung
1.Tác giả: Hồ Chí Minh.
- Là lãnh tụ vĩ đại của Dt VN.
- Là danh nhân văn hóa thế giới.
- Là nhà thơ lớn.
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
.“Cảnh khuya” (1947)
Hoàn cảnh sáng tác : bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.
Nhắc H học SGK/141
2.Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1947, khi Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc k/c chống Pháp.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
Bước 1: Đọc, chú thích
- Mục đích: Hs biết cách đọc và bước đầu cảm nhận cảnh rừng Việt Bắc và tâm trạng của tác giả
- Phương pháp: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút
- Cách thức tiến hành:
Chú ý cách ngắt nhịp bài thơ:
- C1: 3/4 cách ngắt nhịp khác so với thơ
- C4: 2/5 Đường luật
? Bài thơ đc làm theo thể thơ nào? Chỉ ra đặc điểm thể thơ. Giống bài thơ nào đã học?
*Nam quốc sơn hà...
* Gieo một vần ở chữ cuối của các câu 1,2,4 (bài 1 vần a)
? Nêu phương thức biểu đạt của bài thơ?
B. Đọc hiểu văn bản
1.Đọc, chú thích
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
- Phương thức : biểu cảm qua miêu tả.
Bước 2: Kết cấu, bố cục
- Mục đích: Hs nắm được bố cục văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Thời gian: 1 phút
- Cách thức tiến hành:
? Bài thơ theo em có mấy nội dung?
2 nội dung: Cảnh thiên nhiên Việt Bắc và tâm trạng nhà thơ
? Bài thơ được chia bố cục mấy phần?
2. Kết cấu bố cục: 2 phần
Bước 3: Phân tích
- Mục đích: HS nắm được vẻ đẹp của cảnh rùng Việt Bắc và tâm trạng của nhà thơ.
- Phương pháp: gợi mở, động não, nêu vấn đề, giảng bình, trình bày một phút
- Thời gian: 24 phút
- Cách thức tiến hành:
- đọc 2 câu đầu
? Hai câu thơ đầu tả cảnh nào? Thời điểm
¦ Cảnh trăng rừng Việt Bắc ( Ghi bảng 1)
? Trong câu 1, bức tranh thiên nhiên được miêu tả bằng những nét nổi bật nào?
- Âm thanh :Tiếng suối
? Có gì độc đáo trong nghệ thuật tả tiếng suối ở câu 1?
so sánh tiếng suối với tiếng hát
? Trong câu thơ tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Tác dụng?
Nghệ thuật : So sánh: Tiếng suối như tiếng hát.
- Tả bằng âm thanh -> Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy được tiếng suối đặc tả đềm chiến khu thiêng liêng thanh vắng¦ Tiếng suối thành tiếng hát, thành giọng người -> Đẹp, gợi cảm, êm dịu...
3.Phân tích
3.1.Hai câu đầu: Cảnh đêm rừng Việt Bắc
- Âm thanh :Tiếng suối như tiếng hát xa
-> Nt: So sánh, lấy động tả tĩnh.
à làm cho cảnh vật gần gũi với con người và có sức sống, trẻ trung.
? Em đã đc học & biết bài thơ nào tả âm thanh tiếng suối? So sánh với câu thơ của Bác?
“CS suối chảy rì rầm
- Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.==> Vang khúc nhạc êm êm, đều đều, không thấy hình ảnh con người -> cảnh buồn.
- Câu thơ của Bác ta thấy thấp thoáng hình ảnh của con người
G: Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng suối róc rách văng vẳng như giọng hát ngọt ngào...
Cùng với hình ảnh so sánh là vần “a” trong từ “xa” là âm mở đã tạo nên không gian vời vợi. Câu thơ vang dài, bật lên tiếng hát trong đêm tạo nên sự sâu lắng mang sức sống và hơi ấm con người.
? Câu 2 miêu tả hình ảnh nào?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ thứ 2?
trả lời, G Ghi bảng g
Đ từ: “lồng” :nhân hoá trăng
- Đối : Tiểu đối/ (Trăng lồng cổ thụ/ Bóng lồng hoa)
-=> Cân xứng hài hoà
- Ngôn ngữ: Trang trọng, điêu luyện.
- Hình ảnh trăng
- Nghệ thuật:
+ Đ từ: “lồng”:
+ tiểu đối:
? Em hình dung như thế nào về cảnh qua câu 2
- 2 cảnh .Ánh trăng lồng vào vòm cổ thụ
-> Bóng lồng vào bóng hoa,
.Ánh trăng chiếu rọi vào vòm cổ thụ
-> in bóng xuống mặt đất như muôn
ngàn bông hoa.
Đây là bức tranh nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng với gam màu tối – sáng, trắng- đen, loang loáng ánh bạc bóng trăng, bóng cây, bóng hoa ôm ấp quấn quýt lấy nhau tạo nen vẻ đẹp lung linh ấm áp.
Trong thơ cổ, Cảnh thường tĩnh tại, thơ Bác mang màu sắc cổ điển song lại là cảnh động, có sức sống.
? Em hãy nêu cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên được thể hiện trong 2 câu thơ trên?
==>Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sống cho con người.
Đọc 2 câu cuối,G
3.2.Hai câu cuối.
? Hai câu cuối diễn tả nội dung gì?
g Diễn tả tâm tình thi sĩ
? Em hiểu cảnh khuya như vẽ có nghĩa là gì?
- Cảnh vô cùng đẹp. Như 1 bức tranh.
? Dưới bức tranh như thế con người có tâm trạng thế nào?
-Hình ảnh con người trong đêm trăng
? “Người chưa ngủ” ở đây là BH, Quan hệ giữa chủ thể ( BH) với “cảnh khuya như vẽ” thì lí do ko ngủ được ở đây là gì
chưa ngủ Cảnh đẹp - như vẽ (câu 3)
Lo nước nhà. (câu 4)
- Chưa ngủ:
+ Say mê cảnh đẹp đêm trăng
+ Lo cho nước nhà
C3 trong thơ tứ tuyệt giư vai trò là câu chuyển,chuyển từ MT vẻ đẹp TN sang sự xuất hiện của con người trong tâm trạng thao thức thưởng ngoạn vẻ đẹp củaTN
? Đọc xong câu thơ cuối em hiểu lí do chưa ngủ của Bác, vì sao Bác nói như vây.
Giải thích rõ: “-Lo nước nhà.” cụ thể.
? Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Điệp từ: chưa ngủ
? Điệp từ “chưa ngủ” diễn tả các cảm xúc nội tâm nào trong con người Bác?
Chưa ngủ: Là bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng con người:
. Vừa tha thiết với vẻ đẹp TN
. Lo lắng cho vận mệnh đất nước
¦ Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác.
Khái quát, nhấn mạnh lí do C4,Ghi bảng g
=> sự hòa hợp, thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.
Chưa ngủ - Câu thứ 4 là sự chuyển hướng bất ngờ: Bác chưa ngủ không phải say cảnh đẹp của chốn lâm tuyền: suối trong, ánh trăng tinh khiết, huyền diệu...mà vì “lo lỗi nước nhà”.
Tứ “chưa ngủ” như 1bản lề thép mở 2 danh giới ảo - thực; ngoại cảnh- nội tâm; nghệ sĩ- chiến sĩ; cổ điển- hiện đại ... Đó chính là phong cách thơ HCM.
- GV đọc thơ:
? Viết về những đêm không ngủ của Bác vì lo cho dân cho nước, ngoài bài thơ này em còn biết những bài thơ nào nữa ? (Thơ của Bác và những nhà thơ khác viết về Bác)
Không ngủ được ( Hồ Chí Minh ) “ Một canh......mộng vờn quanh”
Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ )
? Từ bài thơ trên, em cảm nhận đc những vẻ đẹp nào của thơ HCM?
Sức gợi cảm của ngôn từ, h/a. Thể thơ TNTT lời ít, ý nhiều. Kết hợp tả+BC để tạo sự phong phú cho ND bài thơ.=> tâm hồn nhạy cảm & trân trọng những vẻ đẹp của tạo hóa à phong cách sống lạc quan.
-Tạo cảnh thiên nhiên tươi đẹp với ánh trăng lộng lẫy à biểu hiện của ty thiên nhiên, CM, quê hương đất nước
? Nêu những nét đặc sác về nghệ thuật của bài thơ?
Tạo cảnh thiên nhiên tươi đẹp với ánh trăng lộng lẫy à biểu hiện của ty thiên nhiên, CM, quê hương đất nước.
- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
-Sử dụng các phép tu từ, so sánh, điệp từ ( tiếng... tiếng;lồng...lồng;chưa ngủ - chưa ngủ) có tác dụng MT chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm.
- Sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1, 4
.Nhắc H. dựa vào bảng để nêu ghi nhớ
? đọc SGK/143
? Nêu ý nghĩa văn bản?
4. Tổng kết:
4.1.Nội dung:
- Cảnh thiên nhiên tươi đẹp với ánh trăng lộng lẫy
- Tình yêu thiên nhiên, tinh thần c/m của HCM
4.2.Nghệ thuật:
- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
-Sử dụng các phép tu từ, so sánh, điệp từ
- Sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1, 4.
4.3. Ghi nhớ: sgk
* Ý nghĩa của
Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ HCM: sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục đích: HS nêu được cảm nhận về vẻ đẹp trong tâm hồn Bác và liên hệ 1 số bài thơ viết về trăng
- Phương pháp: Trình bày một phút
- Thời gian: 3 phút
- Cách thức tiến hành:
? Bài thơ giúp em thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn và cách sống của Bác?
- Tâm hồn nhạy cảm, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên
- Phong cách lạc quan, giàu chất thi sĩ
? Hãy nêu tên các bài thơ viết về trăng của Bác?
- Tin thắng trận, Ngắm trăng
* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
? Cảnh khuya được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rất khó khăn, gian khổ, nhưng đều toát lên phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. Em hãy tìm hiểu xem phong thái ấy được thể hiện trong những yếu tố nào của nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- Thể hiện:
+ Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sĩ trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp vè cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
+ Tâm trạng của tác gải trong bài Cảnh khuya: mặc dù lo nghĩ việc nước đến tận khuya nhưng vẫn không quên cảm nhận vẻ đẹp kì thú của cảnh trăng rừng, của tiếng suối trong.
- Giọng thơ khoẻ khoắn, trẻ trung, có suy tư trăn trở nhưng vẫn hào hứng tin tưởng.
- Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ở thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, càng thấy rõ phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ trong bài thơ.
* HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO
?Tìm những bài thơ của Bác thể hiện tình yêu thiên nhiên
? Em có thích sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên không? Em sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên
4.4 Củng cố: ( 2 phút)
Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ
HS nghe bài hát được phổ nhạc từ bài thơ
4.5. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà (3 phút)
- Học thuộc lòng bài thơ
- Cảm nhận về tâm hồn của tác giả qua bài thơ.
- Học thuộc bài thơ: Rằm tháng giêng
- Soạn bài theo câu hỏi sgk bài Rằm tháng giêng.
- Tìm đọc 1 số bài thơ khác về trăng của tác giả.
5. RÚT KINH NGHIỆM
........ ... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_47_canh_khuya.docx