Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46 đến 50 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt

Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp qua nhân vật ông Hai khi

nghe tin làng được cải chính.

2. Phẩm chất:

- Giáo dục cho HS tình yêu làng, yêu quê hương đất nước.

- Có ý thức học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

3. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng

của GV

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong

nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống

và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt

động: đọc, viết, nói, nghe.

- Năng lực văn học:

+ Năng lực đọc: (Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lướt, đọc - hiểu). Biết đọc

- hiểu ngôn từ nghệ thuật; nhận biết, lí giải, phân tích và đánh giá những đặc

sắc về hình thức biểu đạt, trên cơ sở đó tiếp nhận một cách hợp lí và sáng tạo

nội dung (ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng, thái độ, tình cảm), những giá trị thẩm mĩ

thể hiện trong văn bản (cái đẹp, cái cao cả).

+ Nhận biết được thể loại, các thành tố tạo nên tác phẩm và tác dụng của

chúng trong việc thể hiện nội dung.

+ Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác

phẩm văn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc.

+ Có cảm xúc trước hình ảnh cao đẹp của người nông dân trước cách mạng;

vận dụng những điều đã học để hoàn thiện về nhân cách và sống một cuộc sống có

ý nghĩa.

- Đọc, kể tóm tắt truyện.

- Tiếp tục rèn luyện năng lực phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm

truyện.

- Năng lực thẩm mĩ:

+ Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của người nông dân qua

diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.

+ Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Tự ý thức rèn luyện

bản thân, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước

pdf21 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 46 đến 50 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 09/11/2020 Tiết 46 LÀNG (Tiết 3) Kim Lân I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp qua nhân vật ông Hai khi nghe tin làng được cải chính. 2. Phẩm chất: - Giáo dục cho HS tình yêu làng, yêu quê hương đất nước. - Có ý thức học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương, đất nước. 3. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + Năng lực đọc: (Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lướt, đọc - hiểu). Biết đọc - hiểu ngôn từ nghệ thuật; nhận biết, lí giải, phân tích và đánh giá những đặc sắc về hình thức biểu đạt, trên cơ sở đó tiếp nhận một cách hợp lí và sáng tạo nội dung (ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng, thái độ, tình cảm), những giá trị thẩm mĩ thể hiện trong văn bản (cái đẹp, cái cao cả). + Nhận biết được thể loại, các thành tố tạo nên tác phẩm và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung. + Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩm văn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc. + Có cảm xúc trước hình ảnh cao đẹp của người nông dân trước cách mạng; vận dụng những điều đã học để hoàn thiện về nhân cách và sống một cuộc sống có ý nghĩa. - Đọc, kể tóm tắt truyện. - Tiếp tục rèn luyện năng lực phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm truyện. - Năng lực thẩm mĩ: + Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của người nông dân qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai. + Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Tự ý thức rèn luyện bản thân, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Đọc lai bài, trả lời các câu hỏi phần HDCB bài ở tiết trước. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, viết tích cực, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt truyện Làng của Kim Lân? ? Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc? 3. Bài mới. * HĐ 1: KHỞI ĐỘNG Từ nội dung KT bài cũ GV liên kết vào bài mới. * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức - HS đọc lại phần 3. HĐ nhóm bàn 3p: Khi biết tin làng mình không theo giặc dáng vẻ ông Hai có những biểu hiện khác thường nào? Tìm chi tiết? - HS thực hiện NV học tập -> Báo cáo kết quả -> nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá kq HĐ, chốt KT H': Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện? H': Em có cảm nhận như thế nào về tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng không theo Tây? H': Tại sao ông Hai lại khoe với mọi người rằng “Tây nó đốt nhà tôi rồi” với một thái độ sung sướng, hả hê đến vậy? (TL nhóm bàn) (Đó là bằng chứng gia đình ông không những không theo giặc mà còn là gia đình kháng chiến.) H': Từ những cử chỉ, lời nói, dáng vẻ cho thấy ông Hai là người ntn? H': Em có nhận xét gì về thái độ, tâm trạng của ông hai trong hai hoàn cảnh? - Tâm trạng thái độ của ông Hai ở hai hoàn cảnh hoàn toàn đối lập nhau. H': Tạo tình huống đối lập trong tình cảm của ông Hai tác giả nhằm mục đích gì? c. Khi nghe tin làng được cải chính. + Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ. + Mồm bỏm bẻm nhai trầu. + Cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy. + Cười nói, chia quà cho con. + Khoe nhà ông bị giặc đốt cháy. -> NT: Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên. => Ông Hai vui mừng phấn khởi tột độ, ông càng tự hào, kiêu hãnh về làng. => Là người coi trọng danh dự, yêu làng, yêu nước hơn tất cả. -> Khắc họa đậm nét hơn tình cảm yêu làng, yêu nước mãnh liệt. H': Qua nhân vật ông Hai em có suy nghĩ gì về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống TDP? H': Qua truyện em học được gì từ nghệ thuật kể chuyện? (tình huống, ngôn ngữ, miêu tả nhân vật)? H': Truyện diễn tả tình cảm nào của ông Hai? - HS đọc ghi nhớ (T174). H': Ý nghĩa của văn bản? => Nhân vật ông Hai là tiêu biêu cho tình yêu làng sâu sắc, tinh thần yêu nước mãnh liệt của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống TDP. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: Kể chuyện: - Tạo tình huống truyện gay cấn - Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói 2. Nội dung. Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai. 3. Ý nghĩa Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống TDP. * HĐ 3: LUYỆN TẬP - Văn bản Làng của tác giả nào? - Văn bản được viết vào thời kì nào của lịch sử dân tộc? - Văn bản viết về ai? Trong hoàn cảnh như thế nào? - Tình cảm của ông Hai với làng quê như thế nào? - Nét đặc sắc trong tình yêu làng quê của ông Hai là gì? + Yêu làng đến say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng. + Yêu làng đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến. ? Ông Hai là người tiêu biểu cho tầng lớp nào? * HĐ 4: HĐ vận dụng ? Sau khi học xong đoạn trích Làng của nhà văn Kim Lân, tình cảm nào trong em đã được bồi đắp ? tình yêu quê hương đất nước ? Việc làm cụ thể của em để phát huy tình cảm yêu quê hương, đất nước ? Tích cực học, yêu, quan tâm đến gia đình, bè bạn, mọi người, yêu mọi vật xung quanh ta,yêu làng xóm HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO ?Suy nghĩ của em về việc những người dành giải quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia sau khi đi du học thì không về quê hương cống hiến ? Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung văn bản đã học? + Nhóm 1 nội dung + Nhóm 2,3: NT,Ý nghĩa 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: slide 9 + Học bài: phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai + Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả nhân vật ông Hai trong truyện. Lấy ví dụ phân tích. + Soạn bài : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật ( Tìm hiểu về tác giả. Hoàn cảnh ra đời bài thơ. So sánh hình ảnh của người lính trong kháng chiến chống Pháp với chống Mĩ. Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ theo câu hỏi SGK) * HĐ4: VẬN DỤNG Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Hai * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Em tìm một số tác phẩm viết về tình yêu quê hương đất nước. Học thuộc lòng một bài thơ mà em yêu thích? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính + Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, nhận xét về nhan đề + Hình ảnh những chiếc xe: Chi tiết, hình ảnh miêu tả, nghệ thuật. Ngày dạy: 10/11/2020 Tiết 47 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) (Tiết 1) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu biết sơ lược về nhà thơ. - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật: giàu chất hiện thực và đầy cảm hững lãng mạn. - Hình ảnh những chiếc xe không kính qua cách miêu tả chân thực của nhà thơ. 2. Phẩm chất: - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, biết ơn, tự hào về các thế hệ cha anh. - Giáo dục cho HS tình yêu quê hương đất nước. - Có ý thức học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương, đất nước. 3. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + Năng lực đọc: (Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lướt, đọc - hiểu). Biết đọc - hiểu ngôn từ nghệ thuật; nhận biết, lí giải, phân tích và đánh giá những đặc sắc về hình thức biểu đạt, trên cơ sở đó tiếp nhận một cách hợp lí và sáng tạo nội dung (ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng, thái độ, tình cảm), những giá trị thẩm mĩ thể hiện trong văn bản (cái đẹp, cái cao cả). + Nhận biết được thể loại, các thành tố tạo nên tác phẩm và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung. + Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩm văn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc. + Có cảm xúc trước hình ảnh cao đẹp của người lính trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ; vận dụng những điều đã học để hoàn thiện về nhân cách và sống một cuộc sống có ý nghĩa. - Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại. - Phân tích được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh những chiếc xe không kính. - Cảm nhận được giá trị của ngôn từ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ - Năng lực thẩm mĩ: + Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của người lính thông qua việc miêu tả hình ảnh những chiếc xe không kính. + Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Tự ý thức rèn luyện bản thân, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu 2. Học sinh: Học thuộc bài thơ, trả lời các câu hỏi phần HDCB bài ở tiết trước. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, viết tích cực, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng"? 3. Bài mới. * HĐ 1: KHỞI ĐỘNG Cho HS nghe bài hát: Bài ca về tiểu đội xe không kính. H': Bài hát viết về ai? Họ làm nhiệm vụ gì? Ở đâu? Trong thời kì nào? -> Viết về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. H': Em có cảm xúc gì khi nghe xong bài hát này? Tại sao? VD: - Xúc động, tự hào về những ngưới lính lái xe. GV: Ở bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, chúng ta đã xúc động sâu sắc về tình đồng chí thiêng liêng của người lính thời chống Pháp. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng làm quen với những người lính trẻ Trường Sơn, người lái những chiếc xe “xẻ dọc trường sơn đi cứu nước/mà lòng phơi phới dậy tương lai”-> vào bài * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức - GV chiếu chân dung nhà thơ. H': Nêu những nét chính về tác giả? + Là người dẫn chương trình Vui khoẻ có ích trên VTV3... Mất do bệnh ung thư phổi + Bài thơ hay được sáng tác nhạc: Trường Sơn Đông TS Tây, Lửa đèn, Gửi em cô TNXP. H': Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - GV: Chú ý giọng đối thoại, thể hiện được chất giọng ngang tàng của những người lính lái xe dứt khoát, mạnh mẽ, khổ cuối giọng tha thiết... - GV đọc mẫu - HS đọc - HS nhận xét H': Giải thích các chú thích: Bếp Hoàng Cầm, tiểu đội, chông chênh... - Tiểu đội: Đơn vị gồm 12 người. - Chông chênh: Đu đưa, không vững chắc, không yên ổn. H': Bài thơ viết về những người lính hay những chiếc xe? Vậy xác định bố cục H': Bài thơ thuộc thể thơ nào? H': Phương thức biểu đạt? I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả: - Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) - Nhà thơ - người lính tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Các sáng tác chủ yếu viết về người lính, giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch mà sâu sắc. b. Bài thơ: - Bài thơ được sáng tác năm 1969 và in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Chú thích 3. Bố cục: 2 nội dung - Hình ảnh nhũng chiếc xe không kính. - Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe. 4. Thể thơ: Tự do . 5. Phương thức biểu đạt - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 6. Nhan đề - Nhan đề dài, độc đáo thể hiện sự khốc H': Nhan đề bài thơ có gì khác lạ H': Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? H': Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh nào? H': Những chiếc xe không kính được miêu tả rõ nhất qua những câu thơ nào? - TL cặp đôi (2p) -> HS trả lời cá nhân, gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung H': Tác giả đã lí giải nguyên nhân của những chiếc xe không kính đó là gì? H': Câu thơ “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” gợi điều gì? - Gợi thời kì chiến tranh ác liệt, thời kì máu lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ. H': Hãy nhận xét cách sử dụng hình ảnh thơ, từ ngữ trong câu thơ? (từ giật, rung thuộc từ loại nào?) giọng thơ như thế nào? - TL cá nhân-nhóm (phiếu trải bàn) - HS báo cáo - HS đánh giá, bổ sung H': Qua cách sử dụng hình ảnh thơ, từ ngữ, giọng thơ đó nhằm phản ánh hiện thực nào? H': (Tạo tình huống) Có bạn nhận xét rằng đây là chiếc xe độc đáo. Em có đồng ý không. Em thấy chiếc xe này độc đáo ở những chỗ nào? - HS tranh luận, trao đổi - GVPT định hướng: + Độc đáo vì nó không có kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước. Đó là hậu quả của bao trận mưa bom. Nhưng kì lạ, những chiếc xe tưởng bỏ đi ấy vẫn bon bon trên đường ra trận, thách thức bom đạn của kẻ thù. liệt của chiến tranh và chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ anh hùng. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính. “Không có kính không phải... Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi ” “Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước” -> Lựa chọn hình ảnh độc đáo, mới mẻ sử dụng phép điệp từ, các động từ mạnh, câu thơ gần với văn xuôi, giọng thản nhiên pha chút ngang tàng. => Miêu tả đoàn xe trần trụi, biến dạng -> Gợi sự tà phá khốc liệt thời chiến tranh: (Bom đạn kẻ thù để lại dấu tích trên những chiếc xe) - GV chốt nội dung tiết 1 * HĐ 3: LUYỆN TẬP - Bài thơ của tác giả nào? - Bài thơ được viết vào thời kì nào của lịch sử dân tộc? - Văn bản viết về ai? Họ làm nhiệm vụ gì? Ở đâu? Trong hoàn cảnh như thế nào? * HĐ4: VẬN DỤNG H': Hình ảnh những chiếc xe không kính cùng sự lí giải của nhà thơ đã nói lên hiện thực nào của chiến tranh? -> Tính chất ác liệt, dữ dội của chiến tranh; sự gian nan, nguy hiểm mà người lính phải đối mặt. * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Em tìm một số tác phẩm viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Học thuộc lòng một bài thơ mà em yêu thích? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - tiết 2 Yêu cầu: + Hình ảnh những người lính lái xe: Chi tiết, hình ảnh miêu tả, ngôn ngữ, giọng điệu thơ. + Nội dung, nghệ thuật, Ý nghĩa. + So sánh hình ảnh người lính ở bài này với bài "Đồng chí" Ngày dạy:11/11/2020 Tiết 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) (Tiết 2) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật: giàu chất hiện thực và đầy cảm hững lãng mạn. - Hình ảnh những người lính lái xe qua cách miêu tả chân thực của nhà thơ. - Nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của bài thơ. 2. Phẩm chất: - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, biết ơn, tự hào về các thế hệ cha anh. - Giáo dục cho HS tình yêu quê hương đất nước. - Có ý thức học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương, đất nước. 3. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + Năng lực đọc: (Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lướt, đọc - hiểu). Biết đọc - hiểu ngôn từ nghệ thuật; nhận biết, lí giải, phân tích và đánh giá những đặc sắc về hình thức biểu đạt, trên cơ sở đó tiếp nhận một cách hợp lí và sáng tạo nội dung (ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng, thái độ, tình cảm), những giá trị thẩm mĩ thể hiện trong văn bản (cái đẹp, cái cao cả). + Nhận biết được thể loại, các thành tố tạo nên tác phẩm và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung. + Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩm văn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc. + Có cảm xúc trước hình ảnh cao đẹp của người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ; vận dụng những điều đã học để hoàn thiện về nhân cách và sống một cuộc sống có ý nghĩa. - Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại. - Phân tích được vẻ đẹp những người lính lái xe Trường Sơn. So sánh vẻ đẹp của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ. - Cảm nhận được giá trị của ngôn từ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ - Năng lực thẩm mĩ: + Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của người lính lái xe: Dũng cảm, lạc quan, yêu đời, hiên ngang, đoàn kết, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. + Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Tự ý thức rèn luyện bản thân, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập 2. Học sinh: Học thuộc bài thơ, trả lời các câu hỏi phần HDCB bài ở tiết trước. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, viết tích cực, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ? Hình ảnh những chiếc xe được miêu tả như thế nào? Qua hình ảnh những chiếc xe cho chúng ta biết thêm điều gì? 3. Bài mới. * HĐ 1: KHỞI ĐỘNG Nêu cảm nhận của em về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn? * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc từ câu 3 đến hết khổ 2 Hoạt động nhóm 4HS (10’): Hoàn thiện phiếu học tập Đặc điểm Các câu thơ Nghệ thuật Nội dung Tư thế Tinh thần Tình đồng đội Ý chí - GV HD HS thực hiện NV học tập. - HS trao đổi thực hiện nhiệm vụ học tập - Đại diện nhóm số 7 lên trình bày kq học tập -> Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung. - Gv đánh giá kq hoạt động -> bổ sung, chiếu kiến thức chuẩn. - GV bình một số hình ảnh thơ đặc sắc H': Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ? H': Nên nội dung chính của bài thơ? - HS đọc ghi nhớ. H': Bài thơ ca ngợi điều gì? II. Đọc - hiểu văn bản 2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lựa chọn chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhip điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. 2. Nội dung - Khắc hoạ hình ảnh những chiếc xe không kính và làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn thời chống Mĩ và tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm của họ. 3. Ý nghĩa Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thời kì chống giặc Mĩ dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng PHIẾU HỌC TẬP Đặc điểm Các câu thơ Nghệ thuật Nội dung Tư thế - Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy: sao trời, cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái Đảo ngữ, điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa, giọng mạnh mẽ, khoẻ khoắn. Tư thế ung dung, hiên ngang, tự tin, bình tĩnh. Tinh thần Không có kính, ừ thì có bụi Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Không có kính,ừ thì ướt áo Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Điệp cấu trúc, so sánh, hình ảnh chân thực, ngôn ngữ hóm hỉnh độc đáo, giọng thơ ngang tàng. Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ hiểm nguy -> Dũng cảm, tinh thần lạc quan. Tình đồng đội Gặp bạn bè Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy. Tả thực Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, keo sơn, gắn bó. Ý chí Lại đi, lại đi trời lại xanh thêm. - Xe vẫn chạy vì miền Nam Chỉ cần trong xe có một trái tim Sử dụng phép điệp ngữ, hình ảnh hoán dụ Ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. * HĐ 3: LUYỆN TẬP Hai VB “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giống và khác nhau ở điểm nào? (TLN 4’) - HS so sánh, tìm ra điểm giống, khác nhau của hai VB. - GV chiếu đáp án. * Giống: - Lý tưởng, trách nhiệm, lòng yêu nước. - Tinh thần vượt khó khăn, gian khổ, hy sinh. - Ý chí chiến đấu, niềm lạc quan . - Tình cảm đồng đội gắn bó chia ngọt sẻ bùi. * Khác: -“Đồng chí”: Những người nông dân mặc áo lính giản dị, chân thành, chất phác. Trang bị thô sơ thiếu thốn, bộc lộ tình cảm thầm lặng. - Người lính chống Mỹ: Những chiến sĩ trẻ hồn nhiên, hóm hỉnh, tươi tắn, trẻ trung * HĐ4: VẬN DỤNG ? Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời chống Mĩ? - Họ là những con người: «Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai» - Họ sống hiên ngang, coi thường gian khổ, vui tươi, thân thiện giữa hiện thực khốc liệt của chiến tranh. - Họ có trái tim yêu nước, có ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Em hãy tưởng tượng được gặp những người lính lái xe trên tuyến đường trường Sơn và viết một bài văn kể lại câu chuyện đầy xúc động đó? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU Chuẩn bị bài: Chiếc lược ngà + Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục. + Tóm tắt truyện + Nhân vật bé Thu: Tìm chi tiết miêu tả diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu. Nhận xét về tính cách của bé Thu. Ngày dạy: 9B: 13/11/2020 Tiết 49 CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà. - Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu. - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. - Tâm trạng của bé Thu trước khi nhân ông Sáu là cha. 2. Phẩm chất: - Có ý thức đấu tranh bảo vệ hòa bình, yêu mến, tự hào về các thế hệ cha anh. - Giáo dục tình cảm gia đình, tình cha con, cách cư xử với người thân. 3. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + Năng lực đọc: (Đọc phân vai, đọc thầm, đọc lướt, đọc - hiểu). Biết đọc - hiểu ngôn từ nghệ thuật; nhận biết, lí giải, phân tích và đánh giá những đặc sắc về hình thức biểu đạt, trên cơ sở đó tiếp nhận một cách hợp lí và sáng tạo nội dung (ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng, thái độ, tình cảm), những giá trị thẩm mĩ thể hiện trong văn bản (cái đẹp, cái cao cả). + Nhận biết được thể loại, các thành tố tạo nên tác phẩm và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung. + Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩm văn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc. + Có cảm xúc trước hình ảnh cao đẹp của người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ và tình cảm cha con sâu đậm; vận dụng những điều đã học để hoàn thiện về nhân cách và sống một cuộc sống có ý nghĩa. + Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại + Rèn kĩ năng phân tích tâm lí nhân vật. - Năng lực thẩm mĩ: + Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Tình cha con sâu nặng. + Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Tự ý thức rèn luyện bản thân, bồi dưỡng lòng kính yêu cha mẹ, ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chân dung nhà văn NQS. 2. Học sinh: Đọc bài, tóm tắt nội dung chính của Vb, trả lời các câu hỏi phần HDCB bài ở tiết trước. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, viết tích cực, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Bài thơ về..."? Phát biểu cảm nghĩ về người lính trong thười kì k/c chống Mĩ? 3. Bài mới. * HĐ 1: KHỞI ĐỘNG - Đọc thuộc một số bài ca dao về tình cảm gia đình - Hát bài

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_46_den_50_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf