Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124 đến 128 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, phương

pháp làm bài, biết tự chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả trong

bài làm.

- Khắc sâu hơn kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc

đoạn trích).

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá bài văn của mình và bạn nhằm giúp cho làm bài sau

tốt hơn.

3. Thái độ:

Từ bài làm cụ thể học sinh biết rút ra kinh nghiệm và sửa chữa những sai sót về các

mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: chấm bài, thống kê lỗi của học sinh, bảng phụ.

2. Học sinh: làm các bài tập

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi

pdf15 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124 đến 128 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 3/6/2020 Tiết 124: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, phương pháp làm bài, biết tự chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả trong bài làm. - Khắc sâu hơn kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá bài văn của mình và bạn nhằm giúp cho làm bài sau tốt hơn. 3. Thái độ: Từ bài làm cụ thể học sinh biết rút ra kinh nghiệm và sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: chấm bài, thống kê lỗi của học sinh, bảng phụ. 2. Học sinh: làm các bài tập III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới GV nêu yêu cầu tiết trả bài Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS nhắc lại đề bài - GV chép đề lên bảng * Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. I. Xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý. 2 H. Xác định yêu cầu của đề? - Kiểu bài? - Nội dung nghị luận? - GV HDHS lập dàn ý. - GV nhận xét những ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh. * Ví dụ: - Khi nhận anh Sáu làm cha. - Anh Sáu dùng mọi cách để ép nó gọi cha. - Bé Thu là một người rất ngoan cố. - Khi sắp tan học anh Sáu đi đón con. - Chiếc lược ngà là câu chuyện cổ tích.... - GV chuẩn bị một số lỗi trên bảng phụ, gọi học sinh lên bảng chữa. 1. Yêu cầu của đề. - Kiểu bài: Nghị luận về nhân vật trong đoạn trích truyện - Nội dung: đánh giá, nhận xét về nhân vật bé Thu 2. Dàn ý. II. Trả bài, chữa lỗi. 1. Trả bài: * Ưu điểm. - Nội dung: + Đúng thể loại, dạng bài. + Một số bài viết trình bày những nhận xét, đánh giá về nhân vật sâu sắc, thuyết phục. - Hình thức: + Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. + Một số bài viết trình bày, chữ viết sạch đẹp; diễn đạt khá lưu loát. * Nhược điểm - Nội dung: + Bài viết chưa biết sử dụng dẫn chứng để phân tích, nhận xét, đánh giá còn hời hợt, chưa thể hiện rõ từng luận điểm trong diễn biến tình cảm của bé Thu. + Một số bài viết sử dụng từ ngữ chưa chính xác, chưa nắm được nội dung, thể loại của văn bản. - Một số bài viết chủ yếu kể lại chuyện, nghị luận rất hạn chế. - Hình thức: + Một số bài sai lỗi chính tả nhiều, không tách mở bài, thiếu kết bài, danh từ riêng không viết hoa, viết tắt nhiều. 2. Chữa lỗi: * Nội dung: - Khi nhận anh Sáu làm cha. -> Khi nhận anh Sáu là cha. - Anh Sáu dùng mọi cách để ép nó gọi cha. -> Anh Sáu dùng mọi cách để mong bé Thu gọi một tiếng cha. 3 - GV ghi lỗi chính tả lên bảng, gọi 1 học sinh lên chữa. - Đọc bài viết khá: + Minh. - Trả bài viết - Thống kê kết quả: - Bé Thu là một người rất ngoan cố. -> Bé Thu là một người rất ngang ngạnh và ương bướng. * Hình thức: - Lỗi chính tả. + giọ con -> gọi con + dàu cá tính -> giàu cá tính + xung xướng -> sung sướng. * Hoạt động 3: Luyện tập - HS chữa những lỗi phổ biến. * Hoạt động 4: Vận dụng - Lập dàn ý cho đề tiếp theo trong sgk * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết bài với đề vừa lập dàn ý. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Viết bài hoàn chỉnh vào vở bài tập - Chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn bản nhật dụng (Mục I, II) Ngày giảng: 4/6/2020 Tiết 125: Bài 26: TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS - Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng: + Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học. - HS nắm được phương pháp học văn bản nhật dụng. 2. Kĩ năng: - Tiếp cận một văn bản nhật dụng. - Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức. 3. Thái độ: Có ý thức học các văn bản nhật dụng 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: 4 - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: bảng phụ. 2. Học sinh: làm các bài tập III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Các em đã được tìm hiểu các văn bản nhật dụng trong chương trình THCS, vậy để nắm chắc những đặc điểm cơ bản của văn bản nhật dụng và những nội dung chủ yếu mà các văn bản nhật dung đề cập đến ta đi vào nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS hệ thống hoá các văn bản nhật dụng đã học. - GV bổ sung - Dùng bảng phụ kết luận II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học. - Hệ thống hoá các văn bản nhật dụng. Lớp Tên văn bản Nội dung 6 7 8 9 1. Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử. 2. Động Phong Nha. 3. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. 4.Cổng trường mở ra. 5. Mẹ tôi. 6. Cuộc chia tay của những con búp bê. 7. Ca Huế trên sông Hương. 8. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 9. Ôn dịch thuốc lá. 10. Bài toán dân số. 11.Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em. 12. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. - Giới thiệu danh lam thắng cảnh. - Quan hệ giữa thiên nhiên và con người. -> Giáo dục, nhà trường, gia đình và trẻ em. - Văn hoá dân gian (ca nhạc cổ truyền). - Môi trường. - Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá. - Dân số và tương lai nhân loại. - Quyền sống con người. - Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. 5 13. Phong cách Hồ Chí Minh. - Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. - HS quan sát bảng phụ H.Nhận xét về nội dung của các văn bản nhật dụng trên? H.Tất cả các văn bản nhật dụng đã học có mang tính cập nhật, ý nghĩa lâu dài, giá trị văn học không? Vì sao? Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa mục IV. Khi đọc và phân tích văn bản nhật dụng cần lưu ý những điều gì? Lưu ý: - các chú thích về các sự kiện (lịch sử, văn hoá xã hội, chính trị, khoa học). - Liên hệ bản thân, gia đình cộng đồng trong thôn xóm, địa phương, trường, lớp - Kiến nghị về vệ sinh môi trường, vấn nạn hút thuốc lá ở tuổi học sinh. - Liên hệ với các bộ môn khác có liên quan. Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Nội dung các văn bản nhật dụng đều gắn liền với cuộc sống xã hội. Đề tài phong phú. - Tất cả văn bản nhật trên dụng đều đạt yêu cầu văn bản nhật dụng: Vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài. Một số văn bản không hoặc ít có giá trị văn học: tuyên bố... IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng: - Đọc chú thích, liên hệ thực tế. - Đề xuất, kiến nghị và đưa ra giải pháp (Ôn dịch thuốc lá, rác thải, danh lam, di tích) - Vận dụng các môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong văn bản nhật dụng. - Căn cứ vào hình thái và phương thức biểu đạt để phân tích nội dung. * Hoạt động 3: Luyện tập - Thống kê các văn bản nhật dụng * Hoạt động 4: Vận dụng - Tìm 1ra bản nhật dụng qua sách báo mạng, chỉ ra phương pháp học VBND * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết đoạn văn ngắn về việc chống ma tuý học đường V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Viết bài hoàn chỉnh vào vở bài tập - Chuẩn bị: ôn tập tiếng Việt + Đọc trước sgk 6 Ngày giảng: 4/6/2020 Tiết 126: Bài 27 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần tiếng Việt. - Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc-hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giao tiếp có văn hoá. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: bảng phụ. 2. Học sinh: -Ôn kĩ nội dung phần tiếng Việt đã học ở học kì I, làm các bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Để các em nắm vững và vận dụng tốt những kiến thức mà các em đã học hôm nay chúng ta sẽ đi ôn tập để khắc sâu những kiến thức đó. B Hoạt động của GV - HS Nội dung - GVHD học sinh ôn lại lý thuyết để khắc sâu kiến thức. H.(Tb-Kh) Hãy nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ? Cho ví dụ? H.(Tb) Nêu cấu tạo và dấu hiệu nhận I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 1. Lý thuyết: a. Khởi ngữ: - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 7 biết của khởi ngữ? H.(Tb) Thành phần biệt lập là gì? Kể tên các thành phần biệt lập? H.(Tb-Kh) Nêu công dụng của từng thành phần đó trong câu? Lấy ví dụ minh họa cho từng thành phần? - GV: Thành phần phụ chú thường được đặt giữa 2 dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với 1 dấu phẩy. Nhiều khi đặt sau dấu hai chấm. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - GV kẻ bảng trong sgk vào bảng phụ - Gọi học sinh lên bảng điền - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - Xác định yêu cầu bài tập. - GV dành 5 phút để học sinh viết đoạn văn. - Gọi học sinh trình bày - lớp nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm khuyến khích học sinh viết tốt. - GV đọc cho học sinh nghe đoạn văn tham khảo. - Cấu tạo: là 1 từ, hoặc 1 tổ hợp từ. - Dấu hiệu nhận biết: luôn đứng ở đầu câu, có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với. b. Các thành phần biệt lập: - Khái niệm: Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. - Bao gồm 4 thành phần: tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú. - Công dụng: + Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. + Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...) + Thành phần gọi-đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. + Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 2. Luyện tập: a. Bài tập 1: Gọi tên các từ ngữ in đậm trong đoạn trích. Khởi ngữ Thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi- đáp Phụ chú Xây cái lăng ấy Dường như Vất vả quá Thưa ông những người con gái ...nhìn ta như vậy. b. Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có sử dụng thành phần khởi ngữ và tình thái. * Hoạt động 3: Luyện tập - Thống kê các thành phần biệt lập 8 * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn có dùng khởi ngữ. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các đoạn văn có dùng các thành phần biệt lập và khởi ngữ V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Viết bài hoàn chỉnh vào vở bài tập - Chuẩn bị: ôn tập tiếng Việt (tiêp theo) + Đọc trước sgk Ngày giảng: 6/6/2020 Tiết 127: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần tiếng Việt. - Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc-hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giao tiếp có văn hoá. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, đoạn văn tham khảo. 2. Học sinh: -Ôn kĩ nội dung phần tiếng Việt đã học ở học kì II, làm các bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 9 * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Để các em nắm vững và vận dụng tốt những kiến thức mà các em đã học hôm nay chúng ta sẽ đi ôn tập để khắc sâu những kiến thức đó. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hết tiết 1 chuyển tiết 2 H.Vì sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn? H. Có mấy loại liên kết và các dấu hiệu nào để nhận biết các loại liên kết đó? - GV: Phương tiện liên kết là những từ, ngữ, những tổ hợp từ, câu dùng để liên kết. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập? - GVHD học sinh xác định các phép liên kết. - HS suy nghĩ, trả lời miệng từng phần, học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận. - Xác định yêu cầu bài tập? - GV sử dụng bảng phụ, 1 học sinh lên bảng điền. H.Chỉ rõ sự liên kết về nội dung, hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu? I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 1. Lý thuyết: a. Tác dụng của liên kết. - Liên kết câu để có được đoạn văn hoàn chỉnh. - Liên kết đoạn văn để có một văn bản hoàn chỉnh. b. Các loại liên kết: - Liên kết Nội dung LK chủ đề. LK lô gic Hình thức Phương tiện LK Biện pháp LK 2. Luyện tập: 2.1. Bài tập 1: Xác định phép liên kết của các từ ngữ in đậm. a. Nhưng, Nhưng rồi, Và: phép nối. b. Cô bé: phép lặp Cô bé - nó: phép thế c. thế: phép thế 2.2. Bài tập 2: Ghi kết quả phân tích ở bài tập 1 vào bảng tổng kết. Phép liên kết Lặp từ ngữ Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng Thế Nối Từ ngữ tương ứng Cô bé Nó, thế Nhưng, Nhưng rồi, và 2.3. Bài tập 3: - Nội dung: Các câu trong đoạn văn đều hướng về một chủ đề chung: thức tỉnh con người ở sự trân trọng những giá trị gia đình, quê hương. - Hình thức: 10 - GV yêu cầu học sinh chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn mình viết. - GV chữa trong đoạn văn tham khảo. H.Thế nào là tường minh và hàm ý? Lấy ví dụ và chỉ rõ hàm ý? VD: Vợ nói với chồng. - Chồng cái Hà tâm lí thật, sinh nhật nào cũng tặng hoa cho vợ. -> Hàm ý: chê chồng mình không tâm lí. H.(Tb) Khi sử dụng hàm ý ta phải tuân thủ theo những điều kiện nào? - GV lưu ý: Khi sử dụng hàm ý cần chú ý vào đối tượng tiếp nhận hàm ý và ngữ cảnh sử dụng hàm ý. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập? - HS thảo luận cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, kết luận. - HS đọc các đoạn văn trong bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập? - HS thảo luận nhóm 4 trong 3 phút, đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. + Sử dụng các phép liên kết: phép thế cái chân lí giản dị ấy thế cho gia đình chính là cái ...vĩnh hằng. III. Nghĩa tường minh và hàm ý 1. Lý thuyết: a. Khái niệm: - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. b. Điều kiện sử dụng hàm ý: - 2 điều kiện + Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói + Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý. 2. Luyện tập: 2.1. Bài tập 1: Người ăn xin muốn nói gì với người nhà giàu qua câu nói cuối truyện. - Câu: Ở dưới ấy các nhà giàu chếm hết cả chỗ rồi! - Hàm ý: Địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông. 2.2. Bài tập 2: Xác định hàm ý trong câu in đậm, hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? a. Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp. - Hàm ý: Đội bóng huyện chơi không hay. Hoặc: Tôi không muốn bình luận về việc này. -> Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ. b. Tớ báo cho Chi rồi. - Hàm ý: tớ chưa báo cho Nam và Tuấn. -> Người nói cố ý vi phạm phương về lượng. * Hoạt động 3: Luyện tập - Đã thực hiện trong bài * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn có dùng các phép liên kết. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 11 - Sưu tầm các đoạn văn có dùng phép liên kết. - Tạo cuộc đối thoại có dùng từ ngữ hàm ý. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn tập bài - Chuẩn bị: soạn bài Những ngôi sao xa xôi. + Đọc trước sgk, trả lời câu hỏi. Ngày giảng: 6/6/2020 Tiết 128: Bài 28 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Trích) - Lê Minh Khuê- A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện. - Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Tóm tắt truyện. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”. - Cảm nhận được vể đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự chủ và tình yêu quê hương, đất nước. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, đoạn văn tham khảo. 2. Học sinh: -Ôn kĩ nội dung phần tiếng Việt đã học ở học kì II, làm các bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 12 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Gv hát đoạn đầu của bài hát Cô gái mở đường từ “Đi dưới trời...nghe tiếng hát”. H. Những câu hát trên ca ngợi ai? (Những cô thanh niên xung phong) - Những cô thanh niên xung phong không chỉ được ca ngợi qua lời thơ, tiếng hát mà còn được ca ngợi qua các tác phẩm văn học. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một trong những câu chuyện như thế. Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV giới thiệu chân dung Lê Minh Khuê. - HS theo dõi chú thích sgk. H. Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Lê Minh Khuê? - GV mở rộng: Chị từng là phóng viên báo tiền phong, đài phát thanh giải phóng và sau đó là đài truyền hình VN. Từ 1978 đến nay là biên tập viên NXB Hội nhà văn. +TP’chính:“Cao điểm mùa hạ”(1978), “Đoàn kết”(1980), “Một chiều xa thành phố” (1987), Bi kịch nhỏ (1993)... H.Những ngôi sao xa xôi ra đời vào thời gian nào, trong hoàn cảnh nào? - GV nhấn mạnh: Đây là một trong số những truyện ngắn đầu tay của tác gải viết về những năm tháng chiến đấu ác liệt nhưng cũng đầy hào hùng của dân tộc. Với những con người có vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh yêu nước. - GV nêu yêu cầu đọc: Giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại. - Gv đọc trước 1 đoạn. - Gọi 1 HS đọc tiếp -> ngôi sao trên mũ -> Yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn vừa đọc. - Gọi 1 HS đọc tiếp đến chị Thao bảo -> gọi 1 HS tóm tắt. - 1 HS tóm tắt đoạn cuối. - 1HS khá tóm tắt toàn bộ văn bản. H. Em hiểu thế nào là cao xạ, Ba-ri-e, I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản : 1. Tác giả, văn bản. a.Tác giả. - Lê Minh Khuê sinh 1949, quê: Tĩnh Gia - Thanh Hoá - Từng là TNXP trên chiến trường Trường Sơn thời kì chống Mĩ. - Là một cây bút nữ có sở trường về truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. b.Văn bản: - Những ngôi sao xa xôi sáng tác 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta diễn ra ác liệt. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích: a. Đọc, tóm tắt. 13 mủng? H.Văn bản được viết theo thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy? - Vì số nhân vật trong truyện ít, phạm vi, không gian diễn ra sự việc hẹp. H.Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng gì? - Phù hợp nội dung của truyện, tạo điều kiện để miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn với những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, từ đó làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong chiến tranh. - GV tích hợp với tập làm văn 6 H.Truyện kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? H.Truyện được chia làm mấy phần? Xác định giới hạn và nội dung từng phần? - HS trả lời, nhận xét. - GV chốt trên bảng phụ. - GV: với cấu trúc trên nhưng câu chuyện chủ yếu xoay quanh hoàn cảnh sống, chiến đấu, công việc và tính cách của 3 cô TNXP, đặc biệt là nhân vật Phương Định. - HS đọc văn bản từ đầu đến nằm trong đất. H.Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong được giới thiệu như thế nào? - Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. - Giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. - Máy bay địch ném bom liên tục. H.Cao điểm, trọng điểm được hiểu như thế nào? H.Tìm thêm những chi tiết nói về cuộc sống, chiến đấu của 3 cô TNXP? - Đất bốc khói b. Chú thích (Sgk) 3. Thể loại: Truyện ngắn. 4. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - xưng Tôi 5. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 6. Bố cục: 3 phần - P1: Từ đầu -> ngôi sao trên mũ: Phương Định kể về công việc và cuộc sống của cô và tổ 3 cô trinh sát mặt đường. - P2: Tiếp đến chị Thao bảo: Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc. - P3: còn lại: Sau phút hiểm nguy, hai chị em nối nhau hát, niềm vui của ba cô trước trận mưa đá đột ngột. II. Đọc- hiểu văn bản. 1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường. a. Hoàn cảnh sống, chiến đấu: 14 - Không khí bàng hoàng. - Máy bay ầm ì. - Thần kinh căng như chão. - Tim đập bất chấp nhịp điệu. H.Qua cách miêu tả đó em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của 3 cô TNXP? - Hoàn cảnh sống gian khổ và ác liệt. H. Trong hoàn cảnh sống như vậy 3 cô TNXP làm công việc gì? - Khi có bom nổ thì chạy lên cao điểm, đo khối lượng đất lập vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. - Sau đó báo về đơn vị biết để lấp hố bom thông đường... - GV phân tích tính chất nguy hiểm của công việc. H. Em có nhận xét gì về công việc của họ? - Công việc đặc biệt nguy hiểm. H.Em có nhận xét gì về giọng điệu, ngôn ngữ của người kể chuyện qua đoạn văn trên? Tác dụng? H. Em có nhận xét gì về cuộc sống và công việc của 3 nữ thanh niên xung phong? H.(Tb) Từ hình ảnh của ba cô TNXP trong truyện, khiến em nhớ đến những nhân vật nào trong các tác phẩm đã học? - Anh lính lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính. - GV: Hình ảnh 10 cô gái TNXP ở ngã ba Đồng Lộc; những anh Lãm, cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu; Những thanh niên tình nguyện trong xã hội ngày nay. - Giọng điệu giản dị, chân thực, thản nhiên, câu văn ngắn nối nhau liên tiếp. -> Tái hiện không khí chiến đấu ở cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ. => Cuộc sống gian khổ ác liệt, công việc mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh. * Hoạt động 3: Luyện tập - Kể tên 1 số tác phẩm nói về TNXP thời kì kháng chiên chống P, Mĩ * Hoạt động 4: Vận dụng - Suy nghĩ của em vê hoàn cảnh sống của 3 cô gái * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các tác phẩm nói về thế hệ trẻ VN hi sinh vì đất nước trong thời kì chiến tranh. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài và xem trước phần còn lại của tác phẩm. 15 + Tìm hiểu kĩ nhân vật Phương Định: tính cách, việc làm, sở thích

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_124_den_128_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf