Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36+37 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa các kiến thức về truyện trung đại đã học.

- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những

thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.

2. Phẩm chất:

- GD ý thức học tập.

- Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự đồng cảm với nỗi bất hạnh của con người.

- Giáo dục thái độ trân trọng đối với người phụ nữ.

- Khâm phục tài năng, phẩm chất của các vị anh hùng dân tộc Quang Trung,.

3. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng

của GV

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong

nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống

liên hệ thực tế về vấn đề bình đẳng giới.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt

động: đọc, viết, nói, nghe.

- Năng lực văn học:

+ Năng lực đọc: (Đọc diễn cảm, học thuộc lòng hai đoạn trích)

+ Khái quát những nội dung kiến thức đã học.

+ Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Máy chiếu + Máy chiếu vật thể + Phiếu học tập.

2. Học sinh: Soạn bài theo HD của GV.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36+37 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26/10/2020 Tiết 36 - Bài 9: ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa các kiến thức về truyện trung đại đã học. - Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. 2. Phẩm chất: - GD ý thức học tập. - Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự đồng cảm với nỗi bất hạnh của con người. - Giáo dục thái độ trân trọng đối với người phụ nữ. - Khâm phục tài năng, phẩm chất của các vị anh hùng dân tộc Quang Trung,... 3. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế về vấn đề bình đẳng giới. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + Năng lực đọc: (Đọc diễn cảm, học thuộc lòng hai đoạn trích) + Khái quát những nội dung kiến thức đã học. + Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu + Máy chiếu vật thể + Phiếu học tập. 2. Học sinh: Soạn bài theo HD của GV. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng một trong hai đoạn trích "Truyện Kiều" đã học? Nêu những cảm nhận của em về ND và NT của hai đoạn trích đó? 3. Bài mới: * HĐ 1: KHỞI ĐỘNG Thi giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. - 3 HS lên bảng thi trong vòng 5p, HS nào nói được nhiều và đúng nhất sẽ nhận đc 1 phần quà của GV * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm HĐ nhóm 4 - 15p - Các nhóm thực hiện thống kê theo yêu cầu ra phiếu học tập nhóm theo bảng bên dưới. - Các nhóm trình bày kết quả trên máy chiếu -> NX, bổ sung - Giáo viên chiếu kết quả - HS các nhóm đối chiếu kết quả với phần thực hiện của nhóm mình -> Nêu nhận xét - GV nhận xét, kết luận 1. thống kê những kiến thức cơ bản các văn bản truyện trung đại đã học. Số TT Tên văn bản (tác giả) Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật Ý nghĩa văn bản 1 Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: Hết lòng và gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con. - Khai thác vốn văn học dân gian. - Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì - Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sói. Truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. 2 Hoàng lê nhất thống chí" Hồi thứ mười bốn ( Ngô Gia Văn Phái) Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước. - Lựa chon trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử. - Khắc hoạ nhân vật lịch sử (Người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả, chân thật, sinh động. - Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước. Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789) 3 Truyện Kiều Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là một Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật (Nguyễn Du) bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; thể hiện số phận con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận người phụ nữ. - Giá trị nhân đạo: + Tiếng nói thương cảm trước số phận bi chính của con người. + Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo. + Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người. thiên tài về nhiều mặt: Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, miêu tả nhân vật, tả cảnh Ngô tình, 4 Chị em Thúy Kiều”. - Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Thúy Vân. Thúy Kiều. - Dự cảm về cuộc đời của chị em Thúy Kiều. Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ. - Nghệ thuật đòn bẩy. - Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du. 5 “Cảnh ngày xuân Tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật - Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều Cảnh ngày xuân là đoạn trớch miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du 6 Kiều ở lầu Ngưng Bích Tả cảnh trước lầu Ngưng Bích, qua đã bộc lộ tâm trạng của Thuý - Miêu tả nội tâm nhân vật : Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ Đoạn trớch thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ Kiều. độc thoại và tả cảnh Ngô tình đặc sắc. - Lựa chọn các từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ. chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. 7 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” Trớch“Truyện Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu) Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lý tưởng theo quan niêm đạo đức. -Miêu tả n/v chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói; - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bé rõ nét, phự hợp với diễn biến tình tiết truyện. Đoạn trớch ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. * HĐ 3: LUYỆN TẬP GV cho Hs thi đọc theo yêu cầu Đọc thuộc lòng một số đoạn thơ * HĐ4: VẬN DỤNG ? Qua các tác phẩm đã học em hãy khái quát vẻ đẹp của người Phụ nữ bằng 1 đoạn văn(5 dòng) * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Từ hai đoạn trích đã học, em hãy giới thiệu về nhân vật Thúy Kiều bằng đột đoạn văn xuôn khoảng 20 đến 25 dòng. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU Chuẩn bị bài: Ôn tập "Truyện Trung đại" tiếp theo - Học thuộc lòng hai đoạn trích? ND, NT và ý nghĩa của hai đoạn trích. - Phân tích nghệ thuật tả người, tả cảnh và tả cảnh ngụ tình của tác giả. Ngày dạy: 28/10/2020 Tiết 37 - Bài 9: ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI HỌC Ở NHÀ: CHƯƠNG TRINH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa các kiến thức về truyện trung đại đã học. - Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. 2. Phẩm chất: - GD ý thức học tập. - Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự đồng cảm với nỗi bất hạnh của con người. - Giáo dục thái độ trân trọng đối với người phụ nữ. - Khâm phục tài năng, phẩm chất của các vị anh hùng dân tộc Quang Trung,... 3. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế về vấn đề bình đẳng giới. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + Năng lực đọc: (Đọc diễn cảm, học thuộc lòng hai đoạn trích) + Khái quát những nội dung kiến thức đã học. + Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu + Máy chiếu vật thể + Phiếu học tập. 2. Học sinh: Soạn bài theo HD của GV. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng một trong hai đoạn trích "Truyện Kiều" đã học? Nêu những cảm nhận của em về ND và NT của hai đoạn trích đó? 3. Bài mới: * HĐ 1: KHỞI ĐỘNG Thi giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. - 3 HS lên bảng thi trong vòng 5p, HS nào nói được nhiều và đúng nhất sẽ nhận đc 1 phần quà của GV * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS thảo luận nhóm 4 các nội dung sau: ? Qua các tác phẩm đã học em hãy khái quát vẻ đẹp của người Phụ nữ ? Nhóm 1 ? Nhưng số phận của họ được các tác giả khắc họa như thế nào?Nhóm 2 ? Bé mặt xã hội phong kiến hiện lên như thế nào qua các văn bản đã học? Nhóm 3 ? Nêu cảm nhận của em về nhân vật em yêu quý nhất? Và sao?Nhóm 4 - HS trình bày cảm nhận, kết quả Gv chiếu lên màn hình vật thể các nhóm nhận xét, bổ sung. 2. Vẻ đẹp và số phận đầy bi chính của người phụ nữ qua tác phẩm người con gái Nam Xương và truyện kiều * Vẻ đẹp của người phụ nữ: - Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng Thúy Vân, Thúy Kiều; - Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt (Vũ Nương, Thúy Kiều), khát vọng tự do, công lý chính nghĩa (Thúy Kiều). * Số phận bị chính: đau khổ, oan khuất (số phận của Vũ Nương), bi chính điển hình của người phụ nữ (nhân vật Thúy Kiều hội đủ đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa mà hai bi chính lớn nhất là bi chính tình yêu tan và và nhân phẩm bị chà đạp). 3. Bé mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến. - Hèn nhát, đầu hàng, bán nước, chạy theo giặc một cách nhôc nhã (Hoàng Lê nhất thống chí). - Giả dối, bất nhân, và tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều). 4. Hình tượng một số nhân vật: * Hình tượng Nguyễn Huệ: -Yêu nước nồng nàn; quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nước, cứu dân; - Tài trớ, dòng cảm: mưu cao mẹo giỏi, hành binh thần tốc, chỉ huy quân sĩ trực tiếp chiến đấu và chiến thắng, đại phá quân Thanh mùa xuận năm Kỉ Dậu(1789) - Nhân cách cao đẹp vừa kiên quyết vừa bao dung. Đã là người anh hùng thể hiên sức mạnh của dân tộc, nhân vật lịch sử kiệt xuất được khắc họa trung thực trong một tác phẩm văn học trung đại. * Hình tượng Lục Vân Tiên: - Lý tưởng đạo đức cao đẹp, thể hiện quan niệm lý tưởng và mơ ước của NĐC. - Quan niệm phụ đời giúp nước, giúp dân, "kiến nghĩa bất vi - phi anh hùng", lý tưởng của đạo Nho. - Trâng trị kẻ ác cứu người hoạn nạn, cứu dân lầm than; - Không mong sự đền đáp, khiêm tốn, giản dị. * HĐ4: VẬN DỤNG Viết đoạn văn 15 đến 20 dòng nêu suy nghĩ của em về người phụ nữ trong xã hội ngày xưa và ngày nay? * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Viết đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng giới thiệu nhân vật Quang Trung. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng(Từ đơn, từ phức, ...)

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_3637_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.pdf