Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36: Từ đồng nghĩa

1.2. Kỹ năng:

- Biết nhận diện từ đồng nghĩa trong VB

- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Biết sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

- Phát hiện được lỗi và sửa chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.

 

docx9 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36: Từ đồng nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết: 36 Ngày giảng: Tiếng Việt TỪ ĐỒNG NGHĨA 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm từ đồng nghĩa. - Biết phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn 1.2. Kỹ năng: - Biết nhận diện từ đồng nghĩa trong VB - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. - Biết sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện được lỗi và sửa chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa. * Giáo dục kĩ năng sống: - KN ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ/ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm về cách sử dụng từ đồng nghĩa. 1.3. Thái độ: - Có ý thức trong việc lựa chọn để sử dụng từ đồng nghĩa chính xác . * Liên môn, tích hợp: - GD đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC. 1.4. Phát triển năng lực: * Các phẩm chất: + Tự lập, tự tin, tự chủ * Các năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin; Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực giao tiếp; Năng lực sáng tạo 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: sgk, giáo án theo chuẩn KT-KN, tài liệu tham khảo. - Học sinh: sgk, vở ghi, soạn bài theo câu hỏi sgk 3. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, phân tích theo mẫu, giao tiếp, thảo luận nhóm, động não, trình bày một phút 4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 4.1. Ổn định và tổ chức lớp ( 1 phút) 7C – 7D – 4.2. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút) ? Nêu các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ ? - Thiếu quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. - Thừa quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kế ? Xác định quan hệ từ dùng sai và chữa lỗi dùng quan hệ từ trong câu: “ Trời mưa to và tôi vẫn đến trường.”? - Quan hệ từ dùng sai: “và”. [ Thay “và” " “nhưng”. - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. 4.3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Thế nào là từ đồng nghĩa - Mục đích: Tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa - Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, động não, trình bày một phút... - Thời gian: 8 phút - Cách thức tiến hành: - Chiếu bản dịch thơ của bài: Xa ngắm thác núi Lư ? Nêu ý nghĩa của từ “rọi”? - Rọi: chiếu ánh sáng vào 1 vật nào đó để nhìn rõ vật đó. ? Dựa vào kiến thức đã học ở TH, tìm từ đồng nghĩa với từ “rọi”? - Rọi: chiếu (soi, tỏa) - Chiếu slile ? Hãy đặt 1 câu có từ rọi (chiếu, soi, tỏa, ) qua việc quan sát bức tranh trên? Mặt trời rọi (chiếu, soi, tỏa, ) xuống muôn vật. I.Thế nào là từ đồng nghĩa? 1. Khảo sát ngữ liệu: a, Bài Xa ngắm thác núi Lư - Rọi: chiếu ? Nghĩa của từ trông là gì? Trông: đưa mắt nhìn để nhận biết (hoạt động của mắt) - GV chiếu slile 7 ? Tìm từ đồng nghĩa với từ “trông”? - “Trông”: nhìn (ngó, nhòm, liếc) - Trông: nhìn ? Vậy ta có thể kết luận gì về các nghĩa của 2 từ này? c Là những từ có nghĩa gần giống nhau - “Rọi-Trông: là từ đồng nghĩa. -> Nghĩa gần giống nhau cLà từ đồng nghĩa. ? Các em đã học từ đồng nghĩa ở TH. Kết hợp với ví dụ trên, nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau nhưng đọc khác nhau. ? Từ “trông” trong “Xa ngắm thác núi Lư” có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài nghĩa đó ra, từ “trông” còn có những nghĩa nào? a/ Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn b/ Mong - Chiếu ảnh ? Dựa vào tranh, em hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ “trông” ? ? Nghĩa từ “trông” ở mục 2 (a và b) có giống nghĩa từ “trông” ở mục 1 không ? không ? Vậy xét về nghĩa từ “trông” thuộc loại từ gì đã học ở lớp 6 ? - Từ nhiều nghĩa Như vậy :“trông” là từ nhiều nghĩa. Nó tham gia mấy nhóm từ, với các nghĩa nào? - Nó tham gia vào nhóm từ thứ nhất với nghĩa: nhìn để nhận biết. - Tham gia vào nhóm từ thứ 2 (a: trông coi, coi sóc, chăm sóc) với nghĩa quản lí, trông coi. - Tham gia vào nhóm từ thứ 3 (b: hi vọng, trông ngóng, mong đợi) với nghĩa chỉ tâm trạng, trạng thái. ? Từ sự phân tích trên em có nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa ở những từ nhiều nghĩa? - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. phát biểu và đọc ghi nhớ b, Các nghĩa khác của từ “trông” - “Trông”: coi sóc (trông coi, chăm sóc...) - “Trông”: mong (hi vọng, trông ngóng, mong đợi...) => Từ “trông”: từ nhiều nghĩa -> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. 2.Ghi nhớ SGK/114. Bài tập nhanh: - Chiếu slile Hãy tìm từ đồng nghĩa với các từ cho trước (Gộp Bài tập 1 +2 + 3): Gv chia lớplàm 3 nhóm làm nhanh Nhóm 1: gan dạ, nhà thơ, mổ xẻ Nhóm 2: máy thu thanh, xe hơi, dương cầm Nhóm 3: tía, heo, ủi - Gọi HS trả lời nhanh: - Chiếu slile: - Nhóm 1: gan dạ - can đảm nhà thơ - thi nhân mổ xẻ - phẫu thuật - Nhóm 2: máy thu thanh – ra-đi-ô xe hơi – ô tô dương cầm – pi-a-lo - Nhóm 3: tía - cha Heo – lợn ủi - là II.Các loại từ đồng nghĩa. * Hoạt động 2: Các loại từ đồng nghĩa - Mục đích: Tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa - Phương pháp:Vấn đáp, gợi tìm, động não, trình bày một phút... - Thời gian: 8 phút - Cách thức tiến hành: Chiếu ví dụ Gọi HS đọc 1 Khảo sát ngữ liệu ? Giải thích nghĩa từ quả và từ trái trong ví dụ trên? - Quả, trái: chỉ một bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành ? Nhận xét sắc thái nghĩa của từ “ quả’’ và “ trái’’ trong 2 VD? Nghĩa hoàn toàn giống nhau, không phân biệt về sắc thái ý nghĩa, khác nhau phạm vi sử dụng: Trái: cách gọi của người miền Nam; quả: cách gọi của từ toàn dân => Những từ “quả” và “trái” trên người ta gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn. ? Vậy theo em, thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?Cho ví dụ? Xe lửa – tàu hỏa Phi cơ – máy bay 1.1. So sánh nghĩa của từ quả- trái -“Trái”, “quả” =>Nghĩa giống nhau hoàn toàn => Từ đồng nghĩa hoàn toàn Đọc VD2/114 ? Nghĩa của 2 từ “bỏ mạng”, “hi sinh” có gì giống nhau? Khác nhau? - Giống : về nghĩa (cùng chỉ cái chết) - Khác : sắc thái ý nghĩa : + “Bỏ mạng” (chết vô ích): khinh bỉ, coi thường. + “Hi sinh”: (chết vì mục đích cao cả) kính trọng, khâm phục. 1.2. So sánh nghĩa của từ “bỏ mạng”, “hi sinh” - Giống: về nghĩa (cùng chỉ cái chết) - Khác: Sắc thái ý nghĩa khác nhau. => hai từ trên đồng nghĩa ko hoàn toàn. ? Vậy thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? → Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. ? Qua ví dụ, em hãy cho biết có mấy loại từ đồng nghĩa? Đó là những loại nào? ? Nhắc lại khái niệm từng loại? Đọc ghi nhớ. 2.Ghi nhớ SGK/114 ? Yêu cầu HS tìm các từ đồng nghĩa với các từ: ăn, uống? 1HS tìm các từ đồng nghĩa: nói – phát biểu – múa mép uống - tu - nốc - nhấp ? Các từ trên thuộc nhóm từ đồng nghĩa nào? vì sao? - Đồng nghĩa không hoàn toàn vì sắc thái nghĩa của chúng khác nhau - Lưu ý: Phần lớn các từ đồng nghĩa là không hoàn toàn. Trong một nhóm từ đồng nghĩa, bao giờ cũng có một từ có sắc thái chung nhất, còn những từ khác thường mang sắc thái khác nhau. * Hoạt động 3: Sử dụng từ đồng nghĩa - Mục đích: Tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa - Phương pháp:Vấn đáp, gợi tìm, động não, trình bày một phút... - Thời gian: 5 phút - Cách thức tiến hành: III. Sử dụng từ đồng nghĩa - Chiếu ví dụ đã thay thế các từ “quả - trái”, ? Hai từ qủa và trái có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? - “Trái”, “quả” có thể thay thế cho nhau vì khi thay thế ý nghĩa cơ bản của câu ko thay đổi - Chiếu ví dụ đã thay thế từ “bỏ mạng - hi sinh’’ ?Trong ví dụ trên, ta thay thế hai từ “bỏ mạng” và “hy sinh” cho nhau được không? Vì sao? + Bỏ mạng - hi sinh: không thay thế được vì sắc thái biểu cảm khác nhau... 1. Khảo sát ngữ liệu - Từ : trái - quả : thay thế được - Bỏ mạng - hi sinh: không thay thế được ? Từ đó em rút ra nhận xét gì về từ đồng nghĩa? => Không phải bao giờ từ ĐN cũng có thể thay thế được cho nhau. ? Nghĩa của “Chia tay,Chia li” trong Chinh PN? -“Chia tay”: có tính chất tạm thời, có thể gặp lại trong tương lai gần. . Từ này mang sắc thái biểu cảm thông thường. -“Chia li”: chia tay lâu dài, thậm chi là vĩnh biệt nhau => đau đớn, buồn. ? Vì sao đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề “sau phút chia li”chứ ko phải là “sau phút chia tay”? ... “sau phút chia li”: từ chia li vừa mang sắc thái cổ xưa, vừa thể hiện đúng thực tế chiến tranh, nhất là trong thời kì Nam Bắc phân tranh... có thể người phụ nữ trở thành góa phụ... ¨ Thể hiện cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ ? Từ đó em rút ra lưu ý gì khi sd từ đồng nghĩa? Cân nhắc, chọn từ thích hợp đúng với văn cảnh, đúng thực tế khách quan & sắc thái biểu cảm. Đó chính là cách sử dụng từ Đn sao cho đúng và là ND ghi nhớ 3. ¨Phải cân nhắc lựa chọn từ khi sử dụng 2. Ghi nhớ SGK/115 * Hoạt động 4: Luyện tập - Mục đích: HS có kĩ năng nhận biết, vận dụng kiến thức để giải quyết các dạng bài tập. - Phương pháp: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. - Thời gian: 15 phút - Cách thức tiến hành: Phần I. Đã làm 1 phần của 3 bài tập 1,2,3. Về nhà các em hoàn thành nốt các phần còn lại của 3 bài tập IV. Luyện tập Bài 1/115 Chó biển: hải cẩu Gan dạ: dũng cảm,can đản, can trường Đòi hỏi: yêu cầu Nhà thơ: thi sĩ, thi nhân. Năm học: niên khoá Mổ xẻ: phẫu thuật Loài người: nhân loại Của cải: tài sản Thay mặt: đại diện Nước ngoài: ngoại quốc Bài 2/115 + Xe hơi: ô-tô + Dương cầm: Pi-a-nô. + Máy thu thanh – Rađiô + Sinh tố - Vitamin Bài 3/115 Heo - lợn Chén:bát Má: mẹ, u, bầm đạn: va... Bố: ba, thầy, tía vô: vào Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4 GV chiếu 2 câu đầu ? Giải thích nghĩa của từ “đưa” trong 2 câu trên? Hướng dẫn HS lµm bµi: Các từ này vốn là từ nhiều nghĩa, từ đưa (1) nghĩa gốc “trao trực tiếp cho người khác”, từ đưa (2) có nghĩa là cùng đi với ai một đoạn đường, Gọi nhanh 2 HS làm Gọi HS khác nhận xét GV chốt Bài 4/115 a . Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi - trao b. Bố tôi đưa khách đến cổng rồi mới quay về. - tiễn 2.a.Cậu ấy gặp khó khăn 1 tí đã kêu. b. Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy. Phàn nàn Phê bình 3.Cụ ấy ốm nặng đã đi hôm qua rồi. Mất, chết - Nhận xét, chốt: Cách sử dụng từ đồng nghĩa trong cùng nhóm đối với từ nhiều nghĩa (xác định nghĩa, chọn từ cùng nghĩa phù hợp để sử dụng ). Gọi HS đọc yêu cầu bài 5 GV Chữa phần 2 làm mẫu, còn lại HS về nhà làm - Chiếu hình ảnh tương ứng với các từ: cho, tặng, biếu ? Hãy xác định nghĩa chung và nghĩa riêng của các từ? Bài tập 5/116 * Cho, tặng biếu: * NC: Trao vật gì đó cho người khác để họ sử dụng, ko đòi hỏi gì. * NR: - Cho; Sắc thái bình thường- quan hệ trên dưới. - Tặng : sắc thái thân mật trang trọng-quan hệ ngang hàng. - Biếu: Kính trọng - quan hệ trên dưới. * Yếu đuối, yếu ớt. *NC: Thể trạng , tinh thần kém *NR: -Yếu đuối: Sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần - Yếu ớt: Yêu đến mức sức lực coi như không đáng kể *N/xét: : khác nhau về mức độ *Ăn, xơi, chén. *Nghĩa chung: Đưa thức ăn qua đường miệng vào cơ thể. *Nghĩa riêng : - ăn: sắc thái bình thường. - Xơi: lịch sự , xã giao - Chén: thân mật, thông tục *N/xét: Sắc thái biểu cảm khác nhau về phạm vi tính chất. *Tu, nhấp, nốc *NC: Đưa nước, rượi bia... vào cơ thể. *NR: -Tu: uống nhiều, liền một mạch. - Nhấp: Uống từng chút ở đầu môi. - Nốc: Uống nhiều, nhanh ngay 1 lúc1 cách thô tục. *N/xét: : khác nhau về phẩm chất * Xinh, đẹp *NC: Chỉ hình thức . *NR: - Xinh: Chỉ người còn trẻ hoặ hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn. - Mức độ cao hơn xinh. *N/xét: : khác nhau về mức độ Yêu cầu Hs về nhà làm Bài 6/116 a) Thành quả -> thành tích b) Ngoan cố -> ngoan cường c) Nghĩa vụ -> nhiệm vụ d) Giữ gìn -> bảo vệ Yêu cầu HS về nhà làm Bài 7/117 a) Điền: đối xử, hoặc đối đãi vào C1; Điền đối xử vào C2 b) Điền “ trọng đại” hoặc “To lớn” vào câu 1 Điền “ to lớn” vào câu 2. Gv gọi Hs đọc đề ? Cho biết sắc thái biểu cảm của từ tầm thường và từ hậu quả? Tầm thường: biểu thị ý xem thường Hậu quả: biểu thị ý phê phán Gọi nhanh HS đặt câu Gọi HS nhận xét Gv nhận xét, cho điểm ? Sau 2 bài tập này, em rút ra lưu ý gì khi sử dụng từ đồng nghĩa? - Nhận xét, bổ sung, chốt, nhấn mạnh: Khi nói và viết, cần xác định đúng sắc thái biểu cảm của các từ đồng nghĩa để lựa chọn cho phù hợp với đối tượng giao tiếp. Bài 8/117 - Em cố gắng học tập để cuối năm đạt kết quả cao (Ý bình thường) - Điểm kém là hậu quả của sự ham chơi, lười học. (ý xấu) - Tôi ko nghĩ hắn tầm thường đến vậy.( coi thường) - Tôi cũng chỉ là 1 người bình thường. (bình thường) Gọi HS đọc yêu cầu của đề (làm khi còn thời gian) - Chiếu câu 1 - Gọi HS đọc - Gọi HS làm nhanh - Hs khác nhận xét. - Gv chốt Nhận xét, lưu ý: Sử dụng từ đồng nghĩa phải đúng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Bài 9/117 - Hưởng lạc – hưởng thụ. - Bao che – che chở. - Giảng dạy : dạy - Trình bày – trưng bày ? Nêu yếu cầu của đề? - Viết đoạn văn về chủ đề học tập có sử dụng từ đồng nghĩa Bài tập thêm: Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu về chủ đề học tập, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, gạch chân dưới những từ đó. 4.4. Củng cố ( 2 phút) Bài học hôm nay ta nắm được các kiến thức nào? 4.5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ( 3 phút) * Học bài cũ - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành bài tập vào vở * Soạn bài mới - Soạn bài mới: Cách lập ý của bài văn biểu cảm + Đọc kĩ + Trả lời câu hỏi SGK + Ôn tập đặc điểm văn biểu cảm 5. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_36_tu_dong_nghia.docx
Giáo án liên quan