1.1.Kiến thức:
- Khái niệm về QHT
- Việc sử dụng QHT trong giao tiếp và tạo lập văn bản
1.2 Kĩ năng:
- Nhận biết QHT trong câu
- Phân tích được tác dụng của QHT.
5 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 28: Quan hệ từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 28
Quan hệ từ
1 Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- Khái niệm về QHT
- Việc sử dụng QHT trong giao tiếp và tạo lập văn bản
1.2 Kĩ năng:
- Nhận biết QHT trong câu
- Phân tích được tác dụng của QHT.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ tiếng Việt.
- KN ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp
1.3 Thái độ: bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt
* Liên môn, tích hợp:
GD đạo đức: Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc
=> GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG.
1.4. Phát triển năng lực:
* Các phẩm chất:
+ Tự lập, tự tin, tự chủ
* Các năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực giao tiếp; Năng lực sáng tạo
2. Chuẩn bị của giáo viên – học sinh
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, chuẩn KTKN, KH dạy học
- Học sinh: SGK, vở ghi, soạn bài
3. Phương pháp: vấn đáp, phân tích, quy nạp, thực hành
4. Tiến trình bài dạy:
4.1.Ổn định lớp: 1 phút
7B:
4.2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vào giấy ( 5 phút )
Câu 1: Tìm một số từ Hán Việt để điền vào những sắc thái sau :
Trang trọng : lão thành, hi sinh, phụ nữ, thiếu nhi, lãnh tụ.
Tao nhã : tử thi, lâm chung, giải phẫu,
Cổ kính : sư phụ, thân mẫu, bệ hạ, trung quân, ái quốc.
Câu 2: Nối cột A và B cho phù hợp :
A
B
Ai quốc
Máy bay
Thi sĩ
Kêu gọi
Hiệu triệu
chết
? Nêu mục đích của việc sử dụng từ HV? Khi sử dụng từ HV ta cần chú ý điều gì?
*Yêu cầu:
- Mđ: +Tạo sắc thái trang trọng, tao nhã, sắc thái cổSGK/82.
- Chú ý: Phải sd phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng.
4.3. Bài mới
Trong giao tiếp chúng ta rất hay dùng quan hệ từ nhưng khi dùng còn chưa đúng, chưa hợp lý. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quan hệ từ và sử dụng quan hệ từ cho linh hoạt.
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1. Thế nào là quan hệ từ
- Mục tiêu: HS nắm được thế nào là quan hệ từ
- Phương pháp: vấn đáp, phân tích, quy nạp
- Thời gian: 10 phút
- Cách thức tiến hành:
đọc VD/ 96
? Các câu văn trên trích trong bài nào đã học
Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong những câu trên
kẻ bảng như bên để điền
? Các quan hệ từ đó liên kết những từ ngữ hay câu nào với nhau? ý nghĩa của các quan hệ từ trong từng trường hợp
a. của : L/kết định ngữ "chúng tôi" với DT trung tâm"đồ chơi",biểu thị quan hệ sở hữu.
b. Như: liên kết BN "hoa" với Tính từ trung tâm "đẹp". biểu thị mối quan hệ so sánh.
c. “Bởinên”: Liên kết "tôi ăn uống..."
Với: Tôi chóng lớn lắm". Nối 2 vế của câu ghép biểu thị quan hệ nhân quả.
d. “Nhưng”: "Nhưng" liên kết câu 1 với câu 2
biểu thị quan hệ đối lập.
I.Thế nào là quan hệ từ?
1 Khảo sát ngữ liệu
c
Qht
Liên kết
ý nghĩa
a
Của
ĐN “c/tôi”-DT“đồ chơi.”
Quan hệ sở hữu.
b
Như
BN “hoa”-
Ttừ “đẹp”
Quan hệ so sánh
c
Bởi,
và
nên
C/ từ“tôi ăn...
độ” với cụm
từ“nên...lắm”
quan hệ nhân quả
d
Nhg
Câu1 – câu 2
Quan hệ đối lập.
? Các từ “của, Như, Bởi, và, nên, nhưng”dùng để liên kết những thành phần nào trong câu?
Các từ trên dùng để biểu thị ý nghĩa sở hữu, nhân - quả, tương phản
Giữa: + Từ với từ (VDa,b)
+ Cụm từ - Cụm từ( VD c)
+ Câu – câu (VD d) ( lên lớp 9 sẽ đc học lk câu – câu, đoạn – đoạn)
câu
qht
Lk
ý ghĩa
T/ phần LK
a
Từ với từ
b
c
Cụm từ - Cụm từ
d
Câu - câu
Bài tập : Tìm QHT thích hợp điền vào chổ trống . Cho biết quan hệ ý nghĩa của các QHT với các từ trong câu?
- Cây bút của Lan " (quan hệ sở hữu)
- Nó đi học bằng xe đạp " (... phương tiện)
- Quyển sách để trên bàn " (quan hệ vị trí)
- Tôi và nó " (quan hệ liệt kê)
- Tôi nói nhưng nó không nghe (...tương phản)
- Tôi đ học còn nó đi lao động (đối chiếu, so s)
- Học để có kiến thức " (quan hệ mục đích)
? Như vậy chúng ta thấy QHT có rất nhiều mối quan hệ ý nghĩa trong câu, đó là quan hệ nào?
QH sở hữu, đối chiếu, so sánh...
Ngoài ra còn có rất nhiều Cặp quan hệ từ: điều kiện- kết quả: “nếu (giá, hễ, giá như, giá mà)thì
+Cặp quan hệ từ: nhượng bộ- tăng tiến: tuy( dù, mặc dù)nhưng
? Các QHT dùng để liên kết những thành phần nào trong câu
Từ với từ, Cụm từ - Cụm từ ...
? Từ sự phân tích trên em hiểu thế nào về QHT?
Đọc ghi nhớ
Nhấn mạnh những ý chính trong phần ghi nhớ
2. Ghi nhớ1/97.
BTập : Có câu: “Đây là thư Lan”. Có mấy cách hiểu câu này?
- Đây là thư của Lan.
- Đây là thư do Lan viết.
- Đây là thư gửi cho Lan.
Vậy việc dùng hay ko dùng Qht đều có liên quan đến ý nghĩa của câu. Vì vậy ko thể lược bỏ qht 1 cách tùy tiện. Vậy Sử dụng qht ntn==> II
* Hoạt động 2. Sử dụng quan hệ từ
- Mục tiêu: HS nắm được thế nào là quan hệ từ
- Phương pháp: vấn đáp, phân tích, quy nạp
- Thời gian: 8 phút
- Cách thức tiến hành:
Treo bảng phụ. HS đọc
Trong những VD trên, trường hợp nào bắt buộc phải có qht, trường hợp nào ko (Để xđ cx, các em thử bỏ qht & xem xét nghĩa của câu có thay đổi ko?)
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các ví dụ ở mục 1/97 - Dùng hình thức trắc nghiệm để học sinh lưu ý trường hợp bắt buộc và không bắt buộc
II. Sử dụng quan hệ từ
1. Khảo sát ngữ liệu.
dùng quan hệ từ
+ B¾t buéc: b, d, g, h => ph¶i dïng quan hÖ tõ th× míi râ nghÜa, nÕu kh«ng dïng quan hÖ tõ cã thÓ hiÓu sai nghÜa.
+ Không bắt buộc: a, c ,e, i (Ý nghĩa không thay đổi khi không có quan hệ từ )
VD: Làm việc ở nhà - Làm việc nhà.
làm. điền theo trình tự:
Với, và, với, bằng , nếu, thì, và.
Nhận xét về cách dùng qht trong ĐV.
- QHT nối các từ, cụm từ.
- có 1 cặp qht “nếuthì” nối 2 vế câu.
câu
qht
bắt buộc
ko bắt buộc
a
X
b
X
c
X
d
X
e
X
g
X
h
X
i
X
em hãy tìm những qht có thể dùng thành từng cặp với các qht khác
Nếu,..... thì...
Vì nên (cho nên).
Tuy nhưng.
Hễ như (thì).
Sở dĩ là vì (vì)
Ta có thể rút ra nhận xét gì về việc dùng qht
Đặt câu với những cặp qht vừa tìm đc? (2 phút) - Nếu bạn ko thuộc bài thì bạn sẽ bị điểm kém.
-Vì bạn lười học nên bạn học dốt.
-Tuy học giỏi nhưng bạn ấy ko kiêu căng.
- Hễ bị điểm kém thì nó lại nhìn tôi như có lỗi.
- Sở dĩ bạn đạt danh hiệu HS giỏi là vì bạn rất chăm chỉ học tập.
Đọc ghi nhớ
2 Ghi nhớ 2 SGK/98
* Hoạt động 3. Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết vào giải quyết các dạng bài tập
- Phương pháp: vấn đáp, phân tích, quy nạp
- Thời gian: 15 phút
- Cách thức tiến hành:
III. Luyện tập
Gọi HS đọc
- Gọi 2 Hs làm
+ Đoạn 1: Của, còn, Còn, như, của, và, như.
+ Đoạn 2: mà, nhưng, như, nhưng, như, cho
của, còn, với, và, như
( “Nhưng”: lk 2 câu văn.)
Bài 1/98.
+ Đoạn 1: Của, còn, Còn, như, của, và, như.
+ Đoạn 2: mà, nhưng, như, nhưng, như, cho
của, còn, với, và, như
( “Nhưng”: lk 2 câu văn.)
Gọi HS đọc
- Gọi Hs làm
Bài tập 2/98
Có trường hợp bắt buộc dùng qht nếu ko câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc ko có nghĩa. Có trường hợp ko bắt buộc. Có 1 số qht có thể dùng thành từng cặp.
Gọi HS đọc
- Gọi Hs chọn câu đúng, sai
Bài 3/98.
+ Câu đúng: b, d, g, i, k, l
+ Câu sai: a, c, e, h
Gọi HS đọc
- Gv hướng dẫn
- Gọi Hs làm
Mẫu: “ Lớp 7A có nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng các bạn rất ham học và có ý thức vươn lên. Ai cũng mong mình học giỏi thành tài để làm vẻ vang cho gia đình và quê hương, đất nước. Ngạn ngữ có câu: “ Sự học là chìa khoá mở mọi kho tàng”. Bởi vậy chúng ta phải thi đua học tập thật tốt”f
Bài 4/99
Viết ĐV(3-5câu), biểu cảm về một VB đã học
trong chương trình lớp 7- có sử dụng QHT
Gọi HS đọc
- Gọi Hs làm
Bài 5/99.
- Sắc thái biểu cảm
+ Nó gầy nhưng khoe -> khen
+ Nó khoẻ nhưng gầy -> chê
4.4. Củng cố: 3 phút
? Thế nào là quan hệ từ?
? Cách sử dụng quan hệ từ?
4.5. Hướng dẫn về nhà : 3 phút
- Học bài, thuộc 2 phần ghi nhớ SGK.Hoàn thành BT.
- Soạn: “Luyện tập cách làm văn BC”
+ Trả lời câu hỏi SGK
2 Đề bài: Loài cây em yêu: Cây phượng, cây dừa.
5 Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_28_quan_he_tu.docx