1.1. Kiến thức:
- Nêu sơ giản về tác giả Hồ Xuân hương .
- Thấy được vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước
- Nêu được tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ hình tượng trong bài thơ.
10 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 27: Bánh trôi nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết: 27
Ngày giảng:
Văn bản
BÁNH TRÔI NƯỚC
- Hồ Xuân Hương -
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Nêu sơ giản về tác giả Hồ Xuân hương .
- Thấy được vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước
- Nêu được tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ hình tượng trong bài thơ.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc – hiểu phân tích văn bản thơ nôm Đường luật.
* Giáo dục kỹ năng sống
- KN giao tiếp: phản hối / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
- KN suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận vê tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ hình t tượng trong bài thơ
1.3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đối với con người
* Liên môn, tích hợp:
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng thương cảm với những thân phận người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ.
=> GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN.
1.4. Phát triển năng lực:
- Các phẩm chất:
+ Tự lập, tự tin, tự chủ
+ Nhân ái, khoan dung, có trách nhiệm với bản thân.
* Các năng lực:
- Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp
2. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: sgk, giáo án theo chuẩn KT-KN, tài liệu tham khảo, máy chiếu
- Học sinh: sgk, vở ghi, vở bài tập, soạn theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP
- Đọc diễn cảm, phát vấn, bình giảng, thuyết trình, đặt vấn đề, trình bày một phút.
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định và tổ chức lớp ( 1 phút)
4.2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút)
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Sau phút chia li” và phân tích nỗi buồn của người chinh phụ qua một hình ảnh thơ.
4.3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Mục đích: Hs nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trình bày một phút
- Thời gian: 4 phút
- Cách thức tiến hành:
? Đọc thầm phần chú thích (*) và cho cô biết những nét chính về tác giả?
MR:
- Tiểu sử: Là con gái của Hồ Phi Diễn (có sách nói là con của Hồ Sĩ Danh) - thầy đồ quê ở Nghệ An ra Bắc dạy học. Gđ bà từng sống ở gần Hồ Tây - HN. HXH gặp nhiều trắc trở trong tình duyên (2 lần lấy chồng nhưng đều làm lẽ). Bà khát khao cuộc sống hp lứa đôi.
- Sự nghiệp: Khoảng 50 bài thơ Nôm đường luật.
- Chủ đề: bộc lộ cảm hứng nhân văn. Tinh thần yêu thương trân trọng người phụ nữ. Thái độ chống lại lễ giáo pk.
- Giọng thơ trào phúng chua cay, trữ tình đằm thắm.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu giá trị biểu cảm, giàu cá tính. Lời thơ đa nghĩa: Hiển ngôn, hàm ngôn.
- Ca ngợi người phụ nữ son sắt trong chế độ XH xưa.
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
- Là nhà thơ nữ nổi tiếng giai đoạn cuối tk XVIII đầu XIX.
- Được nhà thơ Xuân Diệu mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm".
? Xác định giá trị của bài thơ?
2. Tác phẩm
- Là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
Bước 1: Đọc, chú thích
- Mục đích: Hs biết cách đọc và bước đầu cảm nhận văn bản
- Phương pháp: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút
- Cách thức tiến hành:
? Chúng ta cần đọc với giọng điệu như thế nào?
Đọc diễn cảm, vừa tự hào vừa ngậm ngùi
- HS đọc bài, GV nhận xét và rút kinh nghiệm.
? Em hiểu bánh trôi nước là loại bánh như thế nào?
Ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm ( tết hàn thực) là ngày "Bánh trôi bánh chay" không biết tự bao giờ. Theo tục truyền, Tết Hàn thực có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời Xuân Thu cổ đại để ghi nhớ ngày chết của Giới Tử Thôi - một tôi trung của vua Văn Công nhà Tấn. Khi lên ngôi, vua đã quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Ông bèn đưa mẹ vào trong núi Ðiền Sơn cày cuốc. Khi Vua cho gọi, Giới Tử Thôi nhất định không ra. Vua cho đốt rừng, mẹ con Giới Tử Thôi đành chịu chết cháy. Vua ân hận và tỏ lòng thương xót, từ đó cấm dân gian không được đốt lửa và chỉ được ăn đồ nguội vào ngày ấy.
? Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể thơ nào?
? Vì sao em khẳng định được như vậy?
? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài?
B. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc, chú thích
- Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt
- PTBĐ: biểu cảm
Bước 2: Kết cấu, bố cục
- Mục đích: Hs nắm được bố cục văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Thời gian: 1 phút
- Cách thức tiến hành:
? Nhắc lại kết cấu thông thường của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?
2. Kết cấu, bố cục:
- Khai – thừa – chuyển – hợp
Bước 3: Phân tích
- Mục đích: HS nắm được hình ảnh tả thực của chiếc bánh trôi thông qua đó hiểu được thân phận người phụ nữ trong XH cũ
- Phương pháp: gợi mở, động não, nêu vấn đề, giảng bình, trình bày một phút
- Thời gian: 23 phút
- Cách thức tiến hành:
? “Bánh trôi nước” là một bài thơ đa nghĩa. Vậy em hiểu thế nào là tính đa nghĩa trong thơ?
- Đa nghĩa là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương thi ca nói chung
? Bài thơ có 2 lớp nghĩa, đó là những lớp nghĩa nào?
1.Nghĩa đen (cụ thể): Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
2.Nghĩa bóng (ẩn dụ): Cuộc đời số phận người phụ nữ.
? Cái bánh trôi được miêu tả như thế nào?
Bánh trắng, tròn, mộc mạc. Khi luộc chưa chín thì chìm, khi chín bánh nổi dần lên mặt nc. Vì vậy việc cho bánh vào ko cùng 1 lúc nên mới có hiện tượng viên chín thì nổi, viên sống thì chìm. Hơn nữa nặn bánh khéo, vụng, rắn nát ( ngon hay ko) là tùy thuộc vào bàn tay ha chế của người làm bánh
? Em có suy nghĩ gì về cách chọn đề tài và cách tả của tác giả?
? Em có nhận xét gì về cách tả này?
Tả thực với ngôn ngữ mộc mạc, đúng với bánh trôi.lựa chọn những chi tiết rất điển hình để mtả .
Đề tài: gần giũ, một cái bánh nhỏ nhắn bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống với văn hoá ẩm thực của nhân dân ta trong những ngày lễ hội .
? Chiếc bánh ấy hiện lên như thế nào?
Chiếc bánh ko phải là vật vô tri, nó có linh hồn
HXH đã thả vần vào món ăn dân tộc, người đọc hiểu ngay rằng sau lời chiếc bánh trôi là niềm tâm sự của con người.®2
* Bình: Xuân Hương quả là một người biết miêu tả sự vật. Qua ngôn ngữ thơ bà, cái bánh trôi hiện ra thật đáng yêu (bởi nó không chỉ đẹp, xinh, ngọt ngon mà lại duyên dáng, khiêm nhường). Vật vô tri vô giác trở lên có trí tuệ và tâm hồn hay chính Xuân Hương đã thổi hồn vào hình ảnh ngôn ngữ thơ ca. Do đó người đọc hiểu ngay rằng ẩn sau cái bánh trôi là người phụ nữ.
? Chỉ ra cách xưng hô của nhân vật trữ tình? Xưng hô như vậy làm gì?
? Em đã gặp cách xưng hô như thế ở đâu?
Thân em như chẽn lúa... → Cách nói quen thuộc trong ca dao -> đậm đà màu sắc dân gian
? Hình ảnh người phụ nữ hiện lên trong bài thơ như thế nào?
Hìnhthức: Trắng
Thân em
Phẩm hạnh: Tròn
Rất đẹp: "Thân...tròn". Nàng tự giới thiệu về nhan sắc của mình 1 cách mạnh bạo, tự tin. Điệp từ “vừa”: kiêu hãnh, tự hào về sắc đẹp của mình.
Mở đầu bài thơ = 2 tiếng "thân em" khiêm nhường thân mật. 2 vế tiểu đối vừa trắng và tròn cân xứng diễn tả 1 vẻ đẹp kín đáo duyên dáng, tinh trắng, xinh xắn của người thiếu nữ VN.
Câu thơ không chỉ ca ngợi nhan sắc bên ngoài mà còn trân trọng, tự hào về tâm hồn, kín đáo, khiêm nhường, duyên dáng của người phụ nữ VN.
? Qua những lời tự giới thiệu ấy em có nhận xét gì về người phụ nữ được tác giả nhắc tới?
→xinh đẹp,khoẻ mạnh, hoàn hảo
? Với vẻ đẹp ấy, lẽ ra họ phải sống hạnh phúc, được trân trọng nâng niu.
Nhưng thân phận của họ được thể hiện qua thành ngữ nào?
? Hãy giải thích thành ngữ ấy
- Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”=> thân phận chìm nổi bấp bênh bị vùi dập.
? Tại sao người phụ nữ đó lại vất vả như vậy?
Chế độ xã hội trọng nam khinh nữ.
- Bình, liên hệ: Kiều, Người con gái NXương
- Quan hệ từ “với” đi kèm “nước non”: 1cuộc đời xả thân, vị tha vì mọi người => đáng cảm phục và trân trọng.
? Thân phận họ còn được miêu tả như thế nào?
- Rắn > <nát : Hạnh phúc hay bất hạnh phụ thuộc vào người khác, họ ko được quyền quyết định vận mệnh của mình.
Thân phận long đong bất hạnh (đối lập với hình thức) phiêu bạt nổi chìm, mất tự do.
* Bình: Thân gái tài hoa, xinh đẹp đâu chỉ khiến trời đất ghen ghét “Tài tình chi lắm cho đời đánh ghen” mà còn là miếng mồi ngon cho bao kẻ đàn ông tranh giành. Cuộc đời không mấy may mắn, lận đận trong hôn nhân mấy lần của chính Xuân Hương đã là minh chứng đau xót, ai oán cho câu thơ này. Và còn biết bao số phận người phụ nữ khác như thế và khổ đau hơn thế (Thuý Kiều, Vũ Nương,...).
? Mặc dù thân phận của họ như vậy nhưng Cô gái khẳng định phẩm chất của mình như thế nào?
-mà em vẫn giữ ... son: khẳng định phẩm chất
? Tấm lòng son có nghĩa là gì? Qua đó thể hiện phầm chất gì của người phụ nữ?
Dù XH bất công có đẩy người phụ nữ vào chỗ bất hạnh thì họ vẫn giữ được phẩm chất đẹp đẽ.
Dù họ phải sống cảnh trôi nổi cơ cực, lênh đênh nhưng “vẫnson”- tấm lòng kiên trinh trong trắng tinh khiết. Câu thơ vừa là lời khẳng định phẩm hạnh của người phụ nữ vừa là lời tố cáo XH trọng nam khinh nữ đã đẩy họ vào cảnh sống cơ cực.
* Bình: Sóng gió cuộc đời có phũ phàng vùi dập cũng không thể tàn phá nổi vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng kiên trinh của họ. Bốn chữ “mà em vẫn giữ” cất lên như một lời nguyền biểu thị một thái độ, một ý chí, một tình cảm kiên trinh bền vững. Câu cuối có hình ảnh đẹp, một cách nói sắc sảo thể hiện niềm tự hào về phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam
? Khi ví mình với chiếc bánh trôi, người phụ nữ đã nhận thức được giá trị và thân phận của mình, theo em trong nhận thức ấy có chứa đựng những tình cảm nào
- Cảm xúc tự hào.
- Cảm xúc thương thân.
- Cảm xúc căm ghét chế độ cũ.
? Như vậy trong 2 nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ?
3. Phân tích
3.1. Tả thực chiếc bánh trôi nước.
- Hình dáng: tròn.
- Màu sắc: trắng.
- Nhân bánh: = đường.
- Khi luộc sống: bánh nổi; khi chín bánh chìm
- Bánh rắn nát: phụ thuộc vào sự khéo léo của người nặn.
- Đề tài gần gũi với cuộc sống.
- Miêu tả bánh trôi nước ngôn ngữ mộc mạc,
- Chiếc bánh đáng yêu, xinh xắn ngon ngọt.
3.2 Hình tượng người phụ nữ
- Xưng hô: thân em -> khiêm nhường,thân mật để tự giới thiệu về thân phận của mình
- “ trắng” biểu thị hình thức
- Tròn: biểu thị về phẩm hạnh
=> là 1 người phụ nữ đẹp toàn vẹn
*Thân phận:
- Thành ngữ: bảy nổi ba chìm -> số phận long đong, bất hạnh bấp bênh bị vùi dập
*Phẩm chất
son sắt, kiên trinh, thủy chung, tình nghĩa.
? Khái quát lại nội dung chính của bài thơ?
? Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ được thể hiện ở đâu?
? HS đọc ghi nhớ.sgk
? Cả bài thơ đọng lại trong em điều gì?
4. Tổng kết
4.1. Nội dung
- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng nghĩa:
+ Nghĩa tả thực: hình ảnh chiếc báng trôi trắng tròn, chìm nổi
+ Ngụ ý sâu sắc: Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình son sắt của người phụ nữ; Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
4.2. Nghệ thuật
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thể thơ Đường luật.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn, tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian.
- Sáng tạo trong việc sử dụng XD hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
- Ý nghĩa VB Là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo ytrong VH viết thời P/K ,ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ
4.3. Ghi nhớ: sgk
* Ý nghĩa
- Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phấm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục đích: Học sinh đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ. Nêu được sự đồng điệu trong cảm xúc của HXH với những câu ca cao than thân
- Phương pháp: Trình bày một phút
- Thời gian: 4 phút
- Cách thức tiến hành:
*Nêu yêu cầu BT 1? HS về tự làm
Gợi ý: -Ghi đầy đủ & chính xác những câu cd than thân bắt đầu = “thân em”.
? Tìm ra sự đồng điệu trong cảm xúc của HXH với những câu ca cao than thân
- Thân ...mưa rào,Hạt rơi xuống giếng vườn hoa.
- Thân ... đòng đòng,Phất phơ ...ban mai.
- Thân em như hạt mưa xa, hạt vào...cày.
- ............. giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Thân ...cau khô, người thanh tham mỏng người thô tham dày.
Lời thơ hình tượng hóa cuộc đời ko được làm chủ, ko được tự quyết định về tương lai hạnh phúc. Xong cũng như chiếc bánh, dù xã hội có thế nào vẻ đẹp cũng ko bị mất đi, vẫn giữ được phẩm giá của mình.Đó là vẻ đẹp của người PN VN trong xã hội cũ.
*Chỉ ra mối quan hệ: mối quan hệ gắn bó, tiếp nối trong phạm vi 1 nguồn cảm xúc nhân đạo chủ nghĩa đối với người phụ nữ.
C. Luyện tập
2. Bài tập 1(96)
- Mối liên quan : Cảm xúc nhân đạo cá nhân đối với phụ nữ
4.4. Củng cố (2 phút)
Đọc thuộc bài thơ tại lớp
4.5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ( 3 phút)
- Học thuộc bài thơ, học thuộc nội dung bài học
- Sưu tầm 1 số bài thơ của Hồ Xuân Hương
- Viết đoạn văn ngắn nêu lên cảm xúc của em khi đọc bài thơ.
- Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi sgk: Quan hệ từ
+ Dựa vào các kiến thức đã học hãy xác định quan hệ từ trong các ví dụ
+ Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa mỗi quan hệ từ đó?
5. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_27_banh_troi_nuoc.docx