I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong
trào Tây Sơn và cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc
Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương
hồi.
2. Phẩm chất.
- Yêu nước: học sinh có lòng yêu mến về con người và tự hào với truyền thống lịch
sử vẻ vang của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trách nhiệm: Hs thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát
huy truyền thống của dân tộc. Bảo vệ quê hương, đất nước kể cả trong thời bình hay
có chiến tranh.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng đưa ra được các biện pháp
giải quyết.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích
văn bản truyện trung đại.
+ Trình bày (viết và nói) ngắn gọn được cảm nhận về nhân vật.
4. Tích hợp giáo dục an ninh, quốc phòng
+ Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong chiến dịch Điện
Biên Phủ
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Đọc tư liệu tham khảo, Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong
chiến dịch
2. Học sinh:
- Soạn bài theo yêu cầu
19 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 16 đến 20 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9B – 28/9/2020; 30/9/2020
TIẾT 16 + 17
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Hồi thứ mười bốn)
-Ngô Gia Văn Phái-
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong
trào Tây Sơn và cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc
Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương
hồi.
2. Phẩm chất.
- Yêu nước: học sinh có lòng yêu mến về con người và tự hào với truyền thống lịch
sử vẻ vang của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trách nhiệm: Hs thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát
huy truyền thống của dân tộc. Bảo vệ quê hương, đất nước kể cả trong thời bình hay
có chiến tranh.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng đưa ra được các biện pháp
giải quyết.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích
văn bản truyện trung đại.
+ Trình bày (viết và nói) ngắn gọn được cảm nhận về nhân vật.
4. Tích hợp giáo dục an ninh, quốc phòng
+ Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong chiến dịch Điện
Biên Phủ
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Đọc tư liệu tham khảo, Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong
chiến dịch
2. Học sinh:
- Soạn bài theo yêu cầu.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, PP phân tích, hoạt
động nhóm.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nội dung, nghệ thuật của văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” ?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV cung cấp một đoạn phim về người anh hùng áo vải và yêu cầu HS nêu
cảm nhận về vua Quang Trung.
GV dẫn vào bài: Trong VHVN thời trung đại, có thể xem “ Hoàng Lê nhất
thống chí” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được
những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, nội dung đặc biệt trong lĩnh vực tiểu
thuyết
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
* Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp,
phân tích, thuyết trình
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
- HS tham khảo chú thích *
? Em hiểu gì về tác giả của văn bản này?
(Ngô gia văn phái.)
- GV giới thiệu về 2 tác giả tiêu biểu:
+ Ngô Thì Chí( 1753 - 1788), em ruột
Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê
Chiêu Thống. Viết 7 hồi đầu.
+ Ngô Thì Du ( 1772 - 1840 ), anh em chú
bác ruột với Ngô Thì Chí, làm quan dưới
thời nhà Nguyễn, viết 7 hồi tiếp theo.
+ 3 hồi cuối do người khác viết.
? Em hiểu gì về nhan đề văn bản?
(HLNTC: cuốn sách ghi chép về sự thống
nhất của vương triều Lê)
? Cho biết vài nét chính về tác phẩm ?
GV: hướng dẫn đọc kết hợp tóm tắt đoạn
trích.
HS: đọc và nhận xét.
- GV tóm tắt ngắn gọn hồi 12,13: Nguyễn
Huệ ra Bắc lần 2 bắt Vũ Văn Nhậm. Lê
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản.
a. Tác giả:
- Ngô gia văn phái: Nhóm tác giả
thuộc dòng họ Ngô Thì.
- Quê ở làng Tả Thanh Oai- Hà Tây
(nay là Hà Nội)
- Tác giả chính : Ngô Thì Chí, Ngô
Thì Du.
b. Văn bản:
- Văn bản viết bằng chữ Hán.( Gồm
17 hồi.)
- Ra đời khoảng 30 năm cuối TK 18
và mấy năm đầu TK 19.
2. Đọc, chú thích.
a. Đọc, kể tóm tắt:
* Đọc:
Chiêu Thống cử người sang TQ cầu viện
triều đình Mãn Thanh. Tôn Sĩ Nghị kéo
quân sang với danh nghĩa phù Lê diệt Tây
Sơn. Quân Tây Sơn rút về Tam Điệp. Tôn
Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long, phong
vương cho Lê Chiêu Thống.
? Kể tóm tắt Hồi 14? kết hợp chỉ bản đồ -
con đường hành quân thần tốc của Tây
Sơn.
- Quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng
Tây Sơn là Ngô Văn Sở cho lui quân về
Tam Điệp.
- Quang Trung lên ngôi vua (Phú Xuân),
đốc suất đại binh. 25 tháng chạp năm
1788 -> ra Bắc diệt Thanh. Mở tiệc khao
quân - 30 tháng chạp.
- Quân Tây Sơn đánh đến đâu thắng đến
đấy, ngày 3 tết->Thăng Long. Tôn Sĩ
Nghị tháo chạy về nước. Vua Lê Chiêu
Thống cùng gia quyến chạy trốn theo.
GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích.
- GV lưu ý HS: “ đốc suất đại binh” là chỉ
huy, cổ vũ đoàn quân lớn.
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
GV: “Chí” là thể văn vừa có tính văn học
vừa có tính lịch sử.
? Nhân vật chính là ai?
? PTBĐ trong văn bản?
? Phần trích có thể chia làm mấy đoạn.
(Chú ý hành động nhân vật chính )
- QT chuẩn bị tiến quân ra Bắc.
- QT đại phá quân Thanh.
- Số phận của tướng lĩnh nhà Thanh và
vua tôi Lê Chiêu Thống.
? Xuyên suốt toàn bộ văn bản là hình
tượng nhân vật nào?
GV: Giới thiệu sơ lược đoạn đầu hồi 14 về
thái độ của quân Thanh khi vào Thăng
Long.
* Tóm tắt:
b. Chú thích: (Sgk)
3. Thể loại, nhân vật và phương
thức biểu đạt.
- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi.
- Nhân vật chính: Nguyễn Huệ
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
4. Bố cục: 3 đoạn
II. Đọc, hiểu văn bản.
1. Hình tương người anh hùng
Nguyễn Huệ.
? Khi ngheVăn Tuyết cấp báo tình hình,
thì thái độ của Nguyễn Huệ ra sao ?
? Trong vòng một tháng làm được nhiều
việc lớn đó là những việc gì?
GV dùng bảng phụ:
- lên ngôi hoàng đế .
- Đốc quân ra Bắc
- Tuyển mộ binh lính, duyệt quân.
- Phủ dụ tướng lĩnh
- Định kế hoạch hành quân đánh giặc đối
phó với nhà Thanh.
? Từ những biểu hiện và việc làm đó của
Nguyễn Huệ em thấy ông là người như
thế nào?
? Trong lần phủ dụ quân lính ở Nghệ An
Nguyễn Huệ đã nói gì?
- Đất nào đã phân biệt rõ ràng
- Người phương bắc bụng dạ xấu...
- Người mình không chịu nổi đánh đuổi về
phương bắc...
? Những lời phủ dụ quân lính đó nói lên
điều gì?
? Từ ý thức đó chứng tỏ Nguyễn Huệ là
người như thế nào?
? Đối với tướng sĩ và binh lính của mình
Nguyễn Huệ nhận định và phân công họ
vào những việc gì?
- Quân mới cho làm trung quân.
- Quân thuận quảng cho đứng nơi hiểm
yếu (tiền, hậu, tả, hữu)
- Giới võ không có tài mưu lược(lo chiến
đấu)
- Có tài mưu lược lo sách lược chiến đấu
? Nhận xét cách dùng người của Nguyễn
Huệ?
? Sau khi đã xét đoán bề tôi xong Nguyễn
Huệ đã nói gì với họ?
* Khi nghe Văn Tuyết cấp báo:
- Không hề nao núng .
- Định cầm quân đi ngay.
- Trong vòng một tháng làm được
nhiều việc lớn.
=> Là người mạnh mẽ, quyết đoán
có tầm nhìn xa trông rộng tháo vát
tài giỏi.
* Trong việc phân tích thời cuộc.
- Khẳng định rõ chủ quyền dân tộc
của ta. Nhận thức rõ dã tâm hành
động xâm lăng phi nghĩa của giặc và
truyền thống đánh giặc của ta.
=> Là người nhạy bén sáng suốt.
* Trong việc dùng người:
=> Nhạy bén sáng suốt, dùng đúng
người đúng việc.
* Trong việc nhận định tình hình
và dùng binh:
- Phương lược tiến đánh đã có sẵn chẳng
qua 10 ngày có thể đuổi được giặc Thanh.
- Tính chuyện khéo lời để dẹp yên binh
đao bố trí sẵn người làm việc đó.
? Tìm những chi tiết nói lên việc dùng
binh của Nguyễn Huệ?
- Ngày 25/12 đốc quân ra đi thần tốc.
- Vừa hành quân vừa tuyển thêm binh lính
....
- 29/12 đến Nghệ An (mộ quân)
- 30/12 tiến quân ra Thăng Long hẹn
mùng 7 tết vào thành ăn mừng.
HS quan sát hình ảnh bộ đội kéo pháo,
dân công chở lương thực.
GV: liên hệ gì về Hình ảnh bộ đội kéo
pháo, dân công chở lương thực trong
chiến dịch Điện Biên Phủ.
? Qua đó em có nhận xét gì về cách dùng
binh của Nguyễn Huệ?
TIẾT 2
? Khi vào trận QT đã bố trí chiến trận và
cách tiến công như thế nào?
- Đuổi bắt hết do thám
- Truyền gọi giặc ra hàng
- Truyền lấy 6 chục tấm ván...chữ nhất...
- Sai quân làm nghi binh phía đông...
- Bố trí đội quân voi ở đại áng...
? Hình ảnh Quang Trung được tác giả
miêu tả như thế nào khi tham gia chiến
đấu?
- Cưỡi voi đốc thúc...
- Trong khói lửa vẫn lẫm liệt trên lưng
voi...
GV: Trong không gian khói tỏa mù trời
hình ảnh vua Quang Trung mặc áo bào
đỏ lẫm liệt trên lưng voi nổi bật trong
đám quân hỗn loạn.
Hình ảnh củaNguyễn Huệ
- Bình tĩnh, ung dung, oai phong lẫm liệt.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Qua đó
em có cảm nhận gì về hình ảnh người anh
hùng Nguyễn Huệ?
- HS đọc sgk.
=> Có tầm nhìn xa trong rộng và ý
trí quyết chiến thắng kẻ thù.
=> Cách dùng binh hợp lí, hiệu quả.
Đúng là bậc kì tài thao lược.
* Trong việc bài binh bố trận và
trong chiến đấu.
- NT: kể, tả.
=> Hình tượng người anh hùng
với tính cách quả cảm, mạnh mẽ,
trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài
dụng binh như thần.
2. Bọn xâm lược nhà Thanh.
? Khi quân Tây Sơn tiến đánh hình ảnh
bọn xâm lược nhà Thanh được tác giả thể
hiện qua chi tiết nào?
- Nghe loa: Rụng rời sợ hãi.
- Trông thấy quân Tây Sơn: Bỏ chạy mất
mạng
- Chạy toán loạn xéo lên nhau mà chết
- Tìm lối ắt chạy thoát... Tôn sĩ Nghị:
Ngưạ không kịp đóng yên, không kịp mặc
áo giáp bỏ mặc quân lính chuồn trước.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
? Qua đó em nhận xét gì về bọn xâm lược
Thanh?
? Vua Lê Chiêu Thống biểu hiện gì khi
quân tây Sơn tiến đánh?
- Cầu cứu quân Thanh đánh quân Tây
Sơn.
- Không có kế hoạch điều hành đất nước.
- Phụ thuộc hoàn toàn vào Tôn Sĩ Nghị.
Luôn chịu sự mắng nhiếc của TSN. Rồi bỏ
chạy cùng Tôn sĩ Nghị.
? Qua những chi tiết đó tác giả sử dụng
nghệ thuật gì?
? Em nhận xét gì về số phận vua tôi Lê
Chiêu Thống?
? Nêu nghệ thuật chính của văn bản?
? Nêu nội dung chính?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Hs đọc ghi nhớ trong sgk.
- Nghệ thuật: Miêu tả, phóng đại
=> Hèn nhát bất tài, vô dụng ham
sống sợ chết bị thất bại thảm hại.
3. Vua tôi Lê Chiêu Thống.
- NT: Miêu tả , kể.
=> Bất tài, hèn nhát bán nước hại dân.
III. Tổng Kết.
1. Nghệ thuật:
- Kể chuyện xen lẫm miêu tả 1 cách
sinh động cụ thể hấp dẫn gây ấn
tượng mạnh.
2. Nội Dung:
- Hình tượng Người Anh hùng
Nguyễn Huệ mưu lược sang suốt oai
phong lẫm liệt là bậc kỳ tài trong
chiến trận
- Sự thất bại thảm hại của bọn xâm
lược nhà Thanh.
- Số phận bi đát của vua tôi lê Chiêu
Thống. Niềm tự hào của tác giả.
* Ý nghĩa: Văn bản ghi lại lịch sử
hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh
người anh hùnh áo vải: Quang
Trung – Nguyễn Huệ trong chiến
thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu( 1788).
* Ghi Nhớ: sgk
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
- Hình tượng anh hùng Nguyễn Huệ được khắc họa như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ
trước khi kéo quân ra Bắc.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO.
- Tìm các bài viết về tác phẩm.
- Sưu tầm tranh ảnh và viết bài văn giới thiệu về người anh hùng dân tộc Quang
Trung.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Nắm vững nội dung bài học.
- Đọc và tìm hiểu ở nhà: Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh:
+ Gv hướng dẫn học sinh cách đọc thêm văn bản, tìm hiểu nội dung chính
của văn bản ở nhà.
+ Đọc văn bản nắm được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu
của bọn quan lại thời lê -trịnh
+ Nắm được một số nét nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị bài: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
Yêu cầu: Đọc và tìm hiểu ví dụ trong sgk. Trả lời các câu hỏi:
+ Phân biệt 2 cách dẫn trên và trình bày cách chuyển từ dẫn trực tiếp sang gián
tiếp.
*************************************************
Ngày dạy: 9B- 1/10/2020
TIẾT 18
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: .
- Học sinh nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học, tham gia vào các hoạt
động học tập của lớp.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng đưa ra được các biện pháp
giải quyết.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích
kiến thức tiếng việt.
+ Trình bày (viết và nói) ngắn gọn được hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Bảng phụ.
- Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, PP phân tích,Hoạt
động nhóm.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Nêu dấu hiệu đặc trưng của phương
châm quan hệ? Cho ví dụ?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV cung cấp hai VD và yêu cầu HS xác định điểm giống và khác nhau của
hai VD trên (giống về nội dung, khác về hình thức)
Trong tạo lập VB’ người ta thường sử dụng cách dẫn trực tiếp – cách dẫn
gián tiếp để nội dung văn bản được cụ thể, chính xác hơn .Vậy cách dẫn trực tiếp
– cách dẫn gián tiếp như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học
ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
* Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp,
phân tích, thuyết trình.
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
GV : treo bảng phụ- HS quan sát.
HS : đọc 2 đoạn trích/sgk
? Trong đoạn trích (a); (b) bộ phận gạch
chân là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
a. Lời nói được phát ra thành lời.
b. Ý nghĩ ở trong đầu.
? Vì sao em khẳng định đó là lời nói, ý
nghĩ ?
- Vì trong phần lời người dẫn có từ
"nói"; hoặc trước đó có từ "nghĩ".
? Lời nói hoặc ý nghĩ ấy được ngăn cách
với bộ phận đứng trước bằng dấu hiệu
gì?
I. Cách dẫn trực tiếp.
1. Ví dụ: Đoạn trích (sgk)
- Ngăn cách với bộ phận đứng trước
bằng dấu hai chấm và đặt trong dấu
? Có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in
đậm với bộ phận đứng trước nó được
không? Nếu được phải đặt nó sau dấu
gì, vì sao?
- Có thể thay đổi được vị trí của các bộ
phận; các bộ phận ngăn cách với nhau
bằng dấu gạch ngang.
? Cách dẫn trên được gọi là cách dẫn nào?
- Cách dẫn trực tiếp.
? Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp?
- HS đọc ghi nhớ/sgk
? Lấy ví dụ về cách dẫn trực tiếp.
VD: Lê-nin nói: " Học, học nữa, học
mãi".
* GV lưu ý: bộ phận trong ngoặc kép
được gọi là lời dẫn trực tiếp. Lời dẫn
trực tiếp không được thay đổi, thêm bớt
và được đặt trong dấu ngoặc kép hoặc
xuống dòng sau dấu ngang cách.
- HS đọc đoạn trích /sgk
? Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là
lời nói hay ý nghĩ? Nó có được ngăn cách
với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
- Đây là nội dung của lời khuyên như có
thể thấy ở từ khuyên trong phần lời của
người dẫn.
? Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm
là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in
đậm và bộ phận đứng trước có từ gì?
+ Vì trước đó có từ “ hiểu”. Giữa phần
ý nghĩ và phần lời của người dẫn có từ “
rằng”.
+ Không đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Liên kết bằng từ “rằng”.
? Có thể thay từ “rằng” bằng từ gì?
+ Có thể thay “rằng” = “là”.
? Khi thuật lại có được điều chỉnh
không, nhằm mục đích gì?
(có thể điều chỉnh cho phù hợp)
ngoặc kép.
=> Cách dẫn trực tiếp
- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý
nghĩ.
- Đặt trong dấu ngoặc kép.
- Vị trí: đứng trước, đứng giữa, đứng
sau lời người dẫn.
2. Bài học 1:
II. Cách dẫn gián tiếp.
1. Ví dụ:
* ĐVa: Dẫn lại lời nói của nhân vật.
- Không đặt trong dấu ngoặc kép.
* ĐVb: Dẫn lại ý nghĩ.
? Cách dẫn như trên được gọi là cách
dẫn nào?
- Cách dẫn gián tiếp.
? Vậy thế nào là cách dẫn gián tiếp?
- HS lấy ví dụ.
* GV lưu ý: Khi chuyển đổi lời dẫn trực
tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý:
- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp.
- Lược bỏ các tình thái từ.
- Có thể thêm từ rằng hoặc là trước lời
dẫn.
? Tóm lại có mấy cách dẫn lời nói, ý nghĩ ?
- Sự khác nhau giữa 2 cách dẫn trên?
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Hs hoạt động nhóm đôi (3 phút)
HS: đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu
bài tập.
HS: xác định yêu cầu bài tập.
GV: giao nhiệm vụ cho từng dãy bàn
HS: 3 dãy tập viết lời dẫn ứng với 3 ý
a,b,c.
HS: trình bày-NX- Bổ sung.
GV nhận xét, sửa lỗi.
Đọc một số đoạn viết mẫu.
=> Dẫn gián tiếp.
- Thuật lại lời nói hay ý nghĩ, có điều
chỉnh phù hợp.
- Không đặt trong dấu ngoặc kép.
2. Bài học 2.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Xác định lời dẫn, cách dẫn:
a. “ A! Lão già tệ lắm.....này à ? ”
-> Dẫn trực tiếp lời của con vật
thông qua tưởng tượng của nhân vật.
b. “ Cái vườn................rẻ cả.”
-> Dẫn trực tiếp ý nghĩ của nhân
vật.
2. Bài tập 2.
Viết lời dẫn:
a. + Dẫn trực tiếp:
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu
rằng: “Chúng ta phải ... anh hùng”.
+ Dẫn gián tiếp:
Trong báo cáo chính trị..., Chủ tịch
HCM khẳng định rằng chúng ta phải
ghi nhớ...dân tộc anh hùng.
b. + Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn sách, Chủ tịch HCM,
tinh hoa và khí phách của DT; đồng
chí PVĐ viết: “Giản dị trong đời
sống... làm được”.
+ Dẫn gián tiếp:
Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch, hình
ảnh của DT, tinh hoa văn hoá của
thời đại, đồng chí Phạm Văn Đồng
Học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập
GV gợi ý:
- Cần phân biệt rõ :
+ Lời thoại của ai đang nói với ai.
+ Có phần nào mà ngưới nghe cần
chuyển đến người thứ 3.
+ Người thứ 3 là ai.
- Có thể thêm vào từ ngữ thích hợp để
làm rõ ý .
khẳng định rằng HCT là người giản
dị trong đời sống... làm được.
c. + Dẫn trực tiếp
Mỗi con người VN chúng ta không
ai là không thấy được sự giàu đẹp,
trong sáng của tiếng nói dân tộc
mình. TV luôn chứa đựng những giá
trị bản sắc, tinh hoa của dân tộc qua
hàng ngàn năm lịch sử. Ngày nay,
tiếng Việt vẫn luôn PT theo sự PT
của lịch sử dân tộc để đáp ứng nhu
cầu của thời đại. Để khẳng định giá
trị vô cùng quý báu của TV, giáo sư
Đặng Thai Mai đã nói:
“Người VN . của mình.”
3. Bài tập 3.
Chuyển lời nhân vật được dẫn trực
tiếp thành gián tiếp.
Mẫu : Vũ Nương cũng nhân đó mà
gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan
nói hộ với chàng Trương rằng nếu
chàng Trương còn nhớ chút tình xưa
nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan
ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu
xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Viết đoạn văn trích lời dẫn sau theo cách trích trực tiếp: Không có gì quý hơn
độc lập tự do (Hồ Chí Minh)
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO.
- Tìm các đoạn văn, bài văn có chưa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Trao đổi với các bạn trong lớp về các lượt lời giao tiếp trong cuộc sống hàng
ngày có chứa 2 cách dẫn trên như thé nào.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Nắm vững nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng
Yêu cầu: Đọc và tìm hiểu ví dụ trong sgk. Trả lời các câu hỏi:
+ Có cách phát triển từ vựng nào? Nội dung của cách phát triển đó là gì?
Cho ví dụ minh họa.
******************************************
Ngày dạy: 9B- 2/10/2020
TIẾT 19
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được :
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học, tham gia vào các hoạt
động học tập của lớp.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng đưa ra được các biện pháp
giải quyết.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích
về từ vựng.
+ Trình bày (viết và nói) ngắn gọn đảm bảo yêu cầu trong việc sử dụng từ
vựng.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Đọc kĩ những điều lưu ý /sgv và tra từ điển một số từ.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi/sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1.Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, hoạt động
nhóm, PP luyện tập thực hành.
2.Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là cách dẫn trực tiếp. Làm bài tập 2 phần b, trang 55.
? Thế nào là cách dẫn gián tiếp. Làm bài tập 3.
b. Kiểm tra bài mới:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
GV đưa Ví dụ :
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đối
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
b. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 VD trên ?
- Mặt trời : Em bé đang nằm trên lưng mẹ.-> ẩn dụ
- Áo chàm : chỉ đồng bào Việt Bắc-> Hoán dụ. Nghĩa chỉ em bé của từ mặt trời,
nghĩa chỉ đồng bào Việt Bắc của từ áo chàm không phải là các nghĩa ổn định của
các từ đó. Đây là ẩn dụ và hoán dụ tu từ. Vậy sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
tiếng Việt như thế nào, bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV gợi nhớ bài thơ Vào nhà ngục
Quảng Đông cảm tác và câu thơ '' Bủa
tay ôm chặt bồ kinh tế''.
? Giải nghĩa từ “kinh tế”trong câu thơ
của Phan Bội Châu. Ý nghĩa cả câu thơ
là gì?
- Kinh tế: kinh bang tế thế, trị nước cứu
đời.
-> Nghĩa của cả câu: Nói đến hoài bão
cứu nước của những người yêu nước.
? Ngày nay '' kinh tế '' được hiểu ntn?
- Kinh tế (ngày nay): Toàn bộ hoạt động
của con người trong LĐSX, trao đổi,
phân phối, sử dụng của cải vật chất làm
ra.
? Nêu ví dụ với cách dùng này?
- Kinh tế gia đình, nền kinh tế, quản lí
kinh tế.
? Thay đổi theo chiều hướng nào, kết
quả của sự thay đổi đó?
? Như vậy em rút ra nhận xét gì về sự
phát triển của từ vựng?
- HS đọc ví dụ, chú ý các từ in đậm
? Trong đoạn thơ 1, ''xuân'' được hiểu
như thế nào?
a. - Xuân 1: Chỉ mùa đầu tiên trong
năm. ( tiết trời ấm áp)
-> Nghĩa gốc.
? Giải nghĩa từ ''xuân'' trong ''Ngày xuân
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa
của từ tiếng Việt.
1. Ví dụ.
* VD1:
-> Nghĩa của từ có sự thay đổi theo
thời gian. Nghĩa cũ bị mất đi, nghĩa
mới được hình thành.
=> Từ vựng của ngôn ngữ không
ngừng phát triển.
* VD2:
em hãy còn dài''?
- Xuân 2 : Tuổi trẻ.
-> Nghĩa chuyển.
? Cách chuyển nghĩa của từ '' xuân'' dựa
trên phương thức nào? Vì sao em biết.
( gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên
sự vật hiện tượng khác có nét tương
đồng)
- HS theo dõi ví dụ.
? Xác định nghĩa của từ ''tay'', nghĩa gốc
và nghĩa chuyển?
- Tay 1 : Bộ phận cơ thể
-> Nghĩa gốc
- Tay 2 : Người chuyên hoạt động, giỏi
về môn, nghề nào đó.
-> Nghĩa chuyển.
? Khi chuyển từ nét nghĩa 1 sang nét
nghĩa 2, từ ''tay'' đã chuyển nghĩa theo
phương thức nào?
? Qua tìm hiểu cách chuyển nghĩa của
một số từ TV, em thấy TV có cách phát
triển từ vựng như thế nào?
? Từ tiếng Việt có mấy cách phát triển
nghĩa?
HS nêu kết luận, đọc ghi nhớ.
GV khái quát nội dung toàn bài.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 1.
? Ở câu nào từ "chân" được dùng với
nghĩa gốc?
? Ở câu nào từ "chân" được dùng với
nghĩa chuyển theo phương thức hoán
dụ?
? Ở câu nào từ "chân" được dùng với
nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ?
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập.
HS đọc nghĩa từ " Trà": nghĩa trong từ
=> Chuyển nghĩa bằng phương thức
ẩn dụ.
b.
=> Chuyển nghĩa bằng phương thức
hoán dụ.
- Cách phát triển từ vựng: phát triển
nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa
gốc.
- Có hai phương thức phát triển
nghĩa của từ: ẩn dụ và hoán dụ.
2. Bài học: (SGK – T56)
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Xác định nghĩa của từ và cách dùng.
a. ''chân'' -> nghĩa gốc. (chỉ bộ phận
cơ thể người)
b. ''chân'' -> nghĩa chuyển, phương
thức hoán dụ. (có vị trí trong đội
tuyển)
c,d. ''chân'' -> nghĩa chuyển, phương
thức ẩn dụ.
2. Bài tập 2.
Trong những cách dùng: Trà a-ti-sô,
trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà
điển.
? Nhận xét nghĩa của các từ.
HS nêu ý kiến.
GV bổ sung hoàn chỉnh.
? HS giải thíc
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_16_den_20_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf