A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đánh giá được ưu nhược điểm trong bài viết của mình.
- Sửa chữa những lỗi sai về mặt nội dung và hình thức: Bố cục, câu, từ ngữ,
diễn đạt, chính tả.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua kết quả.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.
3. Thái độ
- Biết tự sửa chữa những sai sót trong bài làm.
- Tự bản thân viết lại bài cho hoàn chỉnh theo sự sửa chữa.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao
tiếp.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chấm bài.
2. Học sinh: Xem lại lí thuyết văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích). Xây dựng dàn ý chi tiết.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật
Đặt câu hỏi, động não
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ
a. Kiểm tra bài cũ
? Dàn ý chung của bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
b. Kiểm tra bài mới: Không
39 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 127 đến 136 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /05/2020
Tiết 127 - Phần Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 VIẾT Ở NHÀ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đánh giá được ưu nhược điểm trong bài viết của mình.
- Sửa chữa những lỗi sai về mặt nội dung và hình thức: Bố cục, câu, từ ngữ,
diễn đạt, chính tả...
- Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua kết quả.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.
3. Thái độ
- Biết tự sửa chữa những sai sót trong bài làm.
- Tự bản thân viết lại bài cho hoàn chỉnh theo sự sửa chữa.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao
tiếp.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chấm bài.
2. Học sinh: Xem lại lí thuyết văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích). Xây dựng dàn ý chi tiết.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật
Đặt câu hỏi, động não
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ
a. Kiểm tra bài cũ
? Dàn ý chung của bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
b. Kiểm tra bài mới: Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
Các em đã viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích). Để đánh giá kết quả bài viết ...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng
tâm
- HS nêu lại đề bài
- GV chép đề lên bảng
* Đề bài: Theo tiết 119
? Đề bài thuộc thể loại
nào?
? Cần sử dụng những phương
pháp nào để lập luận?
? ND cần NL là gì?
GV: Nhận xét chung
GV: Nêu tên một số em viết
tốt:
9: Tuân, Panh, Thên, Toa,
Chiến,...
GV: Nêu tên 1 số em
Dí, Pạ, Chư,...
I. Xác định yêu cầu của
đề, lập dàn ý
1. Yêu cầu của đề
- Thể loại: Văn nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích).
- Phương pháp lập luận:
Chứng minh, giải thích,
phân tích...
- Nội dung NL: nhân vật
trong đoạn trích truyện
ngắn.
2. Dàn ý: Theo tiết 119
II. Trả bài, chữa lỗi
1. Trả bài
* Ưu điểm
+ Nội dung
- Đa số các em hiểu bài, làm bài đảm
bảo nội dung, nêu được những đặc
điểm nổi bật của vấn đề cần bàn: tình
yêu làng quê, yêu kháng chiến, cách
mạng của người nông dân.
- Trình bày những kiến
thức khách quan cụ thể về
nhân vật qua cử chỉ, hành
động, tính cách.
- Bài viết đã biết chọn
những chi tiết tiêu biểu
trong tác phẩm để làm làm
nổi bật nhân vật.
+ Hình thức
- Đúng thể loại, dạng bài.
- Bước đầu có vận dụng các
phương pháp lập luận: phân
tích, chứng minh, so sánh
trong bài NL, luận điểm
đúng đắn, dẫn chứng xác
thực, sinh động, làm nổi
bật được vấn đề cần bàn.
- Chữ viết rõ ràng, sạch
sẽ, ngắt câu đúng chỗ.
- Các sự việc, chi tiết
hướng vào chủ đề.
* Nhược điểm
- Nội dung
GV đưa các lỗi sai lên bảng
-> yêu cầu HS lên sửa -> GV
kết luận lại.
- Diễn đạt lặp lại -> lủng
củng.
Đọc bài khá
Trả bài viết
Thống kê kết quả
Lớp 9:
G: Khá: TB:
Y:
+ Một số em chưa nêu được
vấn đề cần bàn ở phần MB,
dẫn chứng chưa phong phú,
xác thực, còn lạc sang kể
sự việc, chưa làm rõ được
nhân vật.
- Hình thức
+ Một số em diễn đạt còn
lủng củng, dùng từ chưa
chính xác, chưa hay. Chưa
biết vận dụng một số phương
pháp lập luận để làm sáng
tỏ vấn đề cần bàn.
+ Bố cục: chưa hợp lý, gắn
1 phần của TB sang phần
MB, phương pháp lập luận
còn hạn chế.
* Xây dựng đoạn văn: Phần
TB tách đoạn chưa hợp lý.
* Tính liên kết: Các phần
các đoạn liên kết chưa
chặt chẽ.
* Hành văn: Có bài dùng từ
chưa nhất quán, lủng củng,
sai lỗi chấm câu, chính
tả: viết tắt, viết hoa bừa
bãi, chữ viết ẩu, khó
đọc...
2. Chữa lỗi
* Nội dung
* Hình thức
Hoạt động 3: Luyện tập
- Về nhà viết lại bài viết theo sự chỉnh sửa của GV?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Dựa vào dàn ý, viết lại bài văn.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Xem và sửa kĩ lại bài viết
- Về nhà tiếp tục sửa lỗi.
E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Chuản bị bài: Tổng kết phần văn bản nhật dụng.
Yêu cầu: Đọc mục I, II SGK trang 94.
Tìm hiểu thế nào là văn bản nhật dụng.
Tên các văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9.
Tìm hiểu nội dung, chủ đề của các văn bản đó.
Ngày giảng: /05/2020
Tiết 128 - Phần Văn học
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
(MỤC I, II)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng. Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ
- Học văn bản nhật dụng tốt hơn, bài học rút ra được từ những bản nhật
dụng đó vào cuộc sống.
4. Đinh hướng năng lực
a. Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học và sáng
tạo, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: thẩm mĩ, ngôn ngữ, cảm thụ...
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn bài theo HD của GV.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ
a. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật và ý nghĩa của bài” Mây và
sóng”
b. Kiểm tra bài mới
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
Trong chương trình ngữ văn THCS các em đã được tìm hiểu một số
văn bản nhật dụng. Để giúp các em nắm được một cách có hệ thống các vai trò
đó trên cơ sở các mặt: Khái niệm, nội dung, hình thức và phương pháp học tập.
Vậy tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu phần tổng kết văn bản nhật
dụng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng
tâm
? Hãy kể tên 3 văn bản nhật
dụng em đã học trong chương
trình?
- Ôn dịch thuốc lá.
- Bài toán dân số.
- Tuyên bố TG về sự sống
còn, quyền được bảo vệ và
phát triển của trẻ em.
? Các văn bản trên đã sử
dụng những phương thức biểu
đạt nào?
- Các VB trên sử dụng các
phương thức biểu đạt: TS,
miêu tả (Cuộc chia tay...),
TM, NL, miêu tả (Ôn dịch
thuốc lá), hành chính NL
(Tuyên bố....).
? Mặc dù sử dụng tất cả các
phương thức biểu đạt song
tại sao người ta không xếp
chúng là 1 trong 6 kiểu văn
bản đã học mà lại gọi chúng
là văn bản nhật dụng?
- Hs trả lời
? Theo em thế nào là văn
bản nhật dụng? (K-G)
GV: Như vậy phương thức
biểu đạt không phải là văn
cứ để xác đinh văn bản nhật
dung mà người ta chỉ căn cứ
vào nội dung đề tài và nội
dung của văn bản để xác
định kiểu văn bản này.
? Theo em thế nào là tính
cập nhật?
? Trong văn bản nhật dụng
tính cập nhật được thể hiện
ở những điểm nào?
VD: Văn bản tuyên bố TG về
sự... nội dung văn bản đề
cập đến 1 vấn đề cấp thiết
I. Khái niệm văn bản nhật
dụng
* Khái niệm: VB nhật dụng
không phải là khái niệm
thể loại cũng không chỉ 1
kiểu văn bản. Nó chỉ đề
cập tới chức năng đề tài
và tính cập nhật của nội
dung văn bản
- Tính cập nhật là vấn đề
mang tính toàn cầu đó là
thực trạng trẻ em trên thế
giới đang là nạn nhân của
nhiều hiểu họa của đói
nghèo, của dịch bệnh môi
trường, của chính trị và
nạn phân biệt chủng tộc...
Văn bản cũng đề ra nhiều
yêu cầu cấp thiết đối với
các nước trong cộng đồng
quốc tế hãy cam kết thực
hiện những nhiệm vụ vì sự
sống còn và phát triển của
trẻ em vì tương lai của
nhân loại.
? Từ đó em có nhận xét gì
về tính cập nhật trong văn
bản nhật dụng? (K-G)
GV: Đặc điểm trên là một
yêu cầu đòi hỏi của 1 văn
bản nhật dụng và đặc điểm
để phân loại với các kiểu
văn bản khác.
? Vậy tại sao VB nhật dụng
không chỉ được đề cập những
bài học của môn giáo dục
công dân hay môn địa lí mà
lại đưa vào môn văn học?
(K-G)
- Vì những văn bản nhật
dụng - những văn bản hay
mang giá trị nghệ thuật cao
có sức hấp dẫn đối với
người đọc.
GV: Vì vậy văn bản nhật
dụng được coi là một tác
phẩm văn học có giá trị văn
chương không phải là yêu
cầu cao nhất đối với văn
bản nhật dụng song nó giúp
người đọc thấm thía về tính
chất nóng hổi bức thiết của
vấn đề đặt ra và cái giúp
cho việc bồi dưỡng rèn
luyện môn ngữ văn.
kịp thời đáp ứng những yêu
cầu đòi hỏi của cuộc sống
hàng ngày, cuộc sống thực
tại.
- Tính cập nhật trong văn
bản nhật dụng được thể
hiện ở đề tài và nội dung
của văn bản.
=> Tính cập nhật là 1
tiêu chuẩn đầu tiên và chủ
yếu của văn bản nhật dụng.
II. Nội dung các văn bản
nhật dụng đã học.
- Vấn đề về di tích lịch
sử.
- Danh lam thắng cảnh.
- Giáo dục - gia đình.
- Môi trường.
- Quyền trẻ em.
- Các tệ nạn xã hội.
- Bảo vệ hòa bình chống
chiến tranh
Tóm lại: Với việc trình bày
các vấn đề mang tính cập
nhật nên văn bản nhật dụng
có vai trò quan trọng trong
việc phản ánh những vấn đề
cấp thiết của cuộc sống vậy
nội dung của văn bản nhật
dụng là gì.
? Văn bản nhật dụng đã đề
cập đến những vấn đề gì?
- Nhóm đôi 2’
? Căn cứ vào các đề tài và
nội dung các văn bản từ lớp
6 đến lớp 9 em hãy hệ thống
các văn bản nhật dụng theo
mẫu.
- Nhóm bốn làm trên phiếu
học tập thời gian 5’, GV
hốt kiến thức trên bảng
phụ.
Bảng hệ thống nội dung các văn bản nhật dụng
STT Đề tài Tên văn bản Lớp Chủ đề tư tưởng
1 Di tích lịch
sử
Cầu Long Biên
chứng nhân lịch
sử
6 - Cầu Long biên là 1 chứng nhân
lịch sử không chỉ của Hà Nội mà là
của cả nước.
2 Danh lam
thắng cảnh
Động
Phong Nha
6 - Động Phong Nha là kì quan thứ
nhất của Việt Nam. Chúng ta tự
hào vì đất nước có động Phong
Nha và nhiều thắng cảnh khác.
3 Thiên nhiên
và con người
Bức thư của thủ
lĩnh da đỏ
6 - Con người phải sống hòa hợp với
thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ
môi trường và tự nhiên như bảo vệ
mạng sống của mình.
4 Giáo dục và
vai trò của
gia đình
Cổng trường
mở ra
7 - Tình cảm sâu nặng của người mẹ
và vai trò to lớn của nhà trường đối
với cuộc sống con người. Đặc biệt là
tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá,
không vì bất cứ lí do gì mà làm tổn
hại đến tình cảm trong sáng ấy.
5 Văn hóa Ca Huế trên
sông Hương
7 - Ca Huế 1 sản phẩm văn hóa đáng
trân trọng cần được bảo tồn và phát
triển.
6 Môi trường Thông tin trái
đất năm 2000
8 - Tác hại to lớn của việc dùng bao
ni lông và lợi ích của việc giảm bớt
chất thải ni lông đó là việc cần làm
ngay để cải thiện môi trường.
7 Tệ nạn xã hội Ôn dịch thuốc
lá
8 - Thuốc là có tác hại nghiêm trọng
cho sức khỏe và xã hội. Muốn
chống lại nó phải có quan tâm cao
hơn và biện pháp triệt để.
8 Dân số kế
hoạch hóa
gia đình
Bài toán dân số 8 - Sự gia tăng dân số là sự lo ngại
của cả thế giới nhất là các nước
chậm phát triển.
9 Quyền trẻ em Tuyên bố thế
giới về sự sống
còn, quyền
được bảo vệ và
phát triển của
trẻ em
9 - Bảo vệ chăm lo quyền lợi của trẻ
em là 1 trong những vấn đề quan
trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
Hãy cam kết thực hện những nhiệm
vụ vì sự sống còn và phát triển của
trẻ em vì tương lai nhân loại.
10 Bảo vệ hòa
bình chống
chiến tranh
Đấu tranh cho
một thế giới
hòa bình
9 - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang
đe dọa loài người và sự sống trên
trái đất. Đấu trong cho 1 thế giới
hòa bình, ngăn chặn xóa bỏ nguy cơ
chiến tranh là nhiệm vụ cấp thiết và
cấp bách của loài người.
11 Hội nhập thế
giới giữ gìn
bản sắc dân
tộc
Phong cách Hồ
Chí Minh
9 - Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh
là sự kết hợp giữa truyền thống văn
hóa dân tộc và tính văn hóa nhân
loại. Giữa thanh cao và giản dị.
GV cho học sinh trình bày
nhận xét đánh giá.
? Ngoài những văn bản in
trong SGK em có thể kể thêm
1 số căn bản trong chương
trình học thêm và đọc thêm.
- Văn bản: trường học ( Et-
môn-đê-đơ. E-mi-xi. NV 7 )
- Thống kê động cơ hút
thuốc là giới thanh niên Hà
Nội.
? Những VB đó đã đề cập đến
những vấn đề gì?
? Tính cập nhật được thể
hiện như thế nào trong VB
trên em hãy phân tích?
- Trước những vấn đề được
đề cập trong văn bản đều
gắn liền với cuộc sống bức
thiết hàng ngày như rác
- Vai trò của người phụ nữ
và gia đình.
- Vấn đề về tệ nạn xã hội.
thải sinh hoạt, các tệ nạn
xã hội, chiến tranh, vấn đề
xâm hại trẻ em...
- Thứ 2 những vấn đề trên
đều là những vấn đề cơ bản
của cộng đồng đó là những
vấn đề lâu dài của sự phát
triển lịch sử xã hội.
? Nhờ đâu mà em biết được
những vấn đề trên là những
vấn đề cấp thiết và cơ bản
của cộng đồng?
- Vì những vấn đề trên được
báo đài thường xuyên đề cập
đến là nội dung chủ yếu của
nhiều nghị quyết, chỉ thị
của đảng và nhà nước, của
nhiều thông báo công bố của
các tổ chức quốc tế. Và đặc
biệt là qua việc học tập
các văn bản nhật dụng.
? Từ đó hãy khái quát và
cho biết nội dung của các
văn bản nhật dụng?
? Trong quá trình học tập
em thấy những nội dung trên
có tác dụng như thế nào đối
với em?
GV: Với những nội dung phản
ánh đa dạng phong phú. Văn
bản nhật dụng đã đề cập đến
những vấn đề cấp thiết
trong cuộc sống nên văn bản
nhật dụng đã kế thừa những
văn bản có tác dụng lớn cho
việc tuyên truyền rộng rãi
tới người đọc.
- Văn bản nhật dụng đề cập
đến những vấn đề bức thiết
hàng ngày đó là những vấn
đề lâu dài của sự phát
triển xã hội.
- Nó tạo điều kiện thuận
lợi để bản thân hòa nhập
với xã hội. Xác định hành
động đúng cho bản thân
trước những vấn đề đặt ra.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Khái quát lại nội dung các văn bản nhật dụng đã học.
Hoạt động 4: Vận dụng
? Phân tích một văn bản nhật dụng mà em thích?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm đọc các văn bản nhật dụng trên sách báo.
E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Học bài, nắm nội dung của các văn bản nhật dụng.
- Chuẩn bị: phần III, IV giờ sau học tiếp bài. ( Nắm được phương thức
biểu đạt của các văn bản nhật dụng đã học và phương pháp học văn bản nhật
dụng)
Ngày giảng: /05/2020
Tiết 136- Phần Văn học
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
(MỤC III, IV)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nắm được phương thức biểu đạt của các văn bản nhật dụng đã học.
- Nắm được phương pháp học các văn bản nhật dụng.
2. Kĩ năng
- Tiếp cận với văn bản nhật dụng. Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ
- Học văn bản nhật dụng tốt hơn, bài học rút ra được từ những bản nhật
dụng đó vào cuộc sống.
4. Đinh hướng năng lực
a. Năng lực chung: HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học và sáng
tạo, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: thẩm mĩ, ngôn ngữ, cảm thụ...
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn bài theo HD của GV.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ
a. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu những vấn đề chủ yếu mà văn bản nhật dụng thường đề cập
đến?
b. Kiểm tra bài mới
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
Tiếp tục học bài lập bảng thống kê kiểu loại văn bản và phương thức biểu
đạt của từng văn bản nhật dụng đã học theo thứ tự từ lớp 6 -> 9 và phương pháp
học văn bản nhật dụng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng
tâm
? Lập bảng thống kê kiểu
loại văn bản và phương
thức biểu đạt của từng
văn bản đã học theo thứ
tự từ lớp 6 -> 9
- GV phát phiếu học tập,
học sinh làm nhóm đôi 3’
- Các nhóm báo cáo, GV
chốt trên bảng phụ.
III. Hình thức văn bản
nhật dụng
Stt Tên văn bản Thể loại văn bản (phương thức
biểu đạt)
1 Cầu Long Biên
chứng...
- Bút kí (tự sự, miêu tả, biểu
cảm)
2 Động Phong Nha - Thuyết minh (TM và miêu tả)
3 Bức thư... da đỏ - Thư từ (nghị luận,biểu cảm)
4 Cổng trường mở ra - Tự sự, miêu tả, nghị luận,
TM, biểu cảm
5 Mẹ tôi - Truyện ngắn (tự sự, m.tả,
n.luận, biểu cảm)
6 Cuộc chia tay của
những...
- Truyện ngắn (tự sự, miêu tả)
7 Ca Huế trên sông
Hương
- TM (TM, miêu tả)
8 Thông tin về
ngày... 2000
- Hành chính-thông báo (nhiều
yếu tố NL)
9 Ôn dịch thuốc lá - TM (TM, n.luận, biểu cảm)
10 Bài toán dân số - TM (TM, nghị luận)
11 Tuyên bố TG....em - Hành chính (nhiều yếu tố
nghị luận)
12 Đấu tranh... hòa
bình
- Xã luận (nghị luận, biểu
cảm)
13 Phong cách HCM - TM (TM, nghị luận)
? Từ bảng thống kê trên ta
có thể rút ra kết luận gì
về hình thức biểu đạt của
VB nhật dụng?
? Bằng những dẫn liệu cụ
thể hãy chứng minh sự kết
hợp các thể loại 1 cách cụ
thể trong các VB nhật dụng
đã học? KG
? Em đã chuẩn bị bài và học
các bài VB nhật dụng ntn ở
các lớp từ 6 -> 9 ntn?
- Thảo luận nhóm bốn, kĩ
thuật khăn trải bàn thời
gian 5’
? Qua tiết học này, cần lưu
ý điều gì về nội dung, hình
thức của VB nhật dụng?
- HS đọc ghi nhớ.
IV. Phương pháp học văn
bản nhật dụng
1. Đọc kĩ các chú thích.
2. Liên hệ với cuộc sống
bản thân, với thực tế cộng
đồng.
3. Có ý kiến quan niệm
riêng, có thể đề xuất,
kiến nghị và giải pháp.
4. Vận dụng với kiến thức
của các môn học và ngược
lại.
5. Căn cứ vào đặc điểm về
hình thức thể loại và
phương thức biểu đạt của
VB để phân tích tác phẩm.
6. Kết hợp xem tranh ảnh,
đọc sách báo, nghe đài.
* Ghi nhớ (sgk - 96)
Hoạt động 3: Luyện tập
- Cần lưu ý điều gì về nội dung, hình thức của VB nhật dụng?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Về nhà tìm đọc các văn bản nhật dụng theo các phương pháp đã học.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm đọc các văn bản nhật dụng trên sách báo.
E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng việt ( Mục I)
Yêu cầu: Soạn mục I phần ôn tập Tiếng việt, Ôn tập các kiến thức về khởi
ngữ và các thành phần biệt lập. Bài 2 thay truyện “ Bến quê” bằng truyện “Chiếc
lược ngà”
Ngày giảng: /05/2020
Tiết 130- Phần Tiếng việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(MỤC I)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức lí thuyết về khởi ngữ, các thành phần biệt lập.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập VB.
3. Thái độ
- HS có ý thức sử dụng đúng và có hiệu quả khởi ngữ, các thành phần biệt
lập.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng tự giải quyết vấn đề, vấn đáp, đánh giá.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn mục I, bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Soạn bài theo HD của GV.
C. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, đánh giá.
2. Kĩ thuật: Động não, chia sẻ nhóm, vận dụng
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ
a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ học.
b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
GV giới thiệu vào bài mới.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
? Thế nào là khởi ngữ?
Cho ví dụ minh họa?
- Cá nhân 2’
? Tại sao lại gọi là
thành phần biệt lập? (K-
G)
? Thành phần biệt lập
khác khởi ngữ như thế
nào? (K-G)
? Kể tên và nêu khái
niệm về các thành phần
biệt lập? Ví dụ? (Tb-Y)
? Phân biệt các thành
I. Khởi ngữ và các thành
phần biệt lập
1. Lí thuyết
a. Khởi ngữ: là thành phần
đứng trước chủ ngữ để nêu
lên đề tài được nói đến
trong câu.
+ Trước khởi ngữ, thường có
thể thêm các quan hệ từ về,
đối với.
Ví dụ: Đối với cháu, thật là
đột ngột.
- Đối với cháu: khởi ngữ.
b. Các thành phần biệt lập
- Thành phần biệt lập: là
thành phần không nằm trong
cấu trúc cú pháp của câu.
Đây là thành được dùng để
diễn đạt thái độ của người
nói, cách đánh giá của người
nói đối với việc được nói
đến trong câu hoặc đối với
phần biệt lập? Ví dụ?
(K-G)
- Các thành phần biệt
lập: Cảm thán, tình
thái, gọi-đáp, phụ chú.
Ví dụ:
+ Núi cao chi lắm núi
ơi!
Núi che mặt trời chẳng thấy
người thương
+ Bạn Huyền - lớp trưởng
9A1- học giỏi, hát hay,
múa dẻo.
- HS đọc và nêu yêu cầu
bài tập 1.
? Mỗi từ in đậm trong
đoạn trích là thành phần
gì của câu?
- Cá nhân 3’ sau đó trao
đổi nhóm đôi 2’
? Lập bảng tổng kết theo
mẫu?
? Viết đoạn văn giới
thiệu truyện ngắn Chiếc
lược ngà của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng trong
đoạn văn có sử dụng khởi
người nghe
+ Thành phần tình thái: là
thành phần được dùng để thể
hiện cách nhìn của người nói
đối với sự việc được nói đến
trong câu. (Thái độ của
người nói đối với sự việc
nói đến trong câu và thái độ
của người nói với người
nghe)
Ví dụ: Hình như, hôm nay
trời dông.
Hình như: Thái độ của người
nói đối với sự việc nói
trong câu chưa chắc chắn.
+ Thành phần cảm thán: là
thành phần được dùng để bộc
lộ tâm lí của người nói
(vui, buồn, mừng, giận...)
Ví dụ: ồ, sao mà độ ấy vui
thế.
+ Thành phần gọi- đáp: được
dùng để tạo lập hoặc để duy
trì quan hệ giao tiếp.
+ Thành phần phụ chú: được
dùng để bổ sung một số chi
tiết cho nội dung chính của
câu.
2. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Khởi ngữ: Xây cái lăng ấy
b. Tình thái: Dường như
c. Phụ chú: Những người con
gái...nhìn ta như vậy.
d. Cảm thán: Vất vả quá !
- Gọi - đáp: Thưa ông
Khởi
ngữ
Các thành phần biệt lập
Tình
thái
Cảm
thán
Gọi
đáp
Phụ chú
Xây
cái
lăng
ấy
Dường
như
Vất
vả
quá
Thưa
ông
Những
người
con gái...
nhìn ta
như vậy.
ngữ và thành phần tình
thái?
- GV trình bày đoạn văn
để HS tham khảo với HS
(K-G), không thực hiện
với HS (Tb-Y)
2. Bài tập 2
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mỗi HS lấy 1 ví dụ về các thành phần biệt lập.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Hoàn thiện bài tập 2 phần luyện tập.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm đọc các đoạn văn có chứa các thành phần biệt lập.
E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Ôn lại kiến thức mục I.
- Soạn tiếp bài mục II, III, giải các bài tập.
Ngày giảng: /05/2020
Tiết 131- Phần Tiếng việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(MỤC II, III)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường
minh và hàm ý.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần tiếng
Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập
VB.
3. Thái độ
- HS có ý thức sử dụng đúng và có hiệu quả liên kết câu và liên kết đoạn
văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng tự giải quyết vấn đề, vấn đáp, đánh giá.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Soạn bài theo HD của GV.
C. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, đánh giá.
2. Kĩ thuật: Động não, chia sẻ nhóm, vận dụng
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ
a. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là khởi ngữ? Tác dụng của khởi ngữ?
? Phân biệt các thành phần biệt lập: Cảm thán, tình thái, gọi-đáp, phụ chú.
b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
GV giới thiệu vào bài mới.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
? Hãy cho biết mỗi từ in đậm
trong các đoạn trích dưới đây
thể hiện phép liên kết nào?
- Hs làm cá nhân
? Dựa vào kết quả ở bài tập 1
em hãy điền vào bảng phụ?
? Liên kết câu và liên kết
đoạn văn đảm bảo những yêu
cầu gì về nội dung và hình
thức? Có những phép liên kết
nào?
? Phân biệt nghĩa tường
minh với hàm ý?
? Người ăn mày muốn nói
điều gì với người nhà giàu
qua câu nói in đậm cuối
truyện?
-HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 2
? Tìm hàm ý của các câu in
đậm trong các đoạn trích?
Cho biết mỗi hàm ý được tạo
ra bằng cách cố ý vi phậm
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. Bài tập 1
a. Nhưng, nhưng rồi, và -> phép nối
b. Cô bé -> phép lặp từ vựng
Cô bé - nó -> phép thế đại từ.
c. Bây giờ - thế -> phép thế đại từ
2. Bài tập 2
Phép liên kết
Lặp từ Thế Nối
- Từ ngữ
tương
ứng
Cô bé
(b)
Nó (b)
Thế (c)
- Nhưng,
nhưng rồi,
và (a)
3. Lí thuyết: (SGK- trang 43)
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
1. Lí thuyết
a. Nghĩa tường minh là phần thông báo được
diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_127_den_136_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf