Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 125+126 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIẾU

 1. Kiến thức. Giúp HS

 Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.

 2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần tiếng Việt.

- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc-hiểu và tạo lập văn bản.

 3. Thái độ

 Giáo dục ý thức giao tiếp có văn hoá.

 4. Định hướng năng lực

 a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

 b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Máy chiếu, PHT, đoạn văn tham khảo

 2. Học sinh: Ôn kĩ nội dung phần khởi ngữ và các thành phần biệt lập,Liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý, làm các bài tập trong sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; phân tích, luyện tập, thực hành.

2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 125+126 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /6/2020 Tiết 125, 126 Bài 27 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. MỤC TIẾU 1. Kiến thức. Giúp HS Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần tiếng Việt. - Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc-hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ Giáo dục ý thức giao tiếp có văn hoá. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu, PHT, đoạn văn tham khảo 2. Học sinh: Ôn kĩ nội dung phần khởi ngữ và các thành phần biệt lập,Liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý, làm các bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; phân tích, luyện tập, thực hành. 2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong tiết học 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đuổi hình bắt chữ. - Dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV phát PHT, HSHĐ cá nhân 2 phút, điền vào phiếu, báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận trên máy chiếu. H. Từ bài tập trên em hãy nhắc lại thế nào là khởi ngữ ? H. Nhắc lại đặc điểm của các thành phần biệt lập ? - HS trình bày - GV chốt trên máy chiếu. - GV chiếu đoạn văn - HS trao đổi cặp đôi - 2 phút - đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận - Xác định yêu cầu bài tập. - GV dành 5 phút để học sinh viết đoạn văn. - Gọi học sinh trình bày - lớp nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm khuyến khích học sinh viết tốt. - GV đọc đoạn văn tham khảo - GV chiếu bài tập 1. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - GVHD học sinh xác định các phép liên kết. - HS thảo luận cặp đôi 4 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận trên máy chiếu. H. Chỉ rõ sự liên kết về nội dung, hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương ? - GV yêu cầu học sinh chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn mình viết. - GV chữa trong đoạn văn tham khảo. H. Qua bài tập em hãy cho biết liên kết có tác dụng gì ? Nhắc lại yêu cầu về nội dung và hình thức liên kết ? - HS trình bày. - GV chốt bằng sơ đồ tư duy trên máy chiếu. - GV chiếu bài tập - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HS thảo luận cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, kết luận trên máy chiếu. - GV chiếu bài tập - HS đọc xác định yêu cầu của bài tập. - HS thảo luận nhóm 4 trong 3 phút, đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV kết luận trên máy chiếu. - GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức trong 2 phút, nhóm nào đặt được nhiều câu chứa hàm ý nhất nhóm đó sẽ thắng. H. Từ các bài tập trên em hãy nhắc lại khái niệm và điều kiện sử dụng hàm ý ? - GV chốt bằng sơ đồ tư duy trên máy chiếu. I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập 1. Bài tập: Gọi tên các từ ngữ in đậm trong đoạn trích. Khởi ngữ Thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi-đáp Phụ chú Xây cái lăng ấy Dường như Vất vả quá Thưa ông những người con gái ...nhìn ta như vậy. 2. Bài tập vận dụng: Xác định khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong đoạn văn sau Về môi trường, có lẽ môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính là rác thải - rác sinh hoạt và rác công nghiệp. Nguyên nhân là do ý thức của con người. Ôi, biết đến bao giờ Việt Nam mới là một đất nước “sạch” như biết bao quốc gia khác! - Khởi ngữ: Về môi trường - Thành phần tình thái: có lẽ - Thành phần phụ chú: rác sinh hoạt và rác công nghiệp - Thành phần cảm thán: Ôi b. Bài tập 2 (SGK - 110): Viết đoạn văn ngắn giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương có sử dụng thành phần khởi ngữ và tình thái. Viếng lăng Bác, một bài thơ xuất sắc của nhà thơ Viễng Phương. Bài thơ ấy được sáng tác vào tháng 4/1976, khi nhà thơ có dịp ra công tác ở miền Bắc, ông vào lăng viếng Bác, niềm xúc dâng trào ông đã viết nên bài thơ này. Qua những dòng thơ tràn đầy cảm xúc, ta có thể thấy được ở nhà thơ một tình cảm rất chân thành dành cho Bác – vị cha già kính yêu của dân tộc. Và, có lẽ mỗi chúng ta khi đọc qua bài thơ này thì sẽ không ai là không xúc động trước tình cảm của nhà thơ. II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 1. Bài tập 1+2. * Xác định phép liên kết a. Nhưng, Nhưng rồi, Và: phép nối. b. Cô bé: phép lặp Cô bé - nó: phép thế c. thế: phép thế * Ghi kết quả phân tích ở bài tập 1 vào bảng tổng kết. Phép liên kết Lặp từ ngữ Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng Thế Nối Từ ngữ tương ứng Cô bé Nó, thế Nhưng, Nhưng rồi, và 2. Bài tập 3 - Nội dung: Các câu trong đoạn văn đều hướng về một chủ đề chung: niềm thành kính, tình cảm chân thành và biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với vị cha già dân tộc. - Hình thức: Sử dụng các phép liên kết câu - Phép thế: “ấy” - Viếng lăng Bác. - Phép nối: “Và” - Phép liên tưởng: “nhà thơ” câu 4- “Viếng lăng Bác" ở câu 1. 3. Lý thuyết a. Tác dụng của liên kết. - Thống nhất chủ đề - Rõ ràng liền mạch b. Các loại liên kết - Liên kết Nội dung LK chủ đề. LK lô gic Hình thức Phương tiện LK Biện pháp LK III. Nghĩa tường minh và hàm ý 1. Bài tập 1: Người ăn xin muốn nói gì với người nhà giàu qua câu nói cuối truyện. - Câu: Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! - Hàm ý: Địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông (chứ không phải tôi). 2. Bài tập 2: Xác định hàm ý trong câu in đậm, hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? a. Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp. - Hàm ý: Đội bóng huyện chơi không hay. Hoặc: Tôi không muốn bình luận về việc này. -> Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ. b. Tớ báo cho Chi rồi. - Hàm ý: tớ chưa báo cho Nam và Tuấn. -> Người nói cố ý vi phạm phương về lượng. 3. Bài tập vận dụng Đặt các câu nói có hàm ý để diễn đạt nội dung sau: - Muốn mẹ mua cho chiếc áo mới. - Muốn mời bạn đến sinh nhật bạn mình. a. Khái niệm - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. b. Điều kiện sử dụng hàm ý - 2 điều kiện + Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói + Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Làm bài tập trong SGK (T109), (T110,111), bài tập do GV chuẩn bị. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) - Viết đoạn văn nói về ước mơ của em trong đó có sử dụng thành phần biệt lập. - Viết các đoạn văn có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý có sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Sưu tầm thêm các bài tập có liên quan đến bài Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Nghĩa tường minh và hàm ý, Liên kết câu và liên kết đoạn văn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - GV khái quát nội dung 2 tiết ôn tập bằng sơ đồ tư duy. - Ôn lại và ghi nhớ toàn bộ kiến thức về phần tiếng Việt lớp 9 học kì II để phục vụ cho bài kiểm tra học kì II - Chuẩn bị: Những ngôi sao xa xôi Yêu cầu: Đọc kĩ văn bản, tóm tắt, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của văn bản, thể loại, phương thưc biểu đạt, bố cục của văn bản; tìm hiểu những chi tiết nói về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong trong văn bản. -------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_125126_nam_hoc_2019_2020_truong_t.docx