I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Giúp HS nắm được
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
- Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ
Học sinh luôn có ý thức sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý đúng và hiệu quả trong giao tiếp.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù:
- Học sinh sử dụng ngôn ngữ để phân tích, nhận xét, đánh giá ý nghĩa của các ngữ liệu trong sgk, hiểu được nội dung tường minh và hàm ý trong văn bản.
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 120+121 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 30/5/2020
Tiết 120 Bài 24
TỰ HỌC CÓ HD: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Giúp HS nắm được
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
- Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ
Học sinh luôn có ý thức sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý đúng và hiệu quả trong giao tiếp.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù:
- Học sinh sử dụng ngôn ngữ để phân tích, nhận xét, đánh giá ý nghĩa của các ngữ liệu trong sgk, hiểu được nội dung tường minh và hàm ý trong văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, làm các bài tập trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; phân tích, luyện tập, thực hành.
2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các thành phần biệt lập ? Đặt 2 câu có sử dụng thành phần biệt lập, gạch chân và gọi tên các thành phần biệt lập đó.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV đưa ra tình huống sau: Có một quyển thơ rất hay, một người bạn hỏi mượn. Hoa trả lời:
- Tớ chưa đọc xong.
H. Em hiểu như thế nào về câu trả lời của Hoa ?
- GV dẫn dắt vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- HS đọc ví dụ trong Sgk.
H. Qua c©u nãi ®Çu cña anh thanh niªn em hiÓu anh muèn nãi ®iÒu g× ?
- HSHĐ cặp đôi 2phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
H. Vì sao, anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái ?
H. Vậy câu nói trên được hiểu là do đâu ?
H. Cách nói của anh thanh niên ở câu trên được gọi là câu nói chứa hà ý. Vậy em hiểu thế nào là hàm ý ?
- HS trả lời, nhận xét
- GVKL
H. Câu nói “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” có ẩn ý gì không ? Dựa vào đâu mà em biết được nội dung thông báo này ?
- HSHĐ cặp đôi 2phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
H. Đây là câu nói có nghĩa tường minh. Vậy em hiểu thế nào là nghĩa tường minh?
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- HS đọc ghi nhớ Sgk.
H. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa nghĩa tường minh và hàm ý ?
- HS thảo luận cặp đôi 2 phút, chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- GVKL trên máy chiếu
Nghĩa tường minh
Nghĩa hàm ý
Giống: Cùng cung cấp thông tin cho người tiếp nhận
Khác
Được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
* Bài tập nhanh
- GV đưa ra tình huống:
1. A đến nhà B chơi, thấy một cây táo rất sai quả. Hãy đặt một câu có hàm ý (A muốn B hái táo mời mình)
2. Tan học, Hùng muốn đi nhờ xe đạp của Trung. Hãy đặt câu có hàm ý (Trung từ chối không muốn cho Hùng đi nhờ xe)
- 2 HS lên bảng đặt câu, dưới lớp đặt câu vào nháp.
- HS nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét, kết luận.
* GV lưu ý: Hàm ý có thể giải đoán được. Người nghe có năng lực thì có thể đoán ra hàm ý trong lời nói. Hàm ý có thể chối bỏ được: Người nói luôn luôn có thể chối bỏ rằng họ không có hàm ý. Cho nên khi giao tiếp phải chú ý tới tình huống giao tiếp.
- HS đọc ví dụ trong sgk, chú ý câu in đậm.
H. Nêu hàm ý của những câu in đậm ?
H. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ?
- HSHĐ cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
H. Hàm ý trong câu nào của chị Dậu nói rõ hơn ? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy ?
H. Chi tiết nào cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ ?
H. Nhận xét về thái độ của cái Tí trước hai câu mang hàm ý của mẹ ?
H. Như vậy, hàm ý trong câu nói của chị Dậu chỉ có hiệu quả khi nào ?
H. Vậy theo em khi sử dụng hàm ý cần chú ý điều kiện nào ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
- HS đọc ghi nhớ sgk
* Bài tập nhanh: Trong tình huống sau, hãy cho biết câu nào có chứa hàm ý, xác định hàm ý trong câu đó.
- Biết con đang nấu cơm, bà mẹ hỏi rằng:
- Con nấu cơm hay nấu cháo đấy ?
- Con đang nấu cơm mẹ ạ.
- Thế mà mẹ lại thấy con đang nấu cháo thì phải.
Hàm ý
- Có ý chê con nấu cơm mà cho quá nhiều nước.
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
1. Ví dụ
Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
-> Anh thanh niên muốn nói thêm rằng anh rất tiếc vì thời gian còn lại quá ít.
- Anh không muốn nói thẳng điều đó vì:
+ Có thể do anh ngại ngùng
+ Muốn che giấu tình cảm của mình
-> Câu nói trên hiểu được là nhờ suy ra từ những từ ngữ và giọng điệu của người nói.
=> Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Câu: Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” -> Không chứa ẩn ý, câu nói này thông báo với cô gái việc cô để quên chiếc khăn mùi soa ở trên bàn.
- Nội dung thông báo này được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
=> Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
2. Bài học (Sgk)
II. Xác định điều kiện sử dụng hàm ý
1. Ví dụ
- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. -> Hàm ý: Sau bữa ăn này con sẽ không được ở nhà nữa. Mẹ đã bán con.
- Đây là một sự thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng với con.
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
-> Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
-> Hàm ý câu thứ hai rõ hơn vì câu đầu cái Tí chưa hiểu rõ
- Các chi tiết: nó giẫy nảy, liệng củ khoai và hỏi “U bán con thật đấy ư?”
- Câu 1: Cái Tí chưa thật hiểu nên mới luống cuống và hỏi lại mẹ
- Câu 2: Hiểu rõ hơn nên phản ứng khá mạnh mẽ.
-> Khi cái Tí có khả năng hiểu, giải đoán được hàm ý đó
2. Bài học (Sgk)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- HS thảo luận nhóm 4 - 4 phút, chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- GVKL trên máy chiếu.
H. Câu nào thể hiện ý ông họa sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên ?
H. Từ ngữ nào giúp ta nhận ra điều ấy ?
H. Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn ?
H. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa ?
- GV nhấn mạnh thêm: Cô gái ngượng với anh thanh niên thì ít vì anh thật thà tới mức vụng về, mà cô rất ngượng với ông họa sĩ trải nghiệm đời. Đó là đặc trưng của ngôn ngữ hình tượng.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập ?
- HSHĐ cặp đôi - 2 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Gv kết luận.
- HS đọc và xác định yêu cầu của đề bài.
- HS thảo luận cặp đôi 3 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét.
- Gv nhận xét, kết luận.
H. Vậy từ bài tập này em rút ra nhận xét gì về việc sử dụng hàm ý ?
- Người nghe phải cộng tác với người nói.
- Người nói phải nắm được năng lực giải đoán hàm ý của người nghe.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T75)
a. Câu: “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”.
- Tặc lưỡi giúp ta nhận ra điều ấy.
b. Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái:
- Mặt đỏ ửng: Ngượng ngùng khó nói.
- Nhận lại chiếc khăn (không tránh được)
- Quay vội đi: lúng túng, quá ngượng.
-> Cô gái bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại khăn mùi soa làm kỉ niệm cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô để quên nên gọi cô để trả lại.
2. Bài tập 2 (T75). Xác định hàm ý của câu in đậm
- Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy!
3. Bài tập 2 (T95).
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! -> Nhờ chắt nước giùm để cơm khỏi nhão.
- Phải dùng hàm ý vì trước đó đã có lần em bé nói thẳng rồi mà không hiệu quả, vì vậy em có thái độ bực mình.
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì anh Sáu không cộng tác trong hội thoại.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Tạo lập 1 cuộc hội thoại có sử dụng hàm ý.
- Làm các bài tập còn lại trong sgk
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Sưu tầm thêm các bài tập, tình huống trong cuộc sống có sử dụng hàm ý.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài, nắm chắc khái niệm, phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
- Khi sử dụng hàm ý cần chú ý điều kiện nào ?
- GV khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ
Nghĩa của từ ngữ
Nghĩa tường minh Nghĩa hàm ý
Diễn đạt trực tiếp Diễn đạt gián tiếp
Không cần điều kiện gì Cần có 2 điều kiện
- Học thuộc lòng ghi nhớ
- Làm các bài tập còn lại trong sgk ở cả hai bài trên.
- Chuẩn bị: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Yêu cầu: Đọc kĩ bài văn trong sgk và trả lời 4 câu hỏi.
CHCB:
H. Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
H. Yêu cầu về nội dung, hình thức bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ ?
H. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
H. Tìm thêm các luận điểm trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: 30/5/2020
Tiết 121 Bài 24
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Giúp HS nắm được
Đặc điểm, yêu cầu về nội dung, hình thức đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ
Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, biết cảm nhận cái đẹp trong thơ văn, cuộc sống.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi trong sgk. Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? Yêu cầu về nội dung, hình thức bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ ? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; gợi mở - vấn đáp, phân tích, luyện tập, thực hành.
2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- HS đọc văn bản trong SGK.
H. Văn bản trên nghị luận về vấn đề gì ?
H. Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ ?
- HS HĐ cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận trên máy chiếu.
H. Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó ?
- GV chia lớp 6 nhóm
+ N 1,2: Luận điểm 1
+ Nhóm 3,4: Luận điểm 2
+ Nhóm 5,6: Luận điểm 3
- HS HĐ nhóm 4 - 4 phút, đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận trên máy chiếu.
H. Em có nhận xét gì về các luận cứ mà tác giả đưa ra ?
- Để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu bài thơ.
H. Người viết đã sử dụng những phép lập luận nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó. Lập luận này xuất phát từ đâu ?
H. Em có nhận xét gì về đánh giá của tác giả ?
- GV: Tóm lại từ sự đồng cảm sâu sắc, tác giả đã chỉ ra cái hay cái đẹp của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, bằng những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của bài thơ
H. Hãy chỉ ra các phần mở bài, thân bài, kết bài của văn bản ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích, kết luận trên máy chiếu
H. Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn ?
H. Nhận xét về cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản ?
H. Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ ?
H. Từ đó nội dung, nghệ thuật của bài thơ được thể hiện ở những yếu tố nào ? Yêu cầu người viết phải làm gì ?
H. Bố cục và lời văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ cần phải đạt yêu cầu gì ?
- HS đọc ghi nhớ Sgk.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1. Ví dụ
Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời.
(Hà Vinh)
- Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Các luận điểm
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mang nhiều tầng ý nghĩa.
+ Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến của nhà thơ.
Luận cứ là
Giọng điệu và kết cấu bài
thơ
Các câu thơ, hình ảnh thơ
đặc sắc
Nội dung, nghệ thuật của bài thơ
+ Lập luận: Phân tích + Chứng minh
+ Xuất phát từ bài Mùa xuân nho nhỏ và những nhận xét đánh giá của người viết.
-> Đánh giá xác đáng, cụ thể.
* Bố cục đầy đủ 3 phần:
- Mở bài: Từ đầu đến “đáng trân trọng.”
( Giới thiệu bài thơ, bước đầu đánh giá, khái quát cảm xúc)
- Thân bài: Tiếp theo đến “là sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân.”
( Triển khai các luận điểm bằng cách trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ)
- Kết bài: Phần còn lại
(Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” )
=> Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một bài nghị luận.
- Giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về cách diễn đạt.
- Cách diễn đạt:
+ Người viết trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến.
+ Lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
* Ghi nhớ ý 1
* Ghi nhớ ý 2
* Ghi nhớ ý 3
2. Bài học (Sgk)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- HS xác định yêu cầu của bài tập.
H. Nêu thêm các luận điểm khác về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ?
- HS HĐ cặp đôi 3 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, gợi ý mọt vài luận điểm.
+ Luận điểm về nhạc điệu của bài thơ.
+ Luận điểm về kết cấu của bài thơ.
+ Giọng điệu trữ tình của bài thơ chân thành tha thiết.
H. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
- HS HĐ cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận trên máy chiếu.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Luận điểm về nhạc điệu bài thơ: Bất kì bài thơ hay nào cũng có yếu tố nhạc điệu trong đó. Tính nhạc thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu của bài thơ.
+ Nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc thành công bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Một ca khúc sống mãi với thời gian.
- Luận điểm về bức tranh mùa xuân của bài thơ. Tính họa thể hiện ở các gam màu trong bài thơ, nó làm cho người đọc hình dung ra cảnh vật và khơi nguồn cảm hứng.
2. Bài tập 2: Chỉ ra điểm giống và khác
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Xây dựng hệ thống luận điểm cho bài thơ Viếng lăng Bác
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm đọc các bài phân tích về bài thơ hoặc đoạn thơ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
- GV củng cố nội dung lí thuyết.
- Học thuộc lòng ghi nhớ sgk, nắm chắc nội dung cơ bản.
- Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Yêu cầu: Đọc kĩ các đề bài trong sgk, xác định cấu tạo đề, đọc lại bài thơ Quê hương của Tế Hanh, đọc bài văn Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ (Sgk - T81) và xác định các nội dung chính, cách lập luận của người viết trong bài văn.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_120121_nam_hoc_2019_2020_truong_t.doc