Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 114 đến 117 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS

- Nắm được vài nét sơ lược về tác giả Viễn Phương và hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng

lăng Bác.

- Bước đầu thấy được những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ

miền Nam ra viếng lăng Bác

- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình

- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ,

một tác phẩm thơ.

3. Thái độ:

Giáo dục HS tình cảm biết ơn và yêu mến, tự hào về Bác.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chân dung Viễn Phương

2. Học sinh: Đọc và thực hiện theo yêu cầu của SGK

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi

pdf15 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 114 đến 117 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 18/5/2020 Tiết 114: Bài 23 VIẾNG LĂNG BÁC Viễn Phương A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS - Nắm được vài nét sơ lược về tác giả Viễn Phương và hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác. - Bước đầu thấy được những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác - Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình - Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm biết ơn và yêu mến, tự hào về Bác. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chân dung Viễn Phương 2. Học sinh: Đọc và thực hiện theo yêu cầu của SGK III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động Đề tài về Bác Hồ đã trở thành phổ biến đối với thơ ca Việt Nam hiện đại. Tình cảm đối với Bác khi người còn sống cũng như khi người đi xa đều rất thiêng liêng trong mỗi người dân đất Việt, nhất là với những nhà thơ ở miền Nam. Thanh Hứa từ miền Nam gửi thương nhớ vọng ra Cháu nhớ Bác Hồ, còn Viễn Phương xúc động ghi lại cảm xúc khi lần đầu được ra thăm Bác qua bài thơ Viếng lăng Bác. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2 Hoạt động của GV - HS Nội dung H.Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Viễn Phương? H. Bài thơ được được ra đời trong hoàn cảnh nào? - GV: bài thơ được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam, - GV nêu yêu cầu đọc: Giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, đoạn cuối tha thiết. H. Em hiểu thế nào là: tràng hoa, trung hiếu? H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? H. Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? H. Theo em bài thơ được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? - HS đọc khổ thơ 1 H. Câu thơ đầu, tác giả thông báo với chúng ta điều gì? H. Em có nhận xét gì về cách xưng hô của nhà thơ? H. Tới thăm lăng Bác, hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát và cảm nhận thấy là gì? H. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Viễn Phương - Phan Thanh Viễn (1928-2005), quê ở Tỉnh An Giang. b.Văn bản: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976 khi tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích: a. Đọc. b. Chú thích (Sgk) 3. Thể loại: Thơ trữ tình 8 chữ. 4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả. 5. Bố cục: 3 phần - Khổ thơ 1: Cảm xúc về khung cảnh thiên nhiên ngoài lăng. + Khổ thơ 2, 3: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác và lúc vào lăng thấy Bác. + Khổ 4: Niềm mong ước thiết tha của nhà thơ. II. Đọc- hiểu văn bản. 1. Khổ thơ 1: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác -> Cách xưng hô “con” - “Bác” rất thân mật, gần gũi như tình cha con, đã giới thiệu nhà thơ từ niềm Nam ra thăm lăng Bác. - Hàng tre: + bát ngát + xanh xanh + Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. 3 qua các hình ảnh thơ trên? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? H. Tre – hình tượng của quê hương, của dân tộc còn được bắt gặp trong những tác phẩm nào? - Cây tre Việt Nam - Thép Mới - Tre Xanh – Nguyễn Duy - HS đọc diễn cảm bài thơ. - Sử dụng phép ẩn dụ, tính từ, thành ngữ -> Biểu tượng vẻ đẹp thanh cao cho con người, cho dân tộc Việt Nam có sức sống bền bỉ, bất khuất, kiên cường. * Luyện tập: - Đọc diễn cảm * Hoạt động 3: Luyện tập - HS đọc diễn cảm bài thơ. * Hoạt động 4: Vận dụng - Lăng Bác hiện đang ở khu vực tỉnh thành nào? Thuộc miền nào? - Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về Lăng Bác. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ Lăng Bác Hồ ( treo góc lớp) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung vừa phân tích. - Chuẩn bị: Viếng lăng Bác (tiếp) Yêu cầu: đọc kĩ bài thơ, phân tích nội dung nghệ thuật của 3 khổ thơ tiếp theo. Ngày giảng: 19/5/2020 Tiết 115: Bài 23 VIẾNG LĂNG BÁC Viễn Phương A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS - Tiếp tục thấy được những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác - Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình - Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ 3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm biết ơn và yêu mến, tự hào về Bác. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. 4 b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chân dung Viễn Phương 2. Học sinh: Đọc và thực hiện theo yêu cầu của SGK III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động Giờ trước các em đã nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ Viếng lăng Bác và những hình ảnh cũng như tình cảm, cảm xúc đầu tiên của tác giả khi đứng trước lăng Bác. Vậy những hình ảnh, tình cảm và cảm xúc đó tiếp tục được tác giả thể hiện như thế nào khi lại gần lăng và vào trong lăng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV khái quát nội dung tiết 1 chuyển tiết 2. - Đọc lại khổ thơ 2 H. Trong hai câu thơ đầu có 2 hình ảnh mặt trời, hãy phân tích sự khác nhau giữa 2 hình ảnh đó? - HS quan sát tranh minh họa H. Phân tích sự sáng tạo của nhà thơ trong hai câu thơ trên? - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ. Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân. + Hình ảnh tràng hoa dâng: diễn tả tấm lòng biết ơn, sự thành kính của nhân dân ta đối với Bác Hồ. + 79 mùa xuân: cuộc đời Bác đẹp như mùa xuân. II. Đọc – hiểu văn bản: 2. Khổ thơ 2: Cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác. - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng -> Hình ảnh thực: Mặt trời thiên nhiên - Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ -> Hình ảnh ẩn dụ nói lên sự vĩ đại của Bác -> Thể hiện niềm tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. - Hình ảnh thực - ảo đan xen mang tính ẩn dụ tượng trưng giàu sức biểu cảm, 5 H. Qua đó, em thấy cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào? - Đọc thuộc khổ thơ 3. H. Giấc ngủ bình yên của Bác là 1 giấc ngủ như thế nào? Vầng trăng tượng trưng cho điều gì? H. Hình ảnh của Bác trong hai câu tiếp theo được thể hiện như thế nào? - Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. H. Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong câu thơ trên? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? H.Từ nào trong hai câu thơ có sức biểu cảm trực tiếp? - Nhói H. Qua những hình ảnh thơ trên đã bộc lộ tình cảm nào của nhà thơ? - HS đọc khổ thơ cuối H. Cảm xúc của t.giả khi cb trở về m.Nam ntn?? H. Tình thương đó khiến nhà thơ nảy sinh ước muốn gì? H.Tác giả muốn hoá thân vào những thứ đó để làm gì? H. Em có nhận xét gì về nhịp điệu và -> Yêu quý, nhớ thương, tấm lòng thành kính của tác giả và nhân dân đối với Bác. 3. Khổ thơ 3: Cảm xúc trong lăng. - Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền - Giấc ngủ bình yên: giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của Người trong cuộc đời cống hiến cho cuộc sống bình yên của nhân dân, đất nước. - Vầng trăng: tượng trưng cho hòa bình, một hình ảnh ẩn dụ gợi sự yên tĩnh, trang nghiêm nơi Bác yên nghỉ. - Trời xanh là mãi mãi: hình ảnh ẩn dụ, ca ngợi sự bất tử, vĩnh hằng của Bác. - Nhói: diễn tả nỗi đau xót trước sự ra đi của Bác. => Tình cảm thương mến, niềm xót xa trước sự ra đi của Bác. 4. Khổ thơ cuối: Tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi rời lăng Bác. - Mai về miền Nam thương trào nước mắt -> Xúc động mạnh vì thương Bác, - Muốn làm: + Con chim hàng ngày ca hót cho Bác yên nghỉ. + Đoá hoa toả hương thơm + Cây tre trung hiếu: thể hiện tình cảm thủy chung của con với cha, dân với nước. -> Mong làm cho Bác vơi đi nỗi buồn để phần nào đền đáp được chút ít công lao của Người đối với đất nước, với dân tộc. -> Nhịp thơ nhanh và điệp ngữ, ẩn dụ thể hiện rõ mong ước thiết tha được mãi 6 nghệ thuật của khổ thơ? Tác dụng? H. Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở khổ 4 có ý nghĩa như thế nào? - Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, thể hiện đạo đức sáng ngơi của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác. H. Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? H. Học xong bài thơ em cảm nhận được điều gì? - HS đọc ghi nhớ sgk. - HS đọc diễn cảm bài thơ - Hát minh họa. - GV hướng dẫn - HS về nhà hoàn thiện. mãi bên Bác. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Với thể thơ 8 chữ, nhịp thơ chậm, giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc. 2. Nội dung: Bài thơ đã thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao, tình cảm thành kính sâu sắc và cảm động của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. IV. Luyện tập: 1. Đọc diễn cảm bài thơ. 2. Viết một đoạn văn bình khổ 2 của bài thơ. * Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hiện ở trên. * Hoạt động 4: Vận dụng - Lăng Bác hiện đang ở khu vực tỉnh thành nào? Thuộc miền nào? - Tại sao Bác được ví với hình ảnh mặt trời? * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ Bác Hồ ( treo góc lớp) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung vừa phân tích. - Chuẩn bị: Sang thu, Nói với con Yêu cầu: đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi trong sgk. 7 Ngày giảng: 20/5/2020 Tiết 116: TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN: SANG THU, NÓI VỚI CON - Hữu Thỉnh- A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hs đọc văn bản, trả lời câu hỏi 1 phần Đọc - hiểu văn bản và phần Ghi nhớ ở cả hai bài. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại 3. Thái độ: Học sinh thêm yêu thiên nhiên, đất nước, có ý thức bảo vệ thiên nhiên. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Đọc và thực hiện theo yêu cầu của SGK III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động Hữu Thỉnh lại một lần nữa đưa ta về với trung du đồng bằng Bắc bộ, đánh thức bằng khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác..để rồi dắt thu vào tận lòng người. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung H.(Tb) Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hữu Thỉnh? I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1.Tác giả, văn bản: a. Tác giả. - Hữu Thỉnh - Nguyễn Hữu Thỉnh- sinh năm 1942. Quê: Tam Dương- Vĩnh Phúc. - Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì 8 H.(Tb) Bài thơ được sáng tác vào năm nào? H.(Kh) Mạch cảm xúc của bài thơ được thể hiện như thế nào? - GV nêu yêu cầu đọc: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Tại sao em lại xác định như vậy? H. Vậy phương thức biểu đạt của bài thơ là gì? H.Con người cảm nhận sang thu từ những phạm vi không gian nào? Tương ứng với những khổ thơ nào? - Học sinh đọc khổ thơ 1. H. Nhà thơ cảm nhận mùa thu đã về bắt đầu từ những dấu hiệu nào? - HS đọc hai khổ thơ cuối. H.(Tb) Hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện qua những hình ảnh nào? H.(Tb-Kh) Cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật của bài thơ? H.Cảm nhận của em về giá trị nội dung của bài thơ? - Học sinh đọc ghi nhớ SGK. H.Nêu những hiểu biết của em về tác giả Y kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu. b. Văn bản. - Bài thơ “Sang thu” được sáng tác vào gần cuối năm 1977. => Cảm nhận tinh tế những biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích: a. Đọc: b. Chú thích: (Sgk) 3. Thể thơ: thơ trữ tình 5 chữ (ngũ ngôn). 4. Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp với biểu cảm. 5. Bố cục: 2 phần - Khổ thơ 1: Cảm nhận không gian làng quê sang thu. - Hai khổ thơ cuối: Cảm nhận không gian đất trời sang thu. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Cảm nhận không gian làng quê sang thu. 2. Cảm nhận không gian đất trời sang thu. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ phép nhân hóa , phép ẩn dụ 2. Nội dung: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời trong thời khắc giao mùa (cuối hạ đầu thu). VĂN BẢN: NÓI VỚI CON I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản: 9 Phương? H. Nêu xuất xứ của bài thơ? H. Bài thơ đã thể hiện nội dung cơ bản gì? H.Bài thơ được viết theo thể nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? H. Bài thơ được chia làm mấy phần? Hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ? - HS đọc đoạn 1. H.(Tb) Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? H.(Tb) Qua bài thơ giúp em hiểu điều gì? - HS đọc ghi nhớ Sgk 1.Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Y Phương - Hứa Vĩnh Sước sinh 1948, dân tộc Tày, quê ở Trùng Khánh - Cao Bằng. b.Văn bản. - Bài thơ được rút trong tập: Thơ Việt Nam (1945-1985) 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. 3. Thể thơ: Tự do. 4. Bố cục: 2 phần. - Phần 1: Từ đầu đẹp nhất trên đời -> Nói với con về tình cảm cội nguồn. - Phần 2: Còn lại-> Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Nói với con về tình cảm cội nguồn. 2. Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Giọng điệu tha thiết, trìu mến, .. - Hình ảnh cụ thể, bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. 2. Nội dung. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình, . * Hoạt động 3: Luyện tập - Đọc diễn cảm 2 bài thơ * Hoạt động 4: Vận dụng - Quê hương Cao Bằng, Vĩnh Phúc thuộc miền nào của nước ta. - Hãy viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ quê hương mình ( treo góc lớp) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn tập về thơ hiện đại Việt Nam (Học kì I) Yêu cầu xem lại kiến thức đã học 10 Ngày giảng: 23/5/2020 Tiết 117 + 118: ÔN TẬP VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Học kì I + II) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9. - Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm của thành tựu của thơ Việt Nam sau CM tháng 8/1945. 2. Kĩ năng: - Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm thơ đã học. - Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích thơ. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức hệ thống hóa kiến thức. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Đọc và thực hiện theo yêu cầu của SGK III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động GV nêu nội dung, yêu cầu tiết ôn tập. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các tác phẩm thơ đã học theo mẫu. - HS sắp xếp các tác phẩm đó theo các giai đoạn văn học. I. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 9 1. Lập bảng thống kê 11 - HS lần lượt trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận trên bảng phụ. TT Tên bài Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật 1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc, cảm động Chi tiết, hình ảnh tự nhiên, giản dị, cô đọng, gợi cảm. 2 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Tự do Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động mới. Từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa. 3 Con cò Chế Lan Viên 1962 Tự do Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người. Vận dụng sáng tạo ca dao. Biện pháp ẩn dụ, triết lý sâu sắc. 4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 8 chữ Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh. Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự, bình luận. 5 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn. Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu và hình ảnh thơ độc đáo. 6 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1971 Tự do Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Giọng thơ tha thiết, hình ảnh giản dị, gần gũi. 7 Viếng lăng Bác Viễn Phương 1976 8 chữ Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác khi vào thăm lăng Bác. Giọng điệu trang trọng, thiết tha, sử dụng nhiều ẩn dụ gợi cảm. 8 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 5 chữ Gợi nhớ những năm tháng gian khổ của người lính, nhắc nhở thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”. Giọng tâm tình, hồn nhiên, hình ảnh gợi cảm. 9 Nói với con Y Phương Sau 1975 Tự do Tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm 12 sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc, sự gắn bó với truyền thống. 10 Sang thu Hữu Thỉnh Sau 1975 5 chữ Những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến nhẹ nhàng của thiên nhiên từ cuối hạ sang thu. Hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm. 11 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 5 chữ Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, vũ trụ và khát vọng làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời. Hình ảnh đẹp, gợi cảm, so sánh và ẩn dụ sáng tạo, gần gũi dân ca. 2. Sắp xếp các tác phẩm đó theo các giai đoạn văn học: - GV yêu cầu học sinh lên bảng sắp xếp. - 1945- 1954: Giai đoạn cuộc kháng chiến chống Pháp: Đồng chí (1948) - 1954- 1964: Giai đoạn hoà bình (miền Bắc): Đoàn thuyền đánh cá (1958), Bếp lửa (1963), Con cò (1962). - 1964- 1975: Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (1971), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969). - Sau 1975: Đất nước thống nhất: Ánh trăng, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con, Sang thu. * Kết luận chung: - Các tác phẩm thơ ca Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đã tái hiện cuộc sống, đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kỳ lịch sử nhiều giai đoạn: + Đất nước con người Việt Nam qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ với nhiều gian khổ hi sinh nhưng rất anh hùng. + Công cuộc lao động xây dựng đất nước và quan hệ tốt đẹp của con người. - Các tác phẩm thơ thể hiện tâm hồn - tình cảm - tư tưởng của con người Việt Nam ,tình yêu nước, yêu quê hương, tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu với Bác Hồ, tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn. H. Nhận xét những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Con cò (Chế Lan Viên), Mây và sóng (Ta-go)? - HS thảo luận cặp đôi 2 phút, đại diện II. Các đề tài lớn, điểm chung và riêng của mỗi tác phẩm. 1. Đề tài về tình mẹ con. a. Những điểm chung: Ca ngợi tình mẹ con thắm thiết thiêng liêng, gần gũi. b. Nét riêng biệt: - “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: Sự thống nhất về tình mẹ con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý 13 trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. H. Những bài thơ nào thể hiện đề tài về người lính và tình đồng đội? Những điểm giống nhau và khác nhau? - HS thảo luận nhóm 4 - 3 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. H. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: + Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận + Ánh trăng - Nguyễn Duy + Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải + Con cò - Chế Lan Viên - HS thảo luận cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà Ôi ..... - “Con cò”: Khai thác và phát triển ý thơ từ hình tượng con cò quen thuộc trong bài ca dao hát ru để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru. - “Mây và sóng”: Bài thơ hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ, thể hiện tình yêu của em bé với mẹ, ... 2. Đề tài về người lính và tình đồng đội - Đồng chí - Chính Hữu - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật - Ánh trăng - Nguyễn Duy * Nét chung: Ba bài thơ viết về hình ảnh người lính với vẻ đẹp tâm hồn đáng quý . * Nét riêng: - Đồng chí: Viết về người lính ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, cùng chung cảnh ngộ - cùng sẻ chia gian khổ - cùng lí tưởng chiến đấu, .... - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: viết về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn chống Mĩ với tinh thần dũng cảm bất chấp mọi khó khăn gian khổ, niềm lạc quan - ...... - Ánh trăng: Tâm sự của người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh, nay đã sống giữa thành phố trong hòa bình ... III. Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh thơ. Các bài thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật khác nhau trong xây dựng hình ảnh thơ: - Đoàn thuyền đánh cá: Bút pháp hiện thực kết hợp phóng đại .... - Ánh trăng: Có nhiều hình ảnh chỉ tiết thực, bình dị, bút pháp gợi tả là chủ yếu.. - Con cò: Bút pháp dân tộc- hiện đại: phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru. .. - Mùa xuân nho nhỏ: Bút pháp hiện thực và lãng mạn, chất Huế đậm đà. ... => Tóm lại, mỗi bút pháp có giá trị riêng phù hợp với tư tưởng cảm xúc của bài thơ và phong cách riêng của mỗi tác giả. 14 * Hoạt động 3: Luyện tập - Đọc diễn cảm 2 bài thơ * Hoạt động 4: Vận dụng - Quê hương Cao Bằng, Vĩnh Phúc thuộc miền nào của nước ta. - Hãy viết một bài văn ngắn suy nghĩ về hinh ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ lăng Bác ( treo góc lớp) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn tập về thơ hiện đại Việt Nam (Học kì I,II) Tự học có hướng dẫn: Nghĩa tường minh và hàm ý 15

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_114_den_117_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf
Giáo án liên quan