I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nắm chắc cách viết bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo,
chiếc nón)
- Thấy rõ tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Biết cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc
nón)
- Nhận biết tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Phẩm chất.
- Trách nhiệm: Có ý thức tích cực, nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ yêu cầu
của bài tập.
- Chăm chỉ: Có tính tự giác, chủ động tích cực trong việc tạo lập văn bản.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự học, tự tìm hiểu theo sự hướng dẫn
của giáo viên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi
đánh giá thông qua bài làm của bạn hoặc một vấn đề nào đó trong cuộc sống được
trình bày.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng tự tạo lập được văn bản thuyết
minh cho riêng mình đảm bảo có sử dụng yếu tố nghệ thuật.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện được việc tìm hiểu, phân tích đối với bài văn thuyết minh.
+ Học sinh nhận biết được đề tài, các bước viết bài văn thuyết minh.
+ Trình bày (viết và nói) được từng đoạn, từng phần và cả bài văn thuyết minh
(có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố nghệ thuật sử dụng
trong bài viết.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Lập dàn bài cho đề bài / sgk, bảng phụ.
2. Học sinh: Ôn lại lí thuyết văn TM, chuẩn bị đề bài thuyết minh về một trong các
đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, chiếc nón
22 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 11 đến 16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:21 /9/2020 (9B)
TIẾT 11 - BÀI 1:
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nắm chắc cách viết bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo,
chiếc nón)
- Thấy rõ tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Biết cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc
nón)
- Nhận biết tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Phẩm chất.
- Trách nhiệm: Có ý thức tích cực, nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ yêu cầu
của bài tập.
- Chăm chỉ: Có tính tự giác, chủ động tích cực trong việc tạo lập văn bản.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự học, tự tìm hiểu theo sự hướng dẫn
của giáo viên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi
đánh giá thông qua bài làm của bạn hoặc một vấn đề nào đó trong cuộc sống được
trình bày.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng tự tạo lập được văn bản thuyết
minh cho riêng mình đảm bảo có sử dụng yếu tố nghệ thuật.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện được việc tìm hiểu, phân tích đối với bài văn thuyết minh.
+ Học sinh nhận biết được đề tài, các bước viết bài văn thuyết minh.
+ Trình bày (viết và nói) được từng đoạn, từng phần và cả bài văn thuyết minh
(có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố nghệ thuật sử dụng
trong bài viết.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Lập dàn bài cho đề bài / sgk, bảng phụ.
2. Học sinh: Ôn lại lí thuyết văn TM, chuẩn bị đề bài thuyết minh về một trong các
đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, chiếc nón.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
• Phương pháp : Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, PP luyện tập thực hành.
• Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu gì về tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong
VBTM?
• Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV cung cấp đoạn văn thuyết minh có sử dụng BPNT và yêu cầu xác định
BPNT, tác dụng.
GV dẫn dắt vào bài: Bài thuyết minh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vừa
đòi hỏi người làm phải có kiến thức, lại phải có sáng kiến tìm cách thuyết minh cho
sinh động, dí dỏm...
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Giáo viên giới thiệu đề bài (tr15).
HS đọc đề bài, phân tích đề
GV: căn cứ kết quả chuẩn bị ở nhà,
hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập
dàn ý đề bài thuyết minh cái quạt
và chiếc nón.
HS: thảo luận 4 nhóm, chuẩn bị
+ N 1,3: thuyết minh về cái quạt.
+ N 2,4: thuyết minh về chiếc nón.
? Có thể sử dụng các biện pháp
nghệ thuật nào trong bài thuyết
minh này.
* Gợi ý: hình thức tự thuật, phỏng
vấn, viết truyện, tham quan phòng
sưu tầm.
- Các tổ trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh nhận xét, bổ sung hoàn
chỉnh về nội dung, phương pháp,
việc vận dụng các biện pháp nghệ
thuật trong văn bản thuyết minh.
I. Đề bài
Thuyết minh về một trong các đồ dùng:
Cái quạt, cái bút, cái kéo chiếc nón.
II. Luyện tập
* Tìm hiểu đề
- Thể loại: Thuyết minh.
- Dạng bài: TM về một đồ dùng.
- Nội dung thuyết minh: Cấu tạo, công
dụng, cách dùng, cách bảo quản, lịch sử
hình thành, phân loại...
- Phương pháp thuyết minh:
+ Sử dụng các phương pháp thuyết minh
thông thường.
+ Vận dụng các biện pháp nghệ thuật.
* Lập dàn ý
Đề 1.
1. Mở bài: Chiếc quạt tự giới thiệu về
mình.
VD: Chào các bạn! Thế là sau mấy tháng
mùa đông được nghỉ ngơi, hôm nay tôi lại
được gặp các bạn khi mùa hè vừa đến. Bởi
tôi là quạt điện đây.
2. Thân bài: TM về đối tượng.
+ Quạt là dụng cụ quen thuộc trong đời
sống...
+ Chủng loại quạt: Đông đúc với quạt điện,
quạt nan, quạt giấy, quạt đề thơ...
Quạt điện gồm: Quạt cây, treo tường, quạt
trần, quạt bàn,...
+ Cấu tạo từng loại:
(so sánh quạt giấy, quạt nan, quạt thúc).
+ Công dụng: quạt mát
? Theo em bài văn thuyết minh có
sử dụng các biện pháp nghệ thuật
đòi hỏi ở người thuyết minh điều
kiện gì
- Có kiến thức, lựa chọn phương
pháp thuyết minh độc đáo, dí dỏm )
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- HS viết hoàn chỉnh phần mở bài,
kết bài.
- GV nhận xét chung về cách sử
dụng các biện pháp nghệ thuật.
+ Cách bảo quản: ( quạt tự kể: gặp người
biết bảo quản thì ntn? ở công sở thì như thế
nào?
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ chung của chiếc quạt trong đời
sống hiện đại.
Đề 2
1. Mở bài: giới thiệu chung về chiếc nón.
2. Thân bài: TM về đối tượng.
+ Miêu tả hình dáng của chiếc nón.
+ Nguyên liệu, cách làm nón ( miêu tả vẻ
đẹp của các cô gái với chiếc nón )
+ Tác dụng của nón trong cuộc sống của
con người Việt Nam (sự thân thiết của nó
với con người), dùng làm quà tặng, điệu
múa nón, nón trở thành biểu tượng của
người phụ nữ VN.)
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ chung của chiếc nón trong đời
sống hiện đại.
* Viết mở bài:
Là người Việt Nam ai mà chẳng biết
chiếc nón trắng quen thuộc phải không các
bạn? Mẹ ta đội chiếc nón trắng ra đồng
nhổ mạ, cấy lúa; chị ta đội chiếc nón trắng
đi chợ, chèo đò... Em ta đội chiếc nón
trắng đi học. Chiếc nón trắng gần gũi thân
thiết là thế, nhưng có khi nào bạn tự hỏi:
chiếc nón trắng ra đời từ bao giờ? Nó được
làm ra như thế nào, tác dụng của nó ra
sao?...
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
? Tiết luyện tập giúp em nắm được điều gì ?
- Rèn kĩ năng xây dựng đề, lập dàn ý, biết cách sử dụng nghệ thuật vào bài văn
thuyết minh, biết xây dựng phần mở bài hoàn chỉnh, mạnh dạn trình bày trước lớp
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO.
- Hoàn chỉnh dàn ý 2 đề trên lớp . Lập dàn ý cho 2 đề còn lại.
- Sưu tầm các bài tập về văn thuyết minh có sử dụng BPNT.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU.
- Chuẩn bị bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Yêu cầu: Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi sgk.
Ngày dạy: 23 /9/2020 (9B)
TIẾT 12 - BÀI 2
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾTMINH
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nắm được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Làm cho đối tượng
TM hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
- Hiểu được vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu
nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
- Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh.
- Nhận tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Làm cho đối tượng TM
hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
2. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức tích cực, nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ yêu cầu
của bài tập.
- Chăm chỉ: Có tính tự giác, chủ động tích cực trong việc tạo lập văn bản.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự học, tự tìm hiểu theo sự hướng dẫn
của giáo viên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi
đánh giá thông qua yêu cầu nhiệm vụ bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng tự tạo lập được văn bản thuyết
minh cho riêng mình đảm bảo có sử dụng yếu tố miêu tả.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện được việc tìm hiểu, phân tích đối với bài văn thuyết minh có sử
dụng yếu tố miêu tả và thấy được tác dụng của yếu tố miêu tả.
+ Học sinh nhận biết được yếu tố miểu tả trong bài văn thuyết minh.
+ Trình bày (viết và nói) được đoạn văn thuyết minh (có sử dụng yếu tố miêu tả).
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của yếu tố miêu tả sử dụng trong bài viết.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Tích hợp (liên hệ): Văn miêu tả (lớp 6)
- Giáo án, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi bài mới. Ôn lại văn miêu tả.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
• Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, PP phân tích mẫu, PP
luyện tập thực hành,Hoạt động nhóm.
• Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
• Bài mới.
GV cung cấp đoạn văn thuyết minh không có yếu tố miêu tả và đoạn văn
cùng nội dung có yếu tố miêu tả. ?Em thấy đoạn văn nào hay hơn, vì sao.
Ngoài việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, trong văn bản thuyết minh,
người ta còn sử dụng những yếu tố nào nữa? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài
học ngày hôm nay để biết thêm về một yếu tố nữa giúp cho văn bản thuyết minh
thêm sinh động và hấp dẫn hơn.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
* Phương pháp : Gợi mở vấn đáp,Nêu
và giải quyết vấn đề, PP phân tích mẫu,
PP luyện tập thực hành,Hoạt động
nhóm.
* Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu
hỏi, động não.
- HS đọc văn bản trang 24, 25.
? Nhan đề bài văn giúp em hiểu gì về
đối tượng và trọng tâm thuyết minh?
? Nội dung thuyết minh gồm những gì?
? Theo em tác giả đã thuyết minh bằng
các phương pháp chủ yếu nào?
? Bài văn được chia thành mấy đoạn?
ND chính của từng đoạn?
? Những đặc điểm tiêu biểu nào của
cây chuối được thuyết minh trong VB
này? Hãy tìm những câu, đoạn văn ấy?
? Trong quá trình thuyết minh tác giả
còn sử dụng các yếu tố nào?
? Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu
tả về cây chuối?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn
bản thuyết minh.
1. Ví dụ.
Văn bản: Cây chuối trong đời sống
Việt Nam.
* Nhận xét
- Đối tượng TM: Cây chuối trong đời
sống con người Việt Nam.
- Nội dung TM: sự phân bố, đặc điểm,
tác dụng, các loại chuối...
- Phương pháp: Liệt kê, phân tích.
- Bố cục văn bản : 3 đoạn
+ Đoạn 1 ( 4 câu đầu): giới thiệu về cây
chuối với những đặc tính cơ bản.
+ Đoạn2 (2 câu): tính hữu dụng của
chuối.
+ Đoạn 3: giới thiệu quả chuối, các loại
và công dụng.
- Những câu TM về đặc điểm cây
chuối :
+ Chuối ưa nước...
+ Chuối phát triển nhanh.
+ Cây chuối là thức ăn...
+ Quả chuối là một món ăn ngon...
+ Mỗi cây chuối đều cho một buồng
chuối...
* Yếu tố miêu tả:
- " Thân mềm... núi rừng"
- " Chuối mọc... vô tận"
- " Khi quả chín... hấp dẫn"
? Những yếu tố miêu tả trên có vai trò
gì ?
? Theo yêu cầu của bài, có thể bổ sung
những nội dung thuyết minh nào, vì
sao ? (HS K, G)
- TM về thân, lá, nõn, bắp, quả...
Ví dụ: Phân loại chuối
+ Chuối tây: thân cao, màu trắng, quả
ngắn.
+ Chuối hột: Thân tím, ruột quả có hột.
+ Chuối tiêu: thấp, màu sẫm, quả dài.
Ví dụ: Nõn chuối: màu trắng, có thể
ăn sống rất mát.
Bắp chuối: màu hồng, có nhiều lớp bẹ.
? Qua tìm hiểu văn bản trên, em rút ra
kết luận gì về việc sử dụng kết hợp yếu
tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
? Tác dụng của các yếu tố đó ?
- HS đọc ghi nhớ T 25
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
? Nêu yêu cầu của bài tập1 ?
- GV gợi ý, học sinh chuẩn bị theo 3
dẫy bàn (mỗi dãy chuẩn bị 2 ý)
- HS trình bày
- GV chữa.
- " Vỏ chuối... trứng cuốc"
- " Những buồng chuối... gốc cây"
- " Chuối xanh có vị chát..."
=> Đối tượng thuyết minh nổi bật, gây
ấn tượng, bài văn thêm sinh động, hấp
dẫn.
2. Bài học: (SGK - T25)
II. Luyện tập.
1. Bài 1.
Vận dụng và bổ sung yếu tố miêu tả
vào bài văn thuyết minh bằng cách điền
thêm vào chỗ ba chấm :
- Thân cây chuối thẳng đứng như một
cái cột trụ tròn mọng nước (gồm nhiều
bẹ bao bọc nhau, màu trắng hoặc phớt
hồng, xanh hoặc tím nhạt ...) gợi ra cảm
giác mát mẻ, dễ chịu.
- Lá chuối tươi, xanh rờn, ưỡn cong
cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại
vẫy lên phần phật.
- Lá chuối khô màu đất, cong gục ngã
trên thân cây. Lá chuối khô mềm, dai,
có khả năng hút ẩm, thường dùng gói
một số loại bánh, bảo quản thực phẩm.
- Nõn chuối: xanh nhạt, cuộn tròn giữa
thân, vị chát, có khả năng cầm máu tốt.
- Bắp chuối: màu phơn phớt hồng đung
đưa trong gió chiều nom giống như một
- HS đọc đoạn văn/Sgk
? Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn
văn ?
- GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
búp lửa của thiên nhiên kì diệu.
- Quả chuối : chín vàng vừa bắt mắt,
vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào,
quyến rũ.
2. Bài 2.
Yếu tố miêu tả trong đoạn văn:
- Tách là loại chén uống nước của tây
có tai.
- Chén của ta không có tai.
- Khi mời... mà mời cứ uống cũng nâng
hai tay xoa xoa... nóng.
3. Bài 3.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Viết đoạn văn thuyết minh về cây tre trong đời sống của người dân Việt Nam. Đoạn
văn có sử dụng yếu tố miêu tả.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO.
- Sưu tầm các bài văn về văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Yêu cầu: Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi sgk.
*****************************************
Ngày dạy: 24/9/2020 (9B)
TIẾT 13 - LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN
THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh, có nâng cao thông
qua việc kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Phẩm chất.
- Trách nhiệm: Có ý thức tích cực, nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ yêu cầu
của bài tập.
- Chăm chỉ: Có tính tự giác, chủ động tích cực trong việc tạo lập văn bản.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự học, tự tìm hiểu theo sự hướng dẫn
của giáo viên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi
đánh giá thông qua bài làm của bạn hoặc trước một văn bản thuyết minh có sử dụng
yếu tố miêu tả nào đó.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng tự tạo lập được văn bản thuyết
minh cho riêng mình đảm bảo có sử dụng yếu tố miêu tả.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện được việc tìm hiểu, phân tích đối với bài văn thuyết minh.
+ Học sinh nhận biết cách viết bài văn thuyết minh có yếu tố miêu tả.
+ Trình bày (viết và nói) được từng đoạn, từng phần và cả bài văn thuyết minh
(có sử dụng yếu tố miêu tả) về một đồ dùng.
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của yếu tố miêu tả sử dụng trong bài
viết.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn dàn ý.
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT.
1. Phuơng pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, PP phân tích mẫu, PP
luyện tập thực hành,Hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: thảo luận, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Các yếu tố miêu tả có vai trò ntn trong bài văn thuyết minh? Làm BT3?
3. Bài mới :
Muốn cho đối tượng thuyết minh được hiện lên cụ thể, sinh động người ta
thường sử dụng yếu tố miêu tả. Vậy việc sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết
minh được thực hiện như thế nào chúng ta cùng vận dụng trong giờ học ngày hôm
nay.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức trọng tâm
* Phương pháp: Gợi mở – vấn
đáp, phân tích, Dùng lời có nghệ
thuật, thuyết trình
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
- GV giới thiệu đề bài.
- HS đọc đề bài.
? Xác định thể loại, dạng bài, nội
dung thuyết minh?
? Phương pháp TM, cách sử dụng
yếu tố miêu tả trong bài văn?
(Có thể sử dụng các câu miêu tả,
đoạn văn miêu tả để giới thiệu đặc
điểm từng bộ phận hoặc những
điểm riêng độc đáo của con trâu)
- GV dùng câu hỏi giúp học sinh
tìm ý.
? Theo em với đề văn này, ta cần
trình bày những ý nào ?
HS : có thể tham khảo VB trong
SGK, giáo viên lưu ý HS đây là văn
bản TM đầy đủ, chi tiết, khoa học
về con trâu nên rất ít yếu tố miêu tả.
? Mở bài cần giới thiệu như thế
nào?
? Nội dung của phần thân bài gồm
những ý nào, sắp xếp như thế nào?
? Kết bài cần nêu bật vấn đề gì ?
HS nêu nhanh dàn ý đã chuẩn bị.
I. Đề bài.
Con trâu ở làng quê Việt Nam.
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Thuyết minh
- Dạng bài: TM về con vật .
- Nội dung: Vị trí, vai trò của con trâu
trong đời sống của người nông dân Việt
Nam.
- Phương pháp TM : Liệt kê, phân loại
phân tích
- Kết hợp yếu tố miêu tả.
2. Tìm ý
- Hình ảnh con trâu (vóc dáng)
- Vai trò của con trâu trong LĐSX của
người nông dân.
- Vai trò của con trâu trong đời sống tinh
thần: lễ hội
- Mối quan hệ với người nông dân, với
tuổi thơ của các em nhỏ ở nông thôn.
3. Lập dàn ý
a. Mở bài :
- Giới thiệu chung về con trâu trên đồng
ruộng Việt Nam.
b. Thân bài :
+ Vóc dáng con trâu.
+ Con trâu trong đời sống vật chất: kéo
cày, kéo xe, trục lúa; cung cấp thịt, da,
sừng làm đồ mĩ nghệ.
+ Con trâu trong đời sống tinh thần: lễ hội,
đình đám.
+ Con trâu với tuổi thơ của các em nhỏ ở
nông thôn.
c .Kết bài :
- Con trâu trong tình cảm của người nông
dân Việt Nam .
? Ngoài yếu tố miêu tả, để bài văn
thuyết minh hay và hấp dẫn, còn có
thể sử dụng BPNT nào?
? Em biết những bài ca dao nào nói
về con trâu?
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
GV: chia nhóm thảo luận.
Mỗi nhóm học sinh viết một đoạn
văn thuyết minh có sử dụng yếu tố
miêu tả theo yêu cầu bài tập 1, 2
HS tham khảo bài văn TM SGK.
GV: giới thiệu các cách mở bài.
HS trình bày.
? Có thể sử dụng ý nào trong bài để
giới thiệu con trâu.
- HS viết đoạn giới thiệu vóc dáng
con trâu.
HS: viết đoạn giới thiệu hình ảnh
con trâu trên đồng ruộng.
HS: Viết đoạn giới thiệu hình ảnh
con trâu trong lễ hội.
HS: Viết đoạn TM con trâu với tuổi
thơ của trẻ em nông thôn.
HS viết đoạn kết bài.
HS trình bày- GV nhận xét.
II. Luyện tập.
Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng
yếu tố miêu tả.
1) Viết đoạn mở bài:
Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi
kéo cày trên đồng ruộng đã trở thành hình
ảnh rất quen thuộc, gần gũi với mỗi người
nông dân VN. Vì thế, trong nhiều trường
hợp con trâu đã trở thành người bạn tâm
tình của người nông dân:
" Trâu ơi..trâu ăn".
2) Viết đoạn thân bài
* Đoạn 1: Trâu VN có nguồn gốc từ trâu
rừng thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
Lông màu xám hoặc xám đen. Thân hình
vạm vỡ, thấp ngắn, bụng to, mông dốc,
bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm.
* Đoạn 2: Con trâu gắn bó với người nông
dân trên đồng ruộng. Trâu kéo cày, tải lúa
sớm hôm không quản nắng mưa. Con trâu
đi trước, cái cày, cái bừa đi sau cùng với
người nông dân như đôi bạn có nhau dưới
nắng gắt, sương sa hay mưa dầm, bão gió.
Nhìn trâu cày, bước chân chậm, mũi thở
phì phò ta thấy thương trâu.
* Đoạn 3: ở VN trâu còn xuất hiện trong
các lễ hội ở một số tỉnh, đó là các lễ hội
chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng. Các con
trâu tham gia hội thi phải là những con to
khoẻ, da đen bóng, chân trụ vững, thân
lẳn, sừng cong nhọn được nuôi dưỡng bài
bản
* Đoạn 4: Con trâu còn là người bạn thân
thương của bao trẻ em nông thôn. Hình
ảnh các em nhỏ ngồi vắt vẻo trên lưng trâu
với chiếc sáo diều, nghe sáo vẳng trên
không, đưa trâu xuống sông tắm.
3) Viết đoạn kết bài.
Con trâu VN luôn gắn với hình ảnh của
đồng quê VN từ ngàn đời nay. Ngày nay
nông thôn đã được hiện đại hoá, công
nghiệp hoá. Người nông dân đã có thêm
người bạn mới là con "trâu sắt" ( máy cày)
nhưng con trâu vẫn là một người bạn thân
thuộc gắn bó với người nông dân.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
? Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản thuyết minh ?
? Cần sử dụng yếu tố miêu tả ntn để đạt hiệu quả?
- Tập viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, TÌM TÒI, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO.
- Tìm đọc các bài văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả.
- Hoàn thiện bài văn thuyết minh trên cho hoàn chỉnh.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU.
- Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn bản tự sự.
Yêu cầu: Đọc và tìm hiểu, chỉ ra yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự thông
qua các chi tiết, hình ảnh.
Xem vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
*******************************************
Ngày dạy:25,26/9/2020 (9B)
TIẾT 14+15: VĂN BẢN
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục)
- Nguyễn Dữ -
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS nắm được cốt truyện , nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyện truyền kì.
- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ VN qua nhân
vật Vũ Nương . Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế dộ XHPK ngày
xưa.
- Hiểu được những thành công về NT kể chuyện của TG’ qua truỵên Người con gái
Nam Xương . NT xây dựng cốt truyện, XD nhân vật.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện vợ chàng Trương.
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Giúp học sinh có được sự cảm thông, độ lượng; ghét cái xấu, cái ác, yêu
thương cong người, yêu cái đẹp, cái thiện.
- Trung thực: học sinh biết tôn trọng lẽ phải, biết lắng nghe, thật thà ngay thẳng trong
cuộc sống.
- Trách nhiệm: Biết bảo vệ bản thân, gia đình và không đổ lỗi cho người khác.
- Chăm chỉ: Hs thấy được đức tính chăm chỉ, chịu thương chịu khó, vượt qua hoàn
cảnh khó khăn trong cuộc sống.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học :
+ Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv. Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học tập
1 cách tích cực
+ Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến
+ Trình bày 1 cách tự tin ý kiến của mình
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Tạo lập đoạn văn nói, viết.
+ Đặt bản thân vào tình huống và giải quyết được tình huống 1 cách thấu đáo
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ
+ Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp.
- Năng lực văn học
+ Phát hiện và phân tích được các chi tiết, hình ảnh có giá trị nghệ thuật cao
+ Cảm nhận vẻ đẹp con người trong truyện (tinh thần trách nhiệm, tình yêu gia đình).
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK- SGV – tài liệu chuẩn KTKN.
2. Học sinh:
- Học bài cũ , chuẩn bị bài mới .
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, Hoạt động
nhóm, thuyết trình tích cực.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, hỏi và trả lời.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao nói chăm sóc , bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ cấp thiết ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Gv tổ chức cho HS thi giữa các đội và yêu cầu HS tìm những bài thơ, ca dao
viết về hình ảnh người phụ nữ thời xưa.
? Em hiểu gì về vẻ đẹp nhân phẩm và số phận của họ.
Trong XHPK ngày xưa. Phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất , bất công
và cũng bất hạnh nhất trong quyền lợi và trong địa vị . Ko chỉ có vậy mà họ còn phải
gánh chịu nỗi bất công của CĐ nam quyền . Vũ Nương là một người như vậy.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV sử dụng PP thuyết trình tích cực
và yêu cầu HS thuyết trình về tác giả.
? Nêu tóm tắt một số nét cơ bản về tác
giả?
I. Đọc – Tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả - Văn bản.
a. Tác giả:
+ Nguyễn Dữ (?) Quê ở Hải Dương .
+ Sống ở thế kỉ 16. Là học trò của
- Ông làm quan 1 thời gian rồi từ chức
về sống gần gũi với người dân lao
động. Tác phẩm của ông bày tỏ sự
quan tâm đến xã hội và con người.
? Giới thiệu về Tác phẩm “Truyền kỳ
mạn lục”
GV: Truyền kỳ: Loại văn suôi tự sự,
có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc,
thịnh hành từ thời Đường. Các nhà văn
nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này
để viết những tác phẩm phản ánh cuộc
sống và con người của đất nước mình.
GV HD HS đọc văn bản
4 HS đọc văn bản - Nhận xét
? Em hiểu truyền kì mạn lục là gì?
GVHD HS tìm hiểu chú thích trong
SGK
? Văn bản thuộc thể loại nào?
? Nhân vật chính là ai?
? Phương thức biểu đạt chính trong văn
bản?
? Dựa vào nội dung của văn bản, em có
thể chia văn bản thành mấy đoạn? Nội
dung chính của từng đoạn?
P1: Từ đầu -> Qua rồi: -> Vũ Nương
và câu chuyện oan khuất.
P2: Phần còn lại:-> Chuyện li kì sau
cái chết của Vũ Nương
Nguyễn bỉnh Khiêm.
b. Văn bản : “Truyền kỳ mạn lục”
- Truyện gồm 20 tập viết bằng chữ
Hán theo lối văn bản biền ngẫu.
- Văn bản “Chuyện người con gái Nam
Xương” Trích từ truyền kì mạn lục là
thiên thứ 16 trên cơ sở truyện cổ tích
VN.
2. Đọc – Tìm hiểu chú thích.
a. Đọc.
b. Tìm hiểu chú thích:
* Khái niệm : truyền kì mạn lục là tác
phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các
truyện cổ dân gian và truyền thuyết lịch
sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính
là các phụ nữ bất hạnh khao
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_11_den_16_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf