I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, độc lập suy nghĩ, làm bài của học sinh.
II. ĐỀ KIỂM TRA
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công
cộng. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
15 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 104 đến 109 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8.5.2020 – 9A6
Tiết 104 + 105
VIẾT BÀI SỐ 5 - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, độc lập suy nghĩ, làm bài của học sinh.
II. ĐỀ KIỂM TRA
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công
cộng. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Hướng dẫn chấm Điểm
1. Dàn ý (1,0 điểm)
* Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng rác thải làm ô nhiễm môi
trường.
* Thân bài:
- Luận điểm 1: Thực trạng
- Luận điểm 2: Tác hại
- Luận điểm 3: Nguyên nhân
- Luận điểm 4: Giải pháp
* Kết bài:
- Khẳng định vấn đề và đưa ra lời khuyên.
2. Hình thức: (0,5 điểm)
- Thể loại: Văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Đảm bảo bố cục mạch lạc; luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực;
phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
- Chữ viết đẹp, dùng từ chính xác, câu đúng cấu trúc ngữ pháp, không
sai chính tả, tách đoạn hợp lý.
3. Nội dung (8,5 điểm)
* Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng rác thải làm ô nhiễm môi trường.
* Thân bài:
- Luận điểm 1: Thực trạng
+ Rác thải xuất hiện khắp mọi nơi: bên hồ nước, trong công viên,
ao, hồ...
+ Nhiều người tự do xả rác: vỏ chai, lon, lọ, giấy, bao bì nilon,...thập
cẩm các loại.
+ Người đi xe máy, ô tô, đi bộ, đi xe đạp....tiện tay cũng vứt ra rác đường.
- Luận điểm 2: Tác hại
+ Ô nhiễm nguồn nước, không khí, lòng đất.
+ Mất mĩ quan. Tắc nghẽn cống rãnh...
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
1,0
1,0
0,5
0,5
0,5
+ Đe dọa trực tiếp tới sức khỏe con người: Ung thư, đường hô hấp,
bệnh ngoài da...
+ Cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật, sói mòn đất.
- Luận điểm 3: Nguyên nhân
+ Thói quen xấu, lâu ngày khó sửa.
+ Thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
+ Ích kỉ bản thân không biết đến cộng đồng, xã hội.
- Luận điểm 4: Giải pháp
+ Nghiêm cấm xả rác bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định. Phạt tiền xử lí
hành chính.
+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng.
+ Phân loại rác thải. Tổ chức hoạt động “3R” (Tái chế, tái sử dụng và
giảm thiểu).
* Kết bài:
- Khẳng định vấn đề và đưa ra lời khuyên.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Ngày giảng 05/05/2020- 9A6
TIẾT 106: LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nhận biết được các phép liên kết thường dùng trong văn bản và củng cố kiến
thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản, biết phất hiện lỗi về liên kết nội dung và tìm được
cách sửa chữa
3. Giáo dục
- Có ý thức vận dụng kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn trong việc
tạo lập văn bản
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn bài, phiếu hoạt động
- Học sinh: trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, bình giảng,
2. Kĩ thuật
- Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn), trình bày 1 phút.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Chơi trò chơi: Đọc thơ nối tiếp
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của gv - hs Nội dung cần đạt
Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút
- HS đọc văn bản (SGK)
H’ Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
H’ Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào
với chủ đề chung của toàn văn bản?
H’ Nội dung chính của mỗi câu là gì?
I. Khái niệm liên kết.
1. Ví dụ:
- Vấn đề bàn luận: bàn về cách phản ánh
thực tại của người nghệ sĩ.
- Là một trong những yếu tố ghép vào chủ
đề chung: “Tiếng nói của văn nghệ”
* Nội dung:
+ Câu 1: tác phẩm nghệ thuật phản ánh
thực tại.
+ Câu 2: khi phản ánh thực tại, người nghệ
sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ.
H’ Những nội dung ấy có quan hệ như
thế nào với chủ đề của văn bản?
H’ Em có nhận xét gì về trình tự sắp
xếp các câu trong đoạn văn?
H’ Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung
giữa các câu được thể hiện bằng
những biện pháp nào?
H’ Trong đoạn văn trên có từ ngữ nào
được lặp lại? Tác dụng?
Cụm từ “cái“ có rồi ở câu (2) có liên
quan (hoặc gần nghĩa) với cụm từ nào
ở câu (1)? - Những vật liệu mượn ở
thực tại
H’ Từ tác phẩm và nghệ sĩ có phải là
các từ trong một trường liên tưởng
không?
- Nghệ sĩ là người tạo ra tác phẩm
nghệ thuật..
H’ Dùng từ trong cùng một trường
liên tưởng có làm cho nội dung của
các câu liên kết với nhâu không?
H’ Từ nghệ sĩ được thay thế bằng từ
nào ở câu 3?
H’ Từ nhưng có tác dụng liên kết câu
2 với câu 1 không?
H’ Cụm từ nào đồng nghĩa với cụm từ
nào?
H’ Từ việc phân tích vd trên, em hãy
cho biết các đoạn văn cũng như các
câu trong một văn bảnphải liên kết
chặt chẽ với nhau về những mặt nào?
H’ Liên kết về nội dung thể hiện ở
+ Câu 3: cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm
và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.
=> Nội dung các câu đều hướng vào chủ đề
của đoạn văn, phục vụ chủ đề đoạn văn là
“cách phản ánh thực tại của người nghệ
sĩ”.
=> Đó là liên kết chủ đề.
* Trình tự sắp xếp hợp lí:
- Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (phản ánh
thực tại).
- Phản ánh thực tại như thế nào? (tái hiện
và sáng tạo).
- Tái hiện và sáng tạo để làm gì? (để nhắn
gửi một điều gì đó)
=> Đó là liên kết lô gíc.
+ Hình thức:
- Lặp từ vựng: tác phẩm. (liên kết)
- Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng tác
phẩm, nghệ sĩ.
- Phép thế: anh - nghệ sĩ
- Phép nối: nhưng.
- Dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với
những vật liệu mượn ở thực tại
- Các đoạn văn, các câu trong văn bản phải
liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và
hình thức
những mặt nào?
- Liên kết về nội dung
+ Các đoạn phục vụ chủ đề chung của
văn bản
+ Các câu phục vụ chủ đề của đoạn
văn -> chủ đề
+ Các đoạn, câu sắp xếp theo trình tự
hợp lí (logic)
H’ Liên kết về hình thức thể hiện ở
những mặt nào?
- Liên kết hình thức
+ Phép lặp từ ngữ
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên
tưởng
+ Phép thế, phép nối
HS đọc ghi nhớ - gv khái quát
2. Ghi nhớ: ( sgk)
Hoạt động 3. Luyện tập
HĐ nhóm bàn 7 phút
HĐ cá nhân 5 phút
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Chủ đề đoạn văn là khẳng định điểm
mạnh, điểm yếu về năng lực trí tuệ của
người Việt Nam.
- Nội dung: các câu đều tập trung vào việc
phân tích những điểm mạnh cần phát huy và
những “ lỗ hổng” cần khắc phục.
- Trình tự các câu sắp xếp hợp lí:
Câu1: Khẳng định những điểm mạnh hiển
nhiên của người Việt Nam.
Câu 2: Khẳng định tính ưu việt của những
điểm mạnh trong sự phát triển chung.
Câu 3: Khẳng định những điểm yếu.
Câu 4: Phân tích những biểu hiện cụ thể
của yếu, kém.
Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là
phải khắc phục.
2. Bài tập 2:
- Câu 2 nối với câu 1: thế đồng nghĩa “bản
chất trời phú ấy”.
- Câu 3 - 2: phép nối: “nhưng”.
- Câu 4- 3: phép thế: “ấy là”.
- Phép lặp từ ngữ: cái mạnh ở câu 3 nối với
câu 1; thông minh ở câu 5 nối với câu 1; lỗ
hổng ở câu 5 nối với câu 1
Hoạt động 4. Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
H’ Phát hiện và sửa chữa lỗi về liên
kết nội dung?
Bài tập 3:
a. Lỗi về liên kết nội dung: các câu không
phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
- HS thảo luận theo bàn (3’)
- HS trả lời - gvhdsh nhận xét-kết luận
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
H’ Xác định và sửa chữa lỗi về liên
kết hình thức?
- HS thảo luận theo bàn
- HS trả lời - gvhdsh nhận xét
- Sửa a: Cắm đi một mình trong đêm. trận
địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên 1
dòng sông. Cắm chợt nhớ lại hồi đầu
mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin
ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã
vào chặng cuối.
b. Lỗi về liên kết nội dung: trật tự các sự
việc nêu trong các câu không hợp lí.
- Chữa: thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào
câu (2).
VD: “Suốt hai năm anh ốm, chị làm quần
quật.....”.
4. Bài tập 4:
Lỗi về liên kết hình thức.
a. Lỗi: dùng từ ở câu (2) và câu (3) không
thống nhất.
- Sửa: thay địa từ “nó” bằng đại từ
“chúng”.
b. Lỗi: từ “văn phòng” và từ “hội trường”
không cùng nghĩa với nhau trong trường
hợp này.
- Sửa: thay từ “hội trường” ở câu (2) bằng
từ “văn phòng”.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
HD học sinh về nhà làm: Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn. Xác định liên kết
nội dung và hình thức trong đoạn văn đã viết.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Chuẩn bị: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Đọc văn bản: “Tri thức là sức mạnh”
+ Xác định vấn đề NL; bố cục: BM, TB, KB
+ Xác định các luận điểm ở phần thân bài
+ Xác định mối liên kết câu ở từng đoạn, liên kết đoạn văn.
Ngày giảng 06/05/2020 – 9A6
TIẾT 107: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. nắm được cách làm
bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, một vấn đề trong cuộc sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, một vấn đề
trong cuộc sống.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc để nắm được cách làm bài...
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn bài, phiếu hoạt động
- Học sinh: trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, bình giảng,
2. Kĩ thuật
- Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn), trình bày 1 phút.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Chơi trò chơi: Tôi là ai ?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của gv - hs Nội dung cần đạt
Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút
- 2 hs đọc văn bản - gv đọc 1 lần
H’ Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
H’ Văn bản ấy có thể chia làm mấy
phần? Nêu nội dung chính của mỗi
phần?
+ MB: đoạn 1
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về
một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1. Ví dụ: văn bản: “Tri thức là sức
mạnh”.
2. Nhận xét:
- Vấn đề: giá trị của tri thức khoa học
và vai trò của người trí thức trong sự
phát triển của xã hội.
- Bố cục: 3 phần.
a. Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận.
b. Thân bài:
+ TB: đoạn 2 và 3
+ KB: đoạn còn lại
- Phần 2 nêu 2 vd chứng minh tri thức
là sức mạnh...
H’ Các phần trong văn bản có mối
quan hệ như thế nào?
H’ Đánh dấu các câu mang luận điểm
chính trong bài?
H’ Văn bản đã sử dụng phép lập luận
nào là chính? Em có nhận xét gì về
cách lập luận ấy?
- Dùng sự thực thực tế để nêu một vắn
đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không
biết trọng tri thức, dùng sai mục đích...
H’ Bài văn nghị luận về một vấn đề tư
tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về
một sự việc, hiện tượng đời sống như
thế nào?
H’ Qua ví dụ, em hãy cho biết thế nào
là nghị luận về một vấn đề tư tưởng,
đạo lí?
- Là bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo
lí, lối sống... của con người
H’ Cần phải dùng những phép lập
luận nào để làm sáng tỏ vấn đề đó?
- Chứng minh, giải thích, so sánh, đối
chiếu, phân tích...chia ra chỗ đúng
(sai) của một tư tưởng nào đó rồi
khẳng định tư tưởng của người viết
H’ Nhận xét về hình thức của bài văn?
- Bố cục 3 phần, luận điểm đúng đắn,
lời văn chính xác, sinh động
HS đọc ghi nhớ - gv khái quát
+ Luận điểm 1: tri thức đúng là sức
mạnh.
+ Luận điểm 2: tri thức cũng là sức
mạnh của cách mạng.
c. Kết bài: phê phán những biểu hiện
không coi trọng tri thức hoặc sử dụng
tri thức chưa đúng chỗ.
=> Mối quan hệ giữa các phần chặt
chẽ ( nêu - chứng minh - mở rộng).
- Các câu mang luận điểm:
+ Đoạn mở bài: 4 câu đầu.
+ Đoạn 2: câu đầu, 2 câu cuối đoạn.
+ Đoạn 3: câu đầu.
+ Đoạn 4: câu đầu, câu cuối.
- Phép lập luận chủ yếu: chứng minh
-> phong phú dẫn chứng nên giàu
tính thuyết phục.
* Sự khác biệt :
- Bài 1: xuất phát từ sự việc, hiện
tượng đời sống mà nêu ra những vấn
đề tư tưởng.
- Bài 2: bắt đầu từ một vấn đề tư
tưởng đạo lí, sau đó dùng lập luận
giải thích, chứng minh, phân tích......
để thuyết phục người đọc nhận thức
đúng vấn đề tư tưởng, đạo lí đó.
* Ghi nhớ: (sgk).
Hoạt động 3. Luyện tập + Vận dụng II. Luyện tập:
HĐ nhóm bàn 7 phút qua những câu
hỏi gợi ý sau:
H’ Văn bản thuộc loại nghị luận nào?
H’ Văn bản nghị luận về vấn đề gì?
H’ Chỉ ra các luận điểm chính của vấn
đề đó?
H’ Phép lập luận chủ yếu trong bài là
gì?
H’ Các lập luận trong bài có sức
thuyết phục như thế nào?
H’ Nội dung sau mỗi luận điểm là gì?
Thời gian là vàng
a. Văn bản thuộc loại nghị luận về
một vấn đề tư tưởng đạo lí.
b. Vấn đề: giá trị của thời gian.
- Các luận điểm chính :
+ Thời gian là sự sống.
+ Thời gian là thắng lợi.
+ Thời gian là tiền.
+ Thời gian là tri thức.
c. Phép lập luận chủ yếu: phân tích và
chứng minh.
Triển khai theo lối phân tích những
biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng.
- Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng để
chứng minh.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
HD học sinh về nhà làm: Tìm đọc các văn bản nghị luận về vấn đề tư tưởng
đạo lý và tóm tắt lại cách nghị luận ở bài đã đọc.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Đọc và xác định yêu cầu của các đề văn ở mục I
+ Trả lời câu hỏi của từng phần ở mục II
Ngày giảng 09/05/2020 – 9A6
12.5.2020 - 9A6
TIẾT 108+109
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
3. Giáo dục
- Có ý thức học tập cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí...
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn bài, phiếu hoạt động
- Học sinh: trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, bình giảng,
2. Kĩ thuật
- Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn), trình bày 1 phút.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Chơi trò chơi: Tôi là ai ?
Hoạt động của gv - hs Nội dung cần đạt
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức,
kĩ năng mới
Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút
- HS đọc 10 đề bài sgk - gv đọc lai
H’ Các đề bài trên có điểm gì giống và
khác nhau?
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí.
1. Đề bài: ( sgk).
2. Nhận xét:
* Giống nhau: đều nêu yêu cầu nghị
luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
(nội dung)
* Khác nhau:
- Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh (đề
H’ Hãy tự ra một vài đề?
H’ Hãy xác đinh kiểu bài ?
H’ Nội dung nghị luận?
H’ Khi viết bài này đòi hỏi phải có
những tri thức thuộc các lĩnh vực nào?
Tìm những ý chính cần đạt được khi
viết bài?
H’ Giải thích nghĩa đen của câu thành
ngữ trên?
H’ Giải thích nghĩa bóng của câu
thành ngữ trên?
H’ Bài học đạo lí rút ra là gì?
H’ Biểu hiện?
1,3,10).
- Dạng đề mở, không kèm theo mệnh
lệnh (các đề còn lại).
Ví dụ
+ Suy nghĩ về câu thành ngữ Hán
Việt: “danh sư xuất cao đồ” (thầy giỏi
sẽ đào tạo ra trò giỏi).
+ Bàn về chữ hiếu.
+ Ăn vóc học hay.
+ Chị ngã em nâng.
+ Lá lành đùm lá rách.
II. Cách làm bài nghị luận về một
vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Đề bài: suy nghĩ về đạo lí: “Uống
nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
* Tìm hiểu đề :
- Kiểu bài : nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí.
- Nội dung: phân tích, tìm hiểu bài
học đạo lí rút ra từ câu thành ngữ.
- Yêu cầu: nêu suy nghĩ.
- Tri thức cần có
+ Hiểu biết về tục ngữ vn
+ Vận dụng các tri thức về đời sống
* Tìm ý :
a. Giải thích nghĩa đen :
+ Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng,
mềm, mát có vai trò to lớn trong đời
sống.
+ Nguồn: nơi bắt nguồn của mọi
dòng chảy
b. Giải thích nghĩa bóng.
- Nước: những thành quả mà con
người được hưởng thụ (giá trị vật
chất, giá trị tinh thần).
- Nguồn: tổ tiên, tiền nhân, tiền
bối.....
=> Người có công tạo dựng đất nước,
làng xóm, dòng họ...
=> Bài học đạo lí: những người hôm
nay được hưởng thành quả phải biết
ơn những người đã làm ra nó trong
lịch sử dân tộc và nhân loại.
- Biểu hiện:
H’ Mở bài cần triển khai như thế nào?
H’ Thân bài triển khai những nội dung
nào?
H’ Nội dung của kết bài cần đạt được
những ý nào?
H’ Bước tiếp theo của phần lập dàn ý
là gì?
HS đọc 2 cách mở bài sgk
H’ Em có nhận xét gì về các cách mở
bài đó?
- HS đọc các đoạn nêu các ý có thể và
cần viết.
+ Phải trân trọng, gìn giữ, bảo vệ,
phát huy những thành quả đã có.
+ Phải có trách nhiệm nỗ lực tiếp tục
sáng tạo ra những giá trị cho thế hệ
sau.
+ Ý nghĩa: tạo nên sức mạng của dân
tộc là nguyên tắc đối nhân xử thế
mang vẻ đẹp văn hoá của dân tộc
2. Lập dàn ý:
(gv hướng dẫn học sinh lập dàn bài)
a. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ và
nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ.
(đạo lí làm người, đạo lí chung cho
toàn xh)
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen.
- Nghĩa bóng.
* Bàn luận: Vì sao lại thế ?
- Câu tục ngữ nêu lên đạo lí làm
người.
- Câu tục ngữ khẳng định truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
- Câu tục ngữ khẳng định một nguyên
tắc đối nhân xử thế.
* Mở rộng:
- Mặt trái, nhìn theo chiều hướng
khác
* Rút ra bài học
- Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm
của mọi người đối với dân tộc.
c. Kết bài:
- Khẳng định câu tục ngữ thể hiện
một trong những vẻ đẹp văn hoá của
dân tộc Việt Nam...
3. Viết bài
a. Viết phần mở bài:
- Đi từ chung đến riêng.
- Đi từ thực tế đến đạo lí.
- Dẫn một danh ngôn.
b. Viết phần thân bài
- Phần giải thích: có thể giải thích
toàn bộ nghĩa đen rồi suy ra nghĩa
bóng hoặc có thể giải thích nghĩa đen
song song với nghĩa bóng.
- HS đọc hai cách kết bài
H’ Hai cách kết bài có đặc điểm gì
khác nhau?
H’ Khi làm bài nghị luận về một vấn
đề tư tưởng, đạo lí phải qua những
bước nào? Cần vận những phép lập
luận nào?
H’ Nêu dàn ý của kiểu bài?
HS đọc - gv khái quát
- Phần nhận định, đánh giá:
+ Ca ngợi những tấm gương tốt - phê
phán những kẻ vô đạo, bội bạc.
+ Nhiệm vụ của thế hệ trẻ: biết ơn
nỗ lực học tập
c. Viết phần kết bài:
- Đi từ nhận thức tới hành động.
- Đi từ sách vở sang đời sống thực tế.
4. Kiểm tra và sửa chữa.
- Sửa lỗi về bố cục, liên kết, từ ngữ,
chính tả.
* Ghi nhớ: (sgk).
Hoạt động 3. Luyện tập + Vận dụng
H’ Vấn đề cần nghị luận là gì ?
H’ Phần mở bài cần nêu vấn đề nghị
luận như thế nào ?
H’ Cần phải giải thích vấn đề như thế
nào ?
H’ Nêu một số tấm gương tự học tiêu
biểu ?
- Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Kí, Mạnh
Tử...
II. Luyện tập:
Đề bài : Tinh thần tự học
1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận : tinh thần tự học
của mỗi người
2. Lập dàn ý
Mở bài:
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp
thu kiến thức do các thầy cô truyền
đạt, người học sinh cần có biện pháp
mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có
kết quả là phương pháp tự học.
Thân bài
1) Giải thích:
- “Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra
kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để
giúp cho việc học tốt hơn.
- “Tự học” là phần làm việc ở nhà
trước khi vào lớp tốt hơn.
2) Bình luận:
- Trong thực tế có biết bao gương tự
học đã làm nên danh phận như: Mạc
Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên,
Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác
Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng.
- Việc tự học ở nhà của người học
sinh thường là soạn bài, làm bài, học
bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học
vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước,
- HS viết bài 5’ theo dãy từng phần:
mở bài, thân bài ( viết giải thích), kết
bài,.
- Mỗi dãy gọi 2 HS đọc bài, nhận xét
- GV đánh giá chung về ý thức luyện
tập và kĩ năng viết bài của hs.
cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào
lớp sẽ dễ hiểu hơn, sẽ trả lời được các
câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời
tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
- “Tự học” là biện pháp giúp người
học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
- “Tự học” là phương pháp mới giúp
học sinh năng động hơn trong học
tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư
duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có
khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học
là biết làm chủ lấy mình.
3) Mở rộng
- Những kẻ lười học, xem việc học là
khổ sở, là bắt buộc nên chán học, lười
học. Tác hại của nó.
III. Kết bài:
- Tinh thần tự học giúp con người
nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy
mình, tự đặt ra kế hoạch trong học
tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi
người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình
biện pháp tự học.
3. Viết bài
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
HD học sinh về nhà làm: Tìm đọc các văn bản nghị luận về vấn đề tư tưởng
đạo lý và tóm tắt lại cách nghị luận ở bài đã đọc.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Đọc và xác định yêu cầu của các đề văn ở mục I
+ Trả lời câu hỏi của từng phần ở mục II
a) Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề (gián tiếp, trực tiếp)
- Nêu vấn đề cần nghị luận; dẫn nguyên văn câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn hoặc
nội dung bao trùm của danh ngôn, câu nói nổi tiếng (nếu có).
b) Thân bài
1. Giải thích: từ ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng, thuật ngữ, khái niệm, giải thích cả
vấn đề (Diễn giải nội dung của vấn đề)
Gợi ý: Trả lời câu hỏi: Từ ngữ đó (nói thế) nghĩa là gì? hoặc Hiểu nó như thế nào ?
2. Bàn luận: gồm các thao tác phân tích, chứng minh, so sánh
- Phân tích, chứng minh: làm rõ mặt đúng của vấn đề, có lời nhận xét.
Gợi ý: trả lời câu hỏi
+ Tại sao lại nói như thế (tác dụng) ? Những dẫn chứng nào trong thực tế chứng minh
như thế là đúng ? Nếu không thực hiện như vậy điều gì sẽ xảy ra ? Dẫn chứng?
+ Vấn đề có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống, có tác dụng gì trong đời
sống ?
- Chỉ ra những điểm hạn chế của vấn đề (có phải lúc nào nó cũng đúng ?)
3. Mở rộng vấn đề
Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc
nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận)
- Bác bỏ tư tưởng sai lệch: trong cuộc sống có hiện tượng nào trái với điều đó chưa?
Tác hại của nó ra sao? Cần phải làm gì? Bản thân em đã thực hiện điều đó chưa? Em cần
làm gì để khắc phục?
- Mở rộng đào sâu: vấn đề đó ở đâu thực hiện tốt? Tác dụng của nó như thế nào?
Làm thế nào để phát huy?
4. Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức và hành động
- Vấn đề đó có tầm quan trọng như thế nào đối với gia đình, trường lớp, xã hội
- Trách nhiệm của mỗi người (gắn với người viết)
c) Kết bài
Tóm tắt các ý, nhấn mạnh vấn đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn
thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_104_den_109_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf