- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ, vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
10 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1: Cổng trường mở ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/8/2019 Tiết: 1
Ngày giảng:
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Hiểu được tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Phân tích được lời ăn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
1.2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ, vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
* Giáo dục KNS:
+ Tự nhận thức: xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình;
+ Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ,cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật.
+ Ra quyết định: Trình bày những ý kiến, suy nghĩ, nhận xét về nội dung văn bản
1.3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu thương gia đình và ý thức chăm chỉ học tập.
1.4. Phát triển năng lực:
* Các năng lực:
+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin
+ Năng lực riêng: đọc+hiêu, thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
* Các phẩm chất
+ Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.
+ Tự tin, tự chủ
* Giáo dục đạo đức: ý thức trách nhiệm đối với việc học tập; xác định được ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình, xã hội.
=> GD giá trị sống: YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: sgk, giáo án theo chuẩn KT- KN, KH dạy học, SGV
- Học sinh: sgk, vở ghi, vở bài tập, soạn theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP
- Đọc sáng tạo, gợi mở, nêu vấn đề, vấn đáp, giảng bình
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định và tổ chức lớp ( 1 phút)
7B –
4.2. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút)
- Hướng dẫn HS những quy định cần thiết khi học bộ môn.
- Kiểm tra bài tập hè.
4.3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Mục đích: Hs nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trình bày một phút
- Thời gian: 3 phút
- Cách thức tiến hành:
? Nêu hiểu biết cảu em về tác giả?
GV chiếu ảnh nhà văn
GV giới thiệu về tác giả
Nhà văn Lý Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở xứ vườn trái cây Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Suốt thời gian từ năm 1980 cho đến 1997 nhà văn Lý Lan liên tiếp dạy ở nhiều trường bắt đầu từ trung học Cần Giuộc (Long An) đến trừơng trung học Lê Hồng Phong, rồi sau cùng là đại học Văn Lang.
Bà có rất nhiều tác phẩm viết cho lứa tuổi học trò như: Tập truyện thiếu nhi “Ngôi nhà trong cỏ” (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam; “Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen” (NXB Văn Nghệ - 2008). Bà là người dịch thuật sang TV tiểu thuyết Harry Potter dành cho thiếu nhi của tác giả J.K Rowling.
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
- Là giáo viên, nhà văn, nhà dịch thuật.
- Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
? Nêu xuất xứ văn bản?
- Tuỳ bút “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan viết được in trên báo “Yêu trẻ” – TP.HCM số 166 ngày 1-9-2000. Khi bắt đầu chương trình cải cách, lập tức, “Cổng trường mở ra” được chọn làm bài giảng đầu tiên trong sách Ngữ văn lớp 7. Khi đó, nhà văn Lý Lan đang du học nước ngoài.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: In trên báo “Yêu trẻ” số 166 ngày 1-9-2000.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
Bước 1: Đọc, chú thích
- Mục đích: Hs biết cách đọc và bước đầu cảm nhận tâm trạng của 2 mẹ con trước ngày khai trường
- Phương pháp: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo.
- Thời gian: 4 phút
- Cách thức tiến hành:
? Văn bản cần đọc với giọng điệu như thế nào cho phù hợp?
-Giọng chậm,thể hiện tình cảm tha thiết của người mẹ.
- Đây là 1 VBND ghi lại tâm trạng của người mẹ trước ngày con vào lớp 1. Vì vậy khi đọc cần chú ý thể hiện tâm trạng đó.
GV đọc mẫu: “Vào đêm sáng hôm sau”.
? Theo dõi SGK, 2 HS đọc đến hết.Nhận xét bạn đọc
? Giải thích từ “nhạy cảm”? Khác với từ “nhanh nhạy”?
- Cảm nhận bằng các giác quan hoặc bằng cảm tính.
- Khác: làm nhanh và tinh
? “Háo hức” có nghĩa là gì?
- Trạng thái tình cảm vui và phấn khởi.
? Trong phần chú thích từ nào là từ Hán Việt? ? Từ đó được hiểu như thế nào?
- “Can đảm”: có tinh thần mạnh mẽ, không sợ khó khăn gian khổ nguy hiểm.
? Tác phẩm được viết theo thể loại nào?
? Hãy nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng?
- Là loại văn bản có tên gọi dựa vào nội dung biểu đạt.
- Là những bài viết đề cập đến những vấn đề gần gũi bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý và các tệ nạn xã hội
- Có thể sử dụng nhiều phương thức biếu đạt khác nhau: thuyết minh, tả, kể, biểu cảm, nghị luận
? Ở lớp 6, em đã học những văn bản nhật dụng nào?
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Động Phong Nha
? Tại sao có thể nói văn bản cổng trường mở ra là một văn bản nhật dụng?
- Vì nó giống như những dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ, sâu lắng.
? Văn bản được viết bằng phương thức biểu đạt nào?
- Là văn bản thuộc phương thức biểu cảm
-> Dòng chảy cảm xúc trong lòng mẹ
Là văn bản nhật dụng, phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm .
? Hãy nêu đại ý (Nội dung) của văn bản?
- Viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
B. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc, hiểu chú thích
* Đọc
* Chú thích
- Thể loại: tùy bút
- Văn bản nhật dụng
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Bước 2: Kết cấu, bố cục
- Mục đích: Hs nắm được bố cục văn bản
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 1 phút
- Cách thức tiến hành:
? Em hãy chia bố cục của văn bản?
- Phần 1: Từ đầu -> mẹ bước vào Nỗi lòng của người mẹ.
- Phần 2: Còn lại. Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục trẻ em
2. Kết cấu, bố cục: 2 phần
Bước 3: Phân tích
- Mục đích: HS nắm được tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con và những cảm nhận của mẹ về ngày khai trường
- Phương pháp: gợi mở, động não, nêu vấn đề, giảng bình, trình bày một phút
- Thời gian: 23 phút
- Cách thức tiến hành:
? HS đọc phần 1( hoặc tóm tắt)
? Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
- Đêm trước ngày con vào lớp 1.--> thời điểm đặc biệt
? Trong đêm trước ngày khai trường, đứa con có tâm trạng như thế nào?
- Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.
G: là đặc điểm tất yếu của trẻ nhỏ. Điều đó cũng thể hiện sự hồn nhiên ngây thơ, ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ.
? Hãy nhớ và nêu lại cảm xúc của chính em khi khai trường vào lớp 1?
- 3 -> 4 HS trả lời
? Để diễn tả có tâm trạng của con, tác giả đã thể hiện qua các chi tiết nào? biện pháp nghệ thuật nào giúp người mẹ diễn tả tâm trạng đó?
- Giấc ngủ đến với con giống như 1 li sữa
- Gương mặt thanh thoát...
=> nghệ thuật so sánh , miêu tả.
Hình ảnh đứa con "ngày mai vào lớp 1" như khẳng định: Cậu bé đã lớn lên về mặt tâm hồn qua tiếng nói yêu thương và lời khích lệ của mẹ hiền.
? Tâm trạng của người mẹ khác đứa con như thế nào?
? Tâm trạng của người mẹ được biểu hiện qua những chi tiết nào?
- Không ngủ được
- Không tập trung được vào việc gì
- Không biết làm gì nữa
- Trằn trọc
=> suy nghĩ triền miên
? Em hiểu “trằn trọc” nghĩa là gì? vì sao mẹ mẹ lại trằn trọc không ngủ được?
- Trằn trọc: là trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì phải có nhiều điều cần lo nghĩ.
- Chăm sóc giấc ngủ cho con.
- Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng mà suy nghĩ về con: điệp ngữ "mẹ tin" được nhắc lại 3 lần -> mẹ đã yên lòng.
- Trằn trọc vì mẹ bồi hồi nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình: ( 1 loạt từ MT nội tâm rất hay: rạo rực,bâng khuâng ....)
- Trằn trọc vì mẹ nghĩ ngày khai trường ở nước Nhật và ko dấu được mong ước: Ngày khai trường là ngày lễ của toàn XH...
- Trằn trọc vì nghĩ đến việc phải làm ngày mai: ( mẹ đưa con đến trường cầm tay con mà nói...)
? Trong đêm không ngủ mẹ đã Chăm sóc giấc ngủ cho con như thế nào, những từ nhữ nào thể hiện điều đó?
- Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, - Xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con...
? Việc làm đó của mẹ đã thể hiện điều gì?
-> Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử
? Trong đêm không ngủ,khi nhắm mắt lại mẹ đã sống lại kỉ niệm quá khứ nào?
- Tiếng đọc bài trầm bổng.
- Bà ngoại âu yếm dắt mẹ đi khai giảng.
? Trầm bổng: diễn tả âm thanh đọc bài khi thấp khi cao, nhẹ nhàng, vang xa, mãi không dứt.
? Âu yếm: sự yêu thương, trìu mến và chăm sóc nhẹ nhàng của mẹ với con.
? Những cảm xúc ấy nói lên tình cảm sâu nặng nào của mẹ?
- Nhớ mãi những kỉ niệm xưa với cảm xúc hồi hộp, nôn nao trong ngày đầu tiên đến trường:
+ Nhớ lại ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp một.
+ Nhớ tâm trạng hồi hộp trước đây ở cổng trường.
+ Nhớ mái trường xưa.
G: Mẹ muốn “ bất kì ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến” như mẹ bây giờ,và mẹ còn nhớ mãi cái cảm giác: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng trong ngày đến trường đầu tiên của mình.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong lời văn? Tác dụng và ý nghĩa của cách dùng từ đó?
thảo luận nhóm bàn - 2 phút
- Dùng từ láy liên tiếp ( rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến,nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng )
→ Từ láy diễn tả tâm trạng đẹp 1 cách nhẹ nhàng, tinh tế, thấm thía => còn gợi cảm xúc phức tạp (vui, nhớ thương...) trong lòng mẹ. Mẹ muốn con có ấn tượng, cảm xúc mà suốt đời không thể nào quên.
Mẹ nhớ lại những kỉ niệm xưa không chỉ để sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muốn truyền cho con những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời, của bất cứ ai khi bước vào lớp 1...
? Qua tìm hiểu, em hiểu và đánh giá như thế nào về người mẹ?
- Rất mực thương con.
- Hiểu con mình.- Hiểu con, tin tưởng con, muốn con có ấn tượng, cảm xúc sâu sắc suốt đời không thể nào quên về ngày đầu tiên đến trường.
- Biết ơn mái trường và thầy cô đã mang lại cảm xúc cho mẹ
? Em hãy đọc: “Mẹ nghe nói” → hết ? ND đọan văn?
- Cảm nghĩ của mẹ về ngày khai trường ở nước Nhật mà mẹ được nghe.→ Ghi 3.2
? Qua suy nghĩ của mẹ, em nhận thấy ngày khai trường ở nước ta như thế nào? (Có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không?)
? Em có thể miêu tả khái quát quang cảnh ngày hội khai trường của trường em ko? (Cảnh sân trường, trống trường, các đại biểu)
- Giảng và liên hệ thực tế ngày toàn dân đưa trẻ đến trường để thấy được tầm quan trọng của giáo dục.
? Trong đoạn cuối xuất hiện câu tục ngữ: “Sai 1 li đi 1 dặm”. Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
- Lầm lẫn nhỏ sẽ dẫn đến hậu quả lớn.
- Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của 1 đất nước
? Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu đó ntn?
(Nhà trường đã mang lại cho em những gì về tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò?
thảo luận nhóm bàn 2 phút.
- Tầm quan trọng của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. (Sự kì diệu về tri thức, tình cảm, đạo lí).
Chốt
Thế giới kỳ diệu mà nhà trường đem đến là tri thức văn hoá và cuộc sống, là tinh thần tình cảm, là đạo lý làm người, ý chí, nghị lực...để phát triển thể lực và phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai. Trường học chắp cánh cho mọi ước mơ, giúp mỗi con người từng bước lớn lên xứng đáng là con ngoan trò giỏi và công dân tốt.
? Người mẹ dặn con "Hãy can đảm lên". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
- Là lời khích lệ con đi lên phía trước như 1 người lính can đảm lên đường ra trận.
? Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không?
? Theo em mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Mẹ nhìn con ngủ, như đang tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với mình, đang tự ôn lại những kỉ niệm của riêng mình.
- Tác dụng: Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật -> là kiểu văn trữ tình có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ. Nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
Tác giả đã hoá thân vào nhân vật để tâm sự với bạn đọc nhẹ nhàng, tinh tế mà vô cùng thấm thía, lay động suy nghĩ và tình cảm của người đọc.
3. Phân tích
3.1.Nỗi lòng người mẹ trước ngày khai trường của con
- Tâm trạng :
+ Trằn trọc không ngủ
+ Suy nghĩ triền miên
- Hành động: đắp mềm, buông mùng, nhìn con ngủ, xem lại những đồ dùng đã chuẩn bị cho con
à Người mẹ yêu thương và hết lòng vì con.
à Là biểu hiện của tình mẫu tử cao đẹp
- Mẹ nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của mình: tâm trạng rạo rực những bâng khuâng, xao xuyến
-Yêu thương con, hạnh phúc vì ngày mai con được vào lớp 1.
- Hiểu con, tin tưởng con,
3.2. Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ
- Mẹ nghĩ về ngày khai trường, về ảnh hưởng của GD đối với trẻ em.
- Khẳng định không được phép sai lầm trong GD.
→ GD có vai trò quan trọng với con người
? Đoạn văn thâu tóm ý nghĩa văn bản là đoạn văn nào?
? Theo em tình yêu, lòng tin của mẹ dành cho ai?
- Cho con, cho mỗi người, cho nhà trường, cho XH tốt đẹp.
? Tác giả đã sử dụng giọng văn như thế nào để thể hiện ý nghĩa sâu sắc ấy?
Giọng tâm tình, nhỏ nhẹ, sâu lắng.
Bình
? HS đọc ghi nhớ.sgk
? Nêu ý nghĩa văn bản?
4. Tổng kết
4.1. Nội dung
-Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của mẹ với con.
-Vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người.
4.2. Nghệ thuật
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm .
4.3. Ghi nhớ: sgk-9
* Ý nghĩa
- Thể hiện tấm lòng, tình cảm của mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục đích: Học sinh làm bài tập nhằm củng cố bài học
- Phương pháp: Trình bày một phút
- Thời gian: 5 phút
- Cách thức tiến hành:
Đọc BT/SGK? → trả lời.
C. LUYỆN TẬP
Bài 1/ SGK - 9
4.4. Củng cố (2 phút)
? Em hãy tìm câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong GDcả hàng dặm sau này.”
? 1HS hát 1 bài về mẹ hoặc về nhà trường.
4.5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ( 3 phút)
- Học bài theo vở ghi
- Soạn bài: Mẹ tôi
+ Trả lời câu hỏi SGK
+ Tìm hiểu tác giả
5. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_1_cong_truong_mo_ra.docx