Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về thể loại văn bản thuyết minh.

- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong bài văn thuyết minh.

- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại

để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

2. Kĩ năng:

- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.

- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về thể loại văn học.

3. Thái độ:

- Có ý thức trong quá trình tạo lập một văn bản.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng

lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Bảng phụ.

2. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi,

trình bày 1 phút.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

H’: Thế nào là văn thuyết minh? Các phương pháp thuyết minh thường dùng?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức kể tên các phương pháp TM

pdf12 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/12/2019 Ngày dạy: 2/11 (8A7) Tiết 68 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC (Mục I) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về thể loại văn bản thuyết minh. - Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong bài văn thuyết minh. - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. 2. Kĩ năng: - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về thể loại văn học. 3. Thái độ: - Có ý thức trong quá trình tạo lập một văn bản. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ. 2. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình bày 1 phút... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: H’: Thế nào là văn thuyết minh? Các phương pháp thuyết minh thường dùng? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức kể tên các phương pháp TM HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, trình bày 1 phút. Hs: Đọc đề bài tập làm văn trong sách giáo khoa. I. Từ quan sát đến miêu tả, thuyết minh về một thể loại văn học. * Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. 1. Quan sát: * Tìm hiểu đề: Yêu cầu: thuyết minh về đặc điểm của thể thơ Thất ngôn bát cú. H: Xác định yêu cầu của đề bài? H: Muốn thuyết minh được thể thơ trên cần làm gì? Hs: Tìm hiểu về thể thơ đó để nắm chắc về hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự hình thành và phát triển của thể thơ, đặc điểm của thể thơ đó. H: Thể thơ TNBC có nguồn gốc xuất xứ từ đâu? H: Em đã học những bài thơ nào viết theo thể thơ này? Lớp 7: 1P Hs: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà. Lớp 8: Cảm tác...Quảng Tác; Đập đá ở Côn Lôn. GV: Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú. Gv: Gọi hs đọc bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" H: Bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng? H: Số dòng, số chữ có bắt buộc không? H: Có thể tuỳ ý thêm bớt được không? H: Bài thơ có kết cấu ntn? H: Ghi ký hiệu bằng trắc cho bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn "? (Nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng) GV: Cho học sinh ghi luật bằng trắc ra giấy nháp Gv chữa bài cho học sinh. 1. Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn B B T T T B BV 2. Lừng lẫy làm cho lở núi non B T B B T T BV 3. Xách búa đánh tan năm bảy đống T T T B B T T 4. Ra tay đập bể mấy trăm hòn B B T T T B BV 5.Tháng ngày bao quản thân sành sỏi T B B T B B T 6. Mưa nắng càng bền dạ sắt son B T B B T T BV 7. Những kẻ vá trời khi lỡ bước T T T B B T T * Tìm ý: - Nguồn gốc xuất xứ: Là thể thơ được viết theo luật đặt ra từ đời nhà Đường ở Trung Quốc (618 - 907). - Đặc điểm: + Số dòng, số chữ: Bài thơ có 8 câu (bát cú), mỗi câu có bảy chữ (thất ngôn). + Bố cục: Gồm 4 phần: Đề (2 câu đầu), thực (câu 3, 4), luận (câu 5, 6), kết (2 câu cuối). + Luật bằng trắc: Căn cứ vào chữ thứ hai của câu thứ nhất (nếu chữ này là thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng hoặc ngược lại). VD Đập đá ở Côn Lôn: luật bằng (trai) + Đối: Các cặp câu 3 - 4, 5 - 6 bắt buộc phải đối ý, đối thanh và đối từ loại. (chủ yếu ở các tiếng 2, 4, 6) + Niêm: Là sự liên kết giữa các câu 1- 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 -7 (các tiếng thứ 2, 4, 6 ở các câu trên phải cùng thanh bằng hoặc trắc). 8. Gian nan chi kể việc con con B B B T T B BV H: Bài thơ trên có tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay và trắc? H: Hãy cho biết bài thơ ngắt nhịp như thế nào? GV: Việc trả lời các câu hỏi trên chính là các em đã quan sát tìm hiểu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. H: Từ các câu trả lời, em hãy lập dàn bài cho bài văn thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú? GV: Hoạt động nhóm đôi: 7P. Đại diện trình bày- các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV gợi ý: Dựa theo dàn ý chung trong sách giáo khoa và phần tìm hiểu trên lập dàn ý chi tiết. Gv chốt nội dung trên bảng phụ. + Cách gieo vần: Chỉ gieo một vần bằng ở cuối của các câu 1,2,4,6,8. VD: Bài Đập đá ở Côn Lôn: Gieo vần “on” ở tiếng thứ 7 của dòng 1,2,4,6,8: Lôn, non, hòn, son, con. - Ngắt nhịp: Thường là 4/3, có khi là 2/2/3 2. Lập dàn bài a. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú: Là một thể thông dụng trong các thể thơ Đường luật, được nhà thơ Việt Nam rất yêu chuộng. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ai cũng làm thể thơ thể này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. b. Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể thơ. + Số dòng, số chữ: Bài thơ có 8 câu(bát cú), mỗi câu có bảy chữ (thất ngôn). + Bố cục: Gồm 4 phần: Đề, thực, luận, kết. + Luật bằng trắc: Căn cứ vào chữ thứ hai của câu thứ nhất (nếu chữ này là thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng hoặc ngược lại). VD Đập đá ở Côn Lôn: luật bằng (trai) + Đối: Các cặp câu 3 - 4, 5 - 6 bắt buộc phải đối ý, đối thanh và đối từ loại. (chủ yếu ở các tiếng 2,4,6) + Niêm: Là sự liên kết giữa các câu 1- 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 -7. + Cách gieo vần: Chỉ gieo một vần bằng ở cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8. VD: Bài Đập đá ở Côn Lôn: Gieo vần “on” ở tiếng thứ 7 của dòng 1, 2, 4, 6, 8: Lôn, non, hòn, son, con. - Ngắt nhịp: Thường là 4/3, có khi là HS suy nghĩ 1P Cặp đôi hỏi – trả lời H: Vậy muốn thuyết minh thể loại văn học em cần làm gì? H: Khi nêu các đặc điểm cần lưu ý điều gì? . HS đọc ghi nhớ SGK. GV nhấn mạnh. 2/2/3 c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ: Thể thơ có vẻ đẹp hài hòa, cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng phong phú nhưng lại gò bó vì có nhiều ràng buộc. Đây là thể thơ quan trong trong thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ hay được làm bằng thể thơ này. Ngày nay thể thơ này vẫn được ưa chuộng. * Ghi nhớ: SGK ( 154) 3. Hoạt động 3: Luyện tập - GV cho HS HĐCN (5p) ? Viết phần mở bài, kết bài với đề trên: Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) làm bài tập ngoài sgk GV: giao về nhà làm ? Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài: Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. 5. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Hãy thuyết minh về một loài cây mà có ở vườn nhà em. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nắm được: cách làm một bài văn thuyết minh về thể loại văn học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới .Thuyết minh về một thể loại văn học mục 2. - Chuẩn bị bài: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn. - Yêu cầu quan sát, nhận xét, khái quát đặc điểm và lập dàn ý theo đề bài. . Ngày soạn: 1/12/2019 Ngày dạy: 2/12 (8A7) Tiết 69 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC (Mục II) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức thuyết minh về thể loại văn học. - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. 2. Kĩ năng: - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về thể loại văn học. - Tạo lập được cơ bản một văn bản thuyết minh về thể loại văn học. 3. Thái độ: - Có ý thức trong quá trình tạo lập một văn bản. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ. 2. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình bày 1 phút... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: H’: Muốn thuyết minh về một thể loại văn học cần làm gì? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Bố cục bài văn TM? Nhiệm vụ từng phần HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của Gv & Hs Nội dung Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi. Hs: Đọc yêu cầu của bài tập. Hs: Đọc bài tham khảo mục 2 SGK/ Trang 154 GV:Yêu cầu hs xác định yêu cầu II. LUYỆN TẬP Thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn. 1. Tìm hiểu đề của đề H: Đề văn trên thuộc thể loại nào? Đối tượng, phạm vi tri thức? H: Muốn làm được yêu cầu bài tập này các em cần phải làm gì? 1P. Hs: Quan sát tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn. HĐN bàn - 10P ? Lập dàn ý cho đề văn trên? HS: Hết giờ trao đổi bài giữa các nhóm- nhận xét lẫn nhau. GV: Sử dụng bảng phụ chốt lại cho học sinh. H: Truyện ngắn có hình thức như thế nào? H: Truyện ngắn thường phản ánh nội dung gì? H: Nhân vật, sự kiện trong truyện ngắn như thế nào? H: Truyện ngắn có cốt truyện như thế nào? H: Trong truyện ngắn em thấy tác giả xây dựng bố cục, chi tiết, kết cấu, lời văn, bút pháp gì? H: Truyện ngắn để lại cho em bài học gì? H: Dựa vào dàn bài trên em hãy viết phần mở bài, kết bài cho đề trên. - Thể loại: Thuyết minh. - Đối tượng: Đặc điểm của truyện ngắn. - Phạm vi tri thức: nguồn gốc, đặc điểm, vị trí của thể loại 2. Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại truyện ngắn: Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. - Thân bài: + Nội dung: Bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống nhưng ngắn gọn. + Nhân vật, sự kiện: Ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nhân vật là hiện thân của một trạng thái quan hệ xã hội. + Cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế. + Bố cục: chặt chẽ, hợp lí. + Lời văn: trong sáng, giàu hình ảnh. + Chi tiết bất ngờ, hợp lí. + Kết cấu: không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà chủ yếu là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề. + Bút pháp trần thuật: thường là chấm phá. + Yếu tố bổ trợ: yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Kết bài: Truyện ngắn thường để lại cho con người bài học về cách sống cách làm người tu dưỡng cho con người những tư tưởng tốt đẹp. 3. Viết bài Hs viết. Gv gợi ý. Gv chữa, nhận xét. GV: Đọc một đoạn bài tham khảo. 3. Hoạt động 3: Luyện tập - GV cho HS HĐCN (5p) ? Học sinh viết phần thân bài cho đề bài: Thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn. - GV: Đọc bài văn tham khảo cho học sinh nghe. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) làm bài tập ngoài sgk - GV: Cho học sinh đọc phần thân bài - các nhóm tráo bài nhau, nhận xét bổ sung- giáo viên chốt. 5. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Hãy thuyết minh về một quyển SGK mà em thích. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU . - Nắm được cách thuyết minh về thể loại văn học. - Khi viết bài thuyết minh về thể loại văn học cần lưu ý điều gì? - Về nhà học bài: Thuyết minh về thể thơ lục bát. - Chuẩn bị bài mới: HDĐT Muốn làm thằn Cuội – Hai chữ nước nhà. . Ngày soạn: 1/12/2019 Ngày giảng: 5/12 (8A7) Tiết 70 Hướng dẫn đọc thêm: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI (Tản Đà) HAI CHỮ NƯỚC NHÀ (Trần Tuấn Khải) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu nét khái quát nội dung, nghệ thuật hai văn bản: Muốn làm thằng Cuội và Hai chữ nước nhà. 2. Kĩ năng: - Đọc và đọc diễn cảm 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước và ý trí tự lập tự cường. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ, tìm hiểu tư liệu về tác giả, hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. 2. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình bày 1 phút... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: H’: Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản đó. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV cho HS kể tên, tg các văn bản đã học HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, trình bày 1 phút. - GV: Cung cấp một số kiến thức liên quan đến tác giả, văn bản của 2 văn bản trên. - HD học sinh đọc. - Gọi 8-10 học sinh đọc 2 văn bản - HS khác nhận xét, sửa lỗi H: Nhà thơ nói chuyện với ai? Nói về việc gì? -> Nói với chị Hằng trên cung trăng; Nói về tâm trạng trước thực tại của đất nước. H: Nêu những nét chính về nghệ thuật, nội dung, bài thơ? H: Nêu những nét chính về nghệ thuật, A. Muốn làm thằng Cuội – Hai chữ nước nhà. I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả - Văn bản: (SGK) 2. Đọc, tìm hiểu chú thích II. Đọc, hiểu văn bản 1. Văn bản: Muốn làm thằng Cuội a. Nghệ thuật - Giọng thơ bình dị, trong sáng, giàu sức biểu cảm. - NT nhân hoá với bút pháp lãng mạn, bóng bảy. b. Nội dung Bài thơ là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng. 2. Văn bản: Hai chữ nước nhà a. Nghệ thuật nội dung bài thơ? HS suy nghĩ 1P ? ND, NT của 2 văn bản trên? - Ẩn dụ, hình ảnh kì vĩ, thể thơ dân tộc, câu cảm b. Nội dung - Bài thơ trình bày cảm nghĩ của con người về đất nước mình. - Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ phải dời xa đất nước - Nỗi lòng người cha trong cảnh nước mất nhà tan - Nỗi lòng của người cha dành cho con -> Tình yêu nước thiết tha, tự hào dân tộc, khích lệ lòng yêu nước của mọi người. 3. Hoạt động 3: Luyện tập - GV: cho HS HĐCN (5P) ? Đọc thuộc lòng 2 bài thơ trên. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) làm bài tập ngoài sgk GV: giao về nhà làm ? Để khích lệ chí khí của con người, người cha đã khơi gợi cho con những tình cảm gì? Em hãy tìm những câu thơ thích hợp của đoạn trích trên? 5. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Sưu tầm một bài thơ thể hiện tâm trạng như bài thơ trên? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - GV khái quát nội dung bài học. - Học thuộc lòng 2 bài thơ. - Nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Soạn bài: Làm thơ 7 chữ. + Ôn lại kiến thức về đặc điểm của thể thơ 7 chữ. ............................................................................................................ Ngày soạn: 1/12/2019 Ngày dạy: 6/12 (8A7) Tiết 71 Hoạt động ngữ văn LÀM THƠ BẢY CHỮ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS nắm được những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ 7 chữ. - Nắm được đặc điểm của thể thơ 7 chữ về luật, đối, niêm. - Thực hành làm thơ bảy chữ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thơ 7 chữ qua các ví dụ cụ thể. - Đặt một số câu thơ bảy chữ. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu thích văn thơ. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ ghi ví dụ để phân tích. 2. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình bày 1 phút... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: H’: ? Nêu đặc điểm của thể thơ bảy chữ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Kể tên các bài thơ 7 chữ đã học? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, nhóm đôi H: Thơ 7 chữ, ta phải xác định được những yếu tố nào? HĐN Đôi – 2P H: Nhắc lại bố cục của thơ 7 chữ? - Thất ngôn bát cú: Đề - thực - luận - kết. - Thất ngôn tứ tuyệt: Khai - thừa - chuyển - hợp. H: Nhiệm vụ của từng phần? H: Về bằng trắc, thơ 7 chữ có luật như thế nào? (lấy bài “Bánh trôi nước” ) B B B T T B B T T B B T T B T T T B B T T B B T T T B B I. Ôn tập: (xem lại bài 15: Thuyết minh về 1 thể thơ). - Số tiếng (chữ) và số dòng (câu). - Luật bằng trắc, cách ngắt nhịp và gieo vần. - Nhất, tam, ngũ bất luận (có thể bằng hay trắc tuỳ ý). - Nhị, tứ, lục phân minh (phải rõ ràng, chính xác, đúng luật) - Câu 1 đối với câu 2. Câu 3 đối với câu 4. - Câu 1 niêm với câu 4. Câu 2 niêm với câu 3. H: Nêu cách gieo vần? Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, nhóm đôi. H: Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ sau: - GV sử dụng bảng phụ ghi bài thơ cho HS lên gạch nhịp, ghi luật bằng trắc rồi nhận xét, rút ra kết luận về Đối - Niêm. HĐN bàn: 3P Hoàn thiện bài thơ. - Học sinh đọc bài thơ. H: Hãy chỉ ra chỗ sai? Nói lý do? (Lưu ý dấu câu, cách ngắt nhịp, gieo vần). H:Tìm cách sửa lại cho đúng. HĐ: Cá nhân: 2P - HS: làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi (phóng tác). 2 câu đó là: Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng. Có thể: Đáng cho cái tội quân lừa dối. Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng. Hoặc: Cõi trần ai cũng chường mặt nó. Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng. - HS: Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý mình. - Gieo vần: Tiếng cuối câu 1-2- 4 hoặc 1- 2- 4-6-8. II. Nhận diện luật thơ a. Chiều ( SGK 165, 166) - Nhịp 2/2/3. 4/3. 4/3. 4/3. - Gieo vần: Về, nghe, lê. + Đối: B - T - B Câu 1 + 2: T - B - T. Câu 3 + 4: T - B - T. B - B - B. + Niêm: câu 1 + 4, câu 2 + 3. b. Tối (SGK 166) - Sau từ “mở” không dùng phẩy. - Sau từ “xanh” thành “lè”, (hoặc nhoè, khè, hoe v.v.) VD: Ngọn đèn mờ tỏ ánh xanh lè. Ngọn đèn mờ tỏ ánh vàng hoe. Ngọn đèn mờ tỏ bóng đen nhoè. III. Tập làm thơ 1. Hoàn thiện hai câu thơ còn thiếu của bài thơ: a. - Tôi thấy người ta có bảo rằng Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng! “Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ? Có dạy cho đời bớt cuội chăng?” “ Bao giờ chúng tản lên du hí Có được vui vầy với Cuội chăng?” “Không còn nhăng cuội như ngày trước Ngoan ngoãn ở bên với chị Hằng” “ Cung trăng chỉ có đá và đất Hít bụi suốt ngày có sướng chăng” b. Làm tiếp bài thơ dang dở - Vui sao ngày đã chuyển sang hè, Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve. “Nắng đấy rồi mưa như trút nước Bao người vẫn vội vã đi về” “ Nắng cháy hàng me lòng nuối tiếc, Hết rồi năm học bạn xa bè” Có thể: Phất phới trong lòng bao tiếng gọi. Thoảng hương lúa chín gió đồng quê. “Mùa thi đã đến bao nô nức Kì nghỉ thật vui với bạn bè” 3. Hoạt động 3: Luyện tập - GV: cho HS HĐCN (5P) ? Trình bày bài thơ tự làm ở nhà -> Nhận xét, phân tích, sửa - GV: Trình bày bài thơ tự làm để học sinh tham khảo 4. Hoạt động 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) làm bài tập ngoài sgk GV: giao về nhà làm ? Về nhà tập sáng tác 1 bài thơ 7 chữ. 5. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Sưu tầm một bài thơ 7 chữ mà em thích nhất. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - GV khái quát nội dung bài học. + Ôn lại kiến thức về đặc điểm của thể thơ 7 chữ. + Tiếp tục về nhà làm bài thơ 7 chữ. + Ôn tập chuẩn bị thi học kì 1.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_17_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf