Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 86: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Viết bài tập làm văn số 5 ở nhà - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức. Giúp HS

- Nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn.

- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

2. Kĩ năng:

- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.

- Viết được một đoạn văn thuyết minh ngắn.

3. Thái độ:

Có ý thức đúng đắn khi viết bài tập làm văn.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: 1 số đoạn văn tham khảo.

2. Học sinh: đọc kĩ các đoạn văn và thực hiện theo yêu cầu trong sgk, dự kiến

làm bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ:

a. Kiểm tra bài cũ:

H. Thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn? Cấu tạo của đoạn văn?

- Là một bộ phận của bài văn. Nhiều đoạn văn kết hợp với nhau tạo thành bài văn.

Đoạn văn phải có 2 câu trở lên được xắp xếp theo một trình tự nhất định.

b. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 86: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Viết bài tập làm văn số 5 ở nhà - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 6/5/2020 8B- 7/5/2020 Tiết 86: Tập làm văn VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 Ở NHÀ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức. Giúp HS - Nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn. - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. - Diễn đạt rõ ràng, chính xác. - Viết được một đoạn văn thuyết minh ngắn. 3. Thái độ: Có ý thức đúng đắn khi viết bài tập làm văn. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: 1 số đoạn văn tham khảo. 2. Học sinh: đọc kĩ các đoạn văn và thực hiện theo yêu cầu trong sgk, dự kiến làm bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: H. Thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn? Cấu tạo của đoạn văn? - Là một bộ phận của bài văn. Nhiều đoạn văn kết hợp với nhau tạo thành bài văn. Đoạn văn phải có 2 câu trở lên được xắp xếp theo một trình tự nhất định. b. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Một bài văn thuyết minh cũng cần phải có những đoạn văn thuyết minh. Vậy xây dựng đoạn văn thuyết minh trên cơ sở nào? Giống hay khác với việc xây dựng một đoạn văn thông thường? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS đọc đoạn văn a trong sgk H: Đoạn văn trên gồm mấy câu? H: Từ nào được nhắc lại trong các câu đó? Dụng ý của việc nhắc đi nhắc lại đó là gì? H: Câu nào thể hiện rõ chủ đề của đoạn văn? H: Nêu nội dung của từng câu trong đoạn văn? H: Em có nhận xét gì về vai trò của các câu 2,3,4,5? - Bổ sung thông tin làm rõ ý cho câu chủ đề. H: Đoạn văn a có phải là đoạn văn miêu tả kể chuyện, biểu cảm, nghị luận không ?Vì sao? - Không phải là đoạn văn miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, nghị luận. Vì: Đoạn văn không biểu hiện cảm xúc, không kể, không tả, không bàn luận phân tích, chứng minh, giải thích về nước. H: Vậy đoạn văn trên thuộc loại nào? H: Thuyết minh về vấn đề gì? - Đoạn văn thuyết minh một sự việc, hiện tượng tự nhiên - xã hội. - HS đọc đoạn văn b. H: Đoạn văn gồm mấy câu? Các câu nói tới ai? H: Câu nào là câu chủ đề? Các câu khác nói về vấn đề gì? I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh. 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh. * Ví dụ: sgk/13 - Đoạn văn a: Gồm 5 câu. - Từ “nước”-> là từ quan trọng nhất để thể hiện chủ đề của đoạn văn. - Câu 1: câu chủ đề - C1: Khái quát vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới. - C2: Cho biết tỉ lệ nước ngọt ít ỏi so với tổng lượng nước trên trái đất. - C3: Cho biết lượng nước ấy đã bị ô nhiễm. - C4: Nêu lên sự thiếu nước ở các nước thứ 3 + C5: Dự báo tình hình thiếu nước. => Là đoạn văn thuyết minh. - Đoạn văn b: Gồm 3 câu. - Đồng chí Phạm Văn Đồng. - Câu 1 là câu chủ đề. - Câu 2 sơ lược quá trình hoạt động cách mạng. - Câu 3 quan hệ của ông với chủ tịch Hồ H: Như vậy đoạn văn thuyết minh về đối tượng nào? - HS đọc đoạn văn a. H: Đoạn văn a thuyết minh về cái gì? H: Khi thuyết minh về chiếc bút bi ta cần phải thực hiện những yêu cầu nào? H: Đối chiếu với các tiêu chuẩn ấy đoạn văn vừa đọc mắc những lỗi gì? H: Cần và nên sửa bổ sung như thế nào? - Học sinh sửa và sắp xếp lại. - Giáo viên nhận xét, kết luận. - HS đọc đoạn văn b H: Đoạn văn b thuyết minh về cái gì? H: Đoạn văn b mắc những lỗi gì? H: Em hãy sửa lại đoạn văn trên? Học sinh sửa lại. Giáo viên nhận xét, kết luận. H: Tóm lại khi làm bài văn thuyết minh ta cần chú ý điều gì? - HS trả lời, nhận xét. - Gv nhận xét, kết luận. - Yêu cầu khi xây dựng đoạn văn thuyết minh: - Xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn - Khi viết cần: + Trình bày rõ ý chủ đề của đoạn + Sắp xếp theo trình tự: cấu tạo sự vật, nhận thức, diễn biến sự việc trong thời gian, chính phụ. Chí Minh. -> Đoạn văn giới thiệu về một danh nhân, một con người nổi tiếng. 2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn. a. Đoạn văn a: - Giới thiệu dụng cụ học tập quen thuộc, một đồ vật thông dụng: Chiếc bút bi. - Yêu cầu: + Nêu rõ chủ đề. + Cấu tạo công dụng của bút bi. + Cách sử dụng. - Nhược điểm của đoạn văn: + Không rõ câu chủ đề. + Chưa có ý công dụng. + Các ý lộn xộn, thiếu mạch lạc. + Sửa lại: Cần tách thành 3 ý nhỏ rõ ràng: Cấu tạo, công dụng, sử dụng. - Nêu cụ thể đặc điểm phần vỏ -> ruột -> Nguyên lí hoạt động. b. Đoạn văn b. - Chiếc đèn bàn. - Nhược điểm: + Đoạn văn sắp xếp ý lộn xộn, phức tạp hoá khi giới thiệu cấu tạo của chiếc đèn bàn. Chưa biết tách đoạn. + Sửa lại: Tách thành 3 đoạn: giới thiệu cái đèn bàn. Phần đèn: bóng đèn, đui đèn, dây điện. Phần chao đèn Phần đế đèn. - HS đọc ghi nhớ sgk - GV nêu yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn - HS viết nháp, trình bày. - HS nhận xét, sửa chữa. - GV nhận xét, bổ sung. Đọc đoạn văn tham khảo. - GV nêu yêu cầu bài tập. - HD học sinh viết - HS viết, trình bày (lớp 8A viết hoàn chỉnh tại lớp) - Nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, uốn nắn, cho điểm khuyến khích những em viết tốt. * Bài học: (Sgk/15) II. Luyện tập. 1. Bài tập 1: Viết đoạn văn mở bài và kết bài thuyết minh về ngôi trường của em. - Mở bài: Mời bạn đến thăm trường tôi, ngôi trường PTDTBT THCS Ta Gia sừng sững nằm cạnh quốc lộ 279D - huyện Than Uyên. Ngôi trường thân yêu của chúng tôi. - Kết bài: Trường tôi như thế đó, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quí ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỉ niệm đẹp đẽ ở nơi đây sẽ theo chúng tôi suốt cuộc đời. 2. Bài tập 2. Viết đoạn văn thuyết minh về "Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam". - Năm sinh, năm mất, quê quán gia đình. - Đôi nét về quá trình hoạt động, - Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại. * Hoạt động 3: Luyện tập (Tích hợp phần II) * Hoạt động 4: Vận dụng hs viết đoạn văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương em * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm đọc các câu văn, đoạn văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk, nắm chắc nội dung cơ bản. - Làm tiếp bài tập 3, lớp 8B hoàn thiện bài tập 2 và 3. - Chuẩn bị: Tức cảnh Pác Bó Yêu cầu: Đọc kĩ, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu. Tìm hiểu về tác giả, thể thơ của văn bản • Giáo viên giao đề bài viết tập làm văn số 5 cho hs về nhà làm * Đề bài: Thuyết minh về ngôi trường em đang học. * Hướng dẫn chấm Nội dung Điểm I. Yêu cầu 1. Về hình thức: - Diễn đạt lưu loát, bài viết sinh động, câu văn trong sáng. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, liên kết các phần trong văn bản. 2. Về nội dung: - Đúng thể loại văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Bài viết cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: a. Mở bài - Giới thiệu chung về ngôi trường: Trường em là ngôi trường THCS, tên trường...; là ngôi nhà chung của chúng em. b. Thân bài - Địa điểm: Trường nằm ở vị trí nào ? Cách trung tâm bao xa ? - Được khởi công xây dựng năm nào ? Khánh thành năm nào ? Đưa vào sử dụng từ năm học nào ? - Trường có tổng diện tích là bao nhiêu m2 ? Có bao nhiêu phòng học, diện tích từng phòng học ? - Có bao nhiêu phòng chức năng, gồm những phòng nào ? - Sân chơi, bãi tập được bố trí như thế nào ? - Trường có bao nhiêu lớp ? (trong đó khối 6 là...; khối 7 là...; khối 8 là...; khối 9 là...), với tổng số bao nhiêu học sinh ? - Trường có bao nhiêu CBGVNV ? (trong đó có bao nhiêu GV trực tiếp đứng lớp ? Bao nhiêu cán bộ quản lí ? Bao nhiêu nhân viên hành chính ?) - Thành tích của nhà trường: Nêu những thành tích về học tập và rèn luyện của học sinh như: + Kết quả về hạnh kiểm: bao nhiêu % từ khá - tốt trở lên.... + Kết quả học lực: Bao nhiêu % giỏi, bao nhiêu % khá, bao nhiêu % TB, bao nhiêu % yếu ? Trường có bao nhiêu học sinh giỏi cấp trường, huyện, tỉnh ? - Các giải thưởng về hoạt động phong trào của thầy và trò trong trường như thể dục thể thao, văn nghệ.... - Công lao to lớn của thầy cô như thế nào ? c. Kết bài - Vai trò của mái trường trong cuộc đời của mỗi học sinh - Tình cảm của bản thân đối với mái trường. III. Biểu điểm * Học sinh lập được dàn bài tương đối đầy đủ như dàn bài trên. - Đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức, có sáng tạo trong bài viết. - Tương đối đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng còn mắc vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. - Tương đối đảm bảo yêu cầu về nội dung, nhưng còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. - Bài viết chưa đảm bảo về nội dung và hình thức. Diễn đạt yếu. - Bài viết sơ sài, trình bày lộn xộn, chưa biết cách diễn đạt, sai quá nhiều lỗi chính tả,... - Không làm được bài. Lạc đề. *Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn vì vậy trong quá trình chấm giáo viên cần linh động và trân trọng những kiến thức của học sinh. 1 8->9 6->7 5->5,5 3->4 1->2 0

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_86_viet_doan_van_trong_van_ban_th.pdf