I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt tương đối rõ ràng, chính xác.
- Biết cách viết một đoạn văn thuyết minh ngắn.
3. Thái độ: Có ý thức đúng đắn khi viết bài tập làm văn thuyết minh.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 1 số đoạn văn tham khảo.
2. Học sinh: Đọc kĩ các đoạn văn và thực hiện theo yêu cầu trong sgk, dự kiến
làm bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn? Cấu tạo của đoạn
văn?
HS: Là một bộ phận của bài văn. Nhiều đoạn văn kết hợp với nhau tạo thành
bài văn. Đoạn văn thường có 2 câu trở lên được xắp xếp theo một trình tự nhất định.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Một bài văn thuyết minh cũng cần phải có những đoạn văn thuyết minh. Vậy
xây dựng đoạn văn thuyết minh trên cơ sở nào? Giống hay khác với việc xây dựng
một đoạn văn thông thường?
21 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 85 đến 88 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/5/2020
Này giảng:11/5/2020
Tiết 85
Tập làm văn: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt tương đối rõ ràng, chính xác.
- Biết cách viết một đoạn văn thuyết minh ngắn.
3. Thái độ: Có ý thức đúng đắn khi viết bài tập làm văn thuyết minh.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp....
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 1 số đoạn văn tham khảo.
2. Học sinh: Đọc kĩ các đoạn văn và thực hiện theo yêu cầu trong sgk, dự kiến
làm bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn? Cấu tạo của đoạn
văn?
HS: Là một bộ phận của bài văn. Nhiều đoạn văn kết hợp với nhau tạo thành
bài văn. Đoạn văn thường có 2 câu trở lên được xắp xếp theo một trình tự nhất định.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Một bài văn thuyết minh cũng cần phải có những đoạn văn thuyết minh. Vậy
xây dựng đoạn văn thuyết minh trên cơ sở nào? Giống hay khác với việc xây dựng
một đoạn văn thông thường?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HĐ nhóm 5 p (nhóm 1,3 phần a;
I. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT
MINH
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
a. Đoạn văn a:
nhóm 2,4 phần b)
Hs đọc đoạn văn a trong sgk
H: Đoạn văn trên gồm mấy câu?
H: Từ nào được nhắc lại trong các
câu đó? Dụng ý của việc nhắc đi
nhắc lại đó là gì?
H: Câu nào thể hiện rõ chủ đề của
đoạn văn?
H: Nêu nội dung của từng câu trong
đoạn văn?
H: Em có nhận xét gì về vai trò của
các câu 2, 3, 4, 5?
Hs: Bổ sung thông tin làm rõ ý cho
câu chủ đề.
H: Vậy đoạn văn trên thuộc loại
nào?Thuyết minh về vấn đề gì?
Hs đọc đoạn văn b.
H: Đoạn văn gồm mấy câu?
H: Đoạn văn có câu chủ đề không?
Từ ngữ chủ đề là gì? Các câu trong
đoạn có vai trò gì?
H: Như vậy đoạn văn thuyết minh
theo cách nào,về đối tượng nào?
HĐ nhóm đôi
Hs đọc kĩ đoạn a
H: Đoạn văn a thuyết minh về cái
gì?
Hs: Thuyết minh về một thứ đồ
dùng quen thuộc: cái bút bi.
H: Khi thuyết minh về bút bi, ta cần
thuyết minh những ý gì? Nên trình
bày các ý đó như thế nào?
Hs: Lịch sử ra đời, ưu thế của bút bi
sơ với bút khác, cấu tạo của bút, các
- Gồm 5 câu.
- Từ “nước” -> là từ quan trọng nhất để thể
hiện chủ đề của đoạn văn.
- Câu chủ đề: câu 1
- Nội dung của từng câu:
+ Câu 1: Khái quát vấn đề thiếu nước ngọt
trên thế giới.
+ Câu 2: Cho biết tỉ lệ nước ngọt ít ỏi so với
tổng lượng nước trên trái đất.
+ Câu 3: Cho biết lượng nước ấy đã bị ô
nhiễm.
+ Câu 4: Nêu lên sự thiếu nước ở các nước
thứ 3
+ Câu 5: Dự báo tình hình thiếu nước.
-> Câu 2, 3, 4, 5 bổ sung thông tin làm rõ ý
cho câu chủ đề.
=> Là đoạn văn thuyết minh một sự việc,
hiện tượng tự nhiên - xã hội.
b. Đoạn văn b: gồm 3 câu.
- Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng.
- Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về
Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt
động đã làm.
-> Đoạn văn song hành, giới thiệu về một
danh nhân, một con người nổi tiếng.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa
chuẩn
a. Đoạn văn a:
loại bút, cách sử dụng, giữ gìn, bảo
quản.
H: Đoạn văn a thuyết minh về nội
dung gì?
Hs: thuyết minh cấu tạo của bút bi
H: Nhược điểm của đoạn này là gì?
H: Nếu giới thiệu cấu tạo của cây
bút bi thì nên giới thiệu như thế nào?
Hs: giới thiệu về cấu tạo -> phải chia
thành từng bộ phận.
H: Theo em đoạn văn trên nên chữa
lại như thế nào?
H: Mỗi đoạn nên viết lại như thế
nào?
Gv yêu cầu Hs làm bố cục ra giấy.
Gọi vài học sinh trình bày.
Hs khác nhận xét giáo viên điều
chỉnh.
HĐ cá nhân
Hs đọc đoạn văn b.
H: Đoạn b có nhược điểm gì?
Hs: Lộn xộn.
H: Theo em nên giới thiệu đèn bàn
bằng phương pháp gì? Phân loại,
phân tích.
H: Vậy em nên chia ra làm mấy
đoạn?
H: Mỗi đoạn nên viết lại như thế
nào?
Gv yêu cầu Hs làm ra giấy, Gv kiểm
tra và điều chỉnh.
H: Tóm lại khi làm bài văn thuyết
minh ta cần chú ý điều gì?
- Hs trả lời, nhận xét.
- Gv nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu khi làm bài văn thuyết
- Nhược điểm: trình bày lộn xộn
- Chữa lại: tách thành hai đoạn.
Đoạn 1: Thuyết minh phần ruột bút bi, gồm
ngòi bút bi và ống mực. Ống mực làm bằng
nhựa dài khoảng 10 - 12 cm trong chứa loại
mực đặc biệt. Dưới ống mực gắn ngòi bút
được làm bằng kim loại không gỉ. Phần dưới,
đầu ngòi nhỏ hơn và có một lỗ tròn, bên
trong có một hòn bi nhỏ, khi viết hòn bi lăn
làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành
chữ.
Đoạn 2: Phần vỏ: gồm ống nhựa hoặc sắt để
bọc ruột bút và làm cán bút viết. phía trên có
nắp đậy. Loại bút không nắp đậy thì có thanh
cài, nút bấm và lò so bên trong. Khi viết thì
chỉ cần tháo nắp bút hoặc ấn đầu cán bút cho
ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm
cho ngòi bút thụt vào.
b. Đoạn văn b:
- Nhược điểm: trình bày lộn xộn.
- Chữa lại: Tách 3 đoạn
+ Phần đèn: có bóng đèn, đui đèn, dây điện,
công tắc.
+ Phần chao đèn
+ Phần đế đèn.
minh cần:
- Xác định các ý lớn, mỗi ý viết
thành một đoạn văn
- Khi viết đoạn văn cần:
+ Trình bày rõ ý chủ đề của đoạn
+ Sắp xếp theo trình tự: cấu tạo sự
vật, nhận thức, diễn biến sự việc
trong thời gian, chính phụ.
Hs đọc ghi nhớ sgk
* Bài học: /Sgk
Hoạt động 3: Luyện tập
Gv nêu yêu cầu của bài tập.
Gv hướng dẫn
Hs HĐ cá nhân
Hs nhận xét, sửa chữa.
Gv nhận xét, bổ sung. Đọc đoạn văn
tham khảo.
Gv nêu yêu cầu bài tập.
HD học sinh về nhà viết: Có thể
tham khảo cách trong SBT/Trang
11.
Gv nêu yêu cầu bài tập.
HD học sinh viết
Cá nhân trình bày, nhận xét.
Gv: nhận xét, uốn nắn, cho điểm
khuyến khích những em viết tốt.
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1: Viết đoạn văn mở bài và kết bài
thuyết minh về ngôi trường của em.
- Mở bài: Mời bạn đến thăm trường tôi, ngôi
trường THCS Tà Mung sừng sững nằm trung
tâm xã. Đó là ngôi trường thân yêu của
chúng tôi.
- Kết bài: Trường tôi như thế đó, khiêm
nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu
quí ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình.
Chắc chắn những kỉ niệm đẹp đẽ ở nơi đây sẽ
theo chúng tôi suốt cuộc đời.
2. Bài tập 2: (Làm ở nhà)
Viết đoạn văn thuyết minh về "Hồ Chí
Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam".
- Năm sinh, năm mất, quê quán gia đình.
- Đôi nét về quá trình hoạt động
- Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc
và thời đại.
3. Bài tập 3:
Thuyết minh về bố cục sách giáo khoa ngữ
văn 8 tập 2.
- Sách có hai phần lớn là các bài học và phụ
lục.
- Sách có 17 bài từ bài 18 đến bài 34.
- Trong mỗi bài thường gồm có kết quả cần
đạt và từng bài của 3 phân môn: Văn bản –
Tiếng việt – Tập làm văn.
- Ở phần văn bản gồm 4 phần : văn bản, chú
thích, đọc hiểu văn bản, ghi nhớ.
- Ở phần bài Tiếng việt và tập làm văn đều có
2 phần lớn là lí thuyết và bài tập. Phần lí
thuyết có các ngữ liệu và các câu hỏi gợi ý đê
khác thác nội dung bài học, sau mỗi phần đó
là ghi nhớ. Phần hai là bài tập có các dạng từ
nhận biết, thông hiểu, vận dụng
Hoạt động 4: Vận dụng
- Khi viết bài văn, đoạn văn thuyết minh cần chú ý những yêu cầu nào?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý thưởng sáng tạo
- Đọc một số đoạn văn mẫu.
- Cho câu chủ đề sau: Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng vĩ đại, một danh
nhân văn hóa lớn của dân tộc.
Từ câu chủ đề trên, hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh (khoảng 6-7 câu)
- Yêu cầu:
+ Kĩ năng:
. Viết đoạn văn thuyết minh
. Diễn đạt lưu loát
. Sắp xếp các ý hợp lí, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc
. Dùng từ, đặt câu chuẩn xác, viết đúng chính tả
. Trình bày sạch sẽ, khoa học
+ Kiến thức:
. Giới thiệu được năm sinh, năm mất, quê quán
. Giới thiệu được sự nghiệp cách mạng
. Những đóng góp về văn hóa đặc biệt là văn học
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ sgk, nắm chắc nội dung cơ bản.
- Hoàn thiện bài tập 2 và 3.
- Chuẩn bị: Ôn tập chung về văn bản thuyết minh
+ Yêu cầu: Đọc kĩ các ví dụ trong sgk và trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập.
Ngày soạn: 10/5/2020
Ngày giảng: 12/5/2020
Tiết 86
Văn bản. TỨC CẢNH PÁC BÓ
(Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hs biết được một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ
tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng
hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong
những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: Giáo dục bài học sinh lòng yêu kính Bác Hồ.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, ảnh Bác Hồ làm việc bên bàn đá ở hang Cốc Bó,
2. Học sinh: Đọc thuộc văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng, trực quan
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng bài thơ ''Khi con tu hú''? Qua bài thơ em hiểu gì về các chiến sĩ
cách mạng trong thời kì hoạt động cách mạng bí mật.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV giới thiệu ảnh Bác Hồ làm việc bên bàn đá ở hang Cốc Bó và tập thơ của Bác.
? Em có suy nghĩ gì về Bác Hồ? – GV dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: Vấn đáp, TT tích cực.
- KT: Đặt câu hỏi
- NL: nhận thức, tư duy...
? Giới thiệu những nét chính về tác giả
HCM? (HS lên thuyết trình tích cực).
- Gv bổ sung
I. Đọc- Tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả:
Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là nhà văn,
nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng
? Em biết gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Giáo viên hướng dẫn hs xác định
giọng đọc
- Gv gọi hs đọc.
- Yêu cầu học sinh đọc chú thích SGK
? Xác định thể thơ? Nhận xét về thể thơ
này?
? Nhắc lại đặc điểm của thơ TN tứ tuyệt
Đường luật?
Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ qui tắc và
mô hình cấu trúc chung của một bài thơ
tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên vẻ phóng
khoáng, mới mẻ.
? Phương thức biểu đạt bài thơ?
? Tìm bố cục của bài thơ?
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân
tích, bình giảng, trực quan.
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
* TL nhóm: 4 nhóm (5 phút).
? Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác
diễn ra trong một không gian ntn? Tìm
câu thơ?
? Nhận xét về nhịp thơ, giọng điệu nghệ
thuật của C1.
? Việc sử dụng NT trên gợi ra một cuộc
sống, một phong thái ntn của Bác.
- ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa
thế giới.
b. Văn bản:
Sáng tác tháng 2/1941, khi Bác Hồ trở
về trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong
nước, Bác sống và làm việc tại hang núi
Pác Bó (Cao Bằng).
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích.(Sgk)
3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
4. Phương thức biểu đạt:
Tự sự kết hợp biểu cảm
5. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: 3 câu đầu: Cảnh sinh hoạt và
làm việc của Bác ở Pác - Bó.
- Phần 2: 1 câu cuối: Cảm nghĩ của Bác
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác
* Câu thơ thứ nhất
Sáng ra bờ suối/tối vào hang
- NT: + Nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng
đôi, đối nhau (thời gian: sáng - tối;
không gian: suối- hang; hành động: ra-
vào)
+ Giọng điệu thoải mái
-> Cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp
Phong thái ung dung, thư thái, hoà
điệu với nhịp sống núi rừng
? Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác
tiếp tục được gợi ra ở câu thơ thứ 2 ntn?
? Em hiểu nội dung câu thơ ntn?
? Câu thơ đề cập đến một sự thật lịch sử gì
? Sự thật ấy được Bác nói đến bằng một
giọng điệu ntn?
? Em hiểu gì về cuộc sống sinh hoạt, Người.
? Với giọng điệu vui đùa ta cảm nhận
được điều gì về tinh thần của Bác?
? Nếu như hai câu đầu nói về cảnh sinh
hoạt, thì câu thơ thứ ba nói về vấn đề gì?
? Câu thơ thứ ba có gì đặc sắc về mặt
nghệ thuật?
? Tác dụng của những NT trên?
- GV giới thiệu bức ảnh SGK
? Quan sát bức tranh em thấy gì?
? Qua bức tranh và phân tích ba câu thơ
đầu cho em cảm nhận được điều gì về Bác?
* Bình
? Trong cuộc sống khó khăn như vậy
nhưng Bác có suy nghĩ và cảm nhận gì?
về cuộc đời cách mạng? Tìm câu thơ
? Em hiểu cái sang ở đây ntn
- Ở đây là sang trọng giàu có về mặt tinh
thần của những cuộc đời làm CM, lấy lí
tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị
khó khăn gian khổ thiếu thốn khuất phục.
- Ngoài ra còn là cái sang trọng của
nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp với
* Câu thơ thứ hai
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
( Cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn)
- NT: Giọng thơ đùa vui, thoải mái .
-> Cuộc sống gian khổ thiếu thốn
- Bác vui thích , hài lòng với cuộc sống
đạm bạc
* Câu thơ thứ ba:
''Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng''
- NT: Phép đối: Đối ý (đối giữa điều
kiện làm việc tạm bợ với công việc khó
khăn quan trọng
+ Đối thanh: bằng/ trắc.
+ Từ láy gợi hình, gợi cảm.
-> Điều kiện làm việc thiếu thốn, tạm bợ
Bác thích thú, hăng say làm việc cách
mạng ( Hình tượng của người chiến sĩ
cách mạng)
=> Cuộc sống đầy khó khăn gian khổ
nhưng Bác vẫn ung dung, tự tại, hòa
hợp với thiên nhiên và say mê hoạt động
cách mạng
2. Cảm nghĩ của Bác
Cuộc đời cách mạng thật là sang
(Sang: giàu có, dư thừa, sang trọng)
thiên nhiên.
* Chữ ''sang'' được coi là ''nhãn tự'' toả
sảng tinh thần toàn bài.
? Nhận xét về giọng thơ? Biện pháp tu
từ được thể hiện?
? Nhận xét về cách kết thúc bài thơ?
? NT trên thể hiện cảm xúc, thái độ gì?
của Bác
* Gv bình giảng
? Qua bài thơ, em có cảm nhận chung gì
về con người của Bác ở Pác Bó?
- Chia cặp trao đổi:
? So sánh hình ảnh của Bác ở Pác Bó
với hình ảnh Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
hay Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân
Am, em thấy có gì khác
- Mời một số cặp trình bày
- GV NX, chuẩn xác:
Người xưa thường tìm đến thú lâm
tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế
xã hội, muốn ''lánh đục về trong'', tự an
ủi bằng lối sống ''An bần lạc đạo''. Tuy
đó là lối sống thanh cao nhưng có phần
tiêu cực.
- Còn với Bác Hồ sống hoà nhịp với lâm
tuyền nhưng vẫn giữ trọn vẹn cốt cách
chiến sĩ. Vì vậy nhân vật trữ tình của
bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ nhưng thực
chất vẫn là chiến sĩ.
? Điều đó đã tạo cho bài thơ vẻ đẹp gì?
- PP: Vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi, lược đồ tư duy.
- NL: tư duy, trình bày
? Vẽ lược đồ tư duy khái quát những nét
- NT: Giọng thơ sảng khoái
Biện pháp nói quá
Xây dựng tứ thơ độc đáo, bất
ngờ, thú vị, sâu sắc
=> Hài lòng, vui thích với cuộc sống
cách mạng, lạc quan, tin tưởng vào sự
nghiệp cách mạng.
=> HCM vừa là một chiến sĩ say mê
hoạt động cách mạng, vừa như một
khách lâm tuyền ung dung sống hòa
nhịp với thiên nhiên
-> Bài thơ vừa có chất cổ điển vừa mang
tính hiện đại
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn,
đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của
bài thơ?
- HS trình bày – HS khác NX, b/s.
- GV chuẩn xác, chốt ghi nhớ
- Cho hs đọc ghi nhớ
hàm súc.
- Có lời thơ bình dị pha giọng đùa vui,
hóm hỉnh.
- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú
vị và sâu sắc
2. Nội dung:
Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan,
phong thái ung dung của Bác Hồ trong
cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở
Pác Bó.
3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện cốt cách
tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy
niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp
cách mạng.
* Ghi nhớ: SGK - tr30
Hoạt động 3: Luyện tập
- Đọc diễn cảm câu thơ, bài thơ viết về Bác Hồ?
? Cảm nhận về con người Hồ Chí Minh qua bài thơ?
Hoạt động 4: Vận dụng
? Đọc một số câu thơ của Bác hoặc một số câu thơ, văn viết về Bác mà em biết?
? Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận của em về Bác Hồ?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý thưởng sáng tạo
- Sưu tầm cấc bài văn, thơ, tranh vẽ về Bác Hồ.
- Sưu tầm và chép những câu thơ nói về niềm vui với cái nghèo, thú lâm tuyền
trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ.
- Soạn bài ''Ngắm trăng''.
- Đọc kĩ bài thơ (học thuộc lòng), tìm hiểu và phân tích những hình ảnh trong
bài thơ, trả lời câu hỏi theo sgk.
+ Tìm hiểu thêm về tập thơ " Nhật kí trong tù" của HCM.
Ngày soạn: 10/5/2020
Ngày giảng:12/5/2020
Tiết 87
Văn bản: NGẮM TRĂNG
Tự học có HD ở nhà: ĐI ĐƯỜNG
(Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Có hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Hiểu được tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ
Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.
- Biết được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm được bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- Cảm phục và yêu mến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng
lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Phương tiện: sgk, sgv, tài liệu tham khảo, máy chiếu, video bài
hát “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”,...
- Tích hợp với một số tác phẩm thơ của Hồ Chí Minh; tích hợp với Tiếng Việt ở
câu nghi vấn, điệp ngữ...
2. Học sinh: Đọc và soạn bài đầy đủ theo hướng dẫn của GV.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: vấn đáp, nêu - giải quyết vấn đề, phân tích, giảng bình, hoạt
động nhóm, trò chơi.
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, trình bày một phút, chia
nhóm, giao nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
H. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh và nêu
nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Cho hs nghe bài hát “ Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”
? Trình bày những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Gv giới thiệu bài: HCM là người dành cho thiên nhiên một tình yêu rất sâu
sắc. Người đặc biệt rất yêu trăng. Trong hoàn cảnh việc quân bận rộn hay trong hoàn
cảnh khó khăn thiếu thốn đủ đường trăng vẫn hiện hữu trong thơ Bác thật đẹp, thật
nên thơ. Các bài thơ viết về trăng của Người phần lớn đều là các bài thơ tuyệt bút.
Tiết học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu một trong những thi phẩm viết về
trăng hay nhất của Người.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV& HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi
- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy
sáng tạo, hợp tác, giao tiếp
? Nhắc lại vài nét về tác giả HCM?
? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài
thơ?
? Nên đọc bài thơ với giọng như thế nào?
- Gv hướng dẫn học sinh đọc: đọc đúng cả
phần phiên âm và dịch nghĩa, dịch thơ,
giọng vui say mê, sảng khoái, chú ý sự
đăng đối về nhịp và chữ ở câu 3,4. Nhịp
2/2/3 hoặc 5/3.
- Học sinh đọc, nhận xét.
- HS chú ý chú thích, giải nghĩa từ “vọng
nguyệt”
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Thể thơ này bố cục như thế nào?
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, bình
giảng, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Văn bản, văn bản
a. Tác giả
Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là nhà văn,
nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng
giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa
thế giới.
b. Văn bản
- Trích trong tập “Nhật ký trong tù”.
- Sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới
Thạch khi Bác bị bắt giam tại Trung
Quốc (8/1942)
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích (Sgk)
3. Thể thơ: Thơ thất ngôn tứ tuyệt
Đường luật.
4. Bố cục: Khai đề, Thừa đề, Chuyển đề,
Hợp đề
II. Đọc, hiểu văn bản
sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.
Đọc lại hai câu thơ đầu
? Tìm lời thơ gợi tả hoàn cảnh ngắm trăng
của Bác?
* Thảo luận nhóm: 5 phút.
? Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong
câu thơ?
? Bác nhắc đến những thiếu thốn nào trong
tù qua lời thơ trên ?
? Em nhận xét gì về hoàn cảnh ngắm
trăng của Bác?
- Hs trả lời, nhận xét
- Gv nhận xét, chốt kiến thức.
? Tại sao Bác lại nhắc đến hoa và rượu ?
? Nhắc đến rượu và hoa là thể hiện khát
khao gì của Bác?
- GV giảng.
? Mặc dù không rượu và không hoa nhưng
trước cảnh đẹp, cảm xúc của Bác thể hiện
qua câu thơ nào?
- Đối chiếu với câu thứ hai của phiên âm
với bản dịch thơ.
? Nhận xét về kiểu câu ở phần phiên âm
và dịch thơ?
? Em hiểu gì về tâm trạng của Bác được
gợi lên qua các cụm từ “ khó hững hờ” và
“ nại nhược hà”?
? Cảm nhận của em về tâm trạng của Bác
khi ngắm trăng?
? Cảm nhận của em về Chủ tịch Hồ Chí
Minh qua 2 câu thơ đầu?
- Gv bình giảng.
- GV chuyển ý.
? Hình ảnh Bác ngắm trăng được giới
thiệu qua lời thơ nào?
GV: HS so sánh 2 câu thơ cuối của bản dịch
thơ với bản nguyên tác.
1. Hai câu thơ đầu:
* Hoàn cảnh ngắm trăng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
(Trong tù không rượu cũng không hoa)
NT: Điệp ngữ “vô”
Không rượu, không hoa.
-> Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc
biệt: bị tù đày, thiếu thốn,
- Rượu và hoa là thi liệu tao nhã tạo cảm
hứng cho thi nhân.
-> Khao khát được thưởng ngoạn cảnh
trăng đẹp.
* Tâm trạng của Bác:
”Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
(Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
. Phiên âm: câu hỏi tu từ
. Dịch thơ: câu trần thuật.
- Khó hững hờ: không thể thờ ơ trước vẻ
đẹp của trăng.
- Nại nhược hà: bối rối, xốn xang
-> Bác bối rối, xốn xang, rung động mãnh
liệt trước cảnh đẹp đêm trăng.
=> Bác yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ
nhạy cảm, tinh tế.
2. Hai câu thơ cuối
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngám nhà thơ)
? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật trong
2 câu thơ?
? Chỉ rõ nghệ thuật đối và nhân hóa trong
hai câu thơ?
? Nhan đề bài thơ tác giả dùng từ ”vọng”
nhưng trong 2 câu thơ này, tác giả lại dùng
từ ”khán”. Theo em hai hành động này có
gì khác nhau?
? Việc sử dụng thành công nghệ thuật đối
và từ ”khán” trong câu thơ giúp em nhận
ra được mối quan hệ như thế nào giữa Bác
và trăng ?
* KT động não:
? Có người nói, câu thơ là cuộc vượt ngục
tinh thần của Bác. Trình bày ý kiến của em.
- HS bộc lộ
- Gv chốt, giảng.
? Điểm khác biệt giữa hình ảnh của Bác ở
đầu bài thơ với hình ảnh Bác ở cuối bài
thơ?
? Từ đó em hiểu được điều gì về bản lĩnh
và tâm hồn HCM?
* Thảo luận cặp đôi: 3 phút
? Có ý kiến cho rằng, bài thơ là sự kết hợp
hài hòa giữa chất thi sĩ và chiến sĩ, chất cổ
điển và hiện đại. Suy nghĩ của em về ý
kiến trên?
- HS thảo luận theo cặp -> đại diện trình
bày.
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
Chất chiến sĩ Chất thi sĩ
- Tinh thần thép
của người tù cách
mạng trong cảnh tù
đày.
- Tinh yêu thiên
nhiên của nhà thơ
Hồ Chí Minh.
- NT: phép đối, nhân hóa
- Vọng : ngắm trăng từ xa.
- Khán : xem, nhìn -> người và trăng gần
nhau.
-> Mối giao hòa đặc biệt giữa người và
trăng: Trăng và Bác trở thành bạn tri âm,
tri kỉ .
-> Cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác
. Đầu bài thơ: hình ảnh người tù trong
nhà tù tăm tối.
. Cuối bài thơ: hình ảnh nhà thơ với ánh
sáng vầng trăng
=> Bản lĩnh vững vàng, phong thái ung
dung, tình yêu thiên nhiên đến say mê,
tâm hồn luôn hướng về cái đẹp của
người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Chất cổ điển Chất hiện đại
- Thể thơ tứ tuyệt
Đường luật.
- Viết bằng chữ
Hán.
- Đề tài thiên
nhiên.
- Chất thi sĩ và tinh
thần thép.
- Tinh thần lạc
quan cách mạng
của Bác.
* Gv bình giảng nhấn mạnh chất thi sĩ và
chất chiến sĩ (tinh thần thép) hòa làm một
trong thơ HCM.
? Bài thơ bồi đắp cho em những tình cảm
gì?
- Kính yêu, biết ơn bác.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời
- NL: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy
sáng tạo, giao tiếp
? Nghệ thuật đặc
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_85_den_88_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf