Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 83 đến 88 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Cảm nhận được tình yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người

chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những

hình ảnh gợi cảm, bay bổng với thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

2. Phẩm chất

- Yêu nước: Tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của con người, vẻ đẹp của quê

hương, đất nước

- Nhân ái: Biết cảm thông và chia sẻ với những người có hoàn cảnh tù túng, khát

vọng tự do trong cuộc sống

- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động (có ý thức tìm hiểu, hoàn thành các

yêu cầu của giáo viên giao cho)

- Trung thực: Phản ánh trung thực hiện thực khách quan, trung thực với bản thân và

mọi người xung quanh

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự

mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống

- Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với

bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề

- Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh

giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo

trong cách giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để

viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp

- Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp

trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn thơ, bài thơ

pdf17 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 83 đến 88 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8C- 25/1; 8A,B- 26/1/2021 Tiết 83 Bài 19 Văn bản: KHI CON TU HÚ Tố Hữu I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Cảm nhận được tình yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, bay bổng với thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của con người, vẻ đẹp của quê hương, đất nước - Nhân ái: Biết cảm thông và chia sẻ với những người có hoàn cảnh tù túng, khát vọng tự do trong cuộc sống - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động (có ý thức tìm hiểu, hoàn thành các yêu cầu của giáo viên giao cho) - Trung thực: Phản ánh trung thực hiện thực khách quan, trung thực với bản thân và mọi người xung quanh - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn thơ, bài thơ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sgk, tài liệu liên quan; Máy chiếu 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú? Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ? b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS quan sát hình ảnh thiên nhiên rộng lớn tự do khoáng đạt và hình ảnh những người chiến sĩ cách mạng bị thực dân Pháp tù đày. ? Theo em người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân sẽ có tâm trạng như thế nào? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm ? Tâm trạng người tù được hiện lên qua những câu thơ nào ? Trong ba câu thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ? NT ấy cho ta thấy tác giả cảm nhận mùa hè ntn ? Nhận xét về nhịp thơ, giọng thơ và cách sử dụng từ ngữ ? Tác dụng của chúng? ? Vì sao tác giả có tấm trạng đó? ? Bài thơ được kết thúc bằng hình ảnh nào ? Tiếng chim tu hú tượng trưng cho điều gì? tác động ntn đến người tù * Tích hợp với lịch sử * Thảo luận cặp đôi: 3 phút. ? So sánh tiếng chim tu hú ở phần cuối với phần đầu của bài thơ, em thấy tiếng II. Đọc- Hiểu văn bản 1. 2. Tâm trạng người tù Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Ngột làm sao, chết uất thôi (+)NT: + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nghe hè dạy bên lòng -> Cảm nhận mùa hè không chỉ bằng tai( thính giác) mà còn bằng cả tâm hồn, bằng tình yêu đối với cuộc sống + Động từ mạnh: đạp, chết uất; thán từ: ôi, thôi, làm sao + Cách ngắt nhịp bất thường 6/2; 3/3 + Giọng thơ u uất → Cảm giác vô cùng ngột ngạt, uất ức, bức bối, muốn phá tan phòng giam chật chội để trở về với cuộc sống bên ngoài (vì mất tự do, vì cảnh tù tội) - Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu -> Tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống đầy quyến rũ cứ vang lên da diết, khắc khoải khiến người tù càng cảm thấy đau khổ, bực bội, nó thôi thúc người tù phải hành động. (+ Mở đầu: tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống và tâm trạng náo nức bồn chồn của chim tu hú đã mở ra khung cảnh và tâm trạng của người tù khác nhau ntn - Mời một số cặp trình bày - Nhận xét, chuẩn xác ? Nhận xét về cách mở đầu và kết thúc của bài thơ? Tác dụng? ? Qua đoạn thơ thứ hai, em cảm nhận được điều gì * Bình - ? Hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát nghệ thuật, nội dung của bài thơ ? - HS TB – HS khác NX, b/s. - Chuẩn xác, chốt người tù chiến sĩ + Kết thúc : tiếng tu hú gợi cảm xúc hết sức đau khổ, bực bội + Tiếng chim tu hú ở cả hai đoạn: đều là tiếng gọi của tự do, của thế giới sự sống ở bên ngoài) (+) Mở đầu và kết thúc tự nhiên -> thay đổi diễn biến tâm trạng của nhân vật rất lô gich và hợp lí * Khát khao tự do cháy bỏng của người tù- chiến sĩ trong cảnh ngộ tù đày III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển linh hoạt. - Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với miêu tả - Giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhấtquán 2. Nội dung: - Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 3. Ý nghĩa - Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù. * Hoạt động 3: Luyện tập * KT trình bày 1 phút: ? Khung cảnh thiên nhiên mùa hè được gợi tả ntn? ? Tâm tư người tù ra sao? - HS TB – GV tuyên dương, khen ngợi. ? Nên hiểu nhan đề của bài thơ như thế nào? ( Gợi ý: * Nhan đề của bài thơ - Đó chỉ là một vế phụ trong một câu trọn ý. - Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam, càng khao khát cuộc sống tự do. → Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài.) * Hoạt động 4: Vận dụng ? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhà thơ Tố Hữu? ? Cảm nhận về hình ảnh những người tù cách mạng qua tìm hiểu nội dung bài thơ? * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm bài thơ, câu thơ nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của các chiến sĩ cách mạng. Ví dụ: thơ của Tố Hữu:''Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu- Dấn thân ...- Là gươm ...- ... còn một nửa''. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Chuẩn bị bài: Câu cầu khiến + Đọc trước ví dụ + Tìm câu cầu khiến + Đặc điểm của câu cầu khiến + Chức năng chính của câu cầu khiến + Xem các bài tập sgk ************************************************************ Ngày giảng: 8A,B,C- 26/1/2021 Tiết 84: Tiếng Việt CÂU CẦU KHIẾN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS - Nắm được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. - Chức năng của câu cầu khiến 2. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về sự phong phú, sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động hàng ngày 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: một số ví dụ bổ sung; Máy chiếu 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: H. Nêu các chức năng khác của câu nghi vấn? Lấy 1 ví dụ về câu nghi vấn với chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc? b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào? Sử dụng câu cầu khiến ra sao cho có hiệu quả? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS đọc ví dụ 1 trong sgk. H. Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học hãy xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích trên? H. Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến? H. Những câu cầu khiến trên được dùng để làm gì? - HS đọc ví dụ 2 trong sgk. H. Cách đọc câu “Mở cửa.” trong (b) có khác với cách đọc câu “Mở cửa!” trong (a) không? (có khác). H. Theo em 2 câu đó khác nhau ở chỗ nào? H. Câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dấu câu nào? H. Như vậy, câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng gì? - HS trả lời, nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc ghi nhớ sgk. I. Đặc điểm hình thức và chức năng. 1. Ví dụ. * Ví dụ 1: sgk/30 a. Thôi đừng lo lắng.=> Khuyên bảo - Cứ về đi. => Yêu cầu b. Đi thôi con. => Yêu cầu - Hình thức: Có chứa các từ cầu khiến: Thôi đừng, đi, đi thôi. * Ví dụ 2: sgk/31 - “Mở cửa.”(a): là câu trần thuật, dùng để trả lời câu hỏi. - “Mở cửa!”(b): là câu cầu khiến, dùng để ra lệnh. - Kết thúc câu: + Dùng dấu chấm: ý cầu khiến không được nhấn mạnh + Dùng dấu chấm than: Nhấn mạnh ý cầu khiến 2. Bài học (Sgk - 31) * Hoạt động 3: Luyện tập ? Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cầu khiến? * Hoạt động 4: Vận dụng - GV tổ chức cho hs đặt câu cầu khiến. Mỗi HS đặt 1 câu * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm hiểu trong thực tế những trường hợp nào nên dùng câu cầu khiến và trường hợp nào không nên dùng. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nắm vững về đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn - Làm bài tập 2, 4 sgk. - Chuẩn bị: Câu cảm thán. Yêu cầu: Đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm các bài tập trong sgk. ************************************************************** Ngày giảng: 8C- 26/1; 8A,B- 27/1/2021 Tiết 85: Tiếng Việt CÂU CẦU KHIẾN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS - Củng cố đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, chức năng của câu cầu khiến - Sử dụng câu cầu khiến đúng hoàn cảnh giao tiếp 2. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về sự phong phú, sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động hàng ngày 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: một số ví dụ bổ sung; Máy chiếu 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép trong hoạt động luyện tập b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm * Hoạt động 3: Luyện tập - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. H. Tìm đặc điểm hình thức của các câu cầu khiến? H. Nhận xét về chủ ngữ của các câu trên? -> Chủ ngữ đều chỉ người đối thoại H. Thêm bớt hoặc thay đổi xem ý nghĩa của các câu thay đổi như thế nào? - HS thảo luận cặp đôi 3 phút, trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - Gv gọi 2 học sinh lên bảng làm - HS dưới lớp làm vào nháp - Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét, sửa chữa, kết luận. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. II. Luyện tập. 1. Bài tập 1. a. Hãy - vắng chủ ngữ. Dựa vào văn bản thì chủ ngữ là Lang Liêu. b. Đi - chủ ngữ: ông giáo, ngôi thứ 2 số ít. c. Đừng: chủ ngữ: chúng ta , ngôi thứ 1 số nhiều. - Nhận xét về ý nghĩa của các câu trên khi thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ. a. Thêm chủ ngữ “con”: ý nghĩa câu không đổi, tính chất yêu cầu nhẹ nhàng hơn. b. Bớt chủ ngữ “ông giáo”: ý nghĩa không đổi nhưng yêu cầu mang tính chất ra lệnh, có vẻ kém lịch sự. c. Thay đổi chủ ngữ “các anh”: ý nghĩa của câu bị thay đổi: Chúng ta: Bao gồm tất cả người nói và người nghe; các anh chỉ có người nghe. 2. Bài tập 2: sgk/32 Các câu cầu khiến: a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi b) Các em đừng khóc c) Đưa tay cho tôi mau!, Cầm lấy tay tôi này! - Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện giữa những câu cầu khiến trên: + Câu (a): Vắng chủ ngữ, từ ngữ cầu khiến kèm theo là từ đi. + Câu (b): Chủ ngữ là Các em (ngôi thứ hai, số nhiều), từ ngữ cầu khiến là từ đừng. + Câu (c): Không có chủ ngữ và từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến. 3. Bài tập 3. So sánh hình thức và ý nghĩa 2 câu. - HS suy nghĩ, trao đổi cặp đôi. - Trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm. Gv hs hs về nhà làm - Giống: đều là câu cầu khiến, có từ cầu khiến “hãy” - Khác: Câu a: Vắng chủ ngữ Câu b: Có chủ ngữ, ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng, thể hiện rõ tình cảm của người nói với người nghe. 4. Bài 4: sgk/32 - Trong lời nói, Dế Choắt là kẻ xin được giúp đỡ (câu nói mang nghĩa cầu khiến). Choắt là người yếu đuối, nhút nhát, thế nên tự nhận mình là người dưới (xưng hô rất lễ phép với Dế Mèn), lời nói của Dế Choắt cũng có ý khiêm nhường, rào trước đón sau. Không thể dùng hai câu như đã dẫn để thay thế cho lời nói của Dế Choắt, bởi nó không phù hợp với tính cách của nhân vật này. 5. Bài tập 5. Phân biệt 2 câu - Đi đi con! - Đi thôi con. - Hai câu trên không thể thay thế nhau. - Vì: + Đi đi con! -> Chỉ yêu cầu người con thực hiện hành động “đi”. + Đi thôi con. -> yêu cầu cả người mẹ và người con cùng thực hiện hành động “đi”. * Hoạt động 4: Vận dụng - Học sinh đặt thêm các câu cầu khiến * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Yêu cầu học sinh viết đoạn văn có sử dụng các câu cầu khiến. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Học sinh đọc và chuẩn bị trước bài Câu cảm thán + Tìm hiểu trước ví dụ + Tìm câu cảm thán + Câu cảm thán có đặc điểm gì? + Chức năng của câu cảm thán + Xem các bài tập trong sgk ************************************************************* Ngày giảng: 8A- 27/1; 8B,C- 28/1/2021 Tiết 86: Tiếng Việt CÂU CẢM THÁN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS - Nắm được đặc điểm hình thức của câu cảm thán. - Chức năng của câu cảm thán. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về sự phong phú, sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động hàng ngày 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: một số ví dụ để học sinh rèn kĩ năng, máy chiếu 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ. a. Kiểm tra bài cũ: H. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? Lấy 1 ví dụ dùng để yêu cầu, ra lệnh, sai bảo? b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Trong cuộc sống ta hay sử dụng những câu kiểu như: Hỡi ơi!; Trời ơi!... Những kiểu câu này có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc ví dụ trong sgk. H: Xác định câu cảm thán trong 2 đoạn trích trên? H: Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán? - GV: Tất cả các câu cảm thán đều phải được đọc với giọng diễn cảm và khi viết thường được kết thúc bằng dấu chấm than (Cá biệt có trường hợp câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng). Tuy nhiên không phải tất cả các câu được đọc với giọng diễn cảm và khi viết được kết thúc bằng dấu chấm than đều là câu cảm thán. Ví dụ: + Một người như thế ấy! + Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! H: Những câu cảm thán trên được dùng để làm gì? H: Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toáncó thể dùng câu cảm thán không? Vì sao? - Không, vì ngôn ngữ trong đơn, biên bản, bài toán là ngôn ngữ trong văn bản hành chính công vụ, văn bản khoa học không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc. H: Qua phân tích ví dụ, em hãy cho biết câu cảm thán có đặc điểm hình thức và chức năng gì? - HS trả lời, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc ghi nhớ sgk * Bài tập nhanh: Hãy thêm các từ ngữ cảm thán và dấu chấm than để chuyển đổi các câu sau thành câu cảm thán. a. Anh đến muộn quá. I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG. 1. Ví dụ: sgk/43 a. Hỡi ơi Lão Hạc! b. Than ôi! - Đặc điểm hình thức: + Chứa từ ngữ cảm thán: Hỡi ơi, Than ôi + Kết thúc câu bằng dấu chấm than. - Chức năng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). 2. Bài học (Sgk/44) -> Trời ơi, anh đến muộn quá! b. Buổi chiều thơ mộng. -> Buổi chiều thơ mộng biết bao! * Hoạt động 3: Luyện tập - HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập. - HS suy nghĩ, xác định câu cảm thán. - Trình bày miệng, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - GV: Các câu còn lại có thể có dấu chấm than nhưng không có từ ngữ cảm thán nên không phải là câu cảm thán. - HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập. - HS thảo luận nhóm bàn 3 phút - Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao? - Em hãy đặt câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc: - 2 học sinh lên bảng đặt câu - HS dưới lớp làm ra nháp - Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét, sửa chữa, kết luận. Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm II. LUYỆN TẬP. 1. Bài tập 1. Xác định câu cảm thán a. - Than ôi! - Lo thay! - Nguy thay!. b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! c. Chao ôi, có biết.mình thôi. -> Các câu đều là câu cảm thán vì có dùng từ cảm thán (Than ôi, thay, hỡi,.ơi; Chao ôi). 2. Bài tập 2. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong từng câu thơ. a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến. b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra. c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống. d. Nỗi ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt. -> Không: các câu trên có bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán. 3. Bài tập 3. Đặt câu Ví dụ: a. Mẹ ơi, tình yêu mà mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao! b. Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh! 4. Bài 4: - Câu nghi vấn dùng để hỏi, thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu và có từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ có, không đã, chưa,..hoặc từ hay) - Câu cầu khiến dùng để: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo... có các từ cầu khiến (hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến, thường kết thúc bằng dấu chấm than. - Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thường có các từ ngữ cảm thán (ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, chao ôi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...) thường kết thúc bằng dấu chấm than. * Hoạt động 4: Vận dụng - Tổ chức cho hs chơi trò chơi theo hình thức tiếp sức Đặt câu cảm thán * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm các câu cảm thán trong các tác phẩm văn học và cho biết các câu cảm thán đó bộc lộ cảm xúc gì V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk - Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác. - Chuẩn bị: Câu trần thuật Yêu cầu: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm các bài tập trong sgk. ************************************************************** Ngày giảng: 8A- 27/1; 8B- 28/1; 8C- 29/1/2021 Tiết 87: Tiếng Việt CÂU TRẦN THUẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS - Nắm được đặc điểm hình thức của câu trần thuật. - Chức năng của câu trần thuật. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về sự phong phú, sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động hàng ngày 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Máy chiếu, đoạn văn tham khảo. 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: H. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Lấy 1 ví dụ? b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Câu trần thuật là loại câu được sử dụng nhiều trong nói và viết. Vậy câu trần thuật có đặc điểm gì khác so với các loại câu đã học? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV sử dụng máy chiếu - HS đọc ví dụ H: Những câu nào trong các đoạn trích không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán? - HS trả lời, gv gạch chân trên bảng phụ. - Câu: Ôi Tào Khê! (câu cảm thán) - Các câu còn lại trong đoạn trích là câu trần thuật. H: Những câu trong ví dụ được dùng để làm gì? H: Nêu đặc điểm hình thức của những câu trên? H: Qua ví dụ trên, em hãy khái quát đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨCNĂNG. 1. Ví dụ: sgk/45 a. Câu 1,2: Trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta - Câu 3: Yêu cầu chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc b. Câu 1: Kể Câu 2: Thông báo c. Miêu tả (chân dung Cai Tứ) d. Câu 2: Nhận định - Câu 3: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc - Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. - Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến,

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_83_den_88_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf