I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức. Giúp HS
- Nắm được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
- Chức năng của câu cầu khiến
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: một số ví dụ bổ sung
2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
H. Nêu các chức năng khác của câu nghi vấn? Lấy 1 ví dụ về câu nghi vấn với
chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc?
b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 80: Câu cầu khiến - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 10/1/2020
8B- 11/1/2020
Tiết 80: Tiếng Việt
CÂU CẦU KHIẾN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức. Giúp HS
- Nắm được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
- Chức năng của câu cầu khiến
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: một số ví dụ bổ sung
2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
H. Nêu các chức năng khác của câu nghi vấn? Lấy 1 ví dụ về câu nghi vấn với
chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc?
b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào? Sử dụng câu
cầu khiến ra sao cho có hiệu quả? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- HS đọc ví dụ 1 trong sgk.
H. Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu
học hãy xác định câu cầu khiến trong
các đoạn trích trên?
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1. Ví dụ.
* Ví dụ 1: sgk/30
a. Thôi đừng lo lắng.=> Khuyên bảo
- Cứ về đi. => Yêu cầu
H. Đặc điểm hình thức nào cho biết
đó là câu cầu khiến?
H. Những câu cầu khiến trên được
dùng để làm gì?
- HS đọc ví dụ 2 trong sgk.
H. Cách đọc câu “Mở cửa.” trong (b)
có khác với cách đọc câu “Mở cửa!”
trong (a) không? (có khác).
H. Theo em 2 câu đó khác nhau ở chỗ
nào?
H. Câu cầu khiến thường được kết
thúc bằng dấu câu nào?
H. Như vậy, câu cầu khiến có đặc
điểm hình thức và chức năng gì?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
H. Tìm đặc điểm hình thức của các
câu cầu khiến?
H. Nhận xét về chủ ngữ của các câu
trên?
-> Chủ ngữ đều chỉ người đối thoại
H. Thêm bớt hoặc thay đổi xem ý
nghĩa của các câu thay đổi như thế
nào?
- HS thảo luận cặp đôi 3 phút, trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- Gv gọi 2 học sinh lên bảng làm
- HS dưới lớp làm vào nháp
- Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn trên
b. Đi thôi con. => Yêu cầu
- Hình thức: Có chứa các từ cầu khiến:
Thôi đừng, đi, đi thôi.
* Ví dụ 2: sgk/31
- “Mở cửa.”(a): là câu trần thuật, dùng để
trả lời câu hỏi.
- “Mở cửa!”(b): là câu cầu khiến, dùng để
ra lệnh.
- Kết thúc câu:
+ Dùng dấu chấm: ý cầu khiến không
được nhấn mạnh
+ Dùng dấu chấm than: Nhấn mạnh ý cầu
khiến
2. Bài học (Sgk - 31)
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
a. Hãy - vắng chủ ngữ. Dựa vào văn bản
thì chủ ngữ là Lang Liêu.
b. Đi - chủ ngữ: ông giáo, ngôi thứ 2 số
ít.
c. Đừng: chủ ngữ: chúng ta , ngôi thứ 1
số nhiều.
- Nhận xét về ý nghĩa của các câu trên
khi thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ.
a. Thêm chủ ngữ “con”: ý nghĩa câu
không đổi, tính chất yêu cầu nhẹ nhàng
hơn.
b. Bớt chủ ngữ “ông giáo”: ý nghĩa
không đổi nhưng yêu cầu mang tính chất
ra lệnh, có vẻ kém lịch sự.
c. Thay đổi chủ ngữ “các anh”: ý nghĩa
của câu bị thay đổi: Chúng ta: Bao gồm
tất cả người nói và người nghe; các anh
chỉ có người nghe.
2. Bài tập 2: sgk/32
Các câu cầu khiến:
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt
ấy đi
bảng.
- GV nhận xét, sửa chữa, kết luận.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ, trao đổi cặp đôi.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm.
Gv hs hs về nhà làm
b) Các em đừng khóc
c) Đưa tay cho tôi mau!, Cầm lấy tay tôi
này!
- Nhận xét sự khác nhau về hình thức
biểu hiện giữa những câu cầu khiến trên:
+ Câu (a): Vắng chủ ngữ, từ ngữ cầu
khiến kèm theo là từ đi.
+ Câu (b): Chủ ngữ là Các em (ngôi thứ
hai, số nhiều), từ ngữ cầu khiến là
từ đừng.
+ Câu (c): Không có chủ ngữ và từ ngữ
cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến.
3. Bài tập 3. So sánh hình thức và ý
nghĩa 2 câu.
- Giống: đều là câu cầu khiến, có từ cầu
khiến “hãy”
- Khác:
Câu a: Vắng chủ ngữ
Câu b: Có chủ ngữ, ý nghĩa cầu khiến
nhẹ nhàng, thể hiện rõ tình cảm của
người nói với người nghe.
4. Bài 4: sgk/32
- Trong lời nói, Dế Choắt là kẻ xin được
giúp đỡ (câu nói mang nghĩa cầu khiến).
Choắt là người yếu đuối, nhút nhát, thế
nên tự nhận mình là người dưới (xưng hô
rất lễ phép với Dế Mèn), lời nói của Dế
Choắt cũng có ý khiêm nhường, rào trước
đón sau.
Không thể dùng hai câu như đã dẫn để
thay thế cho lời nói của Dế Choắt, bởi nó
không phù hợp với tính cách của nhân vật
này.
5. Bài tập 5. Phân biệt 2 câu
- Đi đi con!
- Đi thôi con.
- Hai câu trên không thể thay thế nhau.
- Vì:
+ Đi đi con! -> Chỉ yêu cầu người con
thực hiện hành động “đi”.
+ Đi thôi con. -> yêu cầu cả người mẹ và
người con cùng thực hiện hành động
“đi”.
* Hoạt động 3: Luyện tập (Tích hợp phần II)
* Hoạt động 4: Vận dụng
- GV tổ chức cho hs đặt câu cầu khiến. Mỗi HS đặt 1 câu
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm hiểu trong thực tế những trường hợp nào nên dùng câu cầu khiến và
trường hợp nào không nên dùng.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Nắm vững về đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn
- Làm bài tập 2, 4 sgk.
- Chuẩn bị: Câu cảm thán.
Yêu cầu: Đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm các bài tập trong sgk.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_80_cau_cau_khien_nam_hoc_2019_202.pdf