I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cho học sinh về cách lập dàn ý, cách dùng từ, đặt câu, diễn
đạt, trình bày đoạn văn, sắp xếp các ý trong một bài văn thuyết minh về một thứ đồ
vật. Từ đó học sinh thấp được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình và có
định hướng tốt hơn cho bài kiểm tra học kì I.
- Học sinh bước đầu có những hiểu biết thêm về một số tác giả có bài đăng báo
ở Lai Châu.
- Nắm được một cách sơ lược về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ, bài kí,
truyện ngắn, phóng sự về Lai Châu.
2. Kĩ năng:
- Lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, trình bày đoạn văn, sắp xếp các ý trong
một bài văn thuyết minh.
- Sưu tầm văn, thơ viết về Lai Châu.
3. Thái độ:
- Có thái độ cẩn thận trong khi làm bài kiểm tra tập làm văn.
- Tự hào về thiên nhiên và con người Lai Châu
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao
tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chấm, chữa bài.
2. Học sinh:
- Ôn tập phương pháp làm bài văn thuyết minh về đồ vật.
- Lập dàn ý cho đề bài viết số 3
11 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 63 đến 65 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 26/11/2019
Tiết 63
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Từ học ở nhà: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Văn)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cho học sinh về cách lập dàn ý, cách dùng từ, đặt câu, diễn
đạt, trình bày đoạn văn, sắp xếp các ý trong một bài văn thuyết minh về một thứ đồ
vật. Từ đó học sinh thấp được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình và có
định hướng tốt hơn cho bài kiểm tra học kì I.
- Học sinh bước đầu có những hiểu biết thêm về một số tác giả có bài đăng báo
ở Lai Châu.
- Nắm được một cách sơ lược về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ, bài kí,
truyện ngắn, phóng sự về Lai Châu.
2. Kĩ năng:
- Lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, trình bày đoạn văn, sắp xếp các ý trong
một bài văn thuyết minh.
- Sưu tầm văn, thơ viết về Lai Châu.
3. Thái độ:
- Có thái độ cẩn thận trong khi làm bài kiểm tra tập làm văn.
- Tự hào về thiên nhiên và con người Lai Châu
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao
tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chấm, chữa bài.
2. Học sinh:
- Ôn tập phương pháp làm bài văn thuyết minh về đồ vật.
- Lập dàn ý cho đề bài viết số 3.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề giải quyết vấn đề.
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật , đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Ở tiết trước các em đã được làm bài văn thuyết minh về đồ vật. Vậy trong quá
trình làm bài các em đã làm được những gì, những gì còn hạn chế cô trò ta cùng đi
tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV& HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS đọc lại đề bài- GV chép lên bảng
* Đề bài: Em hãy thuyết minh về cái
bút máy hoặc cái bút.
? Xác định thể loại, nội dung phạm vi kiến
thức ?
- HS trả lời.
- GV HD học sinh lập dàn ý chi tiết tại
lớp.
GV: lập dàn ý đại cương sau đó chữa cho
học sinh.
Gv: Nhận xét ưu nhược điểm bài làm của
học sinh.
- Gv chọn một số bài trình bày chưa chính
xác tri thức, thiếu ý.
+ Em mãi yêu thương chiếc bút -> Em
luôn giữ gìn chiếc bút cẩn thận.
- Chiếc bút có công dụng rất đẹp
-> Chiếc bút dùng để viết, để trang trí, quà
tặng....
- Chiếc bút là công cụ không thể thiếu
trong mỗi gia đình. -> Chiếc bút là đồ
dùng quen thuộc không thể thiếu với mọi
người
- GV đưa ra một số lỗi về chính tả và diễn
I. Xác định yêu cầu của đề xây
dựng dàn ý
1. Xác định yêu cầu của đề:
*Thể loại: Thuyết minh.
* Nội dung: về cái bút
* Phạm vi: Các đặc điểm Công dụng,
cấu tạo của cái bút.
2. Xây dựng dàn ý: (Tiết 54 -55)
II. Trả bài, chữa lỗi:
1. Trả bài:
* Ưu điểm:
- Nội dung:
+ Đa số xác định được yêu cầu của
đề bài (kiểu bài, đối tượng thuyết
minh, phạm vi)
+ Tri thức trình bày khá phong phú,
chính xác.
- Hình thức:
+ Bài viết có bố cục 3 phần, trình bày
có trình tự, biết tách đoạn.
+ Trình bày sạch, đẹp.
* Nhược điểm :
- Nội dung: Chưa xác định được
phạm vi tri thức của đề bài.
- Hình thức:
+ Bố cục chưa rõ ràng.
+ Trình tự thuyết minh còn lộn xộn,
chưa sắp xếp hợp lí.
+ Một số bài chưa đúng thể loại văn
thuyết minh
+ Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
2. Chữa lỗi:
a. Nội dung:
b. Hình thức:
* Bố cục: Chưa rõ 3 phần
- Thân bài chưa biết tách đoạn
đạt .
Yêu cầu học sinh sửa.
GV: Đọc bài tham khảo của một số bạn
trong lớp cho học sinh nghe
GV thống kê kết quả:
Điểm trên TB: 23/33
Điểm dưới TB: 10/33
* Chính tả:
- l-đ ; v-đ; r-d-g; s-x; l-b
Hoạt động 3: Luyện tập
H: Thế nào là thuyết minh? Yêu cầu của một bài văn thuyết minh? Các phương
pháp thuyết minh?
Hoạt động 4: Vận dụng
Viết lại đoạn văn phần mở bài? Phần thân bài (1đoạn thuyết minh về cấu tạo
ngoài của bút)
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Sưu tầm đoạn văn thuyết minh, bài văn thuyết minh về một đồ dùng.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Gv: Hướng dẫn học sinh về tìm hiểu bài chương trình địa phương phần văn
1. Tìm hiểu một số bài thơ, văn viết về Lai Châu.
H: Chủ đề chung của các bài văn bài thơ
- Về nhà học bài và sưu tầm bài văn hay viết về phong cảnh quê hương em.
+ Nhóm 1: Sưu tầm bài văn về phong cảnh
+ Nhóm 2: Chép lại một bài thơ hay về quê hương
+ Nhóm 3: sưu tầm bài viết về con người về của quê hương.
+ Nhóm 4: Sưu tầm bài viết viết về phong tục tập quán của quê hương.
- Đọc trên báo văn nghệ Lai Châu, tập thơ của nhà thơ, nhà văn của địa
phương...
* Tự học ở nhà: Chương trình địa phương (phần văn)
+ Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ ở nơi em đang sinh sống: họ tên,
bút danh, nắm sinh, năm mất và các tác phẩm chính.
+ Sưu tầm và chép một bài thơ hoặc một bài văn viết về phong cảnh thiên
nhiên, con người, sinh hoạt văn hoá, truyền thống lịch sử của quê hương.
- Chuẩn bị: Ôn tập phần tập làm văn ( Xem lại các dạng văn tự sự kết hợp miêu
tả, biểu cảm, thuyết minh, phương pháp thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh,
xem lại các đề viết văn số 2, số 3)
Ngày giảng: 27/11/2019
Tiết 64
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về cách xây dựng, liên kết các
đoạn văn trong VB, miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, các kiểu bài văn thuyết
minh đã học trong học kì I.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xây dựng, liên kết các đoạn văn trong VB.
- Biết viết bài văn miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, các kiểu bài văn thuyết
minh.
3. Thái độ:
- Có ý thức cao trong học tập, vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra đạt
kết quả cao.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao
tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung ôn tập, phiếu học tập, bảng phụ
2. Học sinh:
- Chuẩn bị dàn bài của bài viết và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Tiếp tục tìm hiểu kĩ năng làm bài văn thuyết minh, vận dụng các phương pháp
thuyết minh phù hợp.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
* Để chuẩn bị cho kiểm tra học kì I, và nắm chắc được những cách thức làm bài
Tập làm văn...
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Gv: Hướng dẫn học sinh hệ thống kiến
thức tập làm văn.
? Chủ đề là gì?
- GV lấy ví dụ
? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề
của văn bản?
A. Lý thuyết:
I. Chủ đề: Là đề tài chính và đối tượng mà
văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể
hiện trong văn bản.
II. Tính thống nhất của chủ đề của văn
bản.
- Tính thống nhất của chủ đề là sự liên kết
chặt chẽ, sự hoà hợp gắn bó của các bộ
phận tác phẩm.
? Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của truyện
ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh?
Hãy chỉ ra tính thống nhất về chủ đề
của văn bản đó?
- Hs: Thảo luận bàn (2 phút)
- HS trình bày, nhận xét
* Xuất xứ: Truyện “tôi đi học” như
một trang hồi kí ghi lại những hoài
niệm, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong
buổi tựu trường, truyện được in trong
tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941
* Chủ đề: “Tôi đi học” đã thể hiện
những tình cảm hồn nhiên, ngây thơ và
trong sáng, tâm trạng bâng khuâng, hồi
hộp của một em bé trong buổi tựu
trường. Em “như một con chim
con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời
rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng
e sợ”.
? Nêu tính thống nhất chủ đề của văn
bản?
- Kĩ thuật động não
* Tính thống nhất về chủ đề của truyện
“Tôi đi học”
- Truyện ngắn “tôi đi học” gồm có các
chi tiết, tình tiết diễn tả tâm trạng của
chú bé (nhân vật “tôi”) trong buổi tựu
trường.
- Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi tren
con đường làng dài và hẹp trong một
buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
Lòng tôi “có sự đổi thay lớn” nên tôi
thấy cảnh vật thân quen trở nên “lạ”
- Thấy các bạn nhỏ cầm sách vở, bút,
thước tôi rất “thèm” và đòi mẹ đưa
bút thước
? Bố cục là gì? Nêu bố cục của văn
bản? Nội dung từng phần?
- HS trả lời miệng
- Hs: Thảo luận 5 phút – kĩ thuật công
đoạn
III. Bố cục của văn bản
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn
văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có
bố cục 3 phần:
+ Mở bài, thân bài, kết bài
+ Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của
văn bản.
+ Phần thân bài thường có một số đoạn nhỏ
trình bày các khía cạnh của chủ đề.
+ Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.
IV. Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm
1. Miêu tả trong văn tự sự
- Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình
- Nhóm 1
? Nêu vài trò của yếu tố miêu tả trong
văn tự sự? Các yếu tố cần thiết trong
văn tự sự:
- HS trả lời, nhận xét
- Gv chốt
- Miêu tả ngoại hình nhân vật(Miêu tả
Dế Mèn.
- Hành động của tên cai lệ và người
nhà lí trưởng, hành động của chị Dậu...
- Tâm trạng nhân vật chị Dậu trong
cảnh bán con.
- Nhóm 2
? Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm
trong văn bản tự sự?
- Nhóm 3
? Các bước xây dựng văn bản tự sự?
- HS đứng tại chỗ trả lời
? Nêu khái niệm văn thuyết minh?
? So sánh sự khác nhau giữa văn
thuyết minh với các loại văn bản khác?
- Văn bản thuyết minh khác với các
văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu
cảm, hành chính, công vụ ở chỗ ...
? Nêu các phương pháp thường sử
dụng trong văn bản thuyết minh?
- HS trả lời tại chỗ
mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân
vật, làm cho chuyện kể trở nên đậm đà, lí
thú
- Trong văn tự sự thường có 4 yếu tố miêu
tả đan xen vào các tình tiết theo diễn biến
của câu chuyện:
+ Miêu tả cảnh vật - không gian nghệ thuật
và thời gian nghệ thuật.
+ Miêu tả hành động nhân vật:
+ Miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật
2. Biểu cảm trong văn tự sự:
- Sự biểu hiện và giá trị của yếu tố biểu
cảm trong văn tự sự:
Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tình tiết,
yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật còn
có yếu tố biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm
(vui, buồn, giận, hờn, lo âu, mong ước, hi
vọng, nhớ thương.) luôn luôn hoà quyện
vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang
được nói đến.
3. Các bước xây dựng một văn bản tự sự có
sử dụng các yếu tố và biểu cảm
- 5 bước:
+ B1: Lựa chọn sự việc chính để kể.
+ B2: Chọn ngôi kể cho câu chuyện.
+ B3: Xác định trình tự kể (Câu chuyện bắt
đầu từ đâu, diễn ra thế nào và kết thúc ra
sao)
+ B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu
cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết (ở vị
trí nào trong tryện).
+ B5: Viết thành văn bản.
V. Ôn tập về văn bản thuyết minh.
1. Khái niệm
- Là loại văn bản thông dụng, có phạm vi
sử dụng rộng rãi trong đời sống. Văn bản.
- Văn bản thuyết minh: chủ yếu trình bày
tri thức một cách khách quan, giúp con
người sử dụng tri thức ấy nhằm phục vụ
thiết thực cho cuộc sống; nó gắn liền với tư
duy khoa học; nó đòi hỏi chính xác, rạch
ròi.
- Có 6 phương pháp thuyết minh cần được
chú ý:
- Phương pháp nêu định nghĩa.
- Phương pháp liệt kê.
? Bố cục chung của bài văn thuyết
minh?
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Gv: Đưa một số dạng bài tập cơ bản
Hs: Làm bài tập trình bày ý kiến.
Hs: Tìm chi tiết, trình bày ý kiến.
Gv: Chuẩn xác.
Hs: Viết đoạn văn nêu ý kiến.
Gv: Nhận xét chuẩn xác.
Đáp án tham khảo
Lão Hạc ra về rồi. Nước mắt ứa ra
nơi hai hõm mắt. Như một kẻ mất hồn.
Thương lão quá. Cảnh già cô đơn chỉ
có con chó làm bạn sớm khuya, giờ lại
bán đi. Cảnh cậu Vàng bị thằng Xiên,
thằng Mục bất ngờ túm lấy hai chân
sau dốc ngược lên rồi trói lại, đôi mắt
đờ ra, dại đi, rên ư ử như khóc như
van cứ hiện ra trước mắt tôi. Và hình
ảnh lão Hạc, sau khi báo tin “cậu Vàng
đi đời rồi, ông giáo ạ!, “Mặt co rúm lại,
cái đầu ngọeo về một bên, cái miệng
móm mém cất tiếng khóc hu hu của lão
làm cho tôi đau đớn và xúc động vô
cùng. Tôi nghĩ về kiếp chó, kiếp cậu
Vàng, nghĩ về kiếp người. Câu nói của
lão Hạc làm tôi day dứt và thảng thốt
mãi: “thì ra tôi già bằng ngần này tuổi
đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó
không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”.
Hs: Lập dàn ý, trình bày, nhận xét
Gv: Chuẩn xác
- Phương pháp nêu ví dụ cụ thể.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp dùng số liệu.
- Phương pháp phân loại, phân tích.
3. Bố cục:
- Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng
thuyết minh
- Thân bài:
hình dáng, cấu tạo, công dụng, ...của đối
tượng thuyết minh
- Kết bài: Bày tỏ thái độ với đối tượng
B. Luyện tập:
Bài tập 1: Cho sự việc và nhân vật sau
đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo
cho ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo
và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão
Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm
trạng đau khổ.
Bài tập 2: Lập dàn bài cho đề văn thuyết
minh về cái phích nước
a. Mở bài: Giới thiệu chung về cái phích
nước
b. Thân bài: Thuyết minh về
+ Cấu tạo, công dụng, vai trò của cái phích
nước.
+ Cách sử dụng, bảo quản, phân loại cái
phích nước
c. Kết bài: Khẳng định vai trò của cái phích
nước trong đời sống con người.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ở lớp
- Viết đoạn văn ngắm từ 5 -7 câu thuyết minh về cấu tạo của cái cái phích nước
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh về cái phích nước.
- Sưu tầm, đọc tham khảo các bài văn thuyết minh về một đồ dùng
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà ôn lại bài những nội dung kiến thức trọng tâm.
- Hoàn thiện các bài tập, xem lại nội dung chương trình ngữ văn 8 kì I
- Chuẩn bị bài mới: Trả bài kiểm tra Tiếng việt
+ Xác định yêu cầu của đề bài.
+ Xây dựng đáp án chi tiết cho đề bài.
Ngày giảng: 30/11/2019
TIẾT 65
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Ôn tập lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài kiểm tra: Từ vựng, ngữ
pháp, các biện pháp tu từ.
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
- Hướng dẫn khắc phục những lỗi còn mắc.
2. Kĩ năng:
- Xác định các biện pháp tu từ, các vế câu ghép, quan hệ ý nghĩa các vế câu.
- Tự nhận ra lỗi trong bài làm.
3. Thái độ:
- Có thái độ cẩn thận trong khi làm bài kiểm tra tập làm văn.
- Tự hào về thiên nhiên và con người Lai Châu
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao
tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chấm, chữa bài.
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức TV học kì I.
- Xây dựng đáp án
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề giải quyết vấn đề.
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Ở tiết trước các em đã được làm bài kiểm tra 1 tiết. Để biết được bài làm của
mình có những ưu, nhược điểm gì? Hôm nay chúng ta cùng nhau chữa bài kiểm tra 1
tiết tiếng Việt.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Nhắc lại đề bài
? Để làm được bài cần xác định kiến
thức của bài ở những nội dung nào?
GV: Nêu đáp án, biểu điểm
GV: Nhận xét chung về bài làm của HS.
GV: Nêu 1 số tên HS làm bài tốt
Bài: Xôm, Hương, Thiết, Dơ
Đề bài: ( Theo tiết 60)
I. Xác định yêu cầu của đề, đáp án +
Biểu điểm chấm
1. Yêu cầu:
- Tình thái từ, từ tượng hình, từ tượng
thanh
- Câu ghép và mối quan hệ giữa các vế
của câu ghép.
- Nói quá.
2. Đáp án + Biểu điểm ( Theo tiết 60)
II. Trả bài, chữa lỗi
1. Trả bài:
a. Ưu điểm:
* Nội dung:
- Nhiều em đã xác định được yêu cầu
của đề bài.
- Nắm được các kiểu tình thái từ, tìm và
giải thích ý nghĩa đúng về tình thái từ
trong ví dụ.
- Xác định đúng cấu trúc ngữ pháp của
câu ghép.
- Tìm và giải thích ý nghĩa đúng về tình
thái từ trong ví dụ,
GV đưa ra một số lỗi HS mắc phải
GV: Nêu 1 số tên HS làm bài chưa tốt.
GV: Nêu ra một số lỗi HS mắc phải
trong bài kiểm tra.
GV: Đưa lỗi lên bảng phụ cùng HS
chữa.
GV yêu cầu hai HS cùng trao đổi tự sửa
lỗi trong bài đã được liệt kê ở trên.
Đọc bài làm tốt.
Trả bài làm của HS.
Thống kê điểm: 33
Điểm trên TB :
Điểm dưới TB :
- Viết được đoạn văn có sử dụng biện
pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh
theo yêu cầu.
* Hình thức:
- Nhiều em trình bày khoa học, cẩn thận.
- Đoạn văn có bố cục và diễn đạt mạch
lạc, ít sai chính tả...
b. Tồn tại
* ND:
- Một số bài xác định yêu cầu của đề bài
chưa chính xác.
- Một số bài xác định cấu trúc câu chưa
chính xác, đặt câu chưa đúng yêu cầu,
chưa nêu được ý nghĩa của các tình thái
từ trong ví dụ cụ thể.
- Xác định sai mối quan hệ giữa các vế
của câu ghép.
* Hình thức:
- Nhiều HS chưa nắm vững cấu trúc ngữ
pháp giữa các vế trong câu ghép.
- Nhưng cũng có em vận dụng chưa linh
hoạt, còn gượng ép.
- Có em viết đoạn văn còn dài dòng đoạn
văn chưa đạt yêu cầu (ví dụ đoạn văn
chưa hoàn chỉnh, hoặc quá dài; các ý
giữa các câu văn có khi chưa khớp; các
dấu câu sử dụng chưa thật thích hợp -
hoặc nội dụng đoạn văn chưa hay, sử
dụng dấu câu chưa chính xác)
- Dùng từ chưa hay, chưa phù hợp:
- Tên riêng không viết hoa.
- Nhiều em còn gạch, xoá, trình bày chưa
khoa học.
- Chữ viết xấu, cẩu thả, mắc lỗi nhiều
2. Chữa lỗi
* Nội dung:
* Hình thức:
Hoạt động 3: Luyện tập
H: Nhắc lại kiến thức trọng tâm Tiếng việt học kì I
Hoạt động 4: Vận dụng
Viết lại đoạn văn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất hai câu ghép.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Về nhà tự chữa những lỗi trên bài của mình, hôm sau mang đến lớp nộp
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn lại văn thuyết minh.
- Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một thể loại văn học (Mục I)
+ Tìm hiểu đặc điểm của một số thể thơ: Lục bát, Thất ngôn tứ tuyệt Đường
luật, ....; đặc điểm của truyện ngắn?
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_63_den_65_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf