I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố lại những kiến thức sơ giản về tác giả, văn bản.
- Nắm chắc các nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.
- Đặc điểm nổi bật của các nhân vật chính ở các văn bản truyện.
2. Kỹ năng
- Rèn cho HS kĩ năng tóm tắt văn bản truyện, đọc thuộc lòng bài thơ.
- Trình bày cảm nhận về nhân vật yêu thích trong truyện đã học, suy nghĩ
về vấn đề trong văn bản nhật dụng.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết trân trọng với vẻ đẹp của con người, yêu thương
những con người đáng thương trong xã hội.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,
năng lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe,
nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: phiếu học tập
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
19 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 62 đến 65 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 25/11/2019 (8a2)
Tiết 62 – bài 15 :
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố lại những kiến thức sơ giản về tác giả, văn bản.
- Nắm chắc các nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.
- Đặc điểm nổi bật của các nhân vật chính ở các văn bản truyện.
2. Kỹ năng
- Rèn cho HS kĩ năng tóm tắt văn bản truyện, đọc thuộc lòng bài thơ.
- Trình bày cảm nhận về nhân vật yêu thích trong truyện đã học, suy nghĩ
về vấn đề trong văn bản nhật dụng.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết trân trọng với vẻ đẹp của con người, yêu thương
những con người đáng thương trong xã hội.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,
năng lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe,
nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: phiếu học tập
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của nhà thơ Phan Châu
Trinh? Nêu ý nghĩa bài thơ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Những chủ đề văn bản nhật dụng đã học?
Kể tên văn bản, tác giả phần thơ đã học?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
H: Kể tên các tác phẩm truyện
và kí VN giai đoạn 1930-1945
I. Các tác phẩm truyện và kí VN giai
đoạn 1930-1945
1.Văn bản: Tôi đi học
Hs: Tôi đi học, Trong lòng mẹ,
Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.
H: Hãy nêu những nét chính về
tác giả, văn bản
H: Chỉ ra nội dung , nghệ thuật
và ý nghĩa của văn bản?
H: Hãy nêu những nét chính về
tác giả, văn bản
H: Chỉ ra nội dung , nghệ thuật
và ý nghĩa của văn bản?
a. Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911–1988) là nhà văn có
sáng tác từ trước cách mạng tháng 8 ở các
thể loại thơ, truyện, thành công hơn là
truyện ngắn.
- Sáng tác của ông toát lên vẻ đằm thắm,
tình cảm êm dịu, trong trẻo.
b. Văn bản: Được in trong tập “Quê mẹ” (
XB:1941).
c. Nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa văn bản:
* Nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế, ấn tượng của nhân vật tôi
về thầy giáo, trường lớp, bạn bè và những
người xung quanh trong buổi tựu trường
đầu tiên.
- Sử dụng ngôn ngữ biệu cảm, hình ảnh so
sánh
- Giọng điệu trữ tình trong sáng
* Nội dung : Ghi lại những kỉ niệm của
nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học.
* Ý nghĩa: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi
không thể quên trong lòng tác giả.
2.Văn bản: Trong lòng mẹ
a. Tác giả:
- Nguyên Hồng ( (1918-1982)
- Là nhà văn của những người cùng khổ, có
nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí,
thơ.
- Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu
nhất giai đoạn 30 - 45.
b. Văn bản: thuộc chương IV trích trong tập
hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên
Hồng.
c. Nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa:
* Nghệ thuật.
- Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm
xúc tự nhiên, chân thực
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Khắc họa hình tượng nhân vật với lời nói,
hành động, tâm trạng sinh động, chân thực.
* Nội dung: Kể lại một cách chân thực và
cảm động những cay đắng, tủi cực cùng
tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối
với người mẹ bất hạnh.
* Ý nghĩa: Tình mẫu tử là mạch nguồn tình
H: Hãy nêu những nét chính về
tác giả, văn bản
H: Chỉ ra nội dung, nghệ thuật
và ý nghĩa của văn bản?
H: Hãy nêu những nét chính về
tác giả, văn bản
H: Chỉ ra nội dung, nghệ thuật
cảm không bao giờ vơi cạn trong tâm hồn
mỗi con người.
3. Văn bản: Tức nước vỡ bờ
a. Tác giả:
- Ngô Tất Tố ( 1893-1954)
- Là người am tường trên nhiều lĩnh vực
nghiên cứu, học thuật sáng tác.
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết
về nông thôn trước CM T8.
b. Văn bản: Nằm ở chương 18 của Tác
phẩm Tắt đèn ( 26 chương)
c. Nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa:
* Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện có tính kịch - Kể
chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh
động
- Ngôn ngữ kể chuyện trong sáng,
- Ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
* Nội dung
+ Giá trị hiện thực: Phơi bày bộ mặt tàn ác
bất nhân của xã hội thực dân nửa phong
kiến đương thời, xã hội đó đã đẩy người
nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ,
khiến họ phải liều mạng cự lại.
+ Giá trị nhân đạo:Lên án, tố cáo xã hội TD
– PK tàn ác, bất nhân.Sự thấu hiểu, cảm
thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ
cực bế tắc của người nông dân.Vẻ đẹp tâm
hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu
tình yêu thương, vừa có tinh thần phản
kháng mãnh liệt
* Ý nghĩa: Với cảm quan nhạy bén, NTT đã
phản ánh hiện thực về sức phản kháng
mãnh liệt chống lại áp bức của người nông
dân hiền lành, chất phát.
4. Văn bản: Lão Hạc
a. Tác giả.
Nam Cao (1915- 1951).Là nhà văn hiện
thực xuất sắc của VHVN với hai đề tài là
người nông dân nghèo và người trí thức
nghèo sống mòn mỏi trong XH cũ.
b. Văn bản:
Sáng tác năm 1943 là TP tiêu biểu nhất viết
về nông thôn của tg.
c. Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa:
và ý nghĩa của văn bản?
H: Kể tên các tác phẩm truyện
nước ngoài
Hs: Chiếc lá cuối cùng, Hai cây
Phong, Cô bé bán diêm.
H: Hãy nêu những nét chính về
tác giả, văn bản
H: Chỉ ra nội dung , nghệ thuật
và ý nghĩa của văn bản?
H: Hãy nêu những nét chính về
tác giả, văn bản
* Nghệ thuật.
- Ngôi kể thứ nhất.
- Kết hợp nhuần nhuyễn các PTBĐ: Tự sự,
miêu tả, trữ tình, nghị luận.
- Sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả, lối kể
khách quan, dựng truyện đặc sắc, xây dựng
hình tượng nhân vật có tính cá thể hoá cao.
*. Nội dung: Phản ánh hiện thực số phận
người nông dân trước CMT8.Thể hiện tấm
lòng của nhà văn trước số phận đáng
thương của con người. Tài năng nghệ thuật
xs trong miêu tả tâm lí nhân vật.
*Ý nghĩa: Thể hiện phẩm giá không thể
hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn
cùng.
II. Các tác phẩm truyện nước ngoài
1. Văn bản : Chiếc lá cuối cùng
a. Tác giả: Ô- Hen-ri (1862-1910) Là nhà
văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn
b. Văn bản: Đoạn trích là phần cuối truyện
ngắn cùng tên của Ô-Hen-ri.
c. Nội dung nghệ thuật, ý nghãi của văn bản
* Nội dung:
- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa
những con người nghèo khổ.
- Tôn vinh giá trị sức mạnh của nghệ thuật
chân chính.
* Nghệ thuật:
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, sắp xếp các
tình tiết khéo léo.
- Kể chuyện theo kết cấu đảo ngược tình
huống hai lần.
* Ý nghĩa:
- Là câu chuyện cảm động về tình yêu
thương giữa những người họa sĩ nghèo. Qua
đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về
mục đích của sáng tác nghệ thuật.
2. Văn bản: Cô bé bán diêm.
a. Tác giả
An- đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan
Mạch truyện của ông đem đến cho độc giả
cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương
H: Chỉ ra nội dung, nghệ thuật
và ý nghĩa của văn bản?
H: Hãy nêu những nét chính về
tác giả, văn bản
H: Chỉ ra nội dung, nghệ thuật
và ý nghĩa của văn bản?
H: Kể tên các văn bản nhật dụng
em đã học
Hs: Thông tin về ngày trái đất
năm 2000, Bài toán dân số, Ôn
dich, thuốc lá
H: Nêu hoàn cảnh ra đời, thể
loại của văn bản?
đối với con người.
b. Văn bản: Là một trong những truyện
ngắn nổi tiếng của nhà văn Xéc- van –téc.
c. Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn
bản.
* Nội dung: Số phận đáng thương của cô
bé bán diêm, niềm thương cảm sâu sắc của
tác giả đối với em bé bất hạnh.
* Nghệ thuật: Cách kể chuyện hấp dẫn, đan
xen giữa hiện thực và mộng tưởng, các tình
tiết diễn biến hợp lí.
* Ý nghĩa: Truyện thể hiện niềm thương
cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số
phận bất hạnh.
3. Văn bản: Hai cây Phong
a. Tác giả: Ai-Ma-Tốp (1928-2008) là nhà
văn nước Cư-rơ-gư-xtan
b. Văn bản: Thuộc phần đầu truyện Người
thầy đầu tiên
c. Nội dung nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
* Nội dung: Ca ngợi tình yêu quê hương da
diết. Hình ảnh hai cây phong trong cảm
nhận của người nghệ sĩ là biểu tượng của
quê hương. Lòng biết ơn, kính trọng người
thầy. Niếm khao khát về một cuộc sống tốt
đẹp.
* Nghệ thuật: Miêu tả bằng ngòi bút đậm
chất hội họa, sử dụng nhiều liên tưởng,
tưởng tượng, kể truyện sinh động, mạch kể
lồng ghép độc đáo.
* Ý nghĩa
Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu
quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ
niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng
Ku-ku-rêu.
III. Văn bản nhật dụng.
1. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Ngày 22-4-2000
- Thuộc kiểu văn bản nhật dụng dụng.
- Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa
* Nội dung
+ Chí ra tác hại của việc sử dụng bao bì ni
lông
+ Lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni
H: Chỉ ra những nét nội dung
nghệ thuật chính của văn bản?
H: Chỉ ra những nét nội dung
nghệ thuật chính của văn bản?
H: Chỉ ra những nét nội dung
nghệ thuật chính của văn bản?
H: Em đã được học bài thơ nào?
Hs: Vào nhà ngục Quảng Đông
cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn.
H: Nêu những hiểu biết của em
về tác giả của văn bản Đập đá ở
Côn Lôn.
H: Văn bản ra đời trong hoàn
cảnh nào?
H: Chỉ ra nội dung chính của
văn bản?
lông
* Nghệ thuật: Giải thích gắn gọn, giản đơn,
ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, chính xác,
thuyết phục.
* Ý nghĩa: Nhận thức tác dụng của một
hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc
bảo vệ môi trường trái đất.
2. Văn bản: Bài toán dân số
- Nội dung: Từ câu chuyện về một bài toán
cổ đã làm sáng tỏ tốc độ gia tăng dân số vô
cùng nhanh của thế giới nếu không hạn chế
sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm
hại chính mình. Từ đó tác giả đưa ra giải
pháp hạn chế sự gia tăng dân số.
- Nghệ thuật: Kết hợp các phương pháp so
sánh, dùng số liệu, ngôn ngữ khoa học giàu
sức thuyết phục.
- Ý nghĩa: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự
của cuộc sống hiện đại: Dân số và tương lai
của dân tộc, nhân loại.
3. Văn bản: Ôn dich, thuốc lá
- Nội dung: Thuốc lá đe dọa tính mạng, sức
khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu về đạo
đức
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng
sinh động, so sánh thuyết minh giàu sức
thuyết phục.
- Ý nghĩa: Với những phân tích khoa học
tác giả chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá
đối với đời sống con người từ đó phê phán
kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút
thuốc lá.
IV. Thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
1. Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn.
a. Tác giả: Phan Châu Trinh ( 1872-1926)
Quê ở tỉnh Quảng Nam, ông tham gia hoạt
động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu
của thế kỉ XX, văn chương của ông thấm
đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần dân
chủ.
b. Văn bản: Ra đời năm 1908 khi Phan
Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo.
c. Nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận một
hình lẫm liệt, ngang tàng của người anh
H: Nghệ thuật chính của bài thơ
là gì?
H: Nêu ý nghĩa của văn bản?
H: Nêu những hiểu biết của em
về tác giả của văn bản Vào nhà
ngục Quảng Đông cảm tác
H: Văn bản ra đời trong hoàn
cảnh nào?
H: Chỉ ra nội dung chính của
văn bản?
H: Nghệ thuật chính của bài thơ
là gì?
H: Nêu ý nghĩa của văn bản?
hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan vẫn
không sờn lòng đổi chí.
d. Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, giọng
điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàn.
e. Ý nghĩa: Nhà tù của đề quốc thực dân
không thể khuất phục ý chí nghị lực và
niềm tin lí tưởng của người chiến sĩ cách
mạng.
2. Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông
cảm tác
a. Tác giả: Phan Bội Châu ( 1867-1940) là
nhà yêu nước cách mạng lớn của dân tộc
trong vòng 30 năm đầu thế kỉ XX là nhà
văn, nhà thơ lớn của dân tộc với những tác
phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân,
khát vọng tự do
b. Văn bản: Ra đời năm 1914 sau khi ông bị
bắt giam ở Trung Quốc.
c. Nội dung: Bài thơ thể hiện phong thái
ung dung đường hoàng khí phách kiên
cường vượt lên trên hoàn cảnh ngục tù của
nhà chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
d. Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ giàu tính
khấu khí.
e. Ý nghĩa: Vẻ đẹp và tư thế của người
chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong
hoàn cảnh ngục tù.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Hs: Thực hành viết đoạn văn
Bài tập : Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ về
vấn đề môi trường
HOẠT ĐỘNG 4: vận dung
Cảm nghĩ về người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
H: Sưu tầm các tác phẩm thơ về chủ đề yêu nước? Qua đó em rút ra bài học
gì cho bản thân về trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc xây dựng bảo vệ
đất nước
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU TIẾT HỌC
- Về nhà ôn tập lại những nội dung đã học.
- Học thuộc nội dung nghệ thuật, tác giả, ý nghĩa, thuộc thơ và tóm tắt nội
dung chính của các văn bản.
- Chuẩn bị bài mới: Trả bài tập làm văn số 3; Chương trình địa phương phần
văn
- Lập dàn ý chi tiết cho đề bài viết Tập làm văn số 3.
Ngày giảng: 26/11/2019 (8a2)
Tiết 63 – bài 16:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
- Tự học ở nhà chương trình địa phương phần văn-
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cho HS về cách lập dàn ý, cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt,
trình bày đoạn văn, sắp xếp các ý trong một bài văn TM về một thứ đồ vật. Từ
đó học sinh thấp được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình và có định
hướng tốt hơn cho bài kiểm tra học kì I.
- HS bước đầu có những hiểu biết thêm về một số tác giả có bài đăng báo ở Lai
Châu.
- Nắm được một cách sơ lược về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ, bài kí,
truyện ngắn, phóng sự về Lai Châu.
2. Kĩ năng:
- Lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, trình bày đoạn văn, sắp xếp các ý trong
một bài văn TM.
- Sưu tầm văn, thơ viết về Lai Châu.
3. Thái độ:
- Có thái độ cẩn thận trong khi làm bài kiểm tra tập làm văn.
- Tự hào về thiên nhiên và con người Lai Châu
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,
năng lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe,
nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: phiếu học tập
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Ở tiết trước các em đã được làm bài văn thuyết minh về đồ vật. Vậy trong
quá trình làm bài các em đã làm được những gì, những gì còn hạn chế cô trò ta
cùng đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
H: Nhắc lại yêu cầu của đề viết bài
tập làm văn số 3
Hs: Nhắc lại yêu cầu đề bài
H: Đề thuộc thể loại nào?
H: Đối tượng thuyết minh ở đây là
gì?
H: Xác định phạm vi kiến thức cần
thuyết minh?
H: Cần sử dụng những phương pháp
nào để thuyết minh?
H: Lập dàn ý cho đề bài .
GV: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
như tiết 54, 55
I. Xác định yêu cầu của đề xây dựng
dàn ý
Đề bài: Em hãy viết bài văn ( khoảng
270 chữ ) thuyết minh về chiếc bút bi mà
em dùng trong học tập.
1. Học sinh lập được dàn ý khái quát
như sau:
a. Mở bài: Giới thiệu chung, khái quát
về chiếc bút bi.
b. Thân bài:
- Nguồn gốc, xuất xứ.
- Cấu tạo bên ngoài.
- Cấu tạo bên trong.
- Cách sử dụng.
- Cách bảo quản.
c. Kết bài: Khẳng định vai trò, sự cần
thiết trong học tập.
2. Yêu cầu.
a. Nội dung: đảm bảo theo các ý sau:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về cây bút
máy hoặc bút bi.
- Chiếc bút bi vật dụng cần thiết,
không thể thiếu của những người viết,
nhất là đối với học sinh, giáo viên, cán
bộ...
b. Thân bài:
- Nguồn gốc, xuất xứ: Ra đời từ khi
nào, ở đâu ? Do ai sáng tạo ra ? Cơ sở
sản xuất ?
- Cấu tạo bên ngoài: Cây bút dài 14-15
cm, gồm 2 phần: thân và nắp. Thân
hình trụ rỗng, bằng nhựa màu. Nắp bút
bằng kim loại mạ bạc hoặc vàng, có bộ
phận để gài ( bút máy). Có nắp bút
hoặc không có nắp bút, có bộ phận để
gài ( bút bi).
- Cấu tạo bên trong:
+ Ngòi bút bằng thép, đầu có 1 chấm
nhỏ tròn gọi là hạt gạo. Có lưỡi gà ống
dẫn mực (bút máy).
+ Ruột bút là 1 ống nhựa (bút bi)
GV: Nhận xét những ưu, nhược điểm
chung về bài làm của học sinh.
* Ưu điểm:
- Đa số học sinh có ý thức làm bài.
- Bước đầu đã biết cách thuyết
minh.(Tuyên, Khuyên, Song)
* Nhược điểm:
- Đa số các bài viết đều sơ sài, lủng
củng, bố cục không rõ ràng
trong chứa mực, hoặc cao su (bút máy)
rỗng đặt trong lớp vỏ bọc bằng kim
loại mỏng. Khi hút mực vào, ruột bút
căng đầy mực.
- Cách sử dụng: Khi viết cầm như thế
nào, viết như thế nào ?...
- Cách bảo quản:
+ Đựng trong hộp, không để va đập
mạnh tránh vỡ, Viết xong đậy nắp
hoặc đậy nắp lại hay bấm cho ngòi bút
thụt vào để tránh làm bút khô mực và
hỏng đầu bi nếu bị rơi (bút bi).
+ Khi viết xong lấy giẻ mềm lau nhẹ
ngòi cho sạch. Đậy nắp bút để bảo vệ
ngòi trước khi cất vào cặp (bút máy).
+ Không viết lên vật cứng, chỗ bẩn
(làm tắc, hỏng ngòi bút...)
- Tình cảm của bản thân đối với cây
bút bi (bút máy).
c. Kết bài:
- Bút bi (bút máy) cùng với các loại
bút khác là vật dụng cần thiết, không
thể thiếu của những người viết, nhất là
đối với học sinh, giáo viên, cán bộ..
b. Hình thức:
- Bài viết đúng kiểu bài thuyết minh về
một thứ đồ dùng, có bố cục rõ ràng.
- Bài viết đảm bảo tính khoa học, số
liệu cụ thể.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, lưu loát, ít
mắc lỗi chính tả.
II. Trả bài, chữa lỗi
1. Trả bài
* Ưu điểm
+ Nội dung: Đa số học sinh có ý thức
làm bài.Bước đầu đã biết cách thuyết
minh, một số bài hiểu đề đã thuyết
minh được những đặc điểm tiêu biểu
và cấu tạo công dụng của cây bút.
+ Hình thức: Một số bài trình bày khoa
học bố cục rõ ràng đảm bảo bố cục
chung của một bài văn thuyết minh.
* Nhược điểm:
- Đa số các bài viết đều sơ sài, lủng
củng, bố cục không rõ ràng.
- Sai chính tả nhiều
- Một số bài lạc đề sa vào biểu cảm.
GV: Đưa ra một số lỗi cơ bản để học
sinh sửa sai.
- Đọc một số bài viết của học sinh ,
Yêu cầu HS nhận xét, sửa lỗi.
- Liệt kê một số lỗi điển hình của học
sinh -> yêu cầu học sinh sửa
Gv: Thống kê điểm
Khá:..%
Trung bình: .%
Yếu:..%
- Sai chính tả nhiều,
- Một số bài lạc đề sa vào biểu cảm.
2. Chữa lỗi
*. Lỗi chính tả
Lỗi Sửa
- lời xống -
- phải viết
- bỏ vút
- rắt tay
- đời sống
- phải biết
- vỏ bút
- dắt tay
- sản suất da
- hình chụ
- vây dờ
- bên chong
- suống
- sản xuất ra
- hình trụ
- bây giờ
- bên trong
- xuống
*. Lỗi diễn đạt.
Lỗi Sửa
- Công dụng
của cây bút là...
- cách bảo quản
là...
- Là dụng cụ
cân thiết cho
mỗi học sinh ..
( HS có nhiều cách
sửa khác nhau)
- Cây bút bi là dụng
cụ cần thiết cho mỗi
học sinh...
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Gv: Hướng dẫn học sinh về tìm hiểu bài chương trình địa phương phần văn
1. Tìm hiểu một số bài thơ, văn viết về Lai Châu.
H: Chủ đề chung của các bài văn bài thơ
H: Cảnh được các nhà văn đề cập đến ở đây gồm những cảnh nào?
H: Thông qua những cảnh đẹp đó, em có suy nghĩ gì về tỉnh ta?
H: Ngoài viết về cảnh đẹp những bài văn, bài thơ trên còn cho chúng ta biết
thêm điều gì về con người Lai Châu?
H: Viết đoạn văn (làm thơ) về quê hương
Gợi ý
- Nội dung: Ca ngợi cảnh núi non trùng điệp, hùng vĩ.
- Cảnh đẹp: Những dòng suối thanh bình, màu xanh đại ngàn của núi rừng,
những cánh đồng lúa xanh mượt, khí hậu trong lành, mát mẻ...
- Con người Lai Châu đoàn kết, gắn bó, yêu quê hương, yêu lao động, có nhiều
sáng tạo trong lao động sản xuất.
HOẠT ĐỘNG 4: vận dung
H: Thế nào là thuyết minh? Yêu cầu của một bài văn thuyết minh? Các
phương pháp thuyết minh?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
H: Sưu tầm các tác phẩm thơ về chủ đề yêu nước? Qua đó em rút ra bài học
gì cho bản thân về trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc xây dựng bảo vệ
đất nước
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU TIẾT HỌC
- Tiếp tục ôn tập về văn thuyết minh, viết lại bài văn thuyết minh về cây
bút bi hoặc bút máy theo dàn ý.
- Soạn bài : Ôn tập phần văn
+ Đọc kĩ nội dung tóm tắt các văn bản truyện đã học, nắm vững nội dung ,
nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản, học thuộc thơ, nội dung nghệ thuật của văn
bản.
Ngày giảng: 27/11/2019 (8a2)
Tiết 64 – bài 16
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố lại những kiến thức về văn tự sự, văn thuyết minh
- Nắm chắc cách làm bài văn tự sự có sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm
và cách làm bài văn thuyết minh về đồ vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng viết đoạn văn, lập dàn ý
- Viết bài hoàn chỉnh.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs có thái độ nghiêm túc khi ôn tập
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng
tạo,
b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc hiểu văn bản
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: sgk, vở ghi
- Học thuộc bài thơ. Soạn bài theo câu hỏi SGK.
- HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm.
- HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo
viên.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kỹ thuật: Động não, khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
ở chương trình ngữ văn 8 các em đã được tìm hiểu về văn tự sự, văn thuyết minh
để giúp các em củng cố những kiến thức đã học vận dụng làm một số đề cụ thể
cô trò ta...
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
Gv: Hướng dẫn học sinh hệ thống
kiến thức.
H: Chủ đề là gì?
H: Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của
Xuân Quỳnh là gì?
Hs: Tình yêu gia đình và quê hương
dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ
trên đường hành quân ra trận thời
đánh Mĩ
H: Thế nào là tính thống nhất về chủ
đề của văn bản?
H: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của
truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh
Tịnh?
Hãy chỉ ra tính thống nhất về chủ đề
của văn bản đó?
Hs: Thảo luận, trình bày
- Truyện “tôi đi học” như một trang
hồi kí ghi lại những hoài niệm, kỉ
niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu
trường, truyện được in trong tập “Quê
mẹ”, xuất bản năm 1941
- “Tôi đi học” đã thể hiện những tình
cảm hồn nhiên, ngây thơ và trong
sáng, tâm trạng bâng khuâng, hồi hộp
của một em bé trong buổi tựu trường.
Em “như một con chim con đứng bên
bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay,
nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
A. Lý thuyết
I. Chủ đề.
- Là đề tài chính và đối tượng mà văn
bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể
hiện trong văn bản.
II. Tính thống nhất của chủ đề của
văn bản.
- Tính thống nhất của chủ đề là sự liên
kết chặt chẽ, sự hoà hợp gắn bó của
các bộ phận tác phẩm.
H: Nêu tính thống nhất chủ đề của
văn bản?.
. Tính thống nhất về chủ đề của truyện
“Tôi đi học”
Truyện ngắn “tôi đi học” gồm có các
chi tiết, tình tiết diễn tả tâm trạng của
chú bé (nhân vật “tôi”) trong buổi tựu
trường.
- Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi tren
con đường làng dài và hẹp trong một
buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
Lòng tôi “có sự đổi thay lớn” nên
tôi thấy cảnh vật thân quen trở nên
“lạ”
- Thấy các bạn nhỏ cầm sách vở, bút,
thước tôi rất “thèm” và đòi mẹ đưa
bút thước
H: Nêu bố cục của văn bản?
H: Nêu vài trò của yếu tố miêu tả
trong văn tự sự?
III. Bố cục của văn bản
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các
đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản
thường có bố cục 3 phần:
+ Mở bài, thân bài, kết bài
+ Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ
đề của văn bản.
+ Phần thân bài thường có một số
đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của
chủ đề.
+ Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn
bản.
IV. Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm
1. Miêu tả trong văn tự sự
Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại
hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm
nhân vật, làm cho chuyện kể trở nên
đậm đà, lí thú
Trong văn tự sự thường có 4 yếu tố
miêu tả đan xen vào các tình tiết theo
diễn biến của câu chuyện:
- Miêu tả cảnh vật - không gian nghệ
thuật và thời gian nghệ thuật. ( Dế
Mèn phiêu lưu kí - đoạn miêu tả vùng
cỏ may, võ đài diễn ra cuộc thì đấu
giữa Trũi và Mèn)
- Miêu tả ngoại hình nhân vật ( Miêu
tả Dế Mèn)
H: Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm
trong văn bản tự sự?
H: Nêu khái niệm văn thuyết minh?
H: so sánh sự khác nhau giữa văn
thuyết minh với các loại văn bản
khác?
H: Nêu các phương pháp
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_62_den_65_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf