Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 61+62 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Học sinh cảm nhận được chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà

chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện

trong bài thơ.

- Cảm nhận vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khí

phách kiên cường, phong thái ung dung, bất khuất trong hoàn cảnh ngục tù.

- Nhận thấy được cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ

khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm.

- Hiểu một bài thơ Đường luật.

- Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình.

3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu các anh hùng của dân tộc và tự hào về

họ.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng

tạo,

b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc hiểu văn bản

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Chân dung Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

2. Học sinh:

- Học thuộc bài thơ. Soạn bài theo câu hỏi SGK.

- HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm.

- HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo

viên.

pdf9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 61+62 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 19/11/2019 (8a2) Tiết 61 – bài 15: Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN -Phan Châu Trinh- Đọc thêm văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC - Phan bội châu- I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Học sinh cảm nhận được chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. - Cảm nhận vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khí phách kiên cường, phong thái ung dung, bất khuất trong hoàn cảnh ngục tù. - Nhận thấy được cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm. - Hiểu một bài thơ Đường luật. - Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình. 3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu các anh hùng của dân tộc và tự hào về họ. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc hiểu văn bản II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Chân dung Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh 2. Học sinh: - Học thuộc bài thơ. Soạn bài theo câu hỏi SGK. - HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. - HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Động não, khăn trải bàn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. H: Trình bày nội dung nghệ thuật của văn bản Bài toán dân số? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Giới thiệu hình ảnh nhà tù Côn Đảo. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức trọng tâm H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phan Châu Trinh. Hs: Trình bày Gv: Treo chân dung nhà thơ giới thiệu bổ sung. H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? . Gv: Hướng dẫn hs đọc giọng đọc hào hùng, khẩu khí ngang tàng. Gv: Đọc mẫu 1 lần. Hs: Đọc 2-> 3 hs. Gv: Hướng dẫn hs giải thích các chú thích khó H: Xác định thể loại của văn bản? Hs: Thất ngôn bát cú đường luật - Gồm 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng - Đối ý, lời 3-4, 5-6 - Gieo vần: Tiếng cuối câu:1,2,4,6,8 H: Nêu kết cấu của văn bản? Hs: Đọc 2 câu thơ đầu HĐN đôi 4p H: Chỉ ra những chi tiết miêu tả người tù – người chiến sĩ CM, giọng điệu, tư thế? - Hình ảnh: - Giọng điệu: - Tư thế: Gv: Tìm những câu ca dao, câu thơ nói về chí làm trai? Hs : Tìm trình bày Đã sinh ra ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Hs: Đọc 2 câu thơ tiếp theo. HĐN 4 (5 phút) – H: 2 câu thơ diễn tả công việc gì của người tù? Chỉ ra hành động, giọng thơ H: Em có nhận xét về công việc của A. Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN I. Đọc tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả - Văn bản. a. Tác giả: - Phan Châu Trinh (1872 - 1926), quê ở Quảng Nam - Là nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX b. Văn bản: - Sáng tác trong thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam ở Côn Đảo, năm 1908. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. a. Đọc: b. Tìm hiểu từ khó: 3. Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật 4. Kết cấu: Đề, thực, luận, kết II. Đọc hiểu văn bản. 1. Hai câu đề - Làm trai - Lẫy lừng, lở núi non. -> Giọng thơ hào hùng, khẩu khí ngang tàng. => Tư thế hiên ngang, lẫm liệt. 2. Hai câu thực Xách búa, đánh tan năm bảy đống, Ra tay, đập bể mấy trăm hòn. người tù? Công việc: Đập đá, lao động khổ sai Hành động: Xách búa, đánh tan, ra tay, đập bể Giọng thơ: nhanh mạnh, dồn dập H. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì Nhận xét công việc: Hs: Đọc 2 câu thơ tiếp H: “Thân sành sỏi” là như thế nào? -> Chấp nhận gian khổ. H: Em hiểu từ “ tháng ngày” ở đây như thế nào? -> Thời gian dài dặc qua nhiều năm tháng. H: Từ “ mưa nắng” ở đây biểu thị ý gì? -> Những gian khó H: “Chi sờn dạ sắt son” có nghĩa là gì? ->Tinh thần cứng cỏi trung kiên không sờn lòng, đổi chí. H: Nghệ thuật gì được sử dụng trong 2 câu thơ trên? H: Em hiểu gì về nội dung 2 câu thơ trên? Hs: Đọc hai câu cuối H: Nói “những kẻ vá trời” là ngụ ý nói gì? -> Mưu đồ những việc lớn lao cứu nước H: “Khi lỡ bước” là như thế nào ? -> Gặp phải hoàn cảnh bất trắc, khó khăn. H: “Việc con con” ở đây là việc gì? -> Việc bị tù đầy, lao động khổ sai. H: 2 câu thơ cuối tác giả sử dụng nghệ thuật gì? H: Với nghệ thuật đó 2 câu thơ cuối đã diễn tả được điều gì? Gv liên hệ tinh thần lạc quan của HCM -> Nghệ thuật: Đối, khoa trương, sử dụng nhiều động từ mạnh; giọng thơ khảng khái, hào khí bừng bừng. Công việc gian nan, vất vả -> Khẳng định sức mạnh phi thường của người tù – người chiến sĩ CM 3. Hai câu luận - Tháng ngày bao quản thân sành sỏi - Mưa, nắng càng bền, sắt son -> Nghệ thuật đối, ẩn dụ - Giọng thơ trầm lắng. => Sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng. 4. Hai câu kết - Những kẻ vá trời lỡ bước - Gian nan chi kể việc con con -> Nghệ thuật: Đối, ẩn dụ, khoa trương => Tinh thần lạc quan, vững vàng vượt gian khó của người tù cách mạng. Kĩ thuật công đoạn. HĐN đôi 5p H. Chọn đáp án đúng cho nghệ thuật bài thơ? N1,2 H. Nội dung bài thơ? N 3 H. Ý nghĩa bài thơ? N4 A. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật B. Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, cứng cỏi. C. Bút pháp khoa trương, lãng mạn, hình ảnh thơ đa nghĩa. D. Hình ảnh ẩn dụ, phép đối. E. Tất cả các đáp án trên. HS thảo luận Đổi phiếu. Nhận xét, bổ sung Gv nhận xét. H: Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả? GV: Ông sinh ra trên một vùng quê có truyền thống cách mạng. Gia đình có truyền thống nho học ông học giỏi căm thù giặc Pháp. Tích cực hoạt động trong phong trào Đông du. H: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Gv: Hướng dẫn cách đọc. Gv: Gọi học sinh đọc, nhận xét Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích trong sách giáo khoa. H: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu cấu trúc của thể thơ này? H: Nêu bố cục của bài thơ này? HS: Đọc 2 câu đề H: Các từ hào kiệt và phong lưu cho ta hình dung về một con người như thế nào ? III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, cứng cỏi. - Bút pháp khoa trương, lãng mạn, hình ảnh thơ đa nghĩa. - Hình ảnh ẩn dụ, phép đối. 2. Nội dung: - Hình ảnh người chí sĩ cách mạng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt. - Dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. 3. Ý nghĩa: - Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng. B. Văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC I. Đọc tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả văn bản. a. Tác giả: - Phan Bội Châu (1867 - 1940), - Ông là nhà yêu nước, nhà CM đầu thế kỉ XX. b. Văn bản: - Sáng tác năm 1914, khi tác giả bị bắt giam ở TQ. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. 3. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật 4. Bố cục: Đề, thực, luận, kết. II. Đọc hiểu văn bản 1. Hai câu đề. - Cách sống đàng hoàng, sang trọng H: Câu thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Và tác dụng của nghệ thuật đó? H: Lời thơ “ Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” thể hiện tinh thần, ý chí như thế nào của Phan Bội Châu? Hs: Đọc hai câu thực H: Em có nhận xét gì về âm hưởng , giọng điệu của 2 câu thơ này ? H: Em hiểu ý của 2 câu trên như thế nào? Hs: Đọc hai câu luận H: Gịong điệu và thủ pháp nghệ thuật của bài thơ có gì thay đổi ? - Lối nói khoa trương được dùng nhiều ở bút pháp lãng mạn, đặc biệt là lãng mạn kiểu anh hùng ca Hs: Gọi hs đọc 2 câu kết H: Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy? H: Nghệ thuật chính của văn bản? H: Nội dung chính của văn bản? GV: gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. H: Nêu ý nghĩa của văn bản? của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi, trong bất kì hoàn cảnh nào. - > Giọng điệu vừa mềm mại, vừa cứng cỏi. => Phan Bội Châu: bình tĩnh, tự chủ ngay cả trong nguy nan. 2. Hai câu thực - Gịong điệu trầm bổng, = > Ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước và nổi đau trong tâm hồn bậc anh hùng 3. Hai câu luận - Gịong điệu trở lại hào sảng, đầy hoài bảo to lớn. Cách nói khoa trương gây ấn tượng mạnh. Gợi tả khí phách hiên ngang, không khuất phục của người yêu nước. 4. Hai câu kết - khẳng định tư thế hiên ngang, coi thường tù ngục, coi thường cái chết, niềm tin vào tương lại và sự nghiệp chính nghĩa của mình. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Đối, điệp từ, khoa trương. - Giọng thơ hào hùng đầy chí khí. 2. Nội dung. - Ca ngợi chí khí chiến đấu của người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu. * Ghi nhớ/ Sgk 3. Ý nghĩa Vẻ đẹp và tư thế hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập - Khái quát nội dung của 2 bài thơ. - Đọc diễn cảm bài thơ HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh ngục tù HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Sưu tầm những bài thơ có cùng cảm hứng với bài thơ trên V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU TIẾT HỌC - Học thuộc lòng bài thơ, nắm được những nét nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài, cảm nhận được vẻ đẹp tinh thần của người CM trong hoàn cảnh tù đầy. - Soạn bài HDĐT: Muốn làm thằng cuội + Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, văn bản + Chia bố cục bài thơ + Học thuộc lòng bài thơ. + Trả lời các câu hỏi trong sgk Ngày giảng : 20/11/2019 (8a2) Tiết 62 – bài 15 : ÔN TẬP PHẦN VĂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại những kiến thức sơ giản về tác giả, văn bản. - Nắm chắc các nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản. - Đặc điểm nổi bật của các nhân vật chính ở các văn bản truyện. 2. Kỹ năng - Rèn cho HS kĩ năng tóm tắt văn bản truyện, đọc thuộc lòng bài thơ. - Trình bày cảm nhận về nhân vật yêu thích trong truyện đã học, suy nghĩ về vấn đề trong văn bản nhật dụng. 3. Thái độ - Giáo dục HS biết trân trọng với vẻ đẹp của con người, yêu thương những con người đáng thương trong xã hội. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: phiếu học tập 2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của nhà thơ Phan Châu Trinh? Nêu ý nghĩa bài thơ? - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Những chủ đề văn bản nhật dụng đã học? Kể tên văn bản, tác giả phần thơ đã học? Hoạt động của Gv & Hs Nội dung kiến thức trọng tâm H: Kể tên các văn bản nhật dụng em đã học? Hs: Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Bài toán dân số; Ôn dich, thuốc lá. H: Nêu hoàn cảnh ra đời, thể loại của văn bản? H: Chỉ ra những nét nội dung, nghệ thuật chính của từng văn bản? H: Nêu ý nghĩa được rút ra từ 3 văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, bài toán dân số, ôn dịch thuốc lá. HS: Trình bày ý kiến theo nhóm đại diện 3 nhóm trình bày, nhận xét, mỗi nhóm 1 văn bản. Gv: Chốt bằng bảng phụ I. VĂN BẢN NHẬT DỤNG 1. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 - Ra đời: Ngày 22-4-2000 - Thuộc kiểu văn bản nhật dụng. - Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa * Nội dung + Chỉ ra tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đến môi trường và sức khỏe con người. + Lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. + Gợi ra những việc cần làm ngay để cải thiện môi trường sống, bảo vệ trái đất. * Nghệ thuật: Giải thích gắn gọn, giản đơn mà sáng tỏ; ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác, thuyết phục. * Ý nghĩa: Nhận thức tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất. 2. Văn bản: Ôn dich, thuốc lá - Nội dung: Nạn nghiện thuốc lá dễ lây lan, và gây tổ thất to lớn cho sức khỏe H: Em đã được học bài thơ nào? Hs: Đập đá ở Côn Lôn; Đọc thêm bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả của văn bản Đập đá ở Côn Lôn? H: Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? H: Chỉ ra nội dung chính của văn bản? tính mạng con người, gây hại nhiều mặt tới đời sống gia đình và xã hội. Muốn chống lại nó phải quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn. - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, so sánh thuyết minh giàu sức thuyết phục. - Ý nghĩa: Với những phân tích khoa học tác giả chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người từ đó phê phán kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá. 3. Văn bản: Bài toán dân số - Nội dung: Đất đai không sinh thêm, con người lại càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ đó bài toán cổ tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là các nước chậm phát triển. - Nghệ thuật: Kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, ngôn ngữ khoa học giàu sức thuyết phục; Lập luận chặt chẽ. - Ý nghĩa: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của cuộc sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại. III. THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 -1945: Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn 1. Tác giả: Phan Châu Trinh (1872- 1926). - Quê ở tỉnh Quảng Nam - Ông tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu của thế kỉ XX, văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần dân chủ. 2. Văn bản: Ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo. 3. Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa: a. Nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí. H: Nghệ thuật chính của bài thơ là gì? H: Nêu ý nghĩa của văn bản? HS đọc thuộc lòng bài thơ. b. Nghệ thuật: Xây dựng hình tượng nghệ thuật đa nghĩa; Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ. c. Ý nghĩa: Nhà tù của đề quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng. 4. Đọc thuộc lòng bài thơ. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Hs: Thực hành viết đoạn văn Bài tập : Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ về vấn đề môi trường HOẠT ĐỘNG 4: vận dung Cảm nghĩ về người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo H: Sưu tầm các tác phẩm thơ về chủ đề yêu nước? Qua đó em rút ra bài học gì cho bản thân về trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU TIẾT HỌC - Về nhà ôn tập lại những nội dung đã học. - Học thuộc nội dung nghệ thuật, tác giả, ý nghĩa, thuộc thơ và tóm tắt nội dung chính của các văn bản. - Chuẩn bị bài mới: Trả bài tập làm văn số 3; Chương trình địa phương phần văn - Lập dàn ý chi tiết cho đề bài viết Tập làm văn số 3.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_6162_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf
Giáo án liên quan