Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 61: Văn bản "Đập đá ở Côn Lôn" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Học sinh cảm nhận được chí khí lẫm liệt, phong thái đường hoàng của nhà

chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong

bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

- Cảm nhận vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khí

phách kiên cường, phong thái ung dung, bất khuất trong hoàn cảnh ngục tù.

- Nhận thấy được cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ khoáng

đạt được thể hiện trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, đọc - hiểu một bài thơ Đường luật.

- Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình.

3. Thái độ: Giáo dục lòng kính trọng, biết ơn và tự hào về các anh hùng của dân tộc.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Chân dung Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tài liệu tham khảo

2. Học sinh: Học thuộc bài thơ. Soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 61: Văn bản "Đập đá ở Côn Lôn" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 22/11/2019 8B- 22/11/2019 Tiết 61: Văn bản VĂN BẢN: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN (Phan Châu Trinh) Đọc thêm: VĂN BẢN: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC (Phan Bội Châu) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Học sinh cảm nhận được chí khí lẫm liệt, phong thái đường hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn - Cảm nhận vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khí phách kiên cường, phong thái ung dung, bất khuất trong hoàn cảnh ngục tù. - Nhận thấy được cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, đọc - hiểu một bài thơ Đường luật. - Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình. 3. Thái độ: Giáo dục lòng kính trọng, biết ơn và tự hào về các anh hùng của dân tộc. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Chân dung Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tài liệu tham khảo 2. Học sinh: Học thuộc bài thơ. Soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ:(không) b. Kiểm tra bài mới: Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Những năm đầu thế kỉ XX, những năm đen tối của lịch sử VN, khi phong trào Cần Vương chống Pháp đầu TK XX thất bại, mặc dù vậy những chí sĩ yêu nứơc như Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh.. vẫn tiếp tục đấu tranh không mệt mỏi cả trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Để hiểu rõ hơn về tinh thần yêu nước của những nhà cách mạng trên cô trò ta cùng nhau đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phan Châu Trinh? Hs: Trình bày Gv: Treo chân dung nhà thơ giới thiệu bổ sung. H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Gv: Hướng dẫn hs đọc giọng đọc hào hùng, khẩu khí ngang tàng. Gv: Đọc mẫu 1 lần. Hs: Đọc 2-> 3 hs. Gv: Hướng dẫn hs giải thích các chú thích khó. H: Xác định thể thơ? Hs: Thất ngôn bát cú đường luật - Gồm 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng - Đối ý, lời 3-4, 5-6 - Gieo vần: Tiếng cuối câu:1,2,4,6,8 H: Nêu kết cấu của văn bản? ? Nêu phương thức biểu đạt của văn bản? Bốn câu đầu: Công việc đậpđá. Bốn câu cuối: Cảm nghĩ từ việc đập đá. Hs: Đọc 2 câu thơ đầu ? Câu thơ đầu có từ ngữ nào đáng chú ý? Hs: Đứng giữa H: Theo em tại sao tác giả không chọn từ: tại Đứng ở đất Côn Lôn trên mà chọn từ “đứng giữa”? => Khắc họa tư thế sừng sững hiên ngang của người tù cách mạng. ? Tư cách làm trai đó đã làm sáng lên phẩm chất nào của ng­êi tù trong bài thơ này? A. Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN I. Đọc tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả - Văn bản. a. Tác giả: - Phan Châu Trinh (1872 - 1926), quê ở Quảng Nam. - Là nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX - Giỏi biện luận, có tài văn chương. b. Văn bản: Sáng tác trong thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam ở Côn Đảo. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. a. Đọc: b. Tìm hiểu từ khó: 3. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luậ. 4. Kết cấu: Đề, thực, luận, kết. 5. Phương thức biểu đạt. - Biểu cảm kết hợp với tự sự II. Đọc hiểu văn bản. 1. Hai câu đề Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lẫy lừng làm cho lở núi non. Hs: Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. GV giải thích cho hs quan niệm nhân sinh truyền thống “làm trai”. “Làm trai cho đáng nên trai Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài tan” (Ca dao) Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao (Chinh phụ ngâm) Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông (Nguyễn Công Trứ) Đã sinh làm trai phải khác đời (Phan Bội Châu) H: Nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ? H: Hai câu thơ cho ta thấy được tư thế nào của người anh hùng ở đây ? Hs: Đọc 2 câu thơ tiếp theo. H: 2 câu thơ diễn tả công việc gì của người tù? Hs: Khai thác đá, đập đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo. H: Em có nhận xét về tính chất của công việc này? Hs: Nặng nhọc, khổ sai, vất vả. H: Công việc ấy được diễn tả qua những hành động nào? H: Qua cách diễn tả của tác giả, công việc ấy trở nên như thế nào? Hs: Nhẹ nhàng, đơn giản. H: 2 câu thơ tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Giọng điệu của 2câu thơ như thế nào? H: Nghệ thuật trên đã làm nổi bật lên hình ảnh và khí thế của con người như thế nào? GV: 4 câu thơ đầu đã khắc hoạ hỉnh ảnh người tù cách mạng thật ấn tượng, trong tư thế ngạo nghễ, vươn cao tầm vũ trụ, -> Giọng thơ bình thản, khẩu khí ngang tàng. => Tư thế hiên ngang, sừng sững, vẻ đẹp hùng tráng của người tù yêu nước. 2. Hai câu thực - Xách búa, ra tay, đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn. -> Nghệ thuật: Đối, khoa trương, sử dụng nhiều động từ mạnh; giọng thơ khảng khái, hào khí bừng bừng. => Tầm vóc của người anh hùng với những hành động mạnh mẽ phi thường, khí thế hiên ngang. biến một công việc nặng nhọc, cưỡng bức, khổ sai, vất vả thành một cuộc chinh phục tự nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì như một dũng sĩ thần thoại. Hs: Đọc 2 câu thơ tiếp H: Em hiểu từ “tháng ngày” ở đây như thế nào? -> Thời gian dài dặc qua nhiều năm tháng. H: “Thân sành sỏi” là như thế nào? -> Chấp nhận gian khổ. H: Từ “mưa nắng” ở đây biểu thị ý gì? -> Những gian khó H: “Chi sờn dạ sắt son” có nghĩa là gì? ->Tinh thần cứng cỏi trung kiên không sờn lòng, đổi chí. H: Nghệ thuật gì được sử dụng trong 2 câu thơ trên? - Nghệ thuật đối lập: Đối lập giữa thử thách gian nan (tháng ngµy, mưa nắng) với sức chịu đựng dẻo dai, bÒn bỉ (thân sành sỏi) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ CM (càng bền dạ sắt son) H: Em hiểu gì về nội dung 2 câu thơ trên? Hs: Đọc hai câu cuối H: Nói “những kẻ vá trời” là ngụ ý nói gì? -> Mưu đồ những việc lớn lao cứu nước H: “Khi lỡ bước” là như thế nào? -> Gặp phải hoàn cảnh bất trắc, khó khăn. H: “Việc con con” ở đây là việc gì? -> Việc bị tù đầy, lao động khổ sai. H: 2 câu thơ cuối tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Hs: Cặp câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người có mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách phải gánh chịu được xem như việc con con. H: Với nghệ thuật đó 2 câu thơ cuối đã 3. Hai câu luận Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng càng bền dạ sắt son -> Nghệ thuật đối, ẩn dụ => Sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng. 4. Hai câu kết Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con -> Nghệ thuật: đối chí lớn của những người có mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách phải gánh chịu được xem như việc con con. diễn tả được điều gì? H: Nhận xét về giọng điệu của bài thơ? H: Bút pháp NT chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ là gì? H: Bài thơ thể hiện điều gì? H: Nêu ý nghĩa của bài thơ? Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu sgk. Gv: Hướng dẫn cách đọc. Gv: Gọi học sinh đọc, nhận xét Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích trong sách giáo khoa. H: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu cấu trúc của thể thơ này? H: Nêu bố cục của bài thơ này? HS: Đọc 2 câu đề H: Các từ hào kiệt và phong lưu cho ta hình dung về một con người như thế nào ? H: Câu thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng của nghệ thuật đó ? Hs: Đọc hai câu thực =>Ý chí chiến đấu sắt son, tinh thần lạc quan, vững vàng vượt gian khó của người tù cách mạng. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Giọng thơ hào hùng đầy khí phách - Bút pháp lãng mạn uyển chuyển - Đối thanh, đối ý nhịp nhàng. 2. Nội dung. Ý chí quyết tâm mưu đồ sự nghiệp cứu nước của người anh hùng cách mạng Phan Châu Trinh. 3. Ý nghĩa văn bản: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng. B. Đọc thêm: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC. I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả, văn bản. (sgk/146) 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. 3. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật 4. Bố cục: Đề, thực, luận, kết. II. Đọc hiểu văn bản 1. Hai câu đề. - Cách sống đàng hoàng, sang trọng của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi, trong bất kì hoàn cảnh nào. - > Giọng điệu vừa mềm mại, vừa cứng cỏi. => Phan Bội Châu: bình tĩnh, tự chủ ngay cả trong nguy nan. 2. Hai câu thực - Giọng điệu trầm bổng, diễn tả một nỗi đau cố nén, khác với giọng cười cợt đùa vui ở hai câu trên. Từng cặp từ đối xứng nhau cho thấy được cuộc đời chìm nổi của người tù => Ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu Hs: Đọc hai câu luận Hs: Gọi hs đọc 2 câu kết H: Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy? H: Nghệ thuật chính của văn bản? H: Nội dung chính của văn bản? GV: gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. H: Nêu ý nghĩa của văn bản? nước và nổi đau trong tâm hồn bậc anh hùng 3. Hai câu luận - Giọng điệu cứng cỏi, đầy hoài bão to lớn. Cách nói khoa trương gây ấn tượng mạnh. => Gợi tả khí phách hiê ngang, không khuất phục của người yêu nước. 4. Hai câu kết - Khẳng định tư thế hiên ngang, coi thường tù ngục, coi thường cái chết, niềm tin vào tương lại và sự nghiệp chính nghĩa của mình. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Đối, điệp từ, khoa trương. - Giọng thơ hào hùng đầy chí khí. 2. Nội dung. - Ca ngợi chí khí chiến đấu của người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu. * Ghi nhớ/ Sgk 3. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp và tư thế hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. * Hoạt động 3: Luyện tập Hs đọc diễn cảm hai bài thơ * Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khí phách và tinh thần hiên ngang của tác giả Phan Châu Trinh * Hoạt động5: Tìm tòi, mở rộng Gv: Yêu cầu học sinh tìm và đọc các bài thơ nói về khí phách và tinh thần hiên ngang V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc lòng bài thơ, nắm được những nét nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài, cảm nhận được vẻ đẹp tinh thần của người CM trong hoàn cảnh tù đầy. - Soạn bài HDĐT: Muốn làm thằng cuội + Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, văn bản + Chia bố cục bài thơ. + Học thuộc lòng bài thơ. + Trả lời các câu hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_61_van_ban_dap_da_o_con_lon_nam_h.pdf