Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 59: Ôn tập Tiếng Việt - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng và ngữ pháp trong chương trình học kì I.

- Luyện tập để củng cố khắc sâu kiến thức về từ vựng và ngữ pháp.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức đã học để hiểu nội dung ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.

3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc khi tạo lập văn bản.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo: Ngữ pháp Tiếng Việt (Diệp Quang Ban), Các

PTTT Tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc)

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức tiếng việt đã học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

a. Bài cũ: Nêu các lỗi thường gặp về dấu câu?

b. Bài mới: GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

Để củng cố nội dung kiến thức tiếng Việt đã học chuẩn bị kiến thức làm bài

kiểm tra học kì I chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 59: Ôn tập Tiếng Việt - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 21/11/2019 8B- 22/11/2019 Tiết 59: Tiếng Việt ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng và ngữ pháp trong chương trình học kì I. - Luyện tập để củng cố khắc sâu kiến thức về từ vựng và ngữ pháp. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để hiểu nội dung ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc khi tạo lập văn bản. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo: Ngữ pháp Tiếng Việt (Diệp Quang Ban), Các PTTT Tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc) 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức tiếng việt đã học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra đầu giờ a. Bài cũ: Nêu các lỗi thường gặp về dấu câu? b. Bài mới: GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Để củng cố nội dung kiến thức tiếng Việt đã học chuẩn bị kiến thức làm bài kiểm tra học kì I chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Gv: Khái quát lại nội dung kiến thức trọng tâm H: Cấp độ khái quát nghĩa của từ là gì? H: Từ ngữ có cấp độ khái quát nghĩa như thế nào? H: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? Cho ví dụ? A. ÔN TẬP LÍ THUYẾT I. Từ vựng. 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ. - Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của các từ ngữ khác. - Phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ. + Nghĩa rộng: Có khả năng bao hàm. + Nghĩa hẹp: Bị bao hàm. H: Trường từ vựng là gì? Cho ví dụ? H: Từ tượng hình là những từ như thế nào? Cho VD? H: Từ như thế nào được gọi là từ tượng thanh? Cho VD? H: Nêu tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình? H: Những từ ngữ như thế nào được gọi là từ địa phương? Cho VD? H: Biệt ngữ xã hội khác từ ngữ địa phưong như thế nào? Cho VD? H: Thế nào là nói quá? Cho VD? H: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho VD? H: Thế nào là trợ từ? Cho VD? H: Những từ như tế nào được gọi là thán từ? Cho VD? H: Nêu tác dụng của tình thái từ? Cho VD? H: Câu ghép là gì? Câu ghép có cấu tạo như thế nào? Cho VD? 2. Trường từ vựng. Là tập hợp những từ ngữ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 3. Từ tượng hình. Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái... 4. Từ tượng thanh. Mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người... - Tác dụng: Gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao thường dùng trong văn miêu tả, biểu cảm. 5. Từ ngữ địa phương. Sử dụng trong một (một số) địa phương nhất định. 6. Biệt ngữ xã hội. Sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định. II. Các phép tu từ. 1. Nói quá. Phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng mạnh. 2. Nói giảm, nói tránh. Dùng cách diễn đạt uyển chuyển, tế nhị tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục. III. Ngữ pháp. 1. Trợ từ. Từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc. 2. Thán từ. - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Gọi đáp. 3. Tình thái từ. Tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. -> Biểu thị sắc thái tình cảm. 4. Câu ghép. - Có 2 cụm chủ- vị trở lên không bao chứa nhau. * Hoạt động 3: Luyện tập 1. Bài tập 1 a. H: Điền từ thích hợp vào chỗ trống theo sơ đồ. - HS lên bảng làm, nhận xét, sửa - GV kết luận. H: Tìm trong ca dao VN những câu có sử dụng phép nói quá? Hs làm bài theo nhóm, trình bày, nhận xét Gv nhận xét chốt b. Tiếng đồn cha mẹ em hiền Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi c. Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho H: HS đặt câu có sư dụng phép nói quá, từ tượng hình, từ tượng thanh - HS trình bày -> nhận xét -> Sửa -> kết luận d. Đặt câu có sử dụng phép nói quá VD: Câu chuyện bạn ấy kể làm cho tôi cười vỡ cả bụng. e. Đặt câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. - Trời mưa to quá khiến rãnh nước chảy cuồn cuộn. (Từ tượng hình) - Mỗi khi mùa hè đến tiếng ve kêu inh ỏi báo hiệu hè đã về. (Từ tượng thanh) 2. Bài tập 2. a. Viết hai câu trong đó 1 câu có sử dụng tình thái từ và trợ từ 1 câu có sử dụng trợ từ và thán từ. H: Viết câu-> Nhận xét Gv: Chốt kiến thức - Cuốn sách này mà chỉ có 5000 đồng à? - Cậu có những hai cây bút mà, chao ôi cả hai cây bút mới đẹp làm sao! b. H: Có thể tách câu ghép thành 3 câu đơn được không? H: Nhận xét về mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu? - HS trình bày -> nhận xét -> Sửa -> kết luận Câu ghép: Câu 1. Pháp chạy, nhật hàng, Vua bảo đại thoái vị -> Có thể tách thành ba câu đơn. Mối quan hệ giữa 3 sự việc không được thể hiện đồng thời như khi là câu ghép. c. H: Xác định mối quan hệ giữa các vế câu ghép? Hs: Trình bày Gv: Kết luận. Câu 1 và câu 3 là câu ghép các vế được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì) * Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Gv: Yêu cầu học sinh viết đoạn văn có sử dụng phép nói quá, nói giảm nói tránh và câu ghép * Hoạt động5: Tìm tòi, mở rộng Tìm và chép các đoạn văn có sử dụng phép nói quá hoặc nói giảm nói tránh V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - HS về nhà học bài cũ: Ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức tiếng Việt đã học trong học kì I - Chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết. Ôn và chuẩn bị giấy kiểm tra. - Soạn bài: Trả bài tập làm văn số 3. + Ôn tập lại lí thuyết về văn thuyết minh. + Lập dàn ý cho đề bài viết số 3

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_59_on_tap_tieng_viet_nam_hoc_2019.pdf