A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kỳ I.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức tiếng việt đã học ở học kỳ I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn
bản hoặc tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức ôn tập nghiêm túc, chú ý trong quá trình sử dụng
- Tích cực chủ động trong thực hiện nhiệm vụ.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ. giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: Tìm hiểu ví dụ sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi và suy nghĩ 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các kiến thức TV đã học?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Nhắc lại kiến thức TV đã học và Y/C HS nhận biết:
* Từ vựng: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Trường từ vựng; Cấp độ khái quát nghĩa của từ
14 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 59 đến 62 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 19/11/2019
Tiết 59
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kỳ I.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức tiếng việt đã học ở học kỳ I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn
bản hoặc tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức ôn tập nghiêm túc, chú ý trong quá trình sử dụng
- Tích cực chủ động trong thực hiện nhiệm vụ.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ. giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: Tìm hiểu ví dụ sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi...
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi và suy nghĩ 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các kiến thức TV đã học?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Nhắc lại kiến thức TV đã học và Y/C HS nhận biết:
* Từ vựng: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Trường từ vựng; Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Từ tượng hình, từ tượng thanh
* Ngữ pháp: - Từ loại: Trợ từ, thán từ, Tình thái từ
- Câu: Câu ghép; các loại dấu câu
* Các biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh, nói quá
Để giúp các em nắm chắc hơn các kiến thức đó và vận dụng nhuần nhuẫn vào
nói viết ta cùng đi tiết ôn tập.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của Gv & Hs Nội dung kiến thức trọng tâm
H: Thế nào là từ tượng hình từ tượng
thanh? VD?
Ví dụ:
I. LÝ THUYẾT
1. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình
ảnh, dáng vẻ, hành động, trạng thái của sự
- Từ tương hình: Phất phơ, run rẩy,
lênh đênh,.
- Từ tượng thanh: ầm ầm, rào rào, róc
rách, lộp bộp, thì thầm.
H: Tác dụng của từ tượng hình, từ
tượng thanh?
Hs: Gợi được hình ảnh âm thanh cụ
thể, sinh động, có giá trị biểu cảm
cao, thường được dùng trong văn
miêu tả và tự sự.
H: nhắc lại các khái niệm về trợ từ ,
thán từ? Lấy ví dụ?
VD:
- Chính tôi đã nói cho nó biết.
- Hôm qua chị ấy đã đến những bốn
lần mà không gặp mẹ.
VD: Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ.
GV: Thán từ thường đứng ở đầu câu
có khi được tách ra thành câu đặc
biệt.
H: Tình thái từ là gì?
? Kể tên các tình thái từ đã học?
H: Nhắc lại các biện pháp tu từ đã
học trong chương trình ngữ văn 8?
Hs: Trình bày
- Nói giàm nói tránh.
- Nói quá.
H: Nhắc lại tác dụng của biện pháp
nói quá, nói giảm nói tránh?
Hs: Trình bày
H: Thế nào là câu ghép? Đặt câu?
H: Nêu cách nối các vế câu ghép?
vật, hiện tượng tự nhiên, con người.
- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng
âm thanh của tự nhiên, con người.
- Tác dụng: Gợi được hình ảnh âm thanh
cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao,
Nó giúp người đọc như nhìn thấy như
nghe thấy được sự vật, con người được
miêu tả. thường được dùng trong văn miêu
tả và tự sự.
2. Trợ từ, thán từ:
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với
một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc
biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc
được nói đến trong từ ngữ đó.
- Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ tình
cảm, cảm xúc của người nói hoặc để gọi
đáp.
3. Tình thái từ: Là những từ được thêm
vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu
khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái
tình cảm của người nói.
- Các loại tình thái từ thường gặp:
+ Tình thái từ nghi vấn
+ Tình thái từ cầu khiến
+ Tình thái từ cảm thán
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
4. Các biện pháp tu từ:
- Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại
qui mô, mức độ, tính chất của sự vật hiện
tượng được miêu tả, nhằm nhấn mạnh, gây
ấn tượng, tắng sức biểu cảm.
Ví dụ: Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm đón chàng sang chơi.
- Nói giảm nói tránh: Là biện pháp tu từ
dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,
tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê sợ,
nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Cụ đã đi hôm trước.
5. Câu ghép
a) Khái niệm: Là câu do 2 hoặc nhiều
cụm CV không bao chứa nhau tạo thành.
Mỗi cụm chủ vị là một vế câu.
b) Cách nối các vế câu ghép
H: Nêu mối quan hệ ý nghĩa giữa các
vế câu ghép, lấy ví dụ từng trường
hợp?
GV chốt kiến thức chuẩn phần lý
thuyết bằng bảng phụ.
Chia lớp làm hai nhóm:
Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu:
VD:
- Cuốn sách này mà chỉ 30.000 đồng
à? (Trợ từ và tình thái từ.)
Ô hay! sao Bác lại không tin, chính
mắt tôi nhìn thấy. (Trợ từ và thán từ)
- HS hoạt động cá nhân
- Các bạn tương tác
- GV chốt
- Dùng những từ có tác dụng nối
+ Nối bằng một quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ
từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp
này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu
chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
c) Quan hệ giữa các vế trong câu ghép:
- Nguyên nhân-kết quả
VD: Vì trời mưa nên đường lầy lội
- Điều kiện (giả thiết)
VD: Nếu trời mưa to thì nó không nghỉ
học
- Tương phản
Tuy nhà tôi ở xa nhưng tôi vẫn tới lớp
đúng giờ.
- Tăng tiến
Tôi càng dỗ , nó càng khóc to
- Lựa chọn Tôi đi hay anh đi
- Bổ sung
Tôi không những học giỏi mà tôi còn hát
hay
-Tiếp nối
Thầy giáo bước vào lớp, chúng em đứng
dậy chào.)
- Đồng thời
Cô giáo vừa giảng bài chúng em vừa lắng
nghe
- Giải thích
Quả dừa rất ngọt nghĩa là công sức của
người trồng ra nó rất vất vả.
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1/ sgk
Viết 2 câu trong đó 1 câu có dùng trợ từ 1
câu dùng thán từ.
2. Bài tập 2: Chỉ ra các tình thái từ ở các
câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng:
1. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
2. Em tôi sụt sịt bảo:
- HS hoạt động trên phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày.
- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Gợi ý trả lời
1. Tình thái từ: chứ
Ý nghĩa: dùng để hỏi, có ý khẳng định
2. Tình thái từ vậy:
Ý nghĩa: thể hiện thái độ đồng ý một cách
miễn cưỡng, không thoải mái .
3. Bài tập 3:
a. Giữa các vế trong câu ghép có những
quan hệ ý nghĩa nào?
b. Chỉ ra các vế trong câu ghép sau và xác
định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong
câu Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi
lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và
ngày nay tôi không nhớ hết.
(Thanh Tịnh - Tôi đi học)
a. Những quan hệ thường gặp: quan hệ
nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả
thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng
tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung,
quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan
hệ giải thích.
- Câu 4: Phần gợi ý trả lời (b1. kí hiệu V3
đặt không đúng vị trí).
b. Xác định đúng được các vế của câu
ghép: b2.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên
giấy, vì hồi ấy, tôi /không biết v1
v2
ghi và ngày nay không nhớ hết.
* Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu
ghép: Quan hệ giải thích
4. Bài tập 4: Hãy xác định các vế và quan
hệ ý nghĩa giữa các vế của những câu
ghép dưới đây ?
a. Gió càng to thì lửa càng bốc lên cao.
b. Anh đọc hay tôi đọc.
c. Nếu bạn Lan có chiếc xe đạp thì bạn ấy
sẽ đến trường sớm hơn.
d. Mưa tạnh, mây tan và trời hửng sáng.
a. Gió càng to// thì lửa càng bốc lên cao.
v1 v2
=> Quan hệ tăng tiến
b. Anh đọc hay tôi đọc.
v1 v2
VD:
* Nói quá:
- Lỗ mũi 18 gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời
cho.
- Đồn rằng cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ đôi.
* Nói giảm nói tránh:
- Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguôi đỡ khi đói lòng.
- Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
=> Quan hệ lựa chọn.
c. Nếu bạn Lan có chiếc xe đạp//thì bạn ấy sẽ
v1 v2
đến trường sớm hơn.
=> Quan hệ điều kiện - kết quả.
d. Mưa tạnh, mây tan và trời hửng sáng.
v1 v2 v3
=> Quan hệ nối tiếp
5. Bài tập 5: Tìm trong bài ca dao Việt
Nam 2 ví dụ về biện pháp tu từ nói quá và
nói giảm nói tránh
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Việt một đoạn văn chủ đề tự chọn (khoảng 7 dòng) trong đó có sử dụng câu
ghép, BPTT nói quá, nói giảm nói tránh.
* Hoạt động 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới:
- Sưu tầm các đoạn văn, đoạn thơ có biện pháp tu từ nói quá.
- Sử dụng từ vựng, ngữ pháp phù hợp hoàn cảnh giao tiếp tạo mối quan hệ xã
hội lành mạnh, văn minh .
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU.
- Ôn tập TV đã học từ đầu năm, chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt.
+ Khái niệm: Trợ từ, thán từ tình thái từ, từ tượng thanh, từ tượng hình, Các
biện pháp tu từ, Câu ghép.
+ xác định được từ vựng, ngữ pháp, BPTT trong văn cảnh cụ thể.
+ Chỉ ra công dụng của chúng trong từng văn cảnh cụ thể.
+ Đặt câu có từ vựng, BPTT ...
+ Tập viết đoạn văn trong đó có sử dụng đơn vị kiến thức đã học.
Ngày kiểm tra:
Tiết 60
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Kiểm tra và củng cố lại nhận thức của học sinh về từ loại, câu ghép, các phép
tu từ
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện và củng cố các kĩ năng: khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh,
lựa chọn viết đoạn văn.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác làm bài cho HS.
- Có thái độ trung thực trong giờ kiểm tra.
II. Ma trận, đề, HD chấm: Tổ Khảo thí
Ngày giảng: 20/11/2019
Tiết 61
Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
-Phan Châu Trinh-
Đọc thêm văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
- Phan bội châu-
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận được chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ
yêu nước Phan Châu Trinh. Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài
thơ.
- Cảm nhận vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khí phách
kiên cường, phong thái ung dung, bất khuất trong hoàn cảnh ngục tù.
- Nhận thấy được cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ khoáng đạt
được thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm.
- Hiểu một bài thơ Đường luật.
- Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình.
3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu các anh hùng của dân tộc và tự hào về họ.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo,
b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc hiểu văn bản
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chân dung Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
2. Học sinh:
- Học thuộc bài thơ. Soạn bài theo câu hỏi SGK.
- HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm.
- HS tiếp tục củng cố và làm các bài tập mở rộng theo hướng dẫn của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kỹ thuật: Động não, khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
H: Trình bày nội dung nghệ thuật của văn bản Bài toán dân số?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Giới thiệu hình ảnh nhà tù Côn Đảo.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức trọng tâm
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả
A. Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
I. Đọc tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả - Văn bản.
a. Tác giả:
Phan Châu Trinh.
Hs: Trình bày
Gv: Treo chân dung nhà thơ giới thiệu bổ
sung.
H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
.
Gv: Hướng dẫn hs đọc giọng đọc hào
hùng, khẩu khí ngang tàng.
Gv: Đọc mẫu 1 lần.
Hs: Đọc 2-> 3 hs.
Gv: Hướng dẫn hs giải thích các chú thích
khó
H: Xác định thể loại của văn bản?
Hs: Thất ngôn bát cú đường luật
- Gồm 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng
- Đối ý, lời 3-4, 5-6
- Gieo vần: Tiếng cuối câu:1,2,4,6,8
H: Nêu kết cấu của văn bản?
Hs: Đọc 2 câu thơ đầu
HĐN đôi 4p
H: Chỉ ra những chi tiết miêu tả người tù –
người chiến sĩ CM, giọng điệu, tư thế?
- Hình ảnh:
- Giọng điệu:
- Tư thế:
Gv: Tìm những câu ca dao, câu thơ nói về
chí làm trai?
Hs : Tìm trình bày
Đã sinh ra ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Hs: Đọc 2 câu thơ tiếp theo.
HĐN 4 (5 phút) –
H: 2 câu thơ diễn tả công việc gì của
người tù? Chỉ ra hành động, giọng thơ
H: Em có nhận xét về công việc của người
tù?
Công việc: Đập đá, lao động khổ sai
Hành động: Xách búa, đánh tan, ra tay,
đập bể
Giọng thơ: nhanh mạnh, dồn dập
H. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì
- Phan Châu Trinh (1872 - 1926), quê
ở Quảng Nam
- Là nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX
b. Văn bản:
- Sáng tác trong thời gian Phan Châu
Trinh bị bắt giam ở Côn Đảo, năm
1908.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
a. Đọc:
b. Tìm hiểu từ khó:
3. Thể loại: Thất ngôn bát cú đường
luật
4. Kết cấu: Đề, thực, luận, kết
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Hai câu đề
- Làm trai
- Lẫy lừng, lở núi non.
-> Giọng thơ hào hùng, khẩu khí
ngang tàng.
=> Tư thế hiên ngang, lẫm liệt.
2. Hai câu thực
Xách búa, đánh tan năm bảy đống,
Ra tay, đập bể mấy trăm hòn.
-> Nghệ thuật: Đối, khoa trương, sử
dụng nhiều động từ mạnh; giọng thơ
Nhận xét công việc:
Hs: Đọc 2 câu thơ tiếp
H: “Thân sành sỏi” là như thế nào?
-> Chấp nhận gian khổ.
H: Em hiểu từ “ tháng ngày” ở đây như
thế nào?
-> Thời gian dài dặc qua nhiều năm
tháng.
H: Từ “ mưa nắng” ở đây biểu thị ý gì?
-> Những gian khó
H: “Chi sờn dạ sắt son” có nghĩa là gì?
->Tinh thần cứng cỏi trung kiên không
sờn lòng, đổi chí.
H: Nghệ thuật gì được sử dụng trong 2
câu thơ trên?
H: Em hiểu gì về nội dung 2 câu thơ trên?
Hs: Đọc hai câu cuối
H: Nói “những kẻ vá trời” là ngụ ý nói
gì?
-> Mưu đồ những việc lớn lao cứu nước
H: “Khi lỡ bước” là như thế nào ?
-> Gặp phải hoàn cảnh bất trắc, khó
khăn.
H: “Việc con con” ở đây là việc gì?
-> Việc bị tù đầy, lao động khổ sai.
H: 2 câu thơ cuối tác giả sử dụng nghệ
thuật gì?
H: Với nghệ thuật đó 2 câu thơ cuối đã
diễn tả được điều gì?
Gv liên hệ tinh thần lạc quan của HCM
Kĩ thuật công đoạn.
HĐN đôi 5p
H. Chọn đáp án đúng cho nghệ thuật bài
thơ? N1,2
H. Nội dung bài thơ? N 3
H. Ý nghĩa bài thơ? N4
A. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
B. Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, cứng
cỏi.
khảng khái, hào khí bừng bừng.
Công việc gian nan, vất vả -> Khẳng
định sức mạnh phi thường của người
tù – người chiến sĩ CM
3. Hai câu luận
- Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
- Mưa, nắng càng bền, sắt son
-> Nghệ thuật đối, ẩn dụ
- Giọng thơ trầm lắng.
=> Sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý
chí chiến đấu sắt son của người chiến
sĩ cách mạng.
4. Hai câu kết
- Những kẻ vá trời lỡ bước
- Gian nan chi kể việc con con
-> Nghệ thuật: Đối, ẩn dụ, khoa trương
=> Tinh thần lạc quan, vững vàng vượt
gian khó của người tù cách mạng.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Giọng thơ hào hùng, ngang tàng,
cứng cỏi.
- Bút pháp khoa trương, lãng mạn,
hình ảnh thơ đa nghĩa.
- Hình ảnh ẩn dụ, phép đối.
C. Bút pháp khoa trương, lãng mạn, hình
ảnh thơ đa nghĩa.
D. Hình ảnh ẩn dụ, phép đối.
E. Tất cả các đáp án trên.
HS thảo luận
Đổi phiếu.
Nhận xét, bổ sung
Gv nhận xét.
H: Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả?
GV: Ông sinh ra trên một vùng quê có
truyền thống cách mạng. Gia đình có
truyền thống nho học ông học giỏi căm
thù giặc Pháp. Tích cực hoạt động trong
phong trào Đông du.
H: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Gv: Hướng dẫn cách đọc.
Gv: Gọi học sinh đọc, nhận xét
Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích
trong sách giáo khoa.
H: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu cấu
trúc của thể thơ này?
H: Nêu bố cục của bài thơ này?
HS: Đọc 2 câu đề
H: Các từ hào kiệt và phong lưu cho ta
hình dung về một con người như thế nào ?
H: Câu thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật
gì? Và tác dụng của nghệ thuật đó?
H: Lời thơ “ Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
thể hiện tinh thần, ý chí như thế nào của
Phan Bội Châu?
Hs: Đọc hai câu thực
H: Em có nhận xét gì về âm hưởng , giọng
điệu của 2 câu thơ này ?
H: Em hiểu ý của 2 câu trên như thế nào?
Hs: Đọc hai câu luận
H: Gịong điệu và thủ pháp nghệ thuật của
bài thơ có gì thay đổi ?
2. Nội dung:
- Hình ảnh người chí sĩ cách mạng với
tư thế hiên ngang, lẫm liệt.
- Dù gặp nguy nan nhưng vẫn không
sờn lòng đổi chí.
3. Ý nghĩa:
- Nhà tù của đế quốc thực dân không
thể khuất phục ý chí nghị lực và niềm
tin lí tưởng của người chiến sĩ cách
mạng.
B. Văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG
ĐÔNG CẢM TÁC
I. Đọc tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả văn bản.
a. Tác giả:
- Phan Bội Châu (1867 - 1940),
- Ông là nhà yêu nước, nhà CM đầu
thế kỉ XX.
b. Văn bản:
- Sáng tác năm 1914, khi tác giả bị bắt
giam ở TQ.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
3. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường
luật
4. Bố cục: Đề, thực, luận, kết.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hai câu đề.
- Cách sống đàng hoàng, sang trọng
của bậc anh hùng không bao giờ thay
đổi, trong bất kì hoàn cảnh nào.
- > Giọng điệu vừa mềm mại, vừa
cứng cỏi.
=> Phan Bội Châu: bình tĩnh, tự chủ
ngay cả trong nguy nan.
2. Hai câu thực
- Gịong điệu trầm bổng,
= > Ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc
lớn lao phi thường của người tù yêu
nước và nổi đau trong tâm hồn bậc anh
hùng
3. Hai câu luận
- Lối nói khoa trương được dùng nhiều ở
bút pháp lãng mạn, đặc biệt là lãng mạn
kiểu anh hùng ca
Hs: Gọi hs đọc 2 câu kết
H: Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của
toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ
hai câu thơ ấy?
H: Nghệ thuật chính của văn bản?
H: Nội dung chính của văn bản?
GV: gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
H: Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Gịong điệu trở lại hào sảng, đầy hoài
bảo to lớn. Cách nói khoa trương gây
ấn tượng mạnh. Gợi tả khí phách hiên
ngang, không khuất phục của người
yêu nước.
4. Hai câu kết
- khẳng định tư thế hiên ngang, coi
thường tù ngục, coi thường cái chết,
niềm tin vào tương lại và sự nghiệp
chính nghĩa của mình.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Đối, điệp từ, khoa trương.
- Giọng thơ hào hùng đầy chí khí.
2. Nội dung.
- Ca ngợi chí khí chiến đấu của người
anh hùng dân tộc Phan Bội Châu.
* Ghi nhớ/ Sgk
3. Ý nghĩa
Vẻ đẹp và tư thế hiên ngang của người
chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu
trong hoàn cảnh ngục tù
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập
- Khái quát nội dung của 2 bài thơ.
- Đọc diễn cảm bài thơ
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng
Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh
ngục tù
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Sưu tầm những bài thơ có cùng cảm hứng với bài thơ trên
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU TIẾT HỌC
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm được những nét nội dung và nghệ thuật tiêu biểu
của bài, cảm nhận được vẻ đẹp tinh thần của người CM trong hoàn cảnh tù đầy.
- Soạn bài HDĐT: Muốn làm thằng cuội
+ Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, văn bản
+ Chia bố cục bài thơ
+ Học thuộc lòng bài thơ.
+ Trả lời các câu hỏi trong sgk
Ngày giảng : 23/11/2019
Tiết 62
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Củng cố lại những kiến thức sơ giản về tác giả, văn bản.
- Nắm chắc các nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.
- Đặc điểm nổi bật của các nhân vật chính ở các văn bản truyện.
2. Kỹ năng
- Rèn cho HS kĩ năng tóm tắt văn bản truyện, đọc thuộc lòng bài thơ.
- Trình bày cảm nhận về nhân vật yêu thích trong truyện đã học, suy nghĩ về
vấn đề trong văn bản nhật dụng.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết trân trọng với vẻ đẹp của con người, yêu thương những con
người đáng thương trong xã hội.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng
lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói,
đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: phiếu học tập
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của nhà thơ Phan Châu Trinh? Nêu
ý nghĩa bài thơ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Những chủ đề văn bản nhật dụng đã học?
Kể tên văn bản, tác giả phần thơ đã học?
Hoạt động của Gv & Hs Nội dung kiến thức trọng tâm
H: Kể tên các văn bản nhật dụng em
đã học?
Hs: Thông tin về ngày trái đất năm
2000; Bài toán dân số; Ôn dich, thuốc
I. VĂN BẢN NHẬT DỤNG
1. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
lá.
H: Nêu hoàn cảnh ra đời, thể loại của
văn bản?
H: Chỉ ra những nét nội dung, nghệ
thuật chính của từng văn bản?
H: Nêu ý nghĩa được rút ra từ 3 văn
bản: Thông tin về ngày trái đất năm
2000, bài toán dân số, ôn dịch thuốc
lá.
HS: Trình bày ý kiến theo nhóm đại
diện 3 nhóm trình bày, nhận xét,
mỗi nhóm 1 văn bản.
Gv: Chốt bằng bảng phụ
- Ra đời: Ngày 22-4-2000
- Thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
- Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa
* Nội dung
+ Chỉ ra tác hại của việc sử dụng bao bì ni
lông đến môi trường và sức khỏe con
người.
+ Lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni
lông nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe
con người.
+ Gợi ra những việc cần làm ngay để cải
thiện môi trường sống, bảo vệ trái đất.
* Nghệ thuật: Giải thích gắn gọn, giản
đơn mà sáng tỏ; ngôn ngữ diễn đạt sáng
rõ, chính xác, thuyết phục.
* Ý nghĩa: Nhận thức tác dụng của một
hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc
bảo vệ môi trường trái đất.
2. Văn bản: Ôn dich, thuốc lá
- Nội dung: Nạn nghiện thuốc lá dễ lây
lan, và gây tổ thất to lớn cho sức khỏe tính
mạng con người, gây hại nhiều mặt tới đời
sống gia đình và xã hội. Muốn chống lại
nó phải quyết tâm cao hơn và biện pháp
triệt để hơn.
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, dẫn
chứng sinh động, so sánh thuyết minh
giàu sức thuyết phục.
- Ý nghĩa: Với những phân tích khoa học
tác giả chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá
đối với đời sống con người từ đó phê phán
kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút
thuốc lá.
3. Văn bản: Bài toán dân số
- Nội dung: Đất đai không sinh thêm, con
người lại càng nhiều lên gấp bội. Nếu
không hạn chế sự gia tăng dân số thì con
người sẽ tự làm hại chính mình. Từ đó bài
toán cổ tác giả đưa ra các con số buộc
người đọc phải suy ngẫm về sự gia tăng
dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là
các nước chậm phát triển.
- Nghệ thuật: Kết hợp các phương pháp so
sánh, dùng số liệu, ngôn ngữ khoa học
giàu sức thuyết phục; Lập luận chặt chẽ.
- Ý nghĩa: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự
H: Em đã được học bài thơ nào?
Hs: Đập đá ở Côn Lôn; Đọc thêm bài
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
H: Nêu những hiểu biết của em về tác
giả của văn bản Đập đá ở Côn Lôn?
H: Văn bản ra đời trong hoàn cảnh
nào?
H: Chỉ ra nội dung chính của văn
bản?
H: Nghệ thuật chính của bài thơ là gì?
H: Nêu ý nghĩa của văn bản?
HS đọc thuộc lòng bài thơ.
của cuộc sống hiện đại: Dân số và tương
lai của dân tộc, nhân loại.
III. THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1900 -1945:
Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn
1. Tác giả: Phan Châu Trinh (1872-1926).
- Quê ở tỉnh Quảng Nam
- Ông tham gia hoạt động cứu nước rất sôi
nổi những năm đầu của thế kỉ XX, văn
chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu
nước và tinh thần dân chủ.
2. Văn bản: Ra đời năm 1908 khi Phan
Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo.
3. Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa:
a. Nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận
một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng
của người anh hùng cứu nước dù gặp
bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi
chí.
b. Nghệ thuật: Xây dựng hình tượng
nghệ thuật đa nghĩa; Bút pháp lãng mạn,
giọng điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàng,
ngạo nghễ.
c. Ý nghĩa: Nhà tù của đề quốc thực dân
không thể khuất phục ý chí, nghị lực và
niềm tin lí tưởng của người chiến sĩ cách
mạng.
4. Đọc thuộc lòng bài thơ.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Hs: Thực hành viết đoạn văn
Bài tập : Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ về vấn
đề môi trường
HOẠT ĐỘNG 4: vận dung
Cảm nghĩ về người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
H: Sưu tầm các tác phẩm thơ về chủ đề yêu nước? Qua đó em rút ra bài học
gì cho bản thân về trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc xây dựng bảo vệ
đất nước
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU TIẾT HỌC
- Về nhà ôn tập lại những nội dung đã học.
- Học thuộc nội dung nghệ thuật, tác giả, ý nghĩa, thuộc thơ và tóm tắt nội
dung chính của các văn bản.
- Chuẩn bị bài mới: Trả bài tập làm văn số 3; Chương trình địa phương phần văn
- Lập dàn ý chi tiết cho đề bài viết Tập làm văn số 3.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_59_den_62_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf