I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
HS nắm được một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản về dấu câu và công
dụng của chúng trong hoạt đông giao tiếp bằng văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.
- Sử dụng dấu câu phù hợp trong khi tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
Có ý thức cẩn thận trong giao tiếp bằng văn bản.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê
2. Học sinh: Ôn tập, trả lời câu hỏi trong SGK; Lập bảng thống kê.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 58: Ôn luyện về dấu câu - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 19/11/2019
8B- 19/11/2019
Tiết: 58: Tiếng Việt
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
HS nắm được một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản về dấu câu và công
dụng của chúng trong hoạt đông giao tiếp bằng văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.
- Sử dụng dấu câu phù hợp trong khi tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
Có ý thức cẩn thận trong giao tiếp bằng văn bản.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê
2. Học sinh: Ôn tập, trả lời câu hỏi trong SGK; Lập bảng thống kê.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra đầu giờ
a. Kiểm tra bài cũ
H: Dấu ngoặc kép có công dụng gì?
Đáp án
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí, . . . Dẫn trong câu văn.
b. Kiểm tra bài mới.
Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
Dấu câu không thể thiếu khi tạo lập văn bản. Việc sử dụng dấu câu có một vai
trò hết sức quan trọng để người đọc hiểu đúng nội dung người viết muốn truyền đạt.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung
H: Ở lớp 6, các em đã học những dấu
câu nào? Kể tên?
Hs: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm
than, dấu phẩy.
H: Nêu công dụng của từng loại dấu
I. TỔNG KẾT VỀ DẤU CÂU.
câu?
H: Ở lớp 7, các em đã học những dấu
câu nào? Kể tên?
Hs: Dấu chẩm lửng, chấm phẩy, gạch
ngang, gạch nối.
H: Nêu công dụng của từng loại dấu
câu?
H: Ở lớp 8, các em đã học những dấu
câu nào? Kể tên?
Hs: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu
ngoặc kép.
H: Nêu công dụng của từng loại dấu
câu?
GV: Kẻ bảng thống kê lên bảng, gọi học
sinh lên điền công dụng, học sinh khác
đối chiếu và nhận xét.
Kiểm tra học sinh lập bảng thống kê về
dấu câu theo mẫu SGK đối với những
em còn lại.
Bảng thống kê các dấu câu
Stt Dấu câu Công dụng
Lớp 6
1 Dấu chấm
- Kết thúc câu trần thuật.
Ví dụ: Tôi về không chút bận tâm.
2 Dấu chấm than
- Kết thúc câu cầu khiến và cảm thán.
Ví dụ: A! mẹ đã về !
3 Dấu chấm hỏi - Kết thúc câu nghi vấn.
4 Dấu phẩy
- Phân cách các thành phần và các bộ
phận câu.
Ví dụ: Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn
đàn lũ lũ bay đi bay về.
Lớp 7
5 Dấu chấm lửng
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn hài hước
dí dỏm.
Ví dụ: Bẩmquan lớnđê vỡ mất
rồi!
6 Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới các vế của một
câu ghép phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới các bộ phận của
một phép liệt kê phức tạp.
Ví dụ: Cốm không phải là thức quà của
người ăn vôi; ăn cốm phải thong thả,
ăn từng chút ít.
7 Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú
thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân
vật.
Ví dụ: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – Mùa
xuân của Hà Nội thân yêu.
8 Dấu gạch nối
Nối các tiếng trong những từ mượn
gồm nhiều tiếng. Dấu gạch nối ngắn
hơn dấu gạch ngang (Dấu gạch nối
không phải là một dấu câu nó chỉ quy
định về chính tả)
Lớp 8
9 Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần chú thích (giải thích,
thuyết minh, bổ sung thông tin)
Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc (1980-1969)
Nhà cách mạng lỗi lạc của dân tộc.
10 Dấu hai chấm
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích,
thuyết minh cho phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực
tiếp hay lời đối thoại.
Ví dụ: Người xưa có câu: “Trúc dẫu
cháy đôt ngay vẫn thẳng” Tre là thẳng
thắn bất khuất.
11 Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ, ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ, ngữ, câu hiểu theo
nghĩa đặc biệt, mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo,...
Ví dụ: Hàng loạt vở kịch như “Tay
người đàn bà”, “giác ngộ” “Bên kia
sông đuống” ra đời.
Hs: Đọc ví dụ
H: Câu này mắc lỗi gì?
H: Thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào?
H: Nên dùng dấu gì khi kết thúc câu?
HS: Quan sát ví dụ.
H: Dùng dấu chấm sau từ ''này'' là
đúng hay sai? Vì sao? ở chỗ này nên
dùng dấu gì?
HS: Quan sát ví dụ.
H: Câu này thiếu dấu gì để phân biệt
ranh giới trong các thành phần cùng
II. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ
DẤU CÂU.
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết
thúc.
Lời văn ở đoạn văn thiếu dấu ngắt câu
sau từ “xúc động”. Phải dùng dấu
chấm để ngắt câu và viết hoa chữ T ở
đầu câu.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa
kết thúc.
Dùng dấu chấm sau từ ''này'' là sai vì
câu chưa kết thúc, nên dùng dấu phẩy.
3. Thiếu dấu thích hợp để để tách
các bộ phận của câu khi cần thiết.
giữ chức vụ như nhau?
Hs: Thiếu dấu phẩy.
H: Người viết ở đây đã mắc lỗi nào về
dấu câu?
H: Hãy đặt dấu đó cho thích hợp.
HS: Quan sát ví dụ
H: Đặt dấu (?) ở cuối câu 1 và dấu
chấm cuối câu 2 đúng chưa ? Vì sao? Ở
các vị trí đó nên dùng dấu gì?
H: Có những lỗi nào thường gặp về dấu
câu?
Gv: Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Thiếu dấu phẩy.
- Đạt dấu câu: Cam, quýt, bưởi, xoài là
đặc sản của vùng này.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu
câu.
Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 dùng sai vì
đây không phải là câu hỏi. Đó là câu
trần thuật, phải dùng dấu chấm. Dấu
câu ở cuối thứ hai là sai, vì đây là câu
hỏi, phải dùng dấu chấm hỏi.
* Ghi nhớ: Sgk/151
* Hoạt động 3: Luyện tập
1. Bài tập 1. H: Phát hiện lỗi dấu câu, thay vào đó dấu câu thích hợp (điều chỉnh
viết hoa khi cần thiết)
- GV: Chép bài tập ra bảng phụ.
- HS lên bảng làm, nhận xét, sửa
- GV kết luận.
- Lần lượt dùng các dấu câu:
(,) (.) (.) (,) (:) (-) (!) (!)
(!) (!) (,) (,) (.) (,) (.) (,)
(,) (,) (.) (,) (!) (-) (?) (?) (?) (!)
2. Bài tập 2.
H: Phát hiện lỗi dấu câu, thay vào đó dấu câu thích hợp (điều chỉnh viết hoa khi cần
thiết)
Hs làm bài cá nhân, trình bay, nhận xét.
a) ... mời về ? (thay dấu chấm (,) = (?)
mẹ dặn là anh ... nay. (Bỏ dấu (:) và ('' '')
b) Từ xưa, trong cuộc sống ... sx, vì vậy, có câu TN ''lá lành ...''
c) ... tháng, nhưng ... (thay dấu (.) bằng dấu (,)
* Hoạt động 4: Vận dụng
Gv: Yêu cầu học sinh viết đoạn văn có sử dụng một trong các dấu câu đã ôn tập.
Gv: Cho học sinh đọc bài, nhận xét bài làm của học sinh.
* Hoạt động5: Tìm tòi, mở rộng
Tìm và chép các đoạn văn có sử dụng dấu câu. Chỉ ra các dấu câu trong các
đoạn văn đã chép
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn tập TV đã học từ đầu năm.
- Chuẩn bị bài ôn tập theo câu hỏi SGK.
- Xem lại các bài tập chuẩn bị ôn tập.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_58_on_luyen_ve_dau_cau_nam_hoc_20.pdf