I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn và hai chấm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
- HS biết sửả lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng đúng hai loại dấu câu đã học.
4. Định hướng năng lực.
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị ví dụ nói mẫu phần mở bài.
2. Học sinh:
Đọc văn bản trong sgk và trả lời câu hỏi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ ý nghĩa nào? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Tổ chức trò chơi nhanh: Chơi trò chơi hái hoa dân chủ (GV đưa ra 5 bông
hoa có 5 câu hỏi, HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi).
? Kể tên các dấu câu đã học? Cuối câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu nào?
? Dấu chấm thường đặt cuối kiểu câu nào?.
? Qua trò chơi, em có nhận xét gì về dấu câu trong Ngữ pháp Tiếng Việt?
11 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 56 đến 59 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Tiết 56 - Tiếng việt:
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn và hai chấm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
- HS biết sửả lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng đúng hai loại dấu câu đã học.
4. Định hướng năng lực.
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị ví dụ nói mẫu phần mở bài.
2. Học sinh:
Đọc văn bản trong sgk và trả lời câu hỏi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ ý nghĩa nào? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Tổ chức trò chơi nhanh: Chơi trò chơi hái hoa dân chủ (GV đưa ra 5 bông
hoa có 5 câu hỏi, HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi).
? Kể tên các dấu câu đã học? Cuối câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu nào?
? Dấu chấm thường đặt cuối kiểu câu nào?....
? Qua trò chơi, em có nhận xét gì về dấu câu trong Ngữ pháp Tiếng Việt?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý)
* TL nhóm: 4 nhóm (5 phút)
? Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích
được dựng để làm gì?
? Nếu bỏ phần trong ngoặc đơn đi
thỡ ý nghĩa cơ bản trong cỏc đoạn
trớch cú thay đổi khụng ? Tại sao ?
I. Dấu ngoặc đơn
1. Ví dụ
- Dấu ngoặc đơn được dùng để:
+ Vda: Đánh dấu phần giải thích
thêm: “họ” chỉ ai
+ VDb: Đánh dấu phần thuyết minh
thêm về loài Ba Khía
- Gv bổ sung: phần trong dấu ngoặc
đơn gọi là phần chú thích
? Vậy dấu ngoặc đơn dựng để làm gì?
- Chuẩn xỏc, chốt ghi nhớ
- Gọi hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Dấu hai chấm
- PP: Vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi
- NL: tư duy, phát triển ngôn ngữ.
- Gọi hs đọc ví dụ.
* TL cặp đôi: 3 phút.
? Trong các vớ dụ trên, dấu hai chấm
dựùng để làm gì?
- Gọi đại diện TB, HS khác nx, b/st
- Gv nhận xét chung, chốt kiến thức
? Qua phân tích ví dụ, hãy nêu công
dụng của dấu hai chấm
- chốt ghi nhớ
Gọi hs đọc ghi nhớ
+ VDc: Đánh dấu phần bổ sung thêm
thụng tin về năm sinh, năm mất của
Lí Bạch
- Nếu bỏ phần trong ngoặc đơn đi
thì ý nghĩa cơ bản của các đoạn trích
đó không thay đổi . Vì đó chỉ là thông
tin phụ kèm theo, không thuộc nghĩa
cơ bản
2. Bài học (ghi nhớ/sgk)
II. Dấu hai chấm
1. Ví dụ
- Dấu hai chấm dựng để:
+ Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại
giữa Dế Mèn và Dế Choắt
+ Đánh dấu (báo trước) lời trích dẫn
trực tiếp câu văn của Thép Mới
+ Đánh dấu (báo trước) phần giải
thích cho phần trước đó vì sao tâm
trạng, cảm giác của tôi lại thay đổi
2. Bài học (ghi nhớ/sgk)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 (2phút)
? Giải thích cụng dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trớch?
- Gọi 3 HS trình bày kết quả
a. Đánh dấu phần giải thích thêm về ý nghĩa của các từ đặt trong dấu ngoặc
kép
b. Đánh dấu phần thuyết minh thờm: 2290 m có cả phần cầu dẫn
c. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích thêm
2. Bài tập 2
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
? Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích?
- Gọi 3 học sinh trả lời
a. Báo trước phần giải thích cho phần trước đó
b. Báo trước lời đối thoại
c. Báo trước phần thuyết minh cho phần trước đó
3. Bài tập 3.
- Yêu cầu hs làm bài tập theo cặp (2 phút)
? Có thể bỏ dấu hai chấm được ko? Vì sao?
- Gọi một số cặp trình bày
- Có thể bỏ nhưng phần nghĩa đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng
4. Bài tập 4
? Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay không ? vì sao ?
Gọi hs trả lời - GV chốt
a. Có thể thay vì nghĩa cơ bản của câu không thay đổi
b. Không thể thay vì nếu thay ta sẽ biến phụ ngữ cho động từ thành phần chú
thích và câu sẽ không trọn nghĩa
HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng
- Gọi hs đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc đơn.
- Gọi hs đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm.
- Viết một đoạn hội thoại, trong đó có sử dụng dấu hai chấm.
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tìm trong các văn bản đã học các câu, đoạn, bài văn có sử dụng dấu ngoặc
đơn, dấu hai chấm.
- Học thuộc phần ghi nhớ . Làm bài tập còn lại
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau:
Yêu cầu: Soạn theo các câu hỏi SGK.
Đặt 3 câu có sử dụng dấu ngoặc kép và nêu tác dụng + Tìm hiểu công
dụng của dấu ngoặc kép.
===========================================
Ngày giảng:
Tiết 57:
Phần tiếng Việt: DẤU NGOẶC KÉP
Tự học ở nhà : Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được công dụng của dấu ngoặc kép, cách sử dụng dấu ngoặc
kép trong khi viết.
- Hệ thống hóa được những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được
dùng trong giao tiếp địa phương
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc kép chính xác khi tạo lập văn bản.
- Biết sử dụng dấu ngoặc kép kết hợp với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
- Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích ruột thịt.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết.
- Trân trọng, giữ gìn từ ngữ địa phương.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh:
Tìm hiểu ví dụ sgk
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp:
Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Bài cũ:
H: Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm?
b. Bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Gv yêu cầu lớp trưởng báo cáo tình hình soạn bài của lớp
Gv yêu cầu 1 hs lên bảng ghi lại lời của bạn lớp trưởng vừa báo cáo.
Gv: dẫn dắt giới thiệu mục tiêu bài học và nội dung bài học.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Gv: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ trên
bảng phụ.
Hs: HĐ nhóm bàn (2p) trên phiếu học
tập cặp đôi, chia sẻ, nhận xét bổ sung
Gv: Chốt kiến thức
H: Dấu ngoặc kép trong VD a được
dùng để làm gì?
H: Từ “dải lụa” ở đây nghĩa là gì?
H: Như vậy công dụng của dấu
ngoặc kép trong VD b là gì?
H: Các từ “ văn minh, khai hoá” ở
đây được tác giả dùng với ý gì?
I. Công dụng.
1. Ví dụ: (SGK).
- Vd (a): đánh dấu câu nói của Găng-
đi: trích dẫn nguyên văn câu nói.
-> Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
- Ví dụ (b): dải lụa - chỉ chiếc cầu.
- > Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc
biệt.
- Ví dụ ©: “văn minh, khai hoá” -> Sự cai
trị của thực dân pháp với Việt Nam.
H:Vậy dấu ngoặc kép có công dụng
gì?
H: Nhận xét về nội dung các phần
trong dấu ngoặc kép?
H: Như vậy công dụng thứ tư của
dấu ngoặc kép là gì?
H: Dấu ngoặc kép có những công
dụng gì trong khi viết?
Gv: Chốt lại kiến thức/ máy chiếu
Hs: Đọc ghi nhớ/sgk
Hs: HĐ cá nhân 3 phút
H: Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép
và chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc
kép.
HS: HĐN đôi: 2 phút
Hs; Nêu kết quả
Gv: Chuẩn kiến thức
-> Đánh dấu từ ngữ mang ý mỉa mai
- Ví dụ d: Phần trong dấu ngoặc kép là
tên của tác phẩm.
-> Đánh dấu tên tác phẩm.
2. Bài học: (SGK).
Bài tập vận dụng
- a. Câu nói được dẫn trực tiếp, đây là
những câu nói mà Lão Hạc tưởng là
con chó vàng muốn nói với lão.
- b. Từ ngữ được dùng hàm ý mỉa mai.
- c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp.
- d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp có hàm
ý mỉa mai.
* Hoạt động 3: Luyện tập
1. Bài tập 2/sgk
HS: Đọc bài tập 2.
HS HĐN 2: 2 phút
Hs: Chia sẻ kết quả
Gv: Chuẩn kiến thức
a. Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo”:
(đánh dấu báo trước lời đối thoại) Đặt dấu ngoặc kép ở ''cá tươi” và “tươi'' (đánh
dấu từ ngữ được dẫn lại)
b. Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê”: Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại ''Cháu
... ''(đánh dấu trực tiếp)
c. Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn”: (đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp) Đặt dấu
ngoặc kép cho phần còn lại ''Đây là một sào'' ( đánh dấu lời dẫn trực tiếp)
2. Bài tập 3/sgk
Hs: Làm bài tập cá nhân nêu ý kiến
Gv: Chốt kiến thức/ máy chiếu
a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên
văn lời cua chủ tích Hồ Chí Minh.
b. Không dùng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm vì câu nói không được dẫn nguyên
văn mà là dẫn gián tiếp.
* Hoạt động 4: Vận dụng
H: Trong khi làm một bài văn gặp những trích dẫn không nhớ nguyên văn em có
sử dụng dấu ngoặc kép không? Vì sao?
H: Đặt 3 câu có sử dụng dấu ngoặc kép biểu thị những công dụng khác nhau.
* Hoạt động 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
Hs: Lựa chọn 1 trong 2 đề
Bài tập 1
* Viết đoạn văn ngắn 4 - 6 câu giới thiệu về 1 tác giả; 1 nhà văn; 1 nhà thơ mà
em biết trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
Bài tập 2
Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
trong 1 số bài ở sgk ngữ văn 8 tập 1, giải thích công dụng của chúng.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Gv: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chương trình điạ phương sgk trang 90
- Tìm những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng
ở địa phương em có nghĩa tương đương với từ ngữ toàn dân.
- Sưu tầm một số bài tục ngữ ca dao, bài thơ trong đó có sử dụng từ ngữ địa
phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích.
- Đọc phần tham khảo sgk trang 91
- Sưu tầm thơ ca địa phương mình trên sách, báo có sử dụng từ ngữ địa
phương, phân tích tác dụng của những từ ngữ này trong tác phẩm.
- Hoàn thiện luyện tập, làm bài tập 4,5, học ghi nhớ.
+ Xem trước ''Ôn luyện về dấu câu”
+ Đọc lại công dụng của các loại dấu câu đã học, lấy ví dụ và chỉ ra tác
dụng của các loại dấu câu trong ví dụ đã tìm.
+ Trả lời câu hỏi theo phần gợi ý sgk.
=============================
Ngày giảng:
Tiết 58:
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản ; ngược
lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý
người viết định diễn đạt.
2. Thái độ:
- Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
- Nhận ra và sửa lỗi về dấu câu đã học.
3. Thái độ:
Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp
về dấu câu.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học.
+ Năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị sẵn bảng liệt kê công dụng cảu dấu câu.
2. Học sinh: Ôn tập lại các loại dấu câu đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trao đổi đàm thoại
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
HĐ1: Khởi động: Chọn cặp vấn đáp sử dụng các kiểu câu và chỉ ra dấu
câu kết thúc câu.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
GV: Dựa vào các bài đã học về
dấu câu ở các lớp 6, 7, 8 lập bảng
tổng kết về dấu câu theo mẫu sau
đây:
HĐ cá nhân
GV: Để đề mục trắng
HS: Đọc ví dụ.
Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở
chỗ nào?
Nên dùng dấu gì để kết thúc câu
chỗ đó. Cách dùng ra sao?
Trao đổi nhóm
Chỉ ra lỗi và cách sửa(4Ví dụ-
sgk)
I. Tổng kết về dấu câu
Dấu câu Công dụng
Dấu
ngoặc
đơn
dấu hai
chấm
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh
dấu phần chú thích.
Dấu hai chấm dùng để đánh
dấu báo trước phần giải thích
thuyết minh cho một phần
trước đó.
Đánh dấu báo trước lời dẫn trực
tiếp dùng với dấu ngoặc kép
hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch
ngang)
Dấu
ngoặc
kép
Dấu ngoặc kép dùng để: Đánh
dấu từ ngữ câu dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu
theo nghĩa đặc biệt hay có hàm
ý mỉa mai. Đánh dấu tên tác
phẩm, tờ báo hoặc tập san...
được dẫn.
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu
* Ví dụ 1:
- Lời văn ở đây thiếu dấu ngắt câu sau “xúc
động”.
- Dùng dấu chấm để kết thúc câu.
- Viết hoa chữ T (Trong) ở đầu câu.
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
*Ví dụ 2:
- Dùng dấu hai chấm sau từ này là sai vì nội
dung ý nghĩa của câu chưa có. (mới có
thành phần trạng ngữ còn cụm C - V ở tiếp
nối sau)
Qua quan sát tìm hiểu phân tích
các ví dụ trên em rút ra kết luận
gì về việc sử dụng dấu câu?
HS: Đọc Bài học sgk
- Dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa thành phần
phụ và thành phần chính của câu là hợp lí.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
* VD 3:
- Nhiều loại hoa quả mà viết đánh đồng là
không được.
- Thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên
kết.
- Đặt dấu phẩy: Cam, quýt, xoài...
3. Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của
câu khi cần thiết.
* VD 4:
- Dấu chấm hỏi ở cuối câu dấu dùng sai. Vì
đây không phải là câu nghi vấn. Đây là câu
trần thuật nên dùng dấu chấm.
- Dùng dấu câu ở cuối câu thứ hai là sai vì
đây là câu nghi vấn nên dùng dấu chấm hỏi.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
-> Khi viết cần tránh 4 lỗi thường gặp về
dấu câu.
* Bài học sgk
* Hoạt động 3: Luyện tập
HS: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 1.
GV: Chép đoạn văn dưới đây vào vở bài tập và điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu
ngoặc đơn.
Tại sao em lại điền dấu câu đó vào các chỗ?
Bài tập 2 sgk T152
Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay vào đó các dấu câu thích
hợp?
HĐ cặp đôi
a. ... mới về?... mẹ dặn là anh... chiều nay
b. ... sản xuất,... có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách .”
c. ... năm tháng, nhưng...
4. HĐ 4: Vận dụng:
-Đặt 1câu có sử dụng ít nhất 3 dấu câu.
5. HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng:
- Tìm câu tục ngữ, ca dao có sử dụng các dấu câu khác nhau.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn luyện thật kĩ về dấu câu.
- Viết đoạn văn (5-7 dòng) về chủ đề học tập, có sử dụng các dấu câu.
Ngày giảng:
Tiết 59:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng và ngữ pháp trong chương trình học kì I
- Luyện tập để củng cố khắc sâu kiến thức về từ vựng và ngữ pháp.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để hiểu nội dung ý nghĩa văn bản hoặc
tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc khi tạo lập văn bản.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học.
+ Năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Lập bảng tổng hợp
2. HS: Ôn tập kiến thức TV đã học
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trao đổi đàm thoại
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
KT sự chuẩn bị bài của học sinh: Kể tên nhữnh nội dung kiến thức đã học
trong học kì I
3. Bài mới:
HĐ1: Khởi động
Chọn cặp vấn đáp kể tên các nội dung tiếng Việt đã học ở học kì 1- Văn 8.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Cấp độ khái quát nghĩa của từ là gì?
Từ ngữ có cấp độ khái quát nghĩa như
thế nào?
Thề nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ
nghĩa hẹp? Cho ví dụ?
Trường từ vựng là gì? Cho VD?
A. Ôn tập lí thuyết
I. Từ vựng
1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
=> Phạm vi khái quát của nghĩa từ
ngữ.
- Nghĩa: + Nghĩa rộng: Có khả năng
bao hàm.
+ Nghĩa hẹp: Bị bao hàm.
2. Trường từ vựng.
-> Tập hợp những từ ngữ có ít nhts
một nét chung về nghĩa.
Từ tượng hình là những từ như thế
nào? Cho VD?
Từ như thế nào được gọi là từ tượng
thanh? Cho VD?
Những từ ngữ như thế nào được gọi là
từ địa phương? Cho VD?
Biệt ngữ xã hội khác từ ngữ địa
phưong hư thế nào? Cho VD?
Thế nào là nói quá? Cho VD?
Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho
VD?
Thế nào la trợ từ? Cho VD?
Những từ như tế nào được gọi là thán
từ? Cho VD?
Nêu tác dụng của tình thái từ? Cho
VD?
Câu ghép có cấu tạo như thế nào? Cho
VD?
3. Từ tượng hình.
-> Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng
thái.
4. Từ tượng thanh.
-> Mô phỏng âm thanh của tự nhiên,
con người...
5. Từ ngữ địa phương.
-> Sử dụng trong một ( một số) địa
phương nhất định.
6. Biệt ngữ xã hội.
-> Sử dụng trong một tầng lớp xã hội
nhất định.
II. Các phép tu từ
1. Nói quá.
-> Phóng đại quy mô, tính chất, mức
độ của sự vật, hiện tượng.
2. Nói giảm, nói tránh.
-> Dùng cách diễn đạt uyển chuyển,
tế nhị tránh gây cảm giác đau buồn,
ghê sợ, thô tục.
II.Ngữ pháp
1. Trợ từ.
-> Từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu
thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
2. Thán từ.
- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Gọi đáp.
3. Tình thái từ.
-> Tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến,
câu cảm thán.
-> Biểu thị sắc thái tình cảm.
4. Câu ghép.
- Có 2 cụm củ- vị trở lên không bao
chứa nhau.
- Ví dụ:...................
* Hoạt động 3: Luyện tập
1. Bài tập 1
Điền từ thích hợp vào chỗ trống theo sơ đồ?
Đ - HS lên bảng làm.
- Các HS khác làm việc theo nhóm bàn
-> NX -> Sửa -> KL
a) Truyện dân gian
T.thuyết C.tích Ngụ ngôn T.cười
b) Tiếng đồn cha mẹ em hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi.
c) Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.
d) Đặt câu có sử dụng phép nói quá.
VD: Câu chuyện bạn ấy kể làm cho tôi cười vỡ cả bụng.
2. Bài tâp 2
HS đọc đoạn văn- Thảo luận cặp đôi
- Câu ghép: Câu 1
- Có thể tách thành ba câu đơn.
4. HĐ 4: Vận dụng
- Đặt câu ghép có sử dụng (tình thái từ , trợ từ, từ tượng thanh, từ tượng hình)
- HS khái quát lại nội dung kiến thức vừa ôn tập
5. HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng:
- Tìm câu tục ngữ, ca dao có sử dụng từ tựng thanh, tượng hình.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- HS về nhà học bài cũ: ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức tiếng Việt đã học
trong học kì I, chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết
- Soạn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học.
===============================
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_56_den_59_truong_ptdtbt_thcs_ta_h.pdf