I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết cách tìm hiểu, quan sát và nắm được điểm cấu tạo và công dụng
của một đồ vật nào đó gần gũi với bản thân.
- Biết cách xây dựng một nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ về 1 thứ đồ
dùng trước lớp.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết tạo lập văn bản thuyết minh.
- HS biết sử dụng ngôn ngữ dạng văn nói.
3. Thái độ:
- Có ý thức tập luyện trình bày một văn bản trước tập thể đông người.
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Mẫu vật
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
- Luyện nói trước ở nhà.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52: Luyện nói - Thuyết minh về một thứ đồ dùng - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Này soạn: 06/11/2019
Ngày giảng: 8A3: 07/11/2019
Tiết 52
Tập làm văn: LUYỆN NÓI:
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết cách tìm hiểu, quan sát và nắm được điểm cấu tạo và công dụng
của một đồ vật nào đó gần gũi với bản thân.
- Biết cách xây dựng một nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ về 1 thứ đồ
dùng trước lớp.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết tạo lập văn bản thuyết minh.
- HS biết sử dụng ngôn ngữ dạng văn nói.
3. Thái độ:
- Có ý thức tập luyện trình bày một văn bản trước tập thể đông người.
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Mẫu vật
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
- Luyện nói trước ở nhà.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Để làm tốt bài văn thuyết minh, chúng ta cần làm gì?
? Em hãy nêu bố cục của 1 bài văn thuyết minh?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV: Nhằm củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về
một thứ đồ dùng và giúp các em biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng
ngôn ngữ, tiết học luyện nói đã được xây dựng trong chương trình.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức – kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia sẻ
nhóm đôi
? Đây là kiểu bài gì?
? Đối tượng thuyết minh?
? Để tìm hiểu tri thức về chiếc bút bi
em cần làm gì?
? Em dự định sẽ trình bày những tri
thức gì về chiếc bút bi?
- HS ghi nhanh 1p - HS chia sẻ nhóm
đôi 2p - HS trình bày
I. Chuẩn bị
Đề bài: Thuyết minh về chiếc bút bi
1. Kiểu bài: Thuyết minh
2. Đối tượng: chiếc bút bi
3. Các thao tác chuẩn bị
a. Tìm hiểu đề: quan sát ghi chép
b. Nội dung:
- Xuất xứ
- Cấu tạo
- Công dụng
- Cách bảo quản....
Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia sẻ
nhóm đôi
Dựa vào những ý trên lập dàn ý.
- Hs thảo luận nhóm đôi, trao đổi về
dàn ý đã lập ở nhà 3’
II. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về bút bi.
b. Thân bài:
- Nguồn gốc, xuất xứ: Ra đời từ khi nào,
ở đâu? Do ai sáng tạo ra? Cơ sở sản
xuất?
- Cấu tạo bên ngoài: Cây bút dài 14-15
cm, gồm 2 phần: thân và nắp. Thân hình
trụ rỗng, bằng nhựa màu. Nắp bút bằng
kim loại mạ bạc hoặc vàng. Có nắp bút
hoặc không có nắp bút, có bộ phận để gài
bút bi).
- Cấu tạo bên trong:
+ Ngòi bút bằng thép, đầu có 1 chấm nhỏ
tròn gọi là hạt gạo.
+ Ruột bút là 1 ống nhựa (bút bi) trong
chứa mực, rỗng đặt trong lớp vỏ bọc
bằng kim loại mỏng...
- Cách sử dụng: Khi viết cầm như thế
nào, viết như thế nào ?...
- Cách bảo quản:
+ Đựng trong hộp, không để va đập
mạnh tránh vỡ, Viết xong đậy nắp hoặc
đậy nắp lại hay bấm cho ngòi bút thụt
vào để tránh làm bút khô mực và hỏng
đầu bi nếu bị rơi.
+ Không viết lên vật cứng, chỗ bẩn (làm
tắc, hỏng ngòi bút...)
- Tình cảm của bản thân đối với cây bút
bi.
c. Kết bài: Bút bi cùng với các loại bút
khác là vật dụng cần thiết, không thể
thiếu của những người viết, nhất là đối
với học sinh, giáo viên, cán bộ..
* Hoạt động 3: Luyện tập
- GV chia tổ cho các em tập nói
- GV nói mẫu phần mở bài.
- Lưu ý khi nói: Phát âm to, rõ ràng,
mạch lạc, nói thành câu trọn vẹn, dùng
từ cho đúng. Trước khi nói cần phải có
lời chào hỏi.
- Hs nói, nhận xét lẫn nhau.
- GV đánh giá, uốn nắn
III. Luyện nói:
1. Nói trong nhóm
- HS nói trước tổ, nhóm
- Từng HS trình bày
2. Nói trước lớp
- Chọn một bạn nói tốt trong nhóm
* Hoạt động 4: Vận dụng
Thuyết minh cấu tạo và cách sử dụng một đồ dùng sinh hoạt trong gia đình em.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Viết bài văn ngắn thuyết minh về một đồ dùng sinh hoạt tại gia đình em.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 3.
- Ôn tập văn thuyết minh, phương pháp, cách làm, ngôn ngữ sử dụng khi viết bài.
- Lập dàn bài chi tiết cho các đề bài trong Bài tập làm văn số 3.
- Chuẩn bị bài: Trả bài TLV số 2, bài kiểm tra văn học.
-Yêu cầu: Học sinh lập dàn ý chi tiết ở nhà cho bài viết số 2 ( Kể về một lần
em mắc lỗi khiến thầy cô buồn).
Xem lại các kiến thức liên quan phần văn học đã kiểm tra (các tác phẩm
truyện kí giai đoạn 30 – 45). Xây dựng đáp án cho từng câu.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_52_luyen_noi_thuyet_minh_ve_mot_t.pdf