I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS nhận biết được các dạng đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cánh quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn
thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản theo trình tự các bước.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo, bản phụ.
2. Học sinh: Đọc bài mới, chuẩn bị bài theo hướng dẫn
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 51: Tập làm văn - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 7/11/2019
8B- 6/11/2019
Tiết 51: Tập làm văn
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS nhận biết được các dạng đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cánh quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn
thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản theo trình tự các bước.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo, bản phụ.
2. Học sinh: Đọc bài mới, chuẩn bị bài theo hướng dẫn
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp: Lớp mình đi được bao nhiêu bạn?
How many friends do you have in class?
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra đầu giờ:
H: Nêu những phương pháp thuyết minh ?
What are the explanatory methods?
b. Kiểm tra bài mới:
Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới
*Hoạt động 1: Khởi động
Các em đã được tìm hiểu về văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh để
làm được bài văn thuyết minh chúng ta cần làm những gì ta cùng đi tìm hiểu nội dung
bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
I. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ
HS đọc đề văn SGK
H: Đề nêu lên điều gì?
- Nêu đối tượng thuyết minh con người, sự
vật, di tích, con vật, tết...
H: Em có nhận xét gì về đối tượng thuyết
minh?
- Đối tượng rộng phong phú đa dạng nhưng
rất gần gũi với đời sống con người.
- Phạm vi thuyết minh rộng, hẹp khác nhau
H: Căn cứ vào đâu mà em xác định đó là
đề văn thuyết minh?
Hs: Không yêu cầu kể chuyện, miêu tả,
biểu cảm, yêu cầu giải thích.
Gv: Có những dạng đề không có những từ
ngữ thuyết minh giới thiệu,... nhưng ta vẫn
biết được đó là đề văn thuyết minh? Vì
sao?
Ví dụ : Chiếc xe đạp, con trâu ở làng quê,
chiếc nón lá VN.
H: Với các dạng đề như trên em phải
dựa vào đặc điểm nào để biết để xác định
đúng yêu cầu của đề và phương hướng
làm bài?
Hs: Dựa vào những từ ngữ cho trong đề
H: Vậy qua đây em thấy đề văn thuyết
minh được cấu tạo như thế nào? Có
những dạng đề văn TM nào?
H: Hãy ra 1 đề thuyết minh.
HS: Đọc văn bản “Xe đạp”.
H: Đối tượng thuyết minh trong bài văn
là gì?
Hs: Đề không có chữ thuyết minh nhưng
đây là đề thuyết minh vì có đối tượng
thuyết minh.
H: Ở đây người viết đã thuyết minh hiểu
biết gì về chiếc xe đạp?
H: Bố cục trong văn bản chia làm mấy
phần, chỉ rõ nội dung mỗi phần?
H: Phần mở bài người viết giới thiệu như
thế nào về chiếc xe đạp? Dùng phương
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT
MINH.
1. Đề văn thuyết minh.
a. Ví dụ: SGK/137
- Cấu tạo đề văn thuyết minh nêu đối
tượng để người đọc trình bày tri thức
về chúng.
+ Dạng đề nêu yêu cầu trực tiếp.
+ Các đề còn lại chỉ nêu được đối
tượng thuyết minh.
2. Cách làm bài văn thuyết minh.
* Ví dụ: Tìm hiểu văn bản “Xe đạp”
- Đối tượng: Xe đạp
- Nội dung thuyết minh: Cấu tạo và tác
dụng.
- Bố cục: 3 phần :
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc
xe đạp.
pháp gì?
H: Để giới thiệu chiếc xe đạp người viết
đã trình bày cấu tạo chiếc xe đạp như
thế nào? (mấy bộ phận là bộ phận nào)
H: Em có nhận xét gì về trình tự giới
thiệu?
Hs: Giới thiệu chi tiết từng bộ phận.
H: Ở bài viết đã sử dụng phương pháp
thuyết minh nào? Em thấy những
phương pháp đó có hợp lí không? Vì
sao?
- Phương pháp nêu định nghĩa.
- Cấu tạo: có các bộ phận:
+ Chính : chuyển động, điều khiển, chuyên
chở.
+ Phụ: chắn xích, chắn bùn, đèn, chuông...
- Trình tự TM: Trình bày đặc điểm, cấu tạo,
công dụng của từng bộ phận.
- PP: Liệt kê, phân tích.
-> Hợp lí. Vì như vậy sẽ làm rõ được về
chiếc xe đạp một cách đầy đủ, chi tiết.
H: Có thể Thuyết minh theo một cách
khác được không?
VD: Trình bày theo lối liệt kê: khung xe,
bánh xe, càng xe, xích, líp, tay lái...
-> Không thể nói được cơ chế hoạt động
của xe.
H: Để TM được về chiếc xe đạp như vậy
cần phải đòi ở người viết những gì?
Hs: Tìm hiểu kĩ đối tượng, chọn phương
pháp thuyết minh phù hợp.
H: Nhận xét về ngôn ngữ, cách diễn đạt
của bài văn?
? Bố cục của bài văn thuyết minh thường
có mấy phần?
+ Thân bài : Giới thiệu cấu tạo và
nguyên tắc hoạt động của nó.
+ Kết bài: Vị trí của chiếc xe đạp trong
đời sống Việt Nam và trong tương lai.
- Để thuyết minh được cần:
+ Tìm hiểu kĩ đối tượng, xác định
phạm vi tri thức về đối tượng.
+ Chọn Phương pháp thuyết minh phù
hợp.
+ Ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu.
+ Diễn đạt lôgic, mạch lạc.
* Bố cục : 3 phần
- MB: giới thiệu đối tượng thuyết
minh.
- TB: + Trình bày cấu tạo, đặc điểm,
lợi ích của đối tượng.
- Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối
tượng.
GV: Chốt kiến thức.
Gv: Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
* Ghi nhớ: sgk/140
* Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1. Đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
HS: HĐ cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV.
H: Đối tượng miêu tả ở đây là gì?
H: Để thuyết minh về chiếc nón lá cần dự định trình bày những ý nào?
- Đối tượng: Chiếc nón lá Việt nam
- Tìm ý: hình dáng, cách làm, nguyên liệu, nguồn gốc, tác dụng
H: Lập dàn ý cho đề văn trên?
Gv: Phát phiếu học tập cho 4 nhóm để 4 nhóm tìm.
Giáo viên: thu về nhận xét và tổng kết trên bảng phụ
- Lập dàn ý:
* Mở bài: Nón là vật che nắng, che mưa, tạo nét đọc đáo, duyên dáng
* Thân bài:
+ Hình dáng: chóp, thúng
+ Nguyên liệu: tre, lá cọ, sợi cước, kim...
+ Cách làm: quấn vòng, xếp lá, khâu ...
+ Nơi làm: làng quê, Huế, Hà Tây ...
+ Tác dụng: che nắng, che mưa, làm quà lưu niệm
* Kết bài: Nón có vai trò lớn đối với người Việt nam, là một di sản văn hoá
Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà)
Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về tác dụng của chiếc nón lá.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (ở nhà)
- Tập viết đoạn văn ngắn với lời kêu gọi hãy biết bảo vệ giữ gìn môi trường.
- Sưu tầm 1 số bài văn thuyết minh 1 đồ vật.
V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học sau
- Học bài, nắm vững các dạng đề bài thuyết minh và cách làm bài văn TM.
- Soạn bài: Luyện nói: TM về một thứ đồ dùng.
+ Đọc kĩ các đề luyện nói Sgk
+ Lập dàn ý và tự luyện nói ở nhà theo đề bài: Thuyết minh về cái phích nước.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_51_tap_lam_van_de_van_thuyet_minh.pdf