I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS nhớ được kiến thức về một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản
như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống các văn bản đã học nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng
văn bản
- Thấy được sự đổi mới của thơ VN từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên phương
diện thể loại đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các tác phẩm văn học;
cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện
đại đã học.
3. Thái độ: - HS có ý thức tự giác học tập.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, bảng phụ
2. Học sinh:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105 đến 108 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 17/6/2020
Tiết 105 + 106
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
(Văn nghị luận)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: - Học sinh vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết
bài văn chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các
em, có kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
2. Kĩ năng: Rèn cách diễn đạt, xây dựng đoạn văn, trình bày luận điểm
3. Thái độ:
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra
những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. Có ý thức
bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. ĐỀ BÀI (Tổ Khảo thí)
III.HƯỚNG DẪN CHẤM
Ngày soạn: 13/6/2020
Ngày dạy: 15/6/2020
Tiết 107
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
(Các văn bản văn học Việt Nam từ bài 18)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS nhớ được kiến thức về một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản
như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống các văn bản đã học nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng
văn bản
- Thấy được sự đổi mới của thơ VN từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên phương
diện thể loại đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các tác phẩm văn học;
cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện
đại đã học.
3. Thái độ: - HS có ý thức tự giác học tập.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp....
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, bảng phụ
2. Học sinh:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi: ”Ai nhanh hơn”: kể tên các văn bản em đã học trong học
kì II – văn 8?
- 2 đội chơi, mỗi đội 3 em. Đội nào kể được nhiều sẽ thắng -> Gv giới thiệu
bài...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS lập trên bảng phụ-GV chốt
STT Văn bản,tác giả ND
I. Lập bảng hệ thống các văn bản đã học
- GV giao nhiệm vụ
- HS nhớ kiến thức 5’
- HS kiểm tra chéo nhau và báo cáo
kết quả
- GV nhận xét, chốt kiến thức trọng
tâm
- HS hoàn thiện trên phiếu học tập
- trao đổi với bạn bên cạnh-bổ sung
nội dung mình thiếu so với bạn và bổ
sung cho bài của bạn
- HS hoạt động cá nhân
- Gọi hs trình bày kết quả.
II. Luyện tập
1. Văn bản ông đồ (Vũ Đình Liên)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung, ý nghĩa và
những nét đặc sắc về nghệ thuật, bài thơ
Ông đồ của Vũ Đình Liên ?
- Giá trị nội dung: Khắc họa hình ảnh ông
đồ, bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng
thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm
cảm thương chân thành trước một lớp người
đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người
xưa của nhà thơ.
- Ý nghĩa: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà
thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị
văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn
phai.
- Nghệ thuật đặc sắc:
+ Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại.
+ Xây dựng những hình ảnh đối lập, gợi
cảm.
+ Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.
Câu 2:
a. Chép những câu thơ còn thiếu trong khổ
thơ sau:
Mỗi năm hoa đào nở
............................................
...........................................
Bên phố đông người qua.
(Vũ Đình Liên- Ông đồ)
b. Nêu giá trị nội dung của bài thơ Ông đồ.
- Chép đủ hai câu thơ còn thiếu trong khổ
thơ đầu của bài thơ
- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc
tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó
toát lên niềm cảm thương chân thành trước
một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ
cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Câu 3: Cho khổ thơ sau:
..."Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm;
- GV giao nhiệm vụ và thời gian ghi
nhớ kiến thức.
- HS hoạt động cá nhân
- GV kiểm tra hs
- HS hoàn thành trên phiếu học tập
- Trao đổi phiếu với bạn- chấm điểm
Mực đọng trong nghiên sầu...”
a. Cho biết khổ thơ trên trích trong bài thơ
nào ? Tên tác giả của bài thơ đó ?
b. Nêu nội dung của đoạn thơ ?
c. Trong hai câu thơ ‘‘Giấy đỏ buồn không
thắm; Mực đọng trong nghiên sầu...’’, tác giả
sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó.
Gợi ý trả lời
a. Tên bài thơ: Ông đồ; Tác giả: Vũ Đình
Liên.
b. Nội dung của đoạn thơ: Miêu tả cảnh ngộ
và tâm trạng của ông đồ thời điểm hiện tại.
c. Chỉ ra được biện pháp nghệ thuật trong
đoạn thơ: nhân hóa (buồn, sầu).
Tác dụng: Nỗi buồn của con người khiến
các vật vô tri, vô giác cũng như buồn lây.
Mực sầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều
phôi pha buồn không muốn thắm. Biện
pháp nhân hóa góp phần nhấn mạnh sự
buồn tủi, cô đơn, lạc lõng, đáng thương của
ông đồ đồng thời thể hiện nỗi xót xa, đồng
cảm của tác giả trước một lớp người đang
tàn tạ.
2. Văn bản Quê hương (Tế Hanh)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung, ý nghĩa và
những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ
Quê hương của Tế Hanh ?
Gợi ý trả lời
- Giá trị nội dung: Nhà thơ Tế Hanh đã vẽ
ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về
một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên
hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của
người dân chài và sinh hoạt lao động làng
chài.
- Ý nghĩa: Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả
về một tình yêu tha thiết đối với quê hương
làng biển.
- Nghệ thuật đặc sắc
+ Sáng tạo nên những hình ảnh của cuộc sống
lao động bình dị đầy lãng mạn.
+ Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ
bay bổng, đầy cảm xúc.
+ Sử dụng thể thơ tám chữ hiện đại có
những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.
Câu 2
HĐ cá nhân 5p
a. Chép những câu thơ còn thiếu trong
khổ thơ sau:
b. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
..........................................................
...........................................................
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Tế Hanh - Quê hương)
b. Nêu giá trị nội dung của bài thơ.
Gợi ý trả lời
- Chép đầy đủ chính xác những câu thơ còn
thiếu trong khổ thơ đầu của bài thơ
- Giá trị nội dung: Nhà thơ Tế Hanh đã vẽ
ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về
một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên
hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của
người dân chài và sinh hoạt lao động làng
chài.
Câu 3: Cho khổ thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mài chèo, mạnh mẽ vượt trường
giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Quê hương - Tế Hanh)
Có nhận xét cho rằng: “những câu thơ
trên tả con thuyền nhưng lại thấy hiện lên cả
con người làng chài”. Em có đồng ý với nhận
xét trên không ? Vì sao ?
Gợi ý trả lời
- Đồng ý.
- Vì chủ nhân của con thuyền, điều khiển con
thuyền đó chính là "dân trai tráng" của làng
chài, cái "hăng như con tuấn mã" của con
thuyền, cái "mạnh mẽ vượt trường giang" của
con thuyền chính là hình ảnh người dân chài
khỏe khoắn, trai tráng đang điều khiển con
thuyền một cách mạnh mẽ, hào hứng, hồ hởi.
- Mảnh hồn làng:
+ Là biểu tượng của sức mạnh cho đoàn
thuyền ra khơi đánh cá;
+ Là biểu tượng của sự bình yên khi đoàn
thuyền trở về.
Câu 4: Phân tích khổ thơ cuối trong bài
thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy
được tình cảm thương nhớ quê hương
của nhà thơ.
Gợi ý trả lời:
- Xa quê tác giả trực tiếp nói về nỗi nhớ của
mình, nhớ tất cả: màu nước xanh, cá bạc,
...mùi nồng mặn, hơi thở đặc trưng riêng
của quê hương đã ám ảnh nhà thơ.
- Câu thơ cuối như 1 tiếng kêu thầm
không kìm nổi lòng mình.
- Điệp ngữ “nhớ” làm cho giọng thơ tha
thiết, bồi hồi sâu lắng.
Hoạt động 3: Luyện tập (Thực hiện HĐ 2 mục II)
Hoạt động 4: Vận dụng
? Cảm nhận của em về một đoạn văn, đoạn thơ mà em thích.
Hoạt đông 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý thưởng sáng tạo
- Tìm đọc thêm những tác phẩm văn học em thích.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
-Về thuộc văn bản thơ đã học, nắm chắc nội dung, nghệ thuật ý nghĩa của mỗi
văn bản.
- Lập bảng thống kê các văn bản nghị luận, văn học nước ngoài đã học theo
mẫu SGK.
- Tóm tắt nội dung, nghệ thuật ý nghĩa của mỗi văn bản.
Ngày soạn: 18/6/2020
Ngày dạy: 20/6/2020
Tiết 108
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng phần tập làm về văn bản thuyết minh,
tự sự, nghị luận, hành chính; cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự; miêu tả
và biểu cảm trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học; so sánh, đối
chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự,
thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Tích cực học tập
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp....
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tích hợp với các bài tập làm văn đã học; bảng phụ,
2. Học sinh:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Kể tên các kiểu văn bản đã học. Cho biết đặc điểm của từng kiểu văn bản đó?
- Gv giới thiệu bài....
Hoạt động 2: Ôn tập.
Hoạt đông của gv và hs Nội dung cần đạt
- PP: Vấn đáp, DH nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.
? Thế nào là chủ đề của văn bản? Tính
thống nhất của chủ đề được thể hiện như
thế nào?
? Nêu bố cục của vb?
A. Hệ thống hóa kiến thức
I. Ôn tập về văn bản
- Chủ đề của văn bản: đối tượng và vấn
đề chính mà văn bản biểu đạt
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
được thể hiện:
+ Tất cả các đơn vị ngôn ngữ không xa
rời hay lạc sang chủ đề khác.
+ Nhan đề, đề mục, các phần, từ ngữ
then chốt lặp đi lặp lại
- Bố cục: 3 phần: mở bài, thân bài, KB
? Các cách trình bày nội dung đoạn văn?
? Có mấy cách liên kết đoạn văn?
- HS làm việc cá nhân: 7 phút.
+ Viết đoạn văn trình bày câu chủ đề a
+ Viết đoạn văn trình bày câu chủ đề b
- Mời HS đọc đoạn văn đã viết
- HS NX, b/s cho bạn – GV NX.
? Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự ?
- H/s nhắc lại cách tóm tắt một văn bản tự
sự?
? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai
trò gì trong văn tự sự
* TL cặp đôi: 3 phút.
- G/v đưa một đoạn văn tự sự (BTTN 8)
? Đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm vào
đv trên?
- Gọi một vài cặp trình bày
- HS nhận xét – GV NX, chốt.
? Thế nào là văn bản thuyết minh
? Văn bản thuyết minh cần phải đạt y/c?
- YC H/s trả lời câu hỏi 7 sgk
- Yêu cầu h/s nhắc lại các kiểu đề tài
thuyết minh và trình bày khái quát từng
kiểu bài (đã học)
- YC HS nhắc lại khái niệm luận điểm
? Khi viết đoạn văn trình bày luận điểm
cần chú ý điều gì
- Một số cách trình bày nội dung đoạn
văn: trình bày theo phép diễn dịch, phép
quy nạp, phép song hành
- Có hai cách: dùng từ ngữ để nối và
dùng câu nối
* Bài tập
II. Ôn tập về văn bản tự sự
- Tóm tắt văn bản tự sự:
- Các bước tóm tắt:
+ Đọc và nắm vững nội dung
+ Thống kê nhân vật, sự việc tiêu biểu
+ Sắp xếp các sự việc tiêu biểu theo một
trình tự hợp lí
+ Viết thành văn bản tóm tắt
+ Đọc lại và sửa chữa
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn
tự sự: làm cho bài văn tự sự thêm cụ thể,
sinh động, gợi cảm
III. Ôn tập về văn bản thuyết minh
- Khái niệm
- Các phương pháp thuyết minh : Miêu
tả, giải thích, so sánh, thống kê, nêu ví
dụ, phân tích, phân loại
- Một số kiểu bài thuyết minh
+ Thuyết minh về một đồ vật
+ TM về một loài động thực vật
+ Thuyết minh về một danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử
+ Thuyết minh về một hiện tượng tự
nhiên, xã hội
+ TM về một phương pháp, cách làm
IV. Ôn tập về văn bản nghị luận
- Luận điểm
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm:
+ Thể hiện rõ ràng, chính xác luận điểm
trong câu chủ đề.
+ Câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn
? Vai trò yếu tố biểu cảm, miêu tả trong
văn nghị luận? Lấy ví dụ
hoặc cuối đoạn.
+ Tìm đủ luận cư cần thiết, tổ chức lập
luận hợp lí.
+ Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn.
- Yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị
luận: làm sáng tỏ luận điểm; luận cứ rõ
ràng, sinh động hơn
- Yếu tố biểu cảm: làm cho bài văn nghị
luận gợi cảm, sâu sắc, có sức thuyết
phục mạnh mẽ.
Hoạt động 3: Luyện tập (Đã thực hiện HĐ 2)
Hoạt động 4: Vận dụng
- Lập bảng hệ thống các kiểu văn bản đã học
- Tập viết một số đoạn văn có câu chủ đề và từ ngữ chủ đề
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Tham khảo tài liệu về các kiểu văn bản đã học
- Tìm ý, lập dàn ý, viết thành bài văn cho một số đề văn thuyết minh và nghị
luận.
V.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài
- Chuẩn bị: Ôn tập kĩ kiến thức về văn nghị luận. Viết đoạn văn trình bày luận
điểm.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_105_den_108_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf