I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Khái niệm quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn sử dụng đại từ.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết. Sử dụng đại từ
phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Bảng phụ
- Một số câu văn có dùng quan hệ từ.
- Đoạn văn mẫu có dùng quan hệ từ.
2. Học sinh:
- Soạn bài, tìm câu văn có dùng quan hệ từ ở văn bản đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm, cá nhân, Chia sẻ
12 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:12/10/2020( 7A2)
TIẾT 21 – BÀI 7
QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Khái niệm quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn sử dụng đại từ.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết. Sử dụng đại từ
phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Bảng phụ
- Một số câu văn có dùng quan hệ từ.
- Đoạn văn mẫu có dùng quan hệ từ.
2. Học sinh:
- Soạn bài, tìm câu văn có dùng quan hệ từ ở văn bản đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm, cá nhân, Chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Có mấy loại đại từ? Lấy ví dụ.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV lấy ví dụ: Vì trời mưa nên đường rất trơn.
- Từ vì và nên thuộc loại từ nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới.
Ho¹t ®éng cña GV - HS Nội dung
- PP: vấn đáp, dạy học nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- HS đọc ví dụ SGK
? Chỉ ra những quan hệ từ trong các
ví dụ trên? Ý nghĩa của từng quan
I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ.
1. Ví dụ.
a. Của: quan hệ sở hữu.
b. Như: quan hệ so sánh.
c. Bởi nên: quan hệ nhân quả.
hệ từ?
? Ngoài việc chỉ quan hệ, các từ
trên còn có tác dụng liên kết, hãy
chỉ ra tác dụng đó trong các ví dụ
trên?
- Liên kết: đồ chơi.. chúng tôi
đẹp hoa
ăn uống chừng mực - tôi chóng lớn
? Nếu các câu văn trên bỏ các quan
hệ từ đi thì nội dung và ý nghĩa có
thay đổi không? Theo em quan hệ
từ có tác dụng gì?
- Có thay đổi về ý nghĩa hoặc sắc
thái biểu cảm..
? Các từ trên là quan hệ từ? Em
hiểu thế nào là quan hệ từ?
Học sinh ghi nhớ.
Giáo viên chốt.
? Em hãy đặt câu có sử dụng quan
hệ từ? Phân tích tác dụng.
- Lan học yếu vì nó lười học
- PP: vấn đáp, dạy học nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
Học sinh đọc ví dụ SGK
? Chỉ ra quan hệ từ trong các câu
trên? Trong các câu trên câu nào
bắt buộc dùng quan hệ từ? Câu nào
không?
? Qua ví dụ trên em có nhận xét gì
về việc sử dụng quan hệ từ? (Có
phải chăng câu nào chúng ta cũng
nên sử dụng quan hệ từ)
- HS nêu yêu cầu của ví dụ
? Tìm quan hệ từ có thể dùng thành
cặp với các quan hệ từ sau đây?
Đặt câu với các cặp đó?
- Tuy nhà xa nhưng Lan vẫn đi học
đúng giờ.
? Nhận xét gì về việc sử dụng quan
hệ từ?
? Trong quá trình giao tiếp chúng ta
-> Biểu thị ý nghĩa quan hệ. Liên kết các
từ ngữ với nhau.
2. Bài học.
II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ.
1. Ví dụ.
a. Ví dụ 1.
- Các trường hợp b, d, g, h -> bắt buộc phải
dùng quan hệ từ.
- Các trường hợp a, c, e, i không bắt buộc
dùng quan hệ từ.
-> Có trường hợp bắt buộc phải dùng quan
hệ từ, có trường hợp không bắt buộc dùng.
b. Ví dụ 2.
- Nếu .thì
hễ thì
vìnên
tuynhưng
sở dĩvì
-> Một số quan hệ từ được sử dụng thành
cặp.
2. Bài học.
nên sử dụng quan hệ từ như thế
nào?
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo viên khái quát.
? Lấy ví dụ một câu có sử dụng
một cặp quan hệ từ?
- Vì hôm nay trời mưa nên Hùng
không đi học.
* HĐ 3: Luyện tập
- PP: vấn đáp, dạy học nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
? Hãy xác định yêu cầu bài tập?
- Học sinh làm bài theo cặp.
- Gọi 1, 2 nhóm trình bày.
Giáo viên sửa chữa, bổ sung.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn cần
điền quan hệ từ
- Học sinh điền cá nhân tại chỗ
Hs làm bài cá nhân tại chỗ
Thi giữa 4 tổ
- Giáo viên sửa chữa.
? Phân biệt nghĩa của hai câu có
quan hệ từ nhưng
- GV hướng dẫn.
- HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, chốt: Tuy cùng sử
dụng một quan hệ từ nhưng hai câu
có sắc thái biểu cảm khác nhau
III. LUYỆN TẬP.
1. Bài tập 1: Tìm quan hệ từ trong hai
đoạn đầu văn bản “ Cổng trường mở ra”
- Của mà
- Còn nhưng
- Như của
- Của nhưng
- Như như
2. Bài tập 2:
- với, và, với, bằng, nên, với, và.
3. Bài tập 3.
- Câu đúng: b, d, g, i, l.
- Câu sai: a, c, e, h, k.
4. Bài tập 4: Đặt câu có sử dụng quan hệ
từ:
5. Bài tập 5.
- Nó gầy nhưng khỏe -> Tỏ ý khen.
- Nó khỏe nhưng gầy -> Tỏ ý chê
* Hoạt động 4: vận dụng :
Viết đoạn văn có sử dung quan hệ từ và gạch chân các qht trong đoạn vừa viết.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
Tiếp tục tìm thêm các đoạn văn, thơ đã học có sử dụng qht.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Chuẩn bị bài Chữa lỗi về quan hệ từ:
+ Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi nào?
+ Xem trước các bài tập trang 107, 108
****************************************************
Ngày giảng:15/10/2020( 7A2)
TIẾT 22 – BÀI 8
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sữa lỗi.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Bồi dưỡng ý thức lựa chọn quan hệ từ khi tạo lập văn bản.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn sử dụng quan hệ từ.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. Phát hiện và chữa
được một số lỗi thông thường về quan hệ từ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: phiếu học tập, bảng phụ
2. Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của GV ở tiết trước
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Thế nào là quan hệ từ? Đặt một câu có sử dụng quan hệ từ
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Để liên kết các vế trong câu hoặc liên kết các từ ngữ với nhau, câu với câu, đoạn
với đoạn trong khi nói và viết người ta thường dùng các quan hệ từ. Tuy nhiên khi
sử dụng thường mắc một số các lỗi. Vậy các lỗi thường gặp là gì? Để tránh các lỗi
đó cần làm gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác
GV: Treo bảng phụ có các câu văn.
- Học sinh đọc.
? Hai câu thiếu quan hệ từ ở chỗ nào?
- Giữa: hình thức, đánh giá và đúng,
xã hội
I. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ
QUAN HỆ TỪ.
1. Ví dụ.
* Ví dụ 1:
? Em hãy chữa lại cho đúng ?
GV: So sánh các câu thiếu quan hệ từ
trên với các câu đã chữa?
- Thiếu quan hệ từ: không rõ nghĩa.
- Câu chữa: rõ nghĩa -> người đọc
mới hiểu được ý nghĩa, ý định của
người viết.
? Nếu như câu văn thiếu quan hệ từ sẽ
như thế nào ? em hãy lấy 1 ví dụ
minh họa ?
? Như vậy câu trên mắc lỗi gì về quan
hệ từ
Học sinh đọc hai ví dụ trên bảng phụ.
? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa hai
bộ phận câu ?
C1: hai bộ phận diễn đạt hai sự việc
có hàm ý tương phản.
C2: vế hai nhằm giải thích nguyên
nhân cho vế 1.
? Như vậy các quan hệ từ “và, để”
trong hai ví dụ trên có diễn đạt đúng
quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phân
trong câu hay không?
? Căn cứ vào quan hệ từ giữa hai vế
em hãy lựa chọn quan hệ từ phù hợp
thay thế ?
Gv: Quan hệ từ và: chỉ ý ngang bằng,
tương đồng. Còn quan hệ giữa 2 vế
câu ở đây lại là quan hệ tương phản
cho nên dùng quan hệ từ và ở đây là
không phù hợp. vì vậy ta phải thay
quan hệ từ nhưng mới diễn đạt đúng
ý nghĩa.
+ Quan hệ từ để: có ý nghĩa chỉ mục
đích của sự việc. Còn quan hệ giữa 2
vế câu ở đây lại là quan hệ nhân -
quả. Cho nên dùng quan hệ từ để ở
- Đừng nên nhìn hình thức để (mà)
đánh giả kẻ khác.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội
xưa, còn đối với xã hội ngày nay thì
không đúng.
=> Thiếu quan hệ từ.
* Ví dụ 2:
-> Sử dụng quan hệ từ không thích
hợp vì không thể hiện đúng mối quan
hệ giữa hai về.
- Sửa:
+ Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ
em cũng đến trường đúng giờ.
+ Chim sâu rất có ích cho nông dân vì
nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
đây là không phù hợp. Trong trường
hợp này ta phải thay quan hệ từ vì, có
như vậy thì mới diễn đạt được đúng ý
nghĩa của câu
? Câu trên mắc lỗi gì khi dùng quan
hệ từ?
- Học sinh đọc câu văn
? Vì sao câu thiếu chủ ngữ ?
? Hãy chữa lại để được câu văn hoàn
chỉnh ?
? Câu trên mắc lỗi gì khi dùng quan
hệ từ?
- Học sinh đọc các câu văn.
? Em hãy chỉ ra các quan hệ từ ?
? Các quan hệ từ này liên kết từ ngữ
nào với nhau ?( Nó có giúp liên kết từ
với từ hay câu với câu không?)
- “Không những” không có tác dụng
liên kết “giỏi về môn Toán” , “giỏi về
môn văn” với bộ phận nào khác.
( thiếu một vế cần liên kết)
- Với1: liên kết: tâm sự - mẹ
- Với2: không liên kết “chị” với từ
ngữ nào khác.
? Như vậy các quan hệ từ trên có tác
dụng liên kết không? Vì sao
? Em hãy căn cứ vào nội dung các
câu trước và sau nó để sửa cho phù
hợp?
? Các câu trên đã mắc lỗi gì khi dùng
quan hệ từ.
? Qua đó em rút ra bài học gì cho bản
thân khi dùng quan hệ từ?
- Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ
phù hợp với tình huống giao tiếp.
? Qua 4 ví dụ trên, em hãy cho biết
khi sử dụng quan hệ từ cần tránh các
=> Dùng quan hệ từ không thích hợp
về nghĩa
* Ví dụ 3:
- Thừa quan hệ từ -> chủ ngữ của câu
trở thành trạng ngữ.
- Chữa bằng cách bỏ quan hệ từ ở đầu
câu.
=> Thừa quan hệ từ.
* Ví dụ 4:
- “Không, những” ở câu 1.
- “Với” ở câu 2.
-> quan hệ từ đó không liên kết bộ
phận kèm theo nó với một bộ phận nào
khác
- Sửa: không những giỏi về môn
toán, không những giỏi về môn văn mà
còn giỏi nhiều môn khác.
+ Nó thích tâm sự với mẹ, không thích
tâm sự với chị.
=> Dùng quan hệ từ không có tác dụng
liên kết
2. Bài học.
lỗi nào?
Học sinh đọc ghi nhớ .
Giáo viên chốt.
GV: Hãy nêu ra một trường hợp
trong bài viết của em bị mắc lỗi về sử
dụng quan hệ từ? Nêu cách sửa.
- HS nêu ví dụ.
- GV có thể tiến hành cho HS trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về
cách sử dụng quan hệ từ.
( Rèn kĩ năng giao tiếp)
* HĐ 3: Luyện tập
- Hãy xác định yêu cầu bài tập ?
- Hai học sinh lên bảng làm bài, số
còn lại làm tại chỗ.
Giáo viên chữa bài làm của học sinh.
? Hãy xác định yêu cầu bài tập ?
- Gọi ba học sinh lên bảng làm.
? Hãy nhận xét bài làm của bạn ?
- Giáo viên chữa bài làm của học sinh
? Hãy xác định câu sai ở chỗ nào?
HS hđ theo nhóm bàn( 3p)
Giáo viên treo bảng phụ.
Học sinh lên bảng điền.
Hãy nhận xét bài làm của bạn ?
Giáo viên chữa bài làm của học sinh.
II. LUYỆN TẬP.
1. Bài tập 1: Thêm quan hệ từ thích
hợp
- từ đến
- để ( cho)
2. Bài tập 2: Thay các quan hệ từ cho
đúng
- Với -> như
- Tuy -> dù
- Bằng -> về
3. Bài tập 3: Chữa lại câu văn cho
hoàn chỉnh
- Bỏ các quan hệ từ: đối với (c1); với
(c2), qua (c3)
4. Bài tập 4: Điền (Đ), (S) sau các câu
để đánh giá việc sử dụng quan hệ từ
a. Đ e. S b. Đ g. S
c. S h. Đ d. Đ i. S
* HĐ 4: Vận dụng
? Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào?
* HĐ 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng quan hệ từ.
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau
- Học thuộc ghi nhớ.
- Tự đặt câu có sử dụng quan hệ từ
*****************************************************
Ngày giảng:16/10/2020( 7A2)
TIẾT 23:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức tiếng Việt đã học từ đầu năm
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: chăm chỉ, tích cực trong học tập.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề nảy sinh trong ôn tập một cách
thấu đáo.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. Phát hiện và chữa
được một số lỗi thông thường về quan hệ từ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hệ thống kiến thức và bài tập
2. Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của GV ở tiết trước
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp khi lên lớp
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Để củng cố lại những kiến thức tiếng Việt đã học từ đầu năm, chúng ta cùng học
bài hôm nay.
* Hoạt động 2 và 3: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới + Luyện tập
1. Từ ghép:
? Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?
- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau..
- Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ
pháp)
? Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế
nào?
- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó
? Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:
a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ
- Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu
- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ.
b. Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ.
- Từ ghép chính phụ:
- Từ ghép đẳng lập:
2. Từ láy:
? Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?
- Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp
tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hòa về mặt
âm thanh).
- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.
? Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể:
a. Xấu xí, nhẹ nhàng, đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng
- Láy toàn bộ: đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng
- Láy bộ phận: xấu xí, nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc
b. Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ
nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.
- Láy toàn bộ:
- Láy bộ phận:
? Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ
láy hay từ ghép? vì sao.
- Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép
3. Đại từ:
? Thế nào là đại từ?
- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất,.. được nói đến
trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
? Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu.
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ
ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
? Đại từ có mấy loại? -> 2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.
4. Quan hệ từ và các lỗi thường gặp:
? Thế nào là quan hệ từ?
- Biểu thị ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phản . giữa các
bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
? Nếu trong những trường hợp bắt buộc dùng qht mà ta không dùng thì ý nghĩa của
câu như thế nào?
- Trường hợp bắt buộc dùng qht mà không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa
hoặc không rõ nghĩa.
? Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao? VD.
- Không, vì có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được
không dùng cũng được).
? Các lỗi thường gặp về quan hệ từ? Nêu cách chữa.
- Thiếu quan hệ từ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ;
Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
? Vận dụng những kiến thức về quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng
và câu nào sai.
a. Nếu có chí thì sẽ thành công-> đúng (quan hệ điều kiện – kết quả)
b. Nếu trời mưa thì hoa nở.-> Sai (trời mưa không phải là điều kiện để hoa nở)
c. Giá như trái đất bằng quả cam thì tôi bỏ vào túi áo.-> đúng ( quan hệ giả thiết –
kết quả)
* HĐ 4: Vận dụng
- GV khái quát toàn bài
* HĐ 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng quan hệ từ.
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau
Chuẩn bị bài: Từ Hán Việt( Khái niệm, các loại từ Hán Việt và cách sắp xếp yếu
tố Hán Việ trong từ ghép Hán Việt).
*****************************************************
Ngày giảng:16/10/2020( 7A2)
TIẾT 24 – BÀI 7
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm và đặc điểm của văn biểu cảm. Các thao tác
làm bài vănbiểu cảm, cách thể hiện những tình cảm - cảm xúc.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Giúp hs có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước
một đề văn biểu cảm
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập dàn ý, viết đoạn văn.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Phân tích, đánh giá, nhận xét.
- Năng lực văn học: Luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn biểu
cảm.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh: Ôn tập tất cả các bài tiếng Việt đã học
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp khi lên lớp
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Ở tiết trước các em đã được học đặc điểm của văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu
cảm. Để khắc sâu kiến thức về cách làm bài văn biểu cảm, hôm nay chúng ta cùng
đi luyện tập.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Ho¹t ®éng cña GV - HS Nội dung
- PP: Vấn đáp.
- KT: đặt câu hỏi
? Trình bày các đặc điểm của văn
biểu cảm?
? Nêu các bước làm 1 bài văn biểu
cảm?
? Làm thế nào để tìm được ý cho
bài
văn biểu cảm?
* HĐ 3: Luyện tập
- PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác
? Đề văn thuộc thể loại gì?
? Đối tượng biểu cảm?
? Em định hướng tình cảm như thế
nào?
? Vì sao em yêu loài cây đó hơn
các cây khác?
? Đặc điểm của cây ?
? Trong cuộc sống loài cây đó có
tác dụng gì?
I. Ôn tập kiến thức lí thuyết
- Đặc điểm của văn biểu cảm:
- Cách làm bài văn biểu cảm:
II. Luyện tập
* Đề bài: Loài cây em yêu.
1. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: văn biểu cảm.
- Đối tượng: loài cây em yêu.
- Định hướng tình cảm: tình cảm yêu
thích loài cây đó.
2. Tìm ý, lập dàn ý.
a. Tìm ý.
- Sự xuất hiện và gắn bó với con người
của loài cây đó.
- Đặc điểm:
+ Nơi sống.
+ Thân hình, cành, lá...
- Tác dụng trong cuộc sống: Đồ dùng,
dụng cụ trong sản xuất, chiến đấu...
? Với các ý vừa tìm được, em hãy
sắp xếp thành dàn ý?
Học sinh thảo luận nhóm bàn (2
học sinh) trong 5 phút.
- Giáo viên gợi ý theo các câu hỏi:
? Mở bài nêu vấn đề gì?
? Thân bài gồm mấy ý lớn? Mỗi ý
đó như thế nào?
? Kết bài em sẽ làm gì?
- Đại diện các nhóm báo cáo.
? Hãy nhận xét câu trả lời của
nhóm bạn?
- Giáo viên chốt .
Gv cho học sinh viết phần mở bài.
- HS viết và trình bày.
- Hs nhận xét -> GV nhận xét.
- Gọi 2 em đọc văn bản “ Cây sấu
Hà Nội”
- Gọi 1 em đọc văn bản “ Sấu Hà
Nội”.
? Qua hai văn bản trên em đã học
hỏi được gì về cách miêu tả ?
- HS trả lời theo ý hiểu.
b. Lập dàn ý.
* Mở bài:
Giới thiệu loài cây và lí do em yêu thích
loài cây đó.
* Thân bài:
- Các đặc điểm gợi cảm của loài cây.
- Loài cây trong đời sống với con người.
- Loài cây trong suy nghĩ và cuộc sống
của em.
* Kết bài:
- Nêu tình cảm của em với loài cây đó.
3. Viết đoạn văn.
III. ĐỌC THÊM.
- Cây sấu Hà nội.
- Sấu Hà Nội
* HĐ 4: Vận dụng
- Về nhà dựa vào dàn bài viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
* HĐ 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
- Lập dàn ý đề bài: Cảm nghĩ về tình bạn.
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau
- Chuẩn bị tiết tiếp theo về luyện tập cách làm văn bản biểu cảm:
+ Đề bài: Cây tre việt nam.
+ Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho đối tượng trên.
**********************************************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_truong_ptdtbt.pdf