Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.

- Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, công dụng và ý nghĩa của

văn chương trong lịch sử loài người.

- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn

bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.

- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu thích các tác phẩm văn chương.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và hiểu ý nghĩa của văn chương.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chân dung Hoài Thanh.

2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu luận điểm, cách chứng minh và ý nghĩa của văn bản.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật: Đọc - viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

a. Kiểm tra bài cũ:

? Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, luận đề được triển khai thành

mấy luận điểm, đó là những luận điểm nào?

b. Kiểm tra bài mới:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

pdf9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 16/1/2020 (7C), 3/2/2020 (7B) Tiết 82 - Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Hoài Thanh) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. - Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử loài người. - Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản nghị luận. - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận. - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu thích các tác phẩm văn chương. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt: a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và hiểu ý nghĩa của văn chương. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chân dung Hoài Thanh. 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu luận điểm, cách chứng minh và ý nghĩa của văn bản. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm... 2. Kĩ thuật: Đọc - viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: ? Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, luận đề được triển khai thành mấy luận điểm, đó là những luận điểm nào? b. Kiểm tra bài mới: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Trong cuộc sống hằng ngày cũng như các cấp học, chúng ta đã được làm quen và học rất nhiều các tác phẩm văn chương. Đọc và học văn giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết và nuôi dưỡng tâm hồn. Vậy, chúng ta có bao giờ tự hỏi: Văn chương có nguồn gốc từ đâu, nhiệm vụ của văn chương là gì và văn chương có công dụng như thế nào trong cuộc sống. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Treo chân dung Hoài Thanh. ? Dựa vào chú thích*, em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả Hoài Thanh? ? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản? - GVHD đọc: Giọng chậm rãi, sâu lắng, rành mạch, biểu lộ cảm xúc. -> GV: đọc mẫu, gọi HS đọc lại. ? Văn bản được viết theo thể loại gì? ? Ta có thể chia bài văn thành mấy phần, ý của từng phần là gì? - GV: Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn chính luận bàn về vấn đề chính trị XH. Còn bài Ý nghĩa văn chương là thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về vấn đề thuộc văn chương. Vì là đoạn trích trong 1 bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta học không đầy đủ 3 phần hoàn chỉnh. + HS đọc đoạn 1,2. HĐ cá nhân ? Ở đoạn 1, t/ giả đi tìm nguồn gốc của văn chương bắt đầu từ câu chuyện gì? ? Đây có phải là dẫn chứng không? ? Vậy đâu là câu văn nêu lí lẽ? ? Từ câu chuyện ấy tác giả đi đến kết luận ntn? Đây có phải là luận điểm không? ? Em có nhận xét gì về vị trí của luận điểm trong đoạn văn? ? Vị trí ấy cho thấy luận điểm đã được trình bày theo cách nào? ? Nhận xét về cách dẫn dắt luận điểm của tác giả? I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Hoài Thanh (1909 - 1982). - Ông là nhà phê bình văn học xuất sắc ở thế kỉ XX. - Là tác giả của Tập thi nhân Việt Nam một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào Thơ mới. b. Văn bản: Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hành động”. 2. Đọc và chú thích. 3. Thể loại: Nghị luận văn chương 4. Bố cục: 2 phần. - Đoạn 1,2: Nguồn gốc của văn chương. - Đoạn 3,4,5,6,7,8: Ý nghĩa và công dụng của văn chương. II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Nguồn gốc của văn chương: - Chuyện con chim bị thương - Tiếng khóc của thi sĩ. -> Dẫn chứng thực tế. - Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. ( Luận điểm) -> Luận điểm ở cuối đoạn. -> Thể hiện cách trình bày theo lối quy nạp, từ cụ thể đến khái quát. => Cách dẫn dắt luận điểm tự nhiên, xúc động. ? Em hiểu luận điểm ấy ntn? ? Theo em quan niệm đó có đúng không? - Rất đúng nhưng chưa đủ: văn chương có thể bắt nguồn từ lao động, tôn giáo... GV: Câu chuyện có lí lẽ là một chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. Đây chính là lí lẽ để chuyển tiếp đến luận điểm. - 2 HS đọc đoạn 3 ->8. HĐ cá nhân ? Hoài Thanh bàn về ý nghĩa của văn chương qua câu văn nào? GV: Hình dung ở đây được hiểu là hình ảnh, bóng hình. Ý muốn nói bóng hình của cuộc sống đi vào tác phẩm văn chương. Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. GV: Ta có thể thấy rõ điều này qua những tác phẩm đã học. Cảnh sông nước Cà Mau với kênh rạch giăng chằng chịt, chi chít, chợ Năm Căn độc đáo trên sông nước đông vui tấp tập hiện rõ nét qua ngòi bút của Đoàn Giỏi. Người đọc cũng hiểu rõ về cuộc chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của nhân dân ta trong kháng chiến qua thơ văn. Bài thơ “Lượm” khắc họa lại chân dung chú bé liên lạc hồn nhiên mà vô cùng dũng cảm trong hoạt động. Đó là hình ảnh những em bé Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Rõ ràng, văn chương miêu tả cuộc sống và giúp ta hiểu rõ về cuộc sống, hay Văn chương còn phản ánh cuộc sống lao động, phản ánh ước mơ công lý... Đó chính là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. ? Theo dõi đoạn tiếp theo, em hãy cho biết văn chương có công dụng gì? ? Chứng minh cho công dụng đó của văn chương tác giả đưa ra DC nào? - Một người hàng ngày... hay sao? GV: Như vậy, văn chương đã khơi dậy => Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt. 2. Ý nghĩa và công dụng của văn chương. a. Ý nghĩa: - Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. - Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. b. Công dụng: - Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. những trạng thái xúc cảm cao thượng của con người. Khi đọc truyện (Dế Mèn phiêu lưu kí) chúng ta đã cảm thấy thương cho Choắt vì Choắt chết là do sự bồng bột, thói hung hăng tự phụ của Mèn gây nên. Đó là những cảm xúc mà văn chương đã khơi dậy khi chúng ta đọc một tác phẩm văn học. ? Văn chương có tác động như thế nào đến tình cảm của con người? GV: văn chương giúp rèn luyện và mở rộng thế giới tình cảm của con người. ? Đoạn “Có kẻ nói... quá đáng” nói đến công dụng nào của văn chương? GV: “Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng tôi yêu nhất là mùa xuân” (Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng) -> Văn chương làm đẹp cho cuộc đời, cuộc đời đáng yêu hơn. “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm” ( Côn Sơn Ca - Nguyễn Trãi ) ? Kết thúc bài tác giả đưa ra giả định gì? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả? ? Hoài Thanh đã cho ta thấy công dụng nào của văn chương đối với con người? ? Khái quát nghệ thuật lập luận của văn bản? ? Nêu nội dung của văn bản? - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương làm giàu tình cảm của con người. - Văn chương làm đẹp cho cuộc đời, cuộc đời đáng yêu hơn. - Các thi sĩ, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại. -> Dẫn chứng thực tế, lí lẽ sắc bén, giàu cảm xúc nên có sức thuyết phục. => Văn chương làm giàu thêm cho tình cảm của con người; làm cho tình cảm của người đọc trở nên phong phú, sâu sắc tốt đẹp hơn. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Có LĐ rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục. - Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn. - Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc. 2. Nội dung: SGK ? Nêu ý nghĩa văn bản? Hoạt động 3: Luyện tập ? Bài văn đã cho em hiểu biết thêm gì về ý nghĩa của văn chương? Em học tập được gì về cách nghị luận của tác giả? 3. Ý nghĩa văn bản: - Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. IV. Luyện tập. - Nhờ có học truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian truân của người xưa. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mới: thương yêu những người lao động có những thân phận đầy đắng cay. Vì vậy có thể nói xoá bỏ văn chương đi thì cũng xoá bỏ hết những dấu vết lịch sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào. Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp) ? Nêu nguồn gốc cốt yếu của văn chương và công dụng của nó? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Đọc kĩ lại bài văn và học tập cách lập luận của tác giả khi viết văn chứng minh V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập, nắm vững về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương - Soạn bài: Ôn tập văn nghị luận Yêu cầu: Soạn bài theo 3 câu hỏi SGK - Trang 66. Bỏ bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng việt. Câu 1 kẻ bảng và ghép câu 2 cùng bảng câu 1 Ngày giảng: 18/1/2020 (7C) Tiết 83 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. - Một số kiến thức liên quan đến đọc - hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội. - Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình. 2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu, và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. - Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học, trình bày lập luận có lí, có tình. 3. Thái độ: - Tích cực, tự giác ôn tập chu đáo để nắm vững hơn các bài văn nghị luận. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt: a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ... 2. Học sinh: Soạn bài theo 3 câu hỏi SGK - Trang 66. Bỏ bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng việt. Câu 1 kẻ bảng và ghép câu 2 cùng bảng câu 1 III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm... 2. Kĩ thuật: Đọc - viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ trong giờ ôn tập. b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Hệ thống hóa các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS điền bảng theo yêu cầu (câu 1) thêm nghệ thuật của ba văn bản nghị luận (câu 2) I. Nội dung cơ bản và nghệ thuật (Theo bảng phụ) - HS thực hiện trên bảng nhóm. - HS: Thảo luận nhóm (3 nhóm), mỗi nhóm 1 bài (7 p) - Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày. - GV: đưa bảng chuẩn kiến thức để đối chiếu. T T Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận Luận điểm PP lập luận Nghệ thuật 1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Tinh thần yêu nước của dân tộc VN Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta Chứng minh - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí; từ ngữ giàu hình ảnh; Sử dụng phép liệt kê, so sánh đặc sắc 2 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Đức tính giản dị của Bác Hồ Bác giản dị trong mọi phương diện: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận - Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận, lời văn giản dị và giàu cảm xúc - Lí lẽ bình luận sâu sắc, thuyết phục - Lập luận theo trình tự 3 Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn vật muôn loài. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm con người, làm đẹp cho cuộc sống. Giải thích kết hợp bình luận - Kết hợp CM với giải thích và bình luận ngắn gọn. - Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch đầy sức thuyết phục - Cách nêu dẫn chứng đa dạng: Khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn. - Lời văn giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc. II. So sánh đối chiếu các yêu tố tự sự, trữ tình với văn nghị luận: - HS: Thảo luận nhóm bàn (3p) Điền vào bảng đã chuẩn bị. ? Qua bảng thống kê đó em hãy nêu sự khác nhau giữa văn bản nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình? ? Vậy những câu tục ngữ có thể xem là những văn bản nghị luận đặc biệt hay không? vì sao? - HS: Đọc ghi nhớ 1. Bảng hệ thông, so sánh đối chiếu các yếu tố tự sự, trữ tình với văn NL (Theo bảng bên dưới) - Văn nghị luận: Chủ yếu dùng lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để thuyết phục người đọc. - Văn tự sự: Chủ yếu để kể chuyện, thơ tự sự có vần, nhịp, văn thơ trữ tình chủ yếu là bộc lộ cảm xúc. - Các câu tục ngữ có thể coi là là văn bản nghị luận đặc biệt vì mỗi câu tục ngữ là một luận đề, hình ảnh chưa được chứng minh. * Ghi nhớ: SGK Bảng hệ thống, so sánh đối chiếu các yếu tố tự sự, trữ tình với văn nghị luận STT Thể loại Yếu tố chủ yếu 1 Truyện - Cốt truyện - Nhận vật - Nhân vật kể 2 Thơ trữ tình - Tâm trạng, cảm xúc - Hình ảnh, vần nhịp, nhân vật trữ tình 3 Kí - Nhân vật, nhân vật tự kể 4 Thơ tự sự - Nhân vật, nhân vật tự kể, vần nhịp 5 Tuỳ bút - Thường có tác giả biểu lộ ý nghĩ, cảm xúc 6 Nghị luận - Luận điểm, luận cứ, lập luận Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp) Kết hợp cùng HĐ 2,3 Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) Tìm hiểu, đọc thêm một số văn bản nghị luận văn học, nghị luận xã hội. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học phần ghi nhớ Sgk/67 - Nắm vững nội dung, nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học. - Soạn bài: Rút gọn câu Đọc kĩ các ví dụ mục I, II, III. Thế nào là rút gọn câu. Lấy thêm ví dụ. Tác dụng và cách dùng câu rút gọn.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_21_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf