A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức về: Câu chủ động, câu bị động; Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện các kiểu câu và phân tích câu tạo ngữ pháp của câu.
3. Thái độ:
- Thận trọng khi sử dụng câu trong giao tiếp và tạo lập văn bản
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc và thực hiện theo yêu cầu của SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
* Hoạt động 1: Khởi động
Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường,
khi đó ta nói dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu, Vậy cụm Chủ - Vị để mở rộng câu
như thế nào cho hợp lí ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
13 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 96 đến 114 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 25/5/2020
Tiết 96
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức về: Câu chủ động, câu bị động; Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện các kiểu câu và phân tích câu tạo ngữ pháp của câu.
3. Thái độ:
- Thận trọng khi sử dụng câu trong giao tiếp và tạo lập văn bản
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc, nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc và thực hiện theo yêu cầu của SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
* Hoạt động 1: Khởi động
Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường,
khi đó ta nói dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu, Vậy cụm Chủ - Vị để mở rộng câu
như thế nào cho hợp lí ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
H’: Thế nào là câu chủ động, câu bị
động? Cho VD minh họa?
I. Chuyển đổi câu chủ động thành câu
bị động.
1. Câu chủ động và câu bị động
* Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ
người, vật thực hiện một hoạt động hướng
vào người hoặc vật khác (chỉ chủ thể của
hoạt động).
* Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ
người, vật được hoạt động của người, vật
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Đã làm ở trên
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn có sd câu chủ động câu bị động.
H’: ChuyỂN đổi câu cđ thàh câu bđ
nhằm mục đích gì?
H’: Nêu các cách chuyển đổi câu chủ
động thành câu bị động?
GV: HD HS làm lại bài tập 1, 2 sgk
HS: Đặt câu chủ động và chuyển thành
câu bị động.
H’: Thế nào là dùng cụm C- V để mở
rộng câu?
H’: Những thành phần nào của câu có
thể được cấu tạo là một cụm C - V?
H’: Tìm cụm C - V làm thành phần của
câu hoặc của cụm từ trong các câu sau?
(Bảng phụ)
HS: Đặt câu có cụm C - V làm thành
phần của câu hoặc của cụm từ.
khác hướng vào.
2. Mục đích chuyển đổi câu chủ động
thành câu bị động:
- Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn
thành một mạch văn thống nhất.
3. Các cách chuyển đổi câu chủ động
thành câu bị động.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của
hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị
hạy được vào sau từ (cụm từ) ấy
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của
hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ
hoặc biến từ (cum từ) chỉ chủ thể của hoạt
động thành một bộ phận không bắt buộc
trong câu.
4. Luyện tập.
* Bài tập 1, 2 sgk (tr. 65)
* Đặt câu chủ động và chuyển thành câu bị
động.
II. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
1. Ôn tập lí thuyết.
* Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể
dùng những cụm từ có hình thức giống câu
đơn bình thường, gọi là cum chủ - vị làm
thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở
rộng câu.
* Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để
mở rộng câu:
- Các thành phần của câu như CN, VN, và
các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động
từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo
bằng cum C – V
2. Luyện tập.
a. Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững
tâm
b. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy
đặn.
c. Chúng em / học giỏi //làm cho thầy cô
và cha mẹ/ vui lòng.
d. Nam//đọc cuốn sách mà tôi/cho mượn.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm đoạn văn có sdcâu chủ động câu bị động.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn tập toàn bộ kiến thức TV đã học, đã ôn để chuẩn bị làm bài KT một tiết.
Ngày giảng: 28/5/2020
Tiết 98:
TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận xét, trả và chữa bài kiểm tra nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức và kĩ năng
viết bài tập làm văn nghị luận chứng minh.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lỗi sai trong bài để HS tự sửa và khắc phục ở bài viết sau.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, nghiêm túc trong làm bài kiểm tra.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
* Hoạt động 1: Khởi động
GV nêu mục tiêu bài học
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: HDHS tìm hiểu đề, xây dựng dàn ý
Đề bài :
I. Xác định yêu cầu của đề và lập dàn ý
(Theo tiết 90,91– Viết bài số 5)
theo nội dung hướng dẫn chấm tiết 97 +
98 (Bài viết số 5)
- GV nêu nhận xét ưu, khuyết điểm của
từng bài (nội dung, hình thức).
- HS nghe nhận xét.
- Tự nhận xét về chữ viết trong bài làm,
về các lỗi chính tả đã mắc, có mắc các
lỗi về phụ âm s - x, l - n, ch - tr; các lỗi
viết hoa tự do, mất nét, viết tắt....
- GV trả bài cho hs.
- HS tự đọc bài, sửa lỗi sai theo lời phê
của giáo viên.
- GV đưa một số lỗi cơ bản về nội dung
và hình thức -> Gọi HS sửa -> GV sửa.
- GV đọc bài tốt - HS nghe
*Kết quả:
II. Trả bài, chữa lỗi
1. Trả bài:
*Ưu điểm:
- Nội dụng:
+ Đa số HS đã xác định được đúng yêu
cầu của đề. Đã biết viết bài văn chứng
minh.
+ Một số bài viết tương đối đầy đủ các
ý
- Hình thức:
+ Một số em trình bày khá sạch đẹp,
diễn đạt và dùng từ tương đối lưu loát
trong từng câu văn, đoạn văn.
*Nhược điểm:
- Nội dung :
+ Nhiều em viết chưa chính xác, rất sơ
sài làm qua loa đại khái
+ Nhiều em trình bày cẩu thả, chưa
khoa học, chữ viết sai nhiều lỗi chính
tả, viết tắt nhiều; một số bài chưa cố
gắng.
2. Chữa lỗi
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Lập dàn ý đề trong sgk
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn mở bài và kết bài đề trong sgk.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm đoạn văn giải thích
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học lại phần lí thuyết văn giải thích
- Chuẩn bị bài: phép lập luận giải thích
+ Đọc các ngữ liệu và trả lời câu hỏi sgk
Ngày giảng: 29/5/2020
Tiết 99:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH. LUYỆN TẬP LẬP LẬP
LUẬN GIẢI THÍCH.
(Viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của một bài văn lập luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải
thích
- Các bước làm bài văn lập luận giải thích
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích một văn bnar nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu
văn bản này.
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh .
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với quy luật
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
* Hoạt động 1: Khởi động
GV nêu mục tiêu bài học
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
I. Mục đích và phương pháp giải
H’: Trong cuộc sống, em có hay gặp các
vấn đề được mọi người hỏi như (Vì sao
lại có nguyệt thực? Vì sao nước biển lại
mặn?...) không?
H’: Khi đứng trước một vấn đề như vậy
đòi hỏi chúng ta phải làm gì?
-> Giải thích
H’: Giải thích để làm gì?
HS đọc ghi nhớ
- HS đọc VB: Lòng khiêm tốn
H’: Bài văn giải thích vấn đề gì?
HS: Đọc lại đoạn 1
H’: Ở đoạn 1 tác giả nói gì về lòng
khiêm tốn? Đó có phải là giải thích lòng
khiêm tốn không?
HS: Đọc lại đoạn 2 (Đoạn văn 3)
H’: Đoạn 2 tác giả nói gì về lòng khiêm
tốn, đó có thực sự giải thích lòng khiêm
tốn không?
- HS đọc hai đoạn văn 4, 5
H’: 2 đoạn văn này tác giả nói gì về lòng
khiêm tốn?
H’: Người khiêm tốn có những biểu hiện
như thế nào?
H’: Chứng minh lòng khiêm tốn bằng
biểu hiện thực tế có phải là giải thích
không?
H’: Tại sao con người phải khiêm tốn?
đoạn văn tìm nguyên nhân cuả lòng
khiêm tốn có thuộc văn giải thích không?
H’: Giải thích có thể kết hợp với chứng
minh không
H’: Làm thế nào để có thể làm tốt được
bài văn giải thích?
HS: Đọc ghi nhớ sgk.
thích:
1. Mục đích
a. Ví dụ:
- Giải thích: Là làm cho hiểu rõ những
điều chưa biết trong cuộc sống
b. Ghi nhớ ý 1, 2: Trang 71
2. Phương pháp
a. Ví dụ:
+ Vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn
- Đoạn 1: Từ “Lòng khiêm tốn . mọi
người”.
-> Nêu bản chất của lòng khiêm tốn,
(đã đi vào giải thích).
- Đoạn 2:
+ Định nghĩa lòng khiêm tốn
+ Những biểu hiện của người khiêm
tốn:
+ Nói về nguyên nhân: Vì cuộc đời là
một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ
của mỗi cá nhân tuy là quan trọng,
nhưng thật ra chỉ là hạt nước bé nhỏ
giữa đại dương bao la.
+ Giải thích có thể kết hợp với chứng
minh
- Muốn làm được bài giả thích phải đọc
nhiều và vận dụng các thao tác giải
thích phù hợp.
b. Ghi nhớ ý 3: Sgk/ 71
- Gọi HS đọc đề bài trong sgk
-
Gv cho HS nhắc lại các bước tìm hiểu đề.
H’: Phần mở bài trong bài văn lập luận
giải thích cần đạt những yêu cầu gì?
H’: Phần thân bài trong bài văn lập luận
giải thích phải làm nhiệm vụ gì?
H’: Phần kết bài trong bài văn lập luận
giải thích cần phải làm nhiệm vụ gì ?
- Gọi hs đọc các phần thân bài trong sgk
HS: Đọc ghi nhớ sgk
+ HS đọc đề bài.
H’: Đề trên thuộc kiểu bài nào?
H’: Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề gì?
H’: MB cần nêu những gì?
H’: Ta có thể sắp xếp các ý của phần TB
nh thế nào?
II. Các bước làm bài văn lập luận giải
thích
1. Ví dụ: Đề bài: Nhân dân ta có câu
tục ngữ “Đi một ngày đàng học một
sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu
tục ngữ ấy .
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng và
nghĩa sâu xa của câu tục ngữ
- Liên hệ các câu ca dao, tục ngữ tương
tự để giải thích
b. Dàn bài:
+ Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu
xa: đúc kết kinh nghiệm và thể hiện
khát vọng đi nhiều để mở rộng tầm hiểu
biết
+ Thân bài
- Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa
+ Kết bài : Nêu ý nghĩa của câu tục
ngữ
c. Viết bài:
- GV hướng dẫn HS viết phần mở bài,
kết bài
d. Đọc lại và sửa bài:
2. Ghi nhớ: sgk
III. Đề bài, lập dàn bài.
Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn
sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
a. Mở bài:
- Giới thiệu tầm quan trọng của sách đối
với sự phát triển trí tuệ con người.
- Dẫn câu nói “Sách là ...”
- Cần hiểu câu nói đó ntn?
b. Thân bài:
* Câu nói có ý nghĩa ntn?
H’: Giải thích tại sao sách là ngọn đèn
bất diệt của trí tuệ?
H’: Hình ảnh so sánh: ‘‘Sách là....” có
nghĩa là như thế nào?
H’: Tại sao có thể nói như vậy? Có phải
mọi quyển sách đều có giá trị không?
H’: Những quyển sách ntn thì được coi
là có giá trị?
H’: Những quyển sách đó có giá trị ở
những thời điểm nào?
H’: Làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn
sáng?
H’: KB cần phải nêu gì?
+ Giải thích khái niệm.
- “Ngọn đèn sáng”: Nguồn sáng, chiếu
rọi, soi đường, đưa con người ra khỏi
chốn tối tăm để nhìn rõ mọi vật.
- “bất diệt”: không bao giờ tắt.
- “Trí tuệ”: là tinh hoa của sự hiểu biết.
+ Hình ảnh so sánh “Sách là ...” nghĩa
là:
- Sách là nguồn sáng bất diệt soi tỏ cho
trí tuệ con người, giúp con người hiểu
biết.
- Sách là kho trí tuệ vô tận.
- Sách có giá trị vĩnh cửu.
* Tại sao có thể nói như vậy?
- Không phải mọi cuốn sách đều là
ngọn đèn sáng.
- Chỉ đúng với những quyển sách có giá
trị vì:
+ Sách ghi lại những hiểu biết quý giá
nhất mà con người thu được trong lao
động, sản xuất, xây dựng ..., quan hệ xã
hội.
(dẫn chứng : Sách lịch sử, khoa học)
+ Những hiểu biết đó không chỉ có ích
cho một thời mà còn có ích cho mọi
thời.
* Làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn
sáng?
- Đối với người viết sách: cần lao động
nghiêm túc có trách nhiệm cho ra đời
những cuốn sách có ích.
- Đối với người đọc sách cần: Biết
chọn sách tốt, hay để đọc. Biết cách đọc
sách đúng đắn, khoa học.
c. Kết bài.
- Liên hệ bản thân, chốt lại ý của câu
nói.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục đích của giải thích là gì? Nêu các phương pháp lập luận giải thích?
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn mở bài và kết bài đề trong sgk đã tìm hiểu trên lớp
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm đoạn văn giải thích
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ . Làm lại bài tập
- Chuẩn bị: Liệt kê
+ Đọc trước sgk
Ngày giảng: 29/5/2020
Tiết 114: LIỆT KÊ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm liệt kê. Các kiểu liệt kê.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.
- Phân tích giá trị của các phép liệt kê.
- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng phép liệt kê trong khi nói và viết để tăng hiệu quả giao tiếp.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học, tự chủ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
* Hoạt động 1: Khởi động
GV nêu mục tiêu bài học
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Đưa ví dụ (Máy chiếu)
-> Gọi HS đọcVD trên màn hình
H’: Trong đoạn văn trên, có những sự
vật nào được tác giả nói đến.
I. Thế nào là phép liệt kê
1. Ví dụ: Đoạn văn SGK/ 104
- bát yến hấp đường phèn
- khay khảm
- tráp đồi mồi
H’: Nhận xét về cấu tạo của các từ và
cụm từ trên?
H’: Các DT và cụm Dtaays có ý nghĩa
chung là gì?
H’: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp
các từ, cụm từ giới thiệu các sự vật ?
H’: Việc sắp xếp từ, cụm từ hàng loạt
như vậy nhằm dụng ý gì ?
H’: Theo Bác Hồ, để tinh thần yêu
nước của tất cả mọi người đều được
đưa ra trưng bày thì chúng ta phải làm
gì?
H’: Nhận xét về cấu tạo va cách sắp
xếp các từ trên?
H’: Cách sắp xếp đó nhằm mục đích
gì?
H’: Vậy thế nào là liệt kê?
HS: đọc ghi nhớ sgk
H: Em hãy lấy một vài VD có sử dụng
phép liệt kê?
GV: cho HS làm BT nhanh (máy
chiếu)
- Gọi HS đọc VD trong Sgk phần II
H’: Nhận xét về cấu tạo của phép liệt
kê trong mục 1 phần II?
- ngăn bạc
- trầu vàng, cau đậu, rễ tía
- ống thuốc bạc
- đồng hồ vàng
- dao chuôi gà
- ống vôi chạm
- ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông
-> Cấu tạo: Là những DT và cụm DT
-> Ý nghĩa: Chỉ những đồ vật được bày
biện xung quanh quan phụ mẫu.
-> Cách sắp xếp: Sắp xếp nối tiếp hàng loạt
-> Tác dụng: Làm nổi bật được sự xa hoa
của viên quan.
* Ví dụ 2:
Bổn phận của chúng ta là làm cho những
của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng
bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên
truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều
được thực hành vào công việc yêu nước,
công việc kháng chiến.
-> Giải thích, tuyên truyền, tổ chức,
lãnh đạo
-> Là những ĐT được sắp xếp nối tiếp
-> Nhấn mạnh quan điểm, tư tưởng của
Bác về vai trò lãnh đạo của tất cả mọi
người trong công cuộc bảo vệ TQ.
2. Ghi nhớ: SGK
II. Các kiểu liệt kê
1. Ví Dụ:
- VD1: Về cấu tạo:
VDa: Liệt kê theo trình tự không theo
từng cặp.
H’: Nhận xét về ý nghĩa của phép liệt
kê trong câu 2 mục II?
H’: Qua đó em hãy rút ra kết luận gì về
các kiểu liệt kê
- HS: Đọc lại ghi nhớ Sgk
HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 1.
H’: Bài tập 1 yêu cầu điều gì?
HS: Thảo luận trình nhóm bàn 3 phút
-> Trình bày miệng.
GV: Chốt trên máy chiếu
H’: Bài tập 2 yêu cầu điều gì?
HS: Thảo luận trình nhóm bàn 2 phút
-> Trình bày miệng.
GV: Chốt trên máy chiếu
H’: Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?
- HS: Đặt câu -> Trình bày.
- GV: Cho HS đọc đoạn văn tham khảo
VDb: Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi
đôi (quan hệ từ và)
- VD2: Về ý nghĩa :
VDa: Câu thứ nhất có thể thay đối thứ tự
(mà lô gíc ý nghĩa của câu không bị ảnh
hưởng)
VDb: Không thể thay đổi thứ tự được vì
các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý
nghĩa.
* Các kiểu liệt kê:
- Về cấu tạo: Liệt kê theo từng cặp và liệt
kê không theo từng cặp.
- Về ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến và liệt kê
không tăng tiến.
2. Ghi nhớ: Sgk/105
II. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm phép liệt kê trong bài
“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và
cho biết chúng thuộc kiểu liệt kê nào?
+ Chúng ta có quyền tự hào về những
trang lịch sử vẻ vang trong thời đại Bà
Trưng, Bà triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
Quang Trung -> (Tăng tiến theo thời gian)
+ Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi
đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước
ngoài đến . Chính phủ -> (từng cặp)
+ Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm
lăng thì tình thần ấy lại lũ cướp nước
-> (tăng tiến)
Bài tập 2: Tìm phép liệt kê
a..Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa
tiệm. Những cu li xe kéo tay . Chữ thập
(Không theo cặp, không theo hướng tăng
tiến)
b. Điện giật, dùi đâm, dao cặt, lửa nung
3. Bài tập 3 : Đặt câu có sử dụng phép
liệt kê
VD: Khi tiếng chuông báo hết giờ học
vang lên, HS các lớp ùa ra sân chơi như
ong vỡ tổ. Sân trường đang yên tĩnh, vắng
lặng, bỗng ồn ào, nhộn nhịp hẳn lên vì các
trò chơi: đá bóng, nhảy dây, cầu lông
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HS đã làm ở mục II
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm đoạn văn có sử dụng phép liệt kê
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ . Làm lại bài tập
- Chuẩn bị: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy, Dấu gạch ngang
+ Đọc trước và trả lời câu hỏi sgk
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_96_den_114_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf