Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 92: Ẩn dụ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.

- Tác dụng của phép ẩn dụ.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được ẩn dụ và chỉ ra tác dụng của ẩn dụ trong ví dụ cụ thể.

3. Thái độ:

- Học sinh thấy được tác dụng và giá trị của phép ẩn dụ.

4. Năng lực, phẩm chất cần đạt

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - --

Phát triển năng lực ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài theo các câu hỏi gợi ý.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Đàm thoại

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật chia nhóm

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 92: Ẩn dụ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 16/5/2020 Tiết 92- Tiếng Việt: ẨN DỤ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ. - Tác dụng của phép ẩn dụ. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được ẩn dụ và chỉ ra tác dụng của ẩn dụ trong ví dụ cụ thể. 3. Thái độ: - Học sinh thấy được tác dụng và giá trị của phép ẩn dụ. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - -- Phát triển năng lực ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài theo các câu hỏi gợi ý. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại - Nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là nhân hoá? ? Chỉ rõ phép nhân hoá và tác dụng của nó trong câu thơ sau: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Ca dao thường được lựa chọn làm những bài hát ru của các bà, các mẹ. Trong một lời hát bà ru cháu có câu: “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Khi nghe câu hát đó người cháu có hỏi bà: Bà ơi thuyền và bến có biết nói đâu mà thuyền biết nhớ, bến biết khăng khăng đợi hả bà? Vậy cách nói đó dựa theo cơ chế gì, tại sao lại nói được như vậy, bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu điều đó. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc vd - sgk tr 68 ? Cụm từ người cha dùng để chỉ ai? ? Tại sao em biết điều đó? ? Tìm một ví dụ tương tự “Người là cha, là Bác, là anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” (Tố Hữu) ? Cách nói trên có gì giống và khác phép so sánh? (HS thảo luận nhóm bàn 1p) - GV chốt : Khi phép so sánh bị lược bỏ vế A, người ta gọi đó là so sánh ngầm (ẩn kín) => Đó là phép ẩn dụ ? Em hiểu thế nào là ẩn dụ? ? So sánh 3 cách nói (BT 1): Có gì khác nhau về đặc điểm hình thức, mỗi cách nói có tác dụng nntn? C1: Diễn đạt bình thường C2: Diễn đạt bằng so sánh -> Có tính hình tượng, biểu cảm C3: Diễn đạt ẩn dụ -> Có tính gợi hình, gợi cảm, hàm súc cao. ? Dùng ẩn dụ có tác dụng gì? - HS: Đọc ghi nhớ (SGK/68) - HSKG: Tìm một câu thơ (văn) có sử dụng phép ẩn dụ. * Hoạt động 3: Luyện tập - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. - HS: Thảo luận nhóm - phiếu học tập: + Nhóm 1: Ý a + Nhóm 2: Ý b + Nhóm 3: Ý c + Nhóm 4: Ý d -> Thời gian: 5’ I. Ẩn dụ là gì? 1. Ví dụ: - Người cha -> Bác Hồ. - Vì Bác và người Cha có những phẩm chất giống nhau: tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo, ân cần. -> Giống phép so sánh: dựa trên quan hệ tương đồng. -> Khác phép so sánh: chỉ xuất hiện hình ảnh dùng để so sánh mà không xuất hiện hình ảnh được so sánh (Vế A ẩn, xuất hiện vế B). * Ẩn dụ: Gọi tên sv, ht này bằng tên sv, ht khác có nét tương đồng. * Tác dụng của ẩn dụ: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, có tính hàm súc cao. 2. Ghi nhớ 1: II. Các kiểu Ẩn dụ (HS tự học ở nhà) III. Luyện tập: * Bài 2: SGK/70 a. Ăn quả -> hưởng thụ thành quả lao động. -> Tương đồng về cách thức. + Kẻ trồng cây -> người lao động tạo ra thành quả. -> Tương đồng về phẩm chất. - GV: Gợi ý hai yêu cầu: a. Tìm các ẩn dụ b. Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau. - Các nhóm trình bày, nhận xét - GV: Kết luận bằng bảng phụ - HS đọc kỹ các câu thơ, tìm các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Từ thị giác -> cảm giác, thị giác -> thính giác) - HS thảo luận cặp đôi, trình bày, nhận xét. - GV: Kết luận. b. mực, đen -> cái xấu + đèn, sáng -> cái tốt -> Tương đồng về phẩm chất. c. + Thuyền -> người đi xa + bến -> người ở lại -> Tương đồng về phẩm chất d. Mặt trời 1: Tự nhiên + Mặt trời 2: Bác Hồ -> Tương đồng về phẩm chất * Bài 3: SGK/70 a. - Thấy mùi: khứu giác -> thị giác. - Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: Xúc giác -> khứu giác. => Làm nổi bật hương thơm đậm đà của hồi chín, gợi cho con người cảm giác không chỉ muốn gửi mùi thơm mà còn muốn tận hưởng mùi thơm bằng sự cảm nhận của xúc giác. b. Ánh nắng chảy đầy vai. - Xúc giác -> thị giác. => Ánh nắng rực rỡ, tràn trề như một dòng nước chảy qua vai. c. Tiếng rơi rất mỏng - Xúc giác -> thính giác. => Gợi tả âm thanh nhẹ nhàng, khẽ khàng d. Ướt tiếng cười của bố - Xúc giác, thị giác -> thính giác. => Tạo ấn tượng mạnh mẽ về một hình ảnh vừa sinh động, đẹp đẽ trong khung cảnh vừa hiện thực, vừa lãng mạn. *Hoạt động 4: Vận dụng - Hoạt động cá nhân (4p): Viết một đoạn văn ngắn từ 4 -5 dòng có sử dụng ẩn dụ * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Chỉ rõ phép ẩn dụ trong đoạn văn vừa viết V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Nhớ khái niệm ẩn dụ. Làm bài tập 4 sgk/ 70. - Biết vận dụng đặt câu, viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép ẩn dụ. - Đọc và nghiên cứu bài: Hoán dụ (Soạn bài theo câu hỏi sgk) + Đọc ví dụ trong phần I + Trả lời các câu hỏi trong SGK ----------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_92_an_du_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf
Giáo án liên quan